Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 89 đến 92

I. Công dụng của trạng ngữ

 1. Tìm hiểu ví dụ:

 - Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm.

 - Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ.

 -Trên giàn thiên lí, vài con ong siêng năng

 - Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên bầu trời trong có những làn sóng hồng hồng.

 - Về mùa đông

 trạng ngữ bổ sung về thời gian, cung cấp thêm thông tin.

 2. Ghi nhớ: SGK/ 46

II. Tách trạng ngữ thành câu riêng

 1. Tìm hiểu ví dụ:

 - Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.

  nhấn mạnh, thể hiện niềm tin vào tiếng nói của mình.

 2. Ghi nhớ: SGK/ 47

III. Luyện tập:

 

docx5 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 16/11/2023 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 89 đến 92, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 23 
TIẾT: 89, LÀM VĂN
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. Kĩ năng viết đoạn văn NLXH
 1. Đoạn văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
 a. Mở đoạn: 
 Giới thiệu vấn đề nghị luận.
 b. Thân đoạn:
 - Giải thích: Từ ngữ, ý kiến.
 - Bàn luận, mở rộng:
 + Đặt câu hỏi và trả lời: Tại sao? Vì sao?
 + Đưa ra dẫn chứng phù hợp, ngắn gọn, chính xác để làm rõ vấn đề (tuyệt đối không kể chuyện rông dài, sáo rỗng)
 + Lật ngược vấn đề (Phản đề).
c. Kết đoạn: 
 - Khẳng định vấn đề.
 - Liên hệ bản thân.
 - Thông điệp.
2. Đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 a. Mở đoạn: 
 Giới thiệu vấn đề nghị luận.
 b. Thân đoạn:
 - Giải thích (nếu có)
 - Thực trạng: Vấn đề đó đang diễn ra như thế nào?
 - Nguyên nhân. 
 - Hậu quả/ Kết quả.
 - Giải pháp thiết thực.
c. Kết đoạn: 
 - Khẳng định vấn đề.
 - Liên hệ bản thân.
 - Thông điệp.
II. Luyện tập viết đoạn văn NLXH
1. Bài tập 1.
Thomas Jefferson đã từng nói: “Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan”.
 	Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề gợi ra từ câu nói trên.
* Gợi ý: 
 a. Mở đoạn: 
 - Giới thiệu vấn đề nghị luận.
 - Trích dẫn câu nói
 b. Thân đoạn:
 - Giải thích: Trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. 
 - Bàn luận, mở rộng:
 + Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh (Dẫn chứng).
 + Nếu mỗi con người là một tấm gương sáng về trung thực thì sẽ tạo nên một xã hội văn minh, công bằng, xã hội ổn định, phát triển (Dẫn chứng) 
 + Lật ngược vấn đề (Phản đề): người gian dối, không trung thực dễ gây mất niềm tin đối với người xung quanh, sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc...
c. Kết đoạn: 
 - Khẳng định vấn đề.
 - Liên hệ bản thân.
 - Thông điệp.
2. Bài tập 2.
Hiện nay, vì tư lợi của một số tổ chức, cá nhân mà nguồn thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc trôi nổi khắp thị trường, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. 
Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn nạn thực phẩm bẩn hiện nay.
* Gợi ý: 
 a. Mở đoạn: 
 - Giới thiệu vấn đề nghị luận.
 b. Thân đoạn:
 - Giải thích: Thực phẩm bẩn là những thực phẩm có chứa các chất độc hại, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người.
 - Thực trạng: Vấn đề thực phẩm bẩn là một hiện tượng phổ biến, đang diễn ra từng ngày: thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu; cá tẩm ướp urê 
 -> Mức độ báo động cao, gây ra những ảnh hưởng xấu về sức khỏe cho con người.
 - Nguyên nhân: 
 + Một số doanh nghiệp, nhà sản xuất quá quan tâm đến lợi nhuận, thiếu đạo đức nghề nghiệp. 
 + Người tiêu dùng thiếu hiểu biết, ham của rẻ mà tạo cơ hội cho thực phẩm bẩn tràn lan. 
 + Các cơ quan có thẩm quyền quản lí thực phẩm còn lỏng lẻo.
 - Hậu quả: 
 + Sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng trực tiếp bị đe dọa.
 + Gây tâm lí hoang mang cho người tiêu dùng và bất ổn cho xã hội.
 - Giải pháp: 
 + Nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng, hướng người tiêu dùng đến với thực phẩm sạch. 
 + Cần xử lí mạnh, nghiêm minh đối với những cơ sở, người sản xuất thực phẩm bẩn.
c. Kết đoạn: 
 - Khẳng định vấn đề.
 - Liên hệ bản thân.
 - Thông điệp.
* DẶN DÒ: Viết hoàn chỉnh 2 đoạn văn trên.
TUẦN: 23 
TIẾT: 90, TIẾNG VIỆT
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I. Đặc điểm của trạng ngữ
 1. Tìm hiểu ví dụ:
 a. Ý nghĩa
 - Dưới bóng tre xanh 
 à Không gian
 - . . . đã từ lâu đời 
 àThời gian 
 - . . . từ nghìn đời nay 
 à Thời gian 
 - . . .đời đời, kiếp kiếp 
 à Thời gian 
 b. Hình thức 
 đầu câu
 Đứng ở giữa câu
 cuối câu 
 - Khi nói: nghỉ hơi
 - Khi viết: cách dấu phẩy
 2. Ghi nhớ: SGK/39
II. Luyện tập
