Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Nguyễn Thế Quyên - Tiết 15-16

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Hãy tìm thêm các ví dụ tương tự

Giáo viên sử dụng kĩ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”

- Thời gian: 2 phút

- GV đưa ra một vấn đề chính mà chưa giải quyết hết.

- Phân HS thành các nhóm.

- Yêu cầu các nhóm giải quyết phần còn lại.

- HS hoặc các nhóm giải quyết phần còn lại.

- HS hoặc các nhóm trình bày sản phẩm.

- GV hướng dẫn cả lớp cúng trình bày đánh giá.

 

doc13 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2475 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Nguyễn Thế Quyên - Tiết 15-16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra sự chuẩn bị bài, đồ dùng học tập, sách vở, tư liệu của bài học
1. Phân biệt hai kiểu từ láy? Cho ví dụ?
2. Nghĩa của từ láy được tạo như thế nào? Ví dụ?
* Gợi ý: 
 1. Có 2 loại từ láy: hoàn toàn và bộ phận. 
- Từ láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, hoặc tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối.
- Từ láy bộ phận : các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu. hoặc phần vần.
 2. Từ láy tạo nghĩa nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng. Có sắc thái riêng so với tiếng gốc: biểu cảm, nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ.
Bước III: Tổ chức dạy học bài mới. 
HOẠT ĐỘNG 1 : TẠO TÂM THẾ
- Thời gian: 1 phút
- Phương pháp tích cực và kĩ thuật áp dụng : phương pháp nêu vấn đề + kĩ thuật động não, kĩ thuật tia chớp...
Hoạt động của thầy
Trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
chú
Ở tiểu học, các em đã hiểu đại từ là gì? Để hiểu rõ hơn về đại từ, các loại đại từ và phân biệt với một số từ ngữ lâm thời khác, hôm nay chúng ta tìm hiểu đại từ…
- Giáo viên ghi tên bài tiết dạy lên bảng.
- HS ghi bài
HOẠT ĐỘNG 2,3,4: TRI GIÁC, PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP. 
- Thời gian: 15 phút
- Phương pháp: thuyết trình, gợi mở, đàm thoại, nghi vấn, phân tích, tổng hợp, so sánh ...
- Kĩ thuật: Kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não, trình bày một phút…
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
 chú
GV chiếu ví dụ 1 trong sách giáo khoa lên màn hình.
- Yêu cầu HS đọc lại ví dụ. HS khác nhận xét cách trình bày phần đọc
- HS quan sát.
- Đọc lại nội dung hai văn bản.
- HS khác nhận xét cách trình bày phần đọc.
1. Thế nào là đại từ ?
...Phải nói là em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa.
...Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm.
...Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi. Vừa nghe thấy mẹ nói thế...
...Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con.
1. Ví dụ
H: Từ nó ở đoạn văn đầu trỏ ai, từ nó ở đoạn văn thứ hai trỏ con vật gì? Nhờ đâu mà em biết được nghĩa của hai từ nó trong hai đoạn văn này?
- Đoạn văn 1: Nó- người em
- Đoạn 2: Nó - con gà của anh Bốn Linh.
Nhờ vào câu trước trong đoạn văn, sự vật nêu ở chỉ ngữ.
Từ nó đã thay thế cho “em tôi”, cho “con gà của anh Bốn Linh”
2. Nhận xét
+ Nó: Trỏ em tôi- chủ ngữ.
+ Nó: Con gà trống- định ngữ.
+ Thế: thay thế- phụ ngữ.
+ Ai: Dùng để hỏi- chủ ngữ.
H: Từ thế ở đoạn văn thứ ba trỏ việc gì? Nhờ đâu mà em biết?
- Từ thế trỏ việc chia đồ chơi của hai anh em.
(Dựa vào câu trước, qua lời nói của người mẹ)
H: Từ ai trong bài ca dao dùng để làm gì?
- Dùng để hỏi.
H: Vậy những từ như nó, thế, ai là đại từ, em hiểu thế nào là đại từ?
