Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Nguyễn Thế Quyên - Tiết 13: Đọc hiểu văn bản Những câu hát than thân

Giáo viên chốt lại và nhấn mạnh khắc sâu nội dung bài

Con cò hay con tằm, con kiến hay con cuốc, cũng đều là những con vật nhỏ bé đáng thương, vắt kiệt sức mình cho cuộc sống mưu sinh mà cuộc đời vẫn vất vả, long đong đầy oan ức. Những hình ảnh đó đều là những ẩn dụ hết sức chính xác cho thân phận người nông dân dưới chế độ cũ. Bốn lời ca là 4 cảnh ngộ đáng thương, 4 nỗi niềm tâm sự mà tác giả dân gian muốn gửi gắm một cách đầy ẩn ý. Chúng ta sẽ còn gặp lại tiếng kêu khắc khoải quặn lòng của con chim cuôc qua bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.

 

doc11 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4283 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Nguyễn Thế Quyên - Tiết 13: Đọc hiểu văn bản Những câu hát than thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13 tháng 09 năm 2014
Ngày dạy: 15 tháng 09 năm 2014 
Lớp dạy: 7B
TUẦN 4 - TIẾT 13
Đọc - Hiểu văn bản
 NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức.
- Giúp hs hiểu nỗi khổ về cuộc đời vất vả và thân phận bé mọn của người nông dân, phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Thấy ý nghĩa phê phán xã hội phong kiến đầy ải người lương thiện.
 - Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân.
2. Kĩ năng: 
- Rèn đọc, hiểu những câu hát than thân nói riêng, ca dao nói chung.
 - Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của những bài hát than thân trong bài học. 
3. Thái độ: 
- Biết cảm thông với những con người lao động.
- Yêu thích, gìn giữ kho tàng văn học dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy: - Tư liệu bài dạy, sách tham khảo, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập, tư liệu về nội dung bài học. 
- GV sử dụng phương pháp đàm thoại, phát vấn, thảo luận nhóm, thuyết trình, phân tích giảng giải, trình bày một phút...
- Giáo viên sử dụng phương tiện máy chiếu, giáo án Microsoft Office PowerPoint 2003
2. Trò: Chuẩn bị nội dung bài học, đọc trước bài ở nhà, tìm hiểu trước về nội dung bài học những câu hát than thân trả lời câu hỏi trong vở soạn bài, sưu tầm thêm tư liệu ca dao những câu hát than thân.
III. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Bước I: Ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp ...
Thời gian : 1 phút
Bước II: Kiểm tra bài cũ 
 - Thời gian: 5 phút
Kiểm tra sự chuẩn bị bài, đồ dùng học tập, sách vở, tư liệu của bài học
1. Đọc thuộc lòng chùm ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
Nêu những nét chính về nội dung, nghệ thuật của những chùm bài ca này?
2. Đọc thuộc lòng chùm ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người?
Phân tích một bài ca dao mà em thích nhất trong chùm bài ca dao nói trên?
Bước III: Tổ chức dạy học bài mới. 
HOẠT ĐỘNG 1 : TẠO TÂM THẾ
- Thời gian: 1 phút
- Phương pháp tích cực và kĩ thuật áp dụng : phương pháp nêu vấn đề + kĩ thuật động não, kĩ thuật tia chớp...
Hoạt động của thầy
Trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
chú
Ca dao dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn nhân dân. Nó không chỉ là tiếng hát yêu thương, nghĩa tình trong các quan hệ gia đình, quan hệ xã hội... mà còn là tiếng than thở về những cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay..Những bài ca dao này có số lượng lớn và là những bài ca rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam. Ngoài chủ đề than thân, những bài ca dao này còn có ý nghĩa tố cáo phê phán xã hội phong kiến.
- Giáo viên ghi tên bài tiết dạy lên bảng.
