Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 6: Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020

III- Chuẩn bị

1.Giáo viên:

- Phương pháp: Nêu vấn đề gợi mở, thảo luận nhóm, phát vấn .

- Phương tiện : Chuẩn kiến thức – kĩ năng, giáo án, SGK, SGV, STK, tranh minh họa.

2. Học sinh: SGK, học bài, soạn bài.

IV. Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp:1P Kiểm diện sĩ số: 7 . 7 . .

2. Kiểm tra bài : 4P

 Câu hỏi: Học xong văn bản “Mẹ tôi” em có suy nghĩ gì?

3.Bài mới: Giới thiệu bài mới:

 Trẻ em thì được nâng niu “ như búp trên cành”. Thế nhưng vẫn có không ít các bạn nhỏ rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Nhưng điều đáng quý ở đây là giữa nỗi đau đó họ vẫn biết chia sẻ, yêu thương nhau và giành cho nhau những tình cảm tốt đẹp. Văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” sẽ cho ta thấm thía hơn về điều đó.

 

docx3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 6: Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6 Ngày soạn : 12/11/2019
 Dạy lớp:. Ngày dạy:.
 Dạy lớp:.....Ngày dạy:..
 VĂN BẢN: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
 (Tiếp theo)
 -Khánh Hoài-
I-Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh của bố mẹ li dị.
- Đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
2.Kĩ năng :
- Đọc - hiểu một văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật.
- Kể và tóm tắt truyện.
3.Thái độ:
- Trân trọng và góp phần giữ gìn hạnh phúc gia đình.
- II. Phương pháp dạy học/ kĩ thuật dạy học / định hướng phát triển năng lực học sinh.
1.Phương pháp dạy học:
- Động não, suy nghĩ phân tích ví dụ để rút ra bài học.
2.Kỹ thuật dạy học:
- Viết sáng tạo.
- Phân tích tình huống giao tiếp
- Học theo nhóm
3.Định hướng phát triển năng lực:
 Giúp học sinh phát triển một số năng lực:
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyế vấn đề, năng lực sáng tạo.
- Năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
III- Chuẩn bị
1.Giáo viên:
- Phương pháp: Nêu vấn đề gợi mở, thảo luận nhóm, phát vấn .
- Phương tiện : Chuẩn kiến thức – kĩ năng, giáo án, SGK, SGV, STK, tranh minh họa.
2. Học sinh: SGK, học bài, soạn bài.
IV. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp:1P Kiểm diện sĩ số: 7. 7... 
2. Kiểm tra bài : 4P
 Câu hỏi: Học xong văn bản “Mẹ tôi” em có suy nghĩ gì?
3.Bài mới: Giới thiệu bài mới:
 Trẻ em thì được nâng niu “ như búp trên cành”. Thế nhưng vẫn có không ít các bạn nhỏ rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Nhưng điều đáng quý ở đây là giữa nỗi đau đó họ vẫn biết chia sẻ, yêu thương nhau và giành cho nhau những tình cảm tốt đẹp. Văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” sẽ cho ta thấm thía hơn về điều đó.
 Tiết 1
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2 (20P): Tìm hiểu văn bản (tiếp theo)
GV: Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng?
→ Em Thủy sẽ không đi học nữa, mẹ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán.
GV: Chi tiết trên, văn bản muốn đề cập đến điều gì về quyền trẻ em?
→ HS nêu ý kiến.
GV: Chi tiết nào làm em cảm động nhất?
→ Cô giáo Tâm tặng cho Thủy quyển vở và cây bút nắp vàng; khi nghe Thủy cho biết em không được đi học nữa, cô thốt lên “Trời ơi!”, cô tái mặt và nước mắt giàn giụa”.
*Thảo luận: Giải thích vì sao khi dắt Thủy ra khỏi trường, Thành lại có tâm trạng “ kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”.
GV: Diễn biến tâm lý này được tác giả miêu tả rất chính xác. Nó làm thêm nỗi buồn sâu thẳm, trạng thái thất vọng bơ vơ của nhân vật.
GV: Vấn đề về đời sống xã hội được đề cập đến và suy nghĩ của em?
Hoạt động 3(15p): Tổng kết
GV: Nhận xét về cách kể chuyện của tác giả. Cách kể này có tác dụng gì trong việc làm nổi rõ nội dung, tư tưởng truyện?
→ Cách kể bằng con mắt và những suy nghĩ của người trong cuộc , giúp tác gải thể hiện một cách sâu sắc những tình cảm, tâm trạng nhân vật.
→ Lời kể chân thành giản dị, không có xung đột dữ dội, ồn àophù hợp với tâm trạng nhân vật và có sức truyền cảm.
GV: Qua câu chuyện này tác giả muốn nhắn gửi với chúng ta điều gì?
2.Cuộc chia tay của Thủy với lớp học:
- Cuộc chia tay rất cảm động.
- Thủy không được đến trường nữa.
→ Cần yêu thương và quân tâm đến quyền lợi trẻ em, đừng làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng.
III. Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống tâm lý.
- Lựa chọn ngôi thứ nhất để kể: nhân vật “tôi” trong truyện kể lại câu chuyện của mình nên những day dứt nhớ thương được thể hiện một cách chân thực.
- Khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ, qua đó gợi suy nghĩ về lựa chọn, ứng xử của những người làm cha mẹ.
- Lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc.
 2. Ý nghĩa văn bản:
 Là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha, mẹ phải suy nghĩ. Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người cần phải biết giữ gìn gia đình hạnh phúc.
V.Củng cố và dặn dò:5p
1.Củng cố:
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của văn bản.
 2.Dặn dò:
- Đọc phần đọc thêm.
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị cho bài : Bố cục văn bản.
VI.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxBai 6 Buoi chieu dung o phu Thien Truong trong ra Thien Truong van vong_12760475.docx