- HS dựa vào nội dung bài học trình bày và hình thánh khái niệm
Giáo viên chốt kiến thức
Nội dung 1: Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất...được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
H: Hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp của những đại từ vừa tìm hiểu trong câu?
H: Từ đó rút ra vai trò ngữ pháp mà đại từ thường đảm nhiệm là gì?
Thảo luận nhóm cặp
- Thời gian thảo luận: 2 phút.
- Các nhóm bàn bạc, thống nhất ý kiến.
- Nhóm trưởng cử một bạn làm thư kí ghi lại kết quả.
- Hết giờ các nhóm báo cáo kết quả hoặc nộp báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
- GV chốt vấn đề.
Hs báo cáo kết quả
Nó / lại khéo tay nữa
 CN VN
Tiếng nó /dõng dạc nhất xóm.
 DT ĐN
Mọi người đều yêu mến nó
 ĐT BN
- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ của tính từ.
Giáo viên mở rộng vấn đề
Để giúp học sinh hiểu rõ hơn định nghĩa về đại từ, giáo viên có thể so sánh với danh từ, động từ. Thay động từ và tính từ vào ví dụ.
So sánh điểm giống và khác.
+ Giống cùng nói về sự vật, sự việc
+ Khác: Danh từ, động từ gọi tên sự vật, sự việc.
 Đại từ không làm tên gọi mà dùng để trỏ vật, việc, tính chất. (Trong cả hai câu đều có đại từ nó, nhưng ở mỗi câu, từ nó lại chỉ một đối tượng khác)-> Đại từ trỏ cái gì là tuỳ thuộc vào trường hợp giao tiếp cụ thể.
II. Các loại đại từ
1. Đại từ để trỏ
H: Hãy cho biết:
 + Các đại từ “tôi ”, “tao”, “tớ”, “ chúng tao” trỏ gì?
+ Các đại từ “bấy”, “bấy nhiêu” trỏ gì? 
+ Các đại từ “vậy”, “thế ”…. trỏ gì?
- HS trả lời trên cơ sở đã hiểu về đại từ:
 + Trỏ người, sự vật. (xưng hô)
 + Trỏ số lượng.
 + Trỏ hoạt động, tính chất sự vật.
® Có ba loại.
- Có 3 loại: 
+ Trỏ người, sự vật ( xưng hô)
+ Trỏ số lượng.
+ Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc …
H: Nhận xét hai đại từ “tôi” trong câu sau: “Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào”
- HS nghe, quan sát và nhận xét:
+ Giống: đều là đại từ xưng hô.
+ Khác: “tôi”(1) - Chủ ngữ;
 “tôi” (2)- Định ngữ.
H: Hãy lần lượt cho biết:
+ Các đại từ “ai”, “gì” hỏi về điều gì?
 + Các đại từ “bao nhiêu”, “mấy ” hỏi về gì?
 + Các đại từ “sao”, “thế nào” hỏi gì? 
Vậy có mấy loại đại từ để hỏi?
- Hs thảo luận theo bàn 1’- báo cáo.
+ Hỏi người, sự vật.
+ Hỏi số lượng.
+ Hỏi về hoạt động, tính chất.
® Có ba loại.
2. Đại từ để hỏi:
- Có 3 loại:
+ Hỏi người, vật.
+ Hỏi số lượng.
+ Hỏi hoạt động, tính chất, sự việc.
H: Hãy vẽ sơ đồ các loại đại từ?
- 1-2 HS lên bảng vẽ sơ đồ đại từ.
Giaó viên nhấn mạnh mở rộng kiến thức
- Đại từ “ai”hỏi người, sự vật không xác định -> gọi là đại từ nói trống( phiếm chỉ)
- Các đại từ chỉ trỏ theo quan niệm trước đây, nay gọi là chỉ từ.
- Một số danh từ chỉ quan hệ họ hàng thân thuộc…thường dùng để xưng hô, gọi là đại từ xưng hô lâm thời.
- Đại từ xưng hô phong phú, do đó lựa chon phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
HOẠT ĐỘNG 5: LUYỆN TẬP. 
- Thời gian: 20 phút
- Phương pháp: thuyết trình, gợi mở, đàm thoại, nghi vấn, phân tích, tổng hợp, so sánh ...
- Kĩ thuật: Kĩ thuật các mảnh ghép, động não, trình bày một phút, kĩ thuật giao nhiệm vụ …
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
 chú
Giáo viên cho một học sinh đọc nội dung và yêu cầu của bài tập trong sách giáo khoa hoặc chiếu trên màn hình.
- Yêu cầu của bài tập: 
a. Xếp các đại từ trỏ người, sự vật theo bảng:
- Học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 1
a.