- HS ghi bài
HOẠT ĐỘNG 2: TRI GIÁC (ĐỌC, QUAN SÁT, TÓM TẮT...) 
- Thời gian: 8 phút
- Phương pháp: Đọc phân vai, đọc diễn cảm, đọc sáng tạo ...
- Kĩ thuật: Kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật góc, động não, trình bày một phút…
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
 chú
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc bài.
I. Đọc - chú thích
1. Đọc
- Đọc với giọng tình cảm, nhấn giọng chầm chậm, nho nhỏ, buồn buồn ở những từ ngữ biểu cảm: thương thay, lên thác xuống ghềnh, kêu ra máu, gió dập sóng dồi…chú ý cách ngắt nhịp chẵn : 2/2 hoặc 4/4.
- HS nghe, đọc bài 
- Cả lớp lắng nghe. 
- Học sinh tìm hiểu các từ khó trong sách giáo khoa.
- Chọn các chú thích 2 (thác), 5 (hạc); 6 (con quốc) để giải thích kĩ càng hơn về nghĩa đen và nghĩa ẩn dụ - nghĩa bóng trong câu ca
HS giải nghĩa các từ khó
- Tìm hiểu các chú thích còn lại
2. Từ khó
HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH, CẮT NGHĨA. 
- Thời gian: 20 phút
- Phương pháp: thuyết trình, gợi mở, đàm thoại, nghi vấn, phân tích, tổng hợp, so sánh ...
- Kĩ thuật: Kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật góc, động não, trình bày một phút…
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
 Chú
Giáo viên gợi dẫn học sinh tìm hiểu về thể loại ca dao những câu hát than thân
HS lắng nghe tìm hiểu kết hợp kênh hình, kênh chữ.
II. Tìm hiểu văn bản
H: Em hiểu thế nào là những câu hát than thân?
- Những câu hát than thân: mượn chuyện con vật nhỏ bé để giãi bày nỗi chua xót đắng cay cho cuộc đời khổ cực của những kiếp người bé mọn trong XH cũ.
 GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhanh các vấn đề sau:
a. Hãy cho biết, mỗi bài ca dao trực tiếp nói về điều gì?
b. Những con vật, sự vật ấy thực chất là chỉ ai? 
c. Thủ pháp nghệ thuật chủ yếu ở mỗi bài ca dao?
HS báo cao nhanh
Bài 1: Thân phận con cò.
Bài 2: Thân phận con tằm, kiến, hạc, cuốc.
Bài 3: Trái bần
- Nghệ thuật
Bài 1 + 2: Người lao động.
Bài 3: Người phụ nữ. 
H: Những hình ảnh ẩn dụ, so sánh ấy có gì liên quan đến người lao động, người phụ nữ?
Bài 1, 2: ẩn dụ.
Bài 3: So sánh.
- Gần gũi với người lao động.
- Có nhiều đặc điểm giống với thân phận phẩm chất của họ: Chịu khó, nhỏ bé, lam lũ 
H: Các văn bản trên thuộc kiểu văn bản biểu cảm. Đúng hay sai? Vì sao?
- Hs trả lời theo sự suy luận.
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
GV chiếu bài ca dao 1 trong sách giáo khoa lên màn hình.
- Yêu cầu HS đọc lại văn bản. HS khác nhận xét cách trình bày phần đọc.
- HS quan sát.
- Đọc lại nội dung văn bản.
- HS khác nhận xét cách trình bày phần đọc.
Bài ca dao 2
Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến tí ti
Kiếm ăn được mấy phải đi kiếm mồi
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
H: Cấu trúc bài ca dao này có gì đặc biệt? 
H: Điệp ngữ thương thay được điệp lại 4 lần nhằm dụng ý gì?
- Bài ca có bốn cặp câu, mỗi cặp câu viết về một con vật, mỗi cặp câu đều mở đầu bằng từ thương thay đi liên theo là thân phận khổ đau của các con vật.
