Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 85 đến 88
1. Nhiệm vụ và công dụng của văn chương
a. Nhiệm vụ của văn chương
- Văn chương là hình dung của sự sống.
- Văn chương sáng tạo ra sự sống.
(lập luận chặt chẽ, thuyết phục)
Văn chương bắt nguồn từ cảm xúc yêu thương của nhà văn.
Văn chương là phản ánh sự sống và thúc đẩy sự sống phát triển.
b. Công dụng của văn chương
- Đối với con người:
+ “Một người hằng. mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao”.
+ “Văn chương gây cho ta . trăm nghìn lần”.
Khơi dậy những trang thái cảm xúc cao thượng của con người, rèn luyện, mở rộng thế giới tình cảm của con người, làm tình cảm con người trở nên phong phú, sâu sắc, tốt đẹp hơn.
- Đối với xã hội:
+ “Có kẻ nói .mới hay”.
+ “Nếu pho lịch sử. bực nào!”
Văn chương làm đẹp, làm hay những thứ bình thường. Các thi nhân, văn nhân làm giàu sang cho lối sống nhân loại.
(Cách nghị luận giàu cảm xúc, lôi cuốn người đọc, không khô khan; lập luận chặt chẽ, có lí lẽ, dẫn chứng, giàu hình ảnh)
Văn chương làm giàu tình cảm con người và làm đẹp cho cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu.
Tuần 22 Tiết 85, Văn bản ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ (Phạm Văn Đồng) I. Đọc, tìm hiểu chung Tác giả Phạm Văn Đồng (1906 – 2000), quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn. Những tác phẩm của ông lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc, giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn. Tác phẩm Xuất xứ Trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại. Kiểu văn bản bản - Nghị luận chứng minh: Đức tính giản dị của Bác Hồ. - Trình tự lập luận: Khái quát đến cụ thể; chứng minh xen kẽ bình luận, giải thích. II. Đọc hiểu văn bản 1. Nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác - Luận điểm: Đức tính giản dị của Bác Hồ. + Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng long trời chuyển đất. +Đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chí Minh. + Phẩm chất cao quý, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp. (luận điểm ngắn gọn mà sâu sắc, giọng văn sôi nổi, lôi cuốn, trang trọng lí lẽ đanh thép, ngôn từ chuẩn mực, biểu cảm) à Tác giả đã đưa dẫn chúng ở các phương diện con người, đời sống của Bác, báo gồm: đời sống cách mạng to lớn và đời sống hằng ngày. à Biểu lộ sự hiểu biết sâu sắc và tình cảm quý trọng, chân thành với Bác Hồ. Những biểu hiện trong đức tính giản dị của Bác Bác giản dị trong đời sống Bữa cơm, đồ dùng: đạm bạc, tiết kiệm, chỉ có vài ba món đơn giản Cách ăn: chậm rãi, cẩn trọng không để rơi vãi một hạt cơm Cái nhà sàn gỗ thoáng mát, chỉ có vài ba phòng... (lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu) àBác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trong người phục vụ. à Ngợi ca đời sống của Bác thanh bạch tao nhã. - Cách làm việc: suốt cả ngày, suốt cả đời; việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, người giúp việc cho Bác rất ít. - Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch. - Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn, phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp. (Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, dễ hiểu, thuyết phục) à Khẳng định lối sống giản dị, tinh thần xả thân, bền bỉ, cẩn mẫn chu đáo của Bác. àTác giả bày tỏ tình cảm quý trọng của mình với Bác, ca ngợi lối sống giản dị, phẩm chất cao quý. Bác giản dị trong quan hệ với mọi người Viết thư cho một đồng chí. Nói chuyện với các cháu miền Nam. Đi thăm nhà tập thể của công nhân. Đặt tên cho người phục vụ. (liệt kê tiêu biểu) àNêu rõ con người Bác: trân trọng, tỉ mỉ, yêu quý tất cả mọi người. Bác giản dị trong cách nói và viết Những câu nói nổi tiếng của Bác: + “ Không có gì quý hơn độc lập tự