Ngôi-Số
Số ít
Số nhiều
1
Tôi, ta 
Chúng tôi, chúng ta
2
Mày, cậu, 
Chúng mày, các cậu...
3
Nó
Họ
Yêu cầu của phần b.
b. 
Nghĩa của các đại từ mình trong câu “Cậu giúp đỡ mình với nhé!” có gì khác nghĩa của đại từ mình trong câu ca dao sau đây?
Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
Học sinh báo cáo kết quả
- Mình (Cậu giúp đỡ mình nhé): Ngôi thứ nhất số ít.
- Mình (Mình về có nhớ ta chăng...) ngôi thứ 2 số ít.
- Ngôi thứ nhất số ít.
- Ngôi thứ 2 số ít.
Giáo viên cho một học sinh đọc nội dung và yêu cầu của bài tập trong sách giáo khoa hoặc chiếu trên màn hình.
- Yêu cầu của bài tập: 
- Học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 2
Khi xưng hô, một số danh từ chỉ người như: ông, bà, cha, mẹ, chư, bác, cô, con, cháu ... cững được sử dụng như đại từ xưng hô. Ví dụ
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
Hãy tìm thêm các ví dụ tương tự
Giáo viên sử dụng kĩ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”
- Thời gian: 2 phút
- GV đưa ra một vấn đề chính mà chưa giải quyết hết.
- Phân HS thành các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm giải quyết phần còn lại.
- HS hoặc các nhóm giải quyết phần còn lại.
- HS hoặc các nhóm trình bày sản phẩm.
- GV hướng dẫn cả lớp cúng trình bày đánh giá.
Học sinh hết giờ báo cáo kết quả
- “Mẹ ơi, mẹ nghỉ tay
Trời trưa vừa đứng bóng
Mẹ ăn cơm cho nóng
Mẹ để trâu cho con chăn”...
 - “Chú ơi chú, để cháu dắt chú sang qua đường, chú ơi chú, kề vai cháu sẽ đưa đi...”
- “Cô ơi cô, chúng cháu yêu cô lắm, cô dạy chúng cháu múa đẹp xinh, cô dạy chúng cháu yêu hoà bình....dạy chúng cháu yêu gia đình”...
- “Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng năng tràn”
Giáo viên cho một học sinh đọc nội dung và yêu cầu của bài tập trong sách giáo khoa hoặc chiếu trên màn hình.
- Yêu cầu của bài tập: 
- Học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 3
Các từ để hỏi trong nhiều trường hợp được dùng để trỏ chung. Ví dụ:
- Hôm ấy ở nhà, ai cũng vui.
- Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu.
- Thế nào anh cũng đến nhé.
Dựa theo những cách nói trên hãy đặt câu với mỗi từ: ai, sao, bao nhiêu để trỏ chung.
Các từ để hỏi trong nhiều trường hợp dùng để trỏ chung: 
 “Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
“Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”
- GĐ em ai cũng thích ăn món khoai tây chiên.
- Mưa càng to bao nhiêu, đường làng càng lầy lội bấy nhiêu.
- Học sao điểm vậy.
Giáo viên cho một học sinh đọc nội dung và yêu cầu của bài tập trong sách giáo khoa hoặc chiếu trên màn hình.
- Yêu cầu của bài tập: 
- Học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 4
Đối với các bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi, em nên xưng hô thế nào cho lịch sự? Ở trường, ở lớp, em có hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự không? Nên ứng xử thế nào đối với hiện tượng đó?
Lựa chọn cách xưng hô:
- Gọi bạn xưng tôi, hoặc gọi tên xưng mình.
- Góp ý nhẹ nhàng, giúp bạn sửa chữa
Đối với các bạn ở lớp, cùng lứa tuổi, em nên xưng hô sao cho lịch sự: Cậu- tó, bạn –tớ 
Giáo viên cho một học sinh đọc nội dung và yêu cầu của bài tập trong sách giáo khoa hoặc chiếu trên màn hình.
- Yêu cầu của bài tập: 
- Học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 5
Em hãy so sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa từ xung hô tiếng Việt với đại từ xưng hô trong ngoại ngữ mà em đã học (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc).