H: Bài ca dao nói về những con vật nào? Cho biết tác giả sử dụng biệt pháp nghệ thuật nào trong bài ca dao này?
- HS trình bày:
con tằm, cái kiến, chim hạc, con cuốc.
Giáo viên sử dụng kĩ thuật thảo luận nhóm theo bàn.
- Dựa vào chú giải trong sách giáo khoa hãy nói rõ ý nghĩa về những hình ảnh này?
- Những hình ảnh này gợi em có những liên tưởng như thế nào?
Thảo luận nhóm
- Thời gian thảo luận: 3 phút.
- Các nhóm bàn bạc, thống nhất ý kiến.
- Nhóm trưởng cử một bạn làm thư kí ghi lại kết quả.
- Hết giờ các nhóm báo cáo kết quả hoặc nộp báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
- GV chốt vấn đề.
Học sinh hết giờ báo cáo kết quả:
- Thân phận con tằm nhả tơ: Thân phận suốt đời bị bòn rút sức lực.
- Lũ kiến tí ti đi tìm mồi...: Thân phận nhỏ bé, suốt đời xuôi ngược, vất vả làm lụng mà vẫn nghèo khó
- Hạc lánh đường mây...: Cuộc đời phiêu bạt, lận đận, cố gắng vẫn vô vọng.
- Con cuốc....: Thân phận thấp cổ bé họng, nỗi khổ đau oan trái không được hưởng lẽ công bằng
Tác giả dân gian sử dụng hệ thống hình ảnh ẩn dụ quen thuộc của ca dao khi nói về người nông dân. Từ những hình ảnh này, ta dễ dàng liên tưởng tới thân phận nhỏ nhoi, thấp hèn, lam lũ, bất bình đẳng như con tằm, cái kiến, con cuốc của người nông dân trong xã hội cũ.
- Thân phận con tằm
- Thân phận con kiến
- Thân phận con hạc
- Thân phận con cuốc
* Nỗi khổ nhiều bề của người lao động trong xã hội cũ.
H: Cùng với những hình ảnh ẩn dụ trên, trong bài ca dao còn sử dụng điệp ngữ "thương thay" Em hãy nêu ý nghĩa của điệp ngữ này?
- Điệp ngữ: Thương thay 
là tiếng than bộc lộ sự thương cảm xót xa.
=>Điệp ngữ có tác dụng tô đậm mối thương cảm xót xa đồng thời kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau. Mỗi lần lặp lại, tình ý của bài ca lại được phát triển thêm nhiều lần.
- Điệp ngữ: Thương thay: là tiếng than bộc lộ sự thương cảm xót xa.
H: Thông qua bài ca dao này tác gia dân gian muốn lên án phản ánh điều gì?
- Lên án xã hội bất công, áp bức bóc lột.
- Lên án xã hội bất công, áp bức bóc lột.
H: Theo em, hình ảnh nào khiến em cảm động nhất? Vì sao?
- HS tự bộc lộ theo cảm nhận.
GV cho học sinh tham khảo
Có lẽ cảm động, đau đớn nhất, oan ức nhất có lẽ là tiếng kêu ra máu của con chim cuốc (quốc). Con chim đen đủi, nhỏ bé, lầm lũi, chạy nhanh cun cút, rúc sâu mãi vào giữa bụi tre, bờ ao, để rồi từ đó vọng ra khắc khoải, đều đều đến thê thảm biết bao nhiêu tiếng quốc quốc, suốt trưa suốt đêm hè ... Phải chăng đó cũng là số phận, cuộc đời của không ít kiếp người lam lũ sau lũy tre xanh với bao lỗi khổ cực, oan khiên. 
Giáo viên sử dụng kĩ thuật “giao nhiệm vụ”
Yêu cầu: Vậy, qua cách diễn đạt trên, theo em chủ thể của bài ca dao là ai? Nói với ai? Giãi bày tình cảm gì?
- GV giao nhiệm vụ cá nhân, nhóm. 