do”. + “ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”. Bác muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. (những câu có nội dung ngắn gọn, dễ nhớ) à Đề cao sức mạnh phi thường của lối nói giản dị và sâu sắc của Bác. à Khẳng định tài năng có thể viết thật giản dị về những điều thật lớn lao của Bác Hồ. III. Tổng kết Nghệ thuật Chọn lọc dẫn chứng cụ thể, toàn diện, tiêu biểu, gần gũi. Lập luận ngắn gọn mà sâu sắc, có sức thuyết phục. Giọng văn sôi nổi, lôi cuốn, trang trọng, ngôn từ chuẩn mực, biểu cảm thấm đượm tình cảm chân thành. Nội dung - Bác là người giản dị trong tác phong sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người và trong cả cách nói viết. - Yêu quý, kính trọng và học tập làm việc theo tấm gương đạo đức của Bác. IV. Dặn dò Xem lại bài học (chú ý các luận điểm, luận cứ, lí lẽ) Sưu tầm những câu thơ bài văn văn, những câu chuyện nói về đức tính giản dị của Bác. Chuẩn bị: Ý nghĩa văn chương. Tuần 22 Tiết 86 Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG (Hoài Thanh) I. Đọc, tìm hiểu chung Tác giả - Hoài Thanh (1909 – 1982) tên thật là Nguyễn Đức Nguyên, quê Nghệ An. - Là nhà giáo, nhà phê bình văn nghệ xuất sắc. 2. Tác phẩm a. Xuất xứ - Có lần văn bản được in với nhan đề: “Ý nghĩa và công dụng của văn chương”. b. Kiểu văn bản - Nghị luận văn chương. - Vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của văn chương đối với đời sống. II. Đọc hiểu văn bản Nguồn gốc cốt yếu của văn chương Luận điểm: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. Luận cứ: dẫn ra câu chuyện cảm động về thi sĩ Ấn Độ. Lập luận theo lối quy nạp: đưa ra luận cứ rồi mới dẫn đến luận điểm. (Nêu vấn đề tự nhiên, bất ngờ, hấp dẫn, xúc động) à Quan niệm đúng đắn, sâu sắc. Nhiệm vụ và công dụng của văn chương Nhiệm vụ của văn chương Văn chương là hình dung của sự sống. Văn chương sáng tạo ra sự sống. (lập luận chặt chẽ, thuyết phục) à Văn chương bắt nguồn từ cảm xúc yêu thương của nhà văn. à Văn chương là phản ánh sự sống và thúc đẩy sự sống phát triển. b. Công dụng của văn chương - Đối với con người: + “Một người hằng... mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao”. + “Văn chương gây cho ta ... trăm nghìn lần”. à Khơi dậy những trang thái cảm xúc cao thượng của con người, rèn luyện, mở rộng thế giới tình cảm của con người, làm tình cảm con người trở nên phong phú, sâu sắc, tốt đẹp hơn. Đối với xã hội: + “Có kẻ nói ...mới hay”. + “Nếu pho lịch sử... bực nào!” à Văn chương làm đẹp, làm hay những thứ bình thường. Các thi nhân, văn nhân làm giàu sang cho lối sống nhân loại. (Cách nghị luận giàu cảm xúc, lôi cuốn người đọc, không khô khan; lập luận chặt chẽ, có lí lẽ, dẫn chứng, giàu hình ảnh) àVăn chương làm giàu tình cảm con người và làm đẹp cho cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu. III. Tổng kết Nghệ thuật Văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh. Nội dung Văn chương là hình ảnh của sự sống, sáng tạo sự sống. Gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Nếu thiếu văn chương thì đời sống tinh thần con người sẽ nghèo nàn. IV. Dặn dò Xem lại bài (chú ý nhiệm vụ, công dụng của văn chương). Đọc thêm những bài văn hay để hiểu thêm về các nhận định của Hoài Thanh. Soạn bài: Luyện tập lập luận chứng minh Tuần 22 Tiết 87 LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH Chuẩn bị Đề: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay đều sống theo đạo lí " Ăn quả nhớ kẻ trống cây"; "Uống nước nhớ nguồn" 1. Tìm hiểu đề và tìm ý a. Tìm hiểu đề Vấn đề: Lòng biết ơn những người đó tạo ra thành quả để mình được hưởng. Đối tượng nghị luận: lòng biết ơn của con người. Phạm vi: Từ xưa tới nay. Tính chất: khẳng định. Yêu cầu: Người viết phải giải thích được hai câu tục ngữ-> Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí biết ơn. b. Tìm