So sánh từ xưng hô :
- Từ xưng hô trong TV nhiều và phong phú hơn các ngôn ngữ khác như Anh, Pháp, Nga.
- Từ có tính biểu cảm, biểu hiện cảm xúc của người xưng hô.
Bước IV: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài học ở nhà.
- Thời gian: 4 phút
1. Bài cũ:
 - Học bài, hoàn thành sơ đồ về các loại đại từ.
 - Hoàn thiện các bài tập còn lại.
 - Đọc thêm sgk/ 57 + 58.
 - Xác định đại từ trong văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình, những câu hát về tình yêu quê hương đất nước”.
- So sánh sự khác nhau về ý nghĩa biểu cảm giữa một số đại từ xưng hô tiếng việt với đại từ xưng hô trong ngoại ngữ mà bản thân đã học.
2. Bài mới: chẩn bị “ Luyện tập tạo lập văn bản”:
- Đọc trước bài, thực hiện các bước tạo lập văn bản.
- Làm các bài tập luyện tập để thực hành trên lớp.
* RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 18 tháng 09 năm 2014
Ngày dạy: 20 tháng 09 năm 2014 
Lớp dạy: 7B
TUẦN 4 - TIẾT 16
LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức.
- Giúp học sinh củng cố lại những kiến thức về văn bản và việc tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản.
3. Thái độ: 
- Có ý thức thực hiện đúng quy trình tạo lập văn bản trong nói và viết.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy: - Tư liệu bài dạy, sách tham khảo, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập, tư liệu về nội dung bài học. 
- GV sử dụng phương pháp đàm thoại, phát vấn, thảo luận nhóm, thuyết trình, phân tích giảng giải, trình bày một phút...
- Giáo viên sử dụng phương tiện máy chiếu, giáo án Microsoft Office PowerPoint 2003
2. Trò: Chuẩn bị nội dung bài học, đọc trước bài ở nhà, tìm hiểu trước về nội dung bài học “tạo lập văn bản” trả lời câu hỏi trong vở soạn bài, sưu tầm thêm tư liệu về tạo lập văn bản.
III. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Bước I: Ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp ...
Thời gian : 1 phút
Bước II: Kiểm tra bài cũ 
 - Thời gian: 4 phút
Kiểm tra sự chuẩn bị bài, đồ dùng học tập, sách vở, tư liệu của bài học
H: Hãy nêu các bước của quá trình tạo lập văn bản? Tác dụng của mỗi bước?
Gợi ý:
- Định hướng cho việc tạo lập văn bản.
- Tìm ý, sắp xếp ý thành bố cục hợp lí.
- Diễn đạt ý thành các câu, đoạn mạch lạc, liên kết.
- Kiểm tra, đối chiếu yêu cầu và sửa chữa.
Bước III: Tổ chức dạy học bài mới. 
HOẠT ĐỘNG 1 : TẠO TÂM THẾ
- Thời gian: 1 phút
- Phương pháp tích cực và kĩ thuật áp dụng : phương pháp nêu vấn đề + kĩ thuật động não, kĩ thuật tia chớp...
Hoạt động của thầy
Trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
chú
Bài trước chúng ta đã tìm hiểu các bước tạo lập văn bản. Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng các hiểu biết đó vào việc xây dựng một văn bản đơn giản.
- Giáo viên ghi tên bài tiết dạy lên bảng.
- HS ghi bài
HOẠT ĐỘNG 2,3,4: TRI GIÁC, PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP, LUYỆN TẬP
- Thời gian: 15 phút
- Phương pháp: thuyết trình, gợi mở, đàm thoại, nghi vấn, phân tích, tổng hợp, so sánh ...
- Kĩ thuật: Kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não, trình bày một phút…
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
 chú
GV chiếu ví dụ 1 trong sách giáo khoa lên màn hình.
- Yêu cầu HS đọc lại hai văn bản. HS khác nhận xét cách trình bày phần đọc
- HS quan sát.
- Đọc lại nội dung hai văn bản.
- HS khác nhận xét cách trình bày phần đọc.