- Nội dung nhiệm vụ: như trên
- Địa điểm: Phòng học.
- Thời gian: 3 phút.
- Phương tiện thực hiện: giấy A4 hoặc bảng phụ.
- Hết giờ các nhóm, cá nhân nộp sản phẩm.
Học sinh hết giờ báo cáo kết quả
- Chủ thể bài ca dao là người nông dân lao động, họ nói với mình và nói với những người cùng cảnh ngộ. Họ hát lên bài ca nhằm thổ lộ những nối khổ của mình, đồng cảm với những nối khổ của người khác, thể hiện khát vọng đổi đời đồng thời thể hiện sự phản đối, tố cáo xã hội phong kiến đương thời.
Giáo viên chốt lại và nhấn mạnh khắc sâu nội dung bài
Con cò hay con tằm, con kiến hay con cuốc, cũng đều là những con vật nhỏ bé đáng thương, vắt kiệt sức mình cho cuộc sống mưu sinh mà cuộc đời vẫn vất vả, long đong đầy oan ức. Những hình ảnh đó đều là những ẩn dụ hết sức chính xác cho thân phận người nông dân dưới chế độ cũ. Bốn lời ca là 4 cảnh ngộ đáng thương, 4 nỗi niềm tâm sự mà tác giả dân gian muốn gửi gắm một cách đầy ẩn ý. Chúng ta sẽ còn gặp lại tiếng kêu khắc khoải quặn lòng của con chim cuôc qua bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
GV chiếu bài ca dao 1 trong sách giáo khoa lên màn hình.
- Yêu cầu HS đọc lại văn bản. HS khác nhận xét cách trình bày phần đọc.
- HS quan sát.
- Đọc lại nội dung văn bản.
- HS khác nhận xét cách trình bày phần đọc.
Bài ca dao 3
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
H: Bài ca dao được mở đầu bằng từ “Thân em”. Từ này gợi cho em điều gì?
- Thân em: chỉ thân phận chịu nhiều nỗi khổ cực, tủi nhục của người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Thân em: chỉ thân phận của người phụ nữ
H: Em hãy giải thích ý nghĩa của từ “Trái bần”?
- Bần: gợi tả sự nghèo khó, cách nói quen thuộc của người Nam Bộ, thường ví mình với trái bần, trái sầu riêng, trái ù u...
- Trái bần:
H: Hãy cho biết bài ca là lời của ai nói với ai?
- Chủ thể của bài ca dao là người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, họ than về thân phận của mình.
H: Từ mở đầu của bài ca gợi em nhớ tới những câu ca dao nào?
- HS suy nghĩ nhớ lại những câu ca dao mình đã học và đọc.
Giáo viên cho HS tham khảo
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
- Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Thảo luận 
Điểm chung của những bài ca dao được bắt đầu bằng cụm từ Thân em là gì? Viết một đoạn văn nêu ý nghĩa hình ảnh cụ thể
Giáo viên sử dụng kĩ thuật “viết tích cực”
- GV đặt câu hỏi và dành thời gian cho HS tự do viết câu trả lời.
- Yêu cầu HS viết tất cả những gì mà em biết về chủ đề.
- Yêu cầu HS chia sẻ những gì mà em biết.
- HS khác nhận xét đóng góp ý kiến.
Học sinh hết giờ báo cáo kết quả
- Những chùm bài ca này diễn tả một cách xúc động những đắng cay của cuộc đời người phụ nữ ngày xưa bằng những hình ảnh so sánh giàu sức gợi. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ không được quyết định cuộc đời mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Họ dù có xinh đẹp đến đấu , tài hoa đến mấy thì số phận của họ cũng chỉ như những vật dụng hàng ngày, như tấm lụa, như hạt mưa sa, trôi nổi, vật vờ, rủi may , hạnh phúc, bất hạnh không thể lường trước được. Người phụ nữ luôn phải phụ thuộc, không tự quyết định được cuộc đời mình trong xã hội phong kiến nam quyền
H: Qua hình ảnh trái bần, em thấy số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ hiện lên như thế nào?