ý Ăn quả. Uống ước. à Hưởng thành quả của người đi trước. Nhớ kẻ trông cây. Nhớ nguồn. àNhớ ơn người đó tạo ra thành quả đó. Dùng hình tượng gợi liên tưởng. Đều có quan hệ nhân quả. Dẫn chứng: + Ngoài xã hội: hội đền hùng, chùa Hương.... + Trong nhà trường: ngày xưa thì “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”; “Không thầy đố mày làm nên”....; ngày nay: các hành động cụ thể của em thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo trong và ngoài giờ học, trong các ngày lễ,ngày tri ân + Trong gia đình: biết ơn tổ tiên (cúng, lễ); ông bà, bố mẹ (vâng lời, kính trọng....) Suy nghĩ của em: + Về lòng biết ơn; truyền thống đạo lí cao đẹp của nhân dân Việt Nam. + Là tấm gương soi chiếu vào những hành vi hằng ngày của em, làm em biết xấu hổ khi mắc lỗi lầm, biết hạnh phúc hân hoan khi làm được việc tốt. + Nghĩa vụ của em là phải tham gia vào các phong trào đền ơn đáp nghĩa (thông qua những biểu hiện cụ thể hằng ngày) 2. Lập dàn bài Mở bài: Dẫn hai câu tục ngữ và nêu vấn đề lòng biết ơn. Thân bài: Giải thích 2 câu tục ngữ, chỉ ra điểm chung của hai câu. Dùng dẫn chứng trong thực tế để chứng minh tính đúng đắn của đạo lí thể hiện trong hai câu tục ngữ. Suy nghĩ và nêu bài học của bản thân em. Kết bài: Nêu ý nghĩa của lòng biết ơn Viết đoạn văn Đoạn mở bài Đoạn chứng minh bằng phân tích lí lẽ Đoạn chứng minh bằnng dẫn chứng thực tế Đoạn kết bài Thực hành Dặn dò Hoàn thành bài văn Chuẩn bị bài mới: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh. Tuần 22 Tiết 88 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH I. Chuẩn bị - Đoạn văn là một bộ phận của bài văn. Vì vậy, cần hình dung đoạn đó nằm ở vị trí nào trong bài văn, để viết phần chuyển đoạn. - Cần có câu chủ đề nêu ra luận điểm của đoạn văn. Các câu, các ý khác trong đoạn phải tập trung làm sáng tỏ cho luận điểm. - Các lí lẽ, dẫn chứng cần sắp xếp hợp lí rõ ràng, mạch lạc. II. Thực hành viết đoạn văn chứng minh Chứng minh rằng nói dói có hại cho bản thân * Gợi ý: - Nói dối là một thói quen rất xấu và cũng là căn bệnh chung của xã hội ngày hôm nay. - Nói dối chính là một hành động không trung thực, khiến cho người khác hiểu lầm về những lời nói của mình. Những hành vi ấy có khả năng khiến cho những người mà mình quen biết sẽ không còn tin mình nữa nếu như họ biết chúng ta nói dối họ nhiều lần. - Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người có thói quen xấu như vậy sẽ phải sống trong chính những câu chuyện của họ và điều đó sẽ khiến cho bản thân họ không còn có được những thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà sẽ khiến cho đạo đức của họ bị đi xuống. - Thậm chí có những khi chính họ sẽ mắc phải căn bệnh tự huyễn hoặc chính bản thân mình rằng họ chính là những con người tài giỏi hoặc tự coi những gì mà họ nói là đúng. - Đấy là một điều vô cùng nguy hiểm trong xã hội hiện nay. Chứng minh rằng cần phải chọn sách mà đọc * Gợi ý: - Đọc sách là để bồi dưỡng và nâng cao trình độ của bản thân. - Đọc sách cũng là để bồi dưỡng và vun đắp những tình cảm tốt đẹp của con người. Nhưng những trí thức và tình cảm ấy cần phải có sự phù hợp với lứa tuổi. - Khi còn học cấp một, chúng ta còn nhỏ nên việc học toán bắt đầu từ những con số nhỏ trong phạm vi hàng nghìn, từ những phép tính cộng trừ nhân chia hai, ba chữ số. Việc học văn cũng bắt đầu từ những câu chuyện kể ngây ngô, những bài biểu cảm vụng về Trong chương trình cấp hai, mức độ tư duy của chúng ta đã cao hơn nên có thể học đến những phép nhân chia đa thức phức tạp, viết những bài văn dài đòi hỏi có sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế. - Vì vậy, việc lựa chọn sách đọc phải hợp với lứa tuổi cũng như lựa chọn nội dung học phải phù hợp nhận thức.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tiet_85_den_88.docx