I. Bài tập
Cho tình huống sau
Em cần viết một bức thư để tham gia cuộc thi viết thư di liên minh Bưu chính Quốc tế (UPU) tổ chức với đề tài: Thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.
Hãy chuẩn bị viết bài theo các bước : tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết một số đoạn văn.
1. Định hướng:
H: Dựa vào phần gợi dẫn em thấy bài viết cần chú ý những yêu cầu gì? Cho biết định hướng văn bản?
H: Nêu đối tượng, nội dung, mục đích, cách thức?
Hãy trao đổi và xây dựng bố cục của bức thư em định viết?
Gồm những phần nào? ý nào? Yêu cầu bố cục: Rành mạch, hợp lý
Cách trình bày bố cục cho rành mạch hợp lý.
- HS thực hiện bước định hướng :
- Đối tượng: Bạn cùng lứa tuổi, người nước ngoài.
- Nội dung: Viết về 1 trong những vđ sau:
+Truyền thống lịch sử.
+Cảnh đẹp thiên nhiên.
+ Đặc sắc văn hoá, phong tục của VN.
- Mục đích: Để bạn hiểu về đất nước VN.
- Cách thức: Viết thư, khoảng 1000 chữ.
+ Đối tượng : bạn bè.
 + ND: viết về cảnh đẹp của đất và người VN.
 + MĐ: để bạn hiểu về đất nước mình.
 + Cách thức: viết thư.
H: Em sẽ mở đầu bức thư như thế nào cho tự nhiên, không gượng gạo, khô khan?
H: Viết những gì trong phần chính của bức thư? Nội dung sẽ được sắp xếp theo trình tự như thế nào?
H: Em sẽ kết thúc bức thư như thế nào? Chỉ gửi lời chào, lời chúc và lời hứa hẹn luôn trao đổi thư từ với bạn hay còn tìm cách gợi ra mọt lý do nào đó để bạn nhớ đến đất nước mình?
I_Mở bài:
- Địa điểm
- Lời xưng hô
- Lí do
II-Thân bài: Nội dung về cảnh đẹp thiên nhiên ở Việt Nam.
1. Giới thiệu chung về cảnh thiên nhiên ở Việt Nam.
-Vị trí địa lý, hính dáng...
-Khí hậu.
2. Giới thiệu cụ thể về thiên nhiên Việt nam qua một số hình ảnh tiêu biểu theo không gian, thời gian:
- Miền Bắc: Mùa xuân
 Mùa Đông
- Miền Trung: Mùa mưa xứ Huế gió Lào cát trắng.
- Miền Nam: Không có mùa Đông (Đà Lạt) Có bốn mùa (Đà Lạt)
 Kênh rạch nhiều....
III. Kết bài:
Lời chào, lời chúc
Lời hứa hẹn.
2. Xây dựng bố cục.
 Ví dụ: Viết về cảnh đẹp .
- MB: Lí do viết thư, lời thăm hỏi, lời chào, lời giới thiệu.
- TB: giới thiệu chung về cảnh sắc thiên nhiên VN.
 Cảnh mùa xuân-hè-thu-đông: khí hậu, hoa lá, chim muông…
- KB: Cảm nghĩ, niềm tự hào về đất nước.
Lời mời, hẹn, chúc sức khoẻ.
Giáo viên sử dụng kĩ thuật “giao nhiệm vụ”
- GV giao nhiệm vụ cá nhân, nhóm. 
- Nội dung nhiệm vụ:
- Địa điểm: Phòng học.
- Thời gian: 5 phút.
- Phương tiện thực hiện: giấy A0 hoặc bảng phụ.
- Hết giờ các nhóm, cá nhân nộp sản phẩm.
- Hs chia 4 nhóm:
 + Nhóm 1: Thảo luận, viết phần mở bài. 
 + Nhóm 2 + 3: Thảo luận viết 1 đoạn phần thân bài (phần chính của lá thư).
 + Nhóm 4: Thảo luận viết phần kết bài.
GV hướng dẫn học sinh nhận xét cách diễn đạt của các bạn.
- Các nhóm lần lượt cử đại diện lên đọc phần bài làm của nhóm mình.
H: Viết thư cần chú ý gì?
H: Tạo lập văn bản cần chú ý theo quy trình nào? tại sao?
- Hs rút ra những điều cần thiết khi viết một văn bản viết thư. (Đúng thể thức trình bày. Viết câu, đoạn chính xác, trong sáng, có liên kết chặt chẽ, mạch lạc.) 
Bài tham khảo