- Mô típ quen thuộc của chủ đề than thân, gợi sự khổ đau, không tự định đoạt được cuộc đời mình.
Giáo viên bình
Ở MB, hình ảnh các con vật nhỏ bé tầm thường như con cò, con kiến.. được ví với thân phận của người nông dân thì ở Nam bộ hình ảnh trái bần, mù u, sầu riêng thường được dùng để nói về những thân phận khổ đau, đắng cay. Trái bần trôi dạt lênh đênh sóng gió dập vùi cũng giống như thân phận bọt bèo yếu đuối của người phụ nữ xưa, không được làm chủ cuộc đời, nổi trôi đành phó mặc cho cuộc đời.
Thảo luận
Nằm trong hệ thống những bài ca dao ấy, ngoài những nét chung như đã nói ở trên, bài ca dao này có điểm gì đặc biệt về hình thức và nội dung?
Giáo viên sử dụng kĩ thuật “động não”
- GV nêu cầu hỏi hoặc vấn đề.
- HS phát biểu đóng góp nhiều ý kiến (càng nhiều càng tôt).
- Liệt kê các ý kiến trên bảng.
- Phân loại ý kiến, làm sáng tỏ ý kiến chưa rõ.
- GV tổng hợp ý kiến chung.
Học sinh hết giờ báo cáo kết quả
- Ngoài hình ảnh so sánh: như trái bần gợi sự trôi nổi, vô định không có bến đậu bình yên, bài ca còn có câu hỏi tu từ như một lời than thở về thân phân mình, như một lời thông cảm với những người cùng cảnh ngộ, như một niềm mong mỏi được sống bình đẳng, không phải lệ thuộc, tự làm chủ cuộc đời mình , như một lời trách móc xoáy sâu vào xã hội phong
H: Từ việc phân tích, em thấy cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào? Qua đó, bài ca dao gợi lên trong lòng người đọc điều gì? 
- Nỗi xót thương thân phận người phụ nữ.
- Tố cáo xã hội phong kiến kìm hãm người phụ nữ, trà đạp người phụ nữ....
GV bình về tiếng nói của người phụ nữ trong ca dao, liên hệ đến thơ Trung đại.
Qua bài ca dao chúng ta học ngày hôm nay, qua cả chùm bài ca dao mà chúng ta vừa mở rộng, ta dễ dàng nhận thấy tiếng nói của người phụ xưa thật khiêm nhường, giản dị. Mơ ước của học cũng thật giản dị và khiêm nhường biết bao. Nhưng đến ngay cả những mơ ước bình dị ấy, họ cũng không có được. Cho nên đằng sau những lời than thở là tiếng nói nghiêm khắc lên án xã hội phong kiến đã đẩy họ vào cuộc sống bất bình đẳng ấy. ...
HS tham khảo thêm một số bài ca dao
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non,
Nàng về nuôi cái cùng con,
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng,
Chân đi đá lại dùng dằng,
Nửa nhớ Cao Bằng, nửa nhớ vợ con.
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao,
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Chớ xáo nước đục đau lòng cò con.
Chồng chị chị để trên bàn
Phòng khi đi chợ mua màn về che
Thân em như cái chổi để đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân.
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.
Một tay thì cắp hỏa mai,
Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền.
Tùng tùng trống đánh ngũ liên,
Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa.
Ngày xưa anh bủng anh xanh,
Tay tôi nâng chén thuốc, tay tôi đèo múi chanh.
Bây giờ anh khỏi anh lành,
Anh mê nhan sắc, anh tình phụ tôi.
Nhưng vì con cái họ lại một lần nữa cam chịu hẩm hiu.
Chàng ơi phụ thiếp làm chi,
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng.