BT1/39: Xác định vai trò của cụm từ “mùa xuân” trong các câu:
 a) mùa xuân: CN và VN
 b) mùa xuân: trạng ngữ 
 c) mùa xuân: phụ ngữ trong cụm ĐT “cũng chuộng”
 d) mùa xuân: Câu đặc biệt 
BT2, 3/39, 40: Tìm TN trong đoạn trích. Phân loại các trạng ngữ:
 a) Xác định số câu và đánh số thứ tự 
- Câu 1: “Cơn gió mùa hạ” à CN – “lướt qua . . . của lá “ à VN
 “như báo . . . tinh khiết” à TN cách thức 
 - Câu 2: “Các bạn” à CN
 “. . . có ngửi thấy . . . ngửi thấy . . . lúa non không?” à VN 
 “khi đi qua . . . còn tươi” à TN nơi chốn, cách thức 
 - Câu 3: “Trong cái vỏ xanh kia” à TN nơi chốn
 “. . . có 1 giọt sữa . . . ngàn hoa sữa” 
 - Câu 4: “Dưới ánh nắng”à TN nơi chốn
 “giọt sữa” à CN
 “dần dần đông lại” à VN
 “bông lúa” à CN
 “ngày càng . . . của trời” à VN
 b) “Chúng ta” à CN
 “có thể . . . TV, . . . là một . . . của nó” à VN
 “ . . . với khả năng . . . trên đây” à TN
* DẶN DÒ: - Học ghi nhớ - SGK/39.
 - Tìm TN trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” và phân loại các trạng ngữ ấy. 
TUẦN: 23 
TIẾT: 91, TIẾNG VIỆT
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (TT)
I. Công dụng của trạng ngữ 
 1. Tìm hiểu ví dụ:
 - Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm..
 - Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ..
 -Trên giàn thiên lí, vài con ong siêng năng
 - Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên bầu trời trong có những làn sóng hồng hồng..
 - Về mùa đông
 àtrạng ngữ bổ sung về thời gian, cung cấp thêm thông tin.
 2. Ghi nhớ: SGK/ 46
II. Tách trạng ngữ thành câu riêng 
 1. Tìm hiểu ví dụ: 
 - Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
 à nhấn mạnh, thể hiện niềm tin vào tiếng nói của mình.
 2. Ghi nhớ: SGK/ 47
III. Luyện tập:
 BT1/47: Nêu công dụng của TN trong các đoạn trích 
 a) - Ở loại bài thứ nhất 	 - Lần đầu tiên chập chững bước đi
	 - Lần đầu tiên chơi bóng bàn - Lúc còn học phổ thông 
	 - Về môn Hóa 
 àVừa có tác dụng bổ sung thông tin tình huống, vừa có tác dụng liên kết các luận cứ trong mạch lập luận bài văn, giúp cho bài văn rõ ràng, dễ hiểu.
 BT2/47,48: Xác định, TN tách thành câu riêng và nêu tác dụng 
 a) Năm 72
à Nhấn mạnh thời điểm hi sinh của nhân vật được nói đến trong câu đứng trước 
 b) Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn 
	à Làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu 
à Nhấn mạnh sự tương đồng của thông tin mà TN biểu thị, so với thông tin ở nòng cốt câu.
 * Nếu không tách TN ra thành câu riêng, thông tin ở nòng cốt câu có thể bị thông tin ở TN lấn át (bởi ở vị trí cuối câu, TN có ưu thế nhấn mạnh về thông tin).
 * DẶN DÒ: - Học ghi nhớ - SGK/47, 48
	 - Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng với chủ đề tự chọn, trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ, phân loại trạng ngữ và nêu tác dụng.
TUẦN: 23 
TIẾT: 92, LÀM VĂN
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
I. Mục đích và phương pháp giải thích
 1. Tìm hiểu
 a. Mục đích
 * Ví dụ 1:
 - Vì sao lại có nguyệt thực?
 - Vì sao nước biển mặn?
 Ò Làm cho rõ những điều chưa biết.
 b. Phương pháp giải thích
 * Ví dụ 2: Văn bản “Lòng khiêm tốn”
 - Vấn đề giải thích: 
 +Lòng khiêm tốn.
 +Dùng lí lẽ, dẫn chứng.
 - Phương pháp giải thích:
 + Khái niệm, định nghĩa.
 + Liệt kê các biểu hiện đối lập.
 + Nguyên nhân.
 2. Ghi nhớ: SGK/ 71
II. Các bước làm bài văn lập luận giải thích:
 * Đề: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích.
 1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
 a. Tìm hiểu đề
 - Thể loại: Giải thích
 - Nội dung: câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
 - Tính chất: Khuyên nhủ
 b. Tìm ý:
 - Tìm, liên hệ với những câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự.
 2. Lập dàn bài:
 a. MB: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết.
 b. TB: 
 * Giải thích:
 - Nghĩa đen:
 + Đi một ngày đàng: đi xa
 + Học một sàng khôn: học nhiều điều
 Ò Đi xa sẽ học được nhiều điều hay, điều chưa biết
 - Nghĩa bóng: phải đi đây đi đĩ để mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan, từng trải.
 - Nghĩa sâu: khao khát muốn mở rộng tầm nhìn của người nông dân xưa, đúc kết kinh nghiệm, biểu hiện khát vọng hiểu biết.
 c. KB:
 - Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ, liên hệ thực tiễn hoặc bản thân. 
 3. Viết bài
 4. Đọc lại và sửa chữa
 * Ghi nhớ: SGK /86
 * DẶN DÒ: - Học ghi nhớ - SGK/71, 86
	 - Lập dàn ý cho đề văn sau: Nhân dân ta có câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
 Em hãy giải thích câu tục ngữ trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_89_den_92.docx