Nana thân mến! Mình muốn bạn biết về tổ quốc muôn vàn yêu quý của mình,đẹp đẽ thân thương không gì sánh nổi! Việt Nam - quê hương mình có rất nhiều phong cảnh đẹp kì vĩ cùng với đó cũng có nhiều nguồn tài nguyên quý giá Lãnh thổ Việt Nam bao gồm 3 phần 4 là đồi núi. Bốn vùng núi chính là: Vùng núi Đông Bắc (còn gọi là Việt Bắc) Kéo dài từ thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc Bộ. Tại đây có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như các động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn), hang Pắc Pó, thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), núi Yên Tử, vịnh Hạ Long di sản thế giới (Quảng Ninh). Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh cao nhất vùng Đông Bắc: 2 431m. Vùng núi Tây Bắc Kéo dài từ biên giới phía Bắc (giáp Trung Quốc) tới miền Tây tỉnh Thanh Hoá. Đây là vùng núi cao hùng vĩ, có Sa Pa (Lào Cai) ở độ cao 1 500m so với mặt biển, nơi nghỉ mát lý tưởng, nơi tập trung đông các tộc người H'Mông, Dao, Kinh, Tày, Giáy, Hoa, Xá Phó... Vùng núi Tây Bắc còn có di tích chiến trường lừng danh Điện Biên Phủ và đỉnh núi Phan - Xi - Păng, cao 3 143m Vùng núi Trường Sơn Bắc Từ miền Tây tỉnh Thanh Hoá đến vùng núi Quảng Nam - Đà Nẵng, có động Phong Nha di sản thế giới (Quảng Bình) kỳ thú và những đường đèo nổi tiếng như đèo Ngang, đèo Hải Vân... Đặc biệt có đường mòn Hồ Chí Minh được thế giới biết đến nhiều bởi những kỳ tích của người Việt Nam trong cuộc kháng chiến vĩ đại lần thứ hai. Vùng núi Trường Sơn Nam Nằm ở phía Tây các tỉnh Nam Trung bộ. Sau những khối núi đồ sộ là một vùng đất rộng lớn được gọi là Tây Nguyên (cao nguyên phía Tây). Vùng đất đầy huyền thoại này còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn về thực vật, động vật, nhất là nền văn hóa đặc sắc của các bộ tộc ít người. Thành phố Đà Lạt, nơi nghỉ mát lý tưởng được hình thành từ cuối thế kỷ 19. Việt Nam có hai đồng bằng lớn là đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Đồng bằng sông Hồng (đồng bằng Bắc bộ) Rộng khoảng 15 000km2 được bồi tụ bởi phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình. Đây là địa bàn cư trú của người Việt cổ, cũng là nơi hình thành nền văn minh lúa nước. Đồng Bằng sông Cửu Long (đồng bằng Nam bộ) Rộng khoảng 36 000km2, là vùng đất phì nhiêu, khí hậu thuận lợi. Đây là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam. 
Trên lãnh thổ Việt Nam có hàng nghìn con sông lớn, nhỏ. Dọc bờ biển, cứ khoảng 20km lại có một cửa sông, do đó hệ thống giao thông thủy khá thuận lợi. Hai hệ thống sông quan trọng là sông Hồng ở miền Bắc và sông Mê Kông (còn gọi là Cửu Long) ở miền Nam. Việt Nam có 3 260km bờ biển, nếu có dịp đi dọc theo bờ biển Việt Nam bạn sẽ được đắm mình trong làn nước xanh của những bãi biển đẹp như Trà Cổ, Sầm Sơn, Lăng Cô, Non Nước, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên... Có nơi núi ăn lan ra biển tạo thành vẻ đẹp kỳ thú như vịnh Hạ Long, đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Việt Nam có nhiều hải cảng lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Cam Ranh, Vũng Tàu, Sài Gòn,... Giữa vùng biển Việt Nam còn có hệ thống đảo và quần đảo gồm hàng ngàn đảo lớn nhỏ nằm rải rác từ Bắc đến Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Rừng và đất rừng chiếm một diện tích lớn trên lãnh thổ Việt Nam. Các khu rừng quốc gia được nhà nước bảo vệ và có kế hoạch phát triển du lịch sinh thái bền vững. Những khu rừng quí đó lại được thiên nhiên "ban tặng" cho nhiều địa phương trên cả nước: rừng Ba Vì (Hà Tây), rừng Cát Bà (Hải Phòng), rừng Cúc Phương (Ninh Bình), rừng Bạch Mã (Huế), rừng Cát Tiên (Đồng Nai), rừng Côn Đảo v.v.. Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Dưới lòng đất có nhiều khoáng sản quí như: thiếc, kẽm, bạc, vàng, angtimoan, đá quí, than đá. ở thề

File đính kèm:

  • docNgu Van 7 Tiet 1516.doc