Người ta rượu sớm trà trưa,
Thân em đi sớm về trưa cả đời.
Lạy trời ứng nghiệm một lời,
Cho em gặp được một người em thương.
Người ta bán vạn mua ngàn,
Thân em buôn bán cơ hàn vẫn vui.
Người ta đi đôi về đôi,
Thân em đi lẻ về côi một mình.
- Bởi vì con heo nên phải đèo khúc chuối,
Bởi vì con muỗi nên phải thả màn loan.
Bởi vì chàng nên thiếp phải chịu đòn oan,
Phụ mẫu nhà đay nghiến, thế gian chê cười.
HOẠT ĐỘNG 4: ĐÁNH GIÁ, KHÁI QUÁT. 
- Thời gian: 4 phút
- Phương pháp: thuyết trình, gợi mở, đàm thoại, nghi vấn, phân tích, tổng hợp, so sánh ...
- Kĩ thuật: Kĩ thuật các mảnh ghép, động não, trình bày một phút…
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
 Chú
GV hướng dẫn học sinh tổng kết
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật
H: Qua bài học ngày hôm nay em hãy nêu và trình bày những đặc sắc về mặt nghệ thuật của bài ca dao ?
GV gợi dẫn dựa vào nội dung bài học. 
- Sử dụng cách nói: thân cò, thân em, cò con, thân phận ...
- Sử dụng thành ngữ : lên thác xuống ghềnh, gió dập sóng dồi...
- Sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng, phóng đại, điệp từ ngữ.
- Thể thơ lục bát: Âm điệu than thân, thương cảm.
- Sử dụng cách nói của ca dao.
- Sử dụng thành ngữ 
- Nghệ thuật : so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng, phóng đại, điệp từ ngữ.
- Thể thơ lục bát
HS nêu nội dung
2. Nội dung
Giáo viên chốt lại nội dung bài học
Những câu hát than thân có số lượng rất lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những câu hát đó thường dùng các sự vật, con vật nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. Ngoài ý nghĩa than thân, đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động, những câu hát này cón có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.
HOẠT ĐỘNG 5: LUYỆN TẬP. 
- Thời gian: 3 phút
- Phương pháp: thuyết trình, gợi mở, đàm thoại, nghi vấn, phân tích, tổng hợp, so sánh ...
- Kĩ thuật: Kĩ thuật các mảnh ghép, động não, trình bày một phút…
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
 Chú
GV chiếu bài ca dao đọc thêm trong sách giáo khoa lên màn hình.
- Yêu cầu HS đọc lại văn bản. HS khác nhận xét cách trình bày phần đọc.
- HS quan sát.
- Đọc lại nội dung văn bản.
- HS khác nhận xét cách trình bày phần đọc.
IV. Luyện tập
H: Bài đọc thêm có sử dụng các hình thức nghệ thuật gì ? Nội dung của mỗi bài nói về điều gì?
- Hs chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và nội dung của từng bài ca dao.
H: Phân tích nỗi khổ của người lính thú ngày xưa qua bài ca dao cuối văn bản đọc thêm? 
- HS phân tích bài ca dao.
H: Trong các bài ca dao đã học, đã đọc, em thích bài nào, câu nào, hình ảnh nào nhất, vì sao?
H: Học xong chùm ca dao than thân, em có ước mơ gì?
- HS tự bộc lộ.
- Hs bộc lộ mơ ước…
Bước IV: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài học ở nhà.
- Thời gian: 3 phút
1. Bài cũ: 
- Thuộc lòng chùm ca dao than thân, thuộc ghi nhớ.
- Phân tích được bài mình thích.
- Sưu tầm các bài có cùng chủ đề.
- Viết cảm nhận về bài ca dao than thân khiến em cảm động nhất.
2. Bài mới: Soạn “ Những câu hát châm biếm:
- Đọc trước, tìm thêm các bài ca cùng chủ đề.
- Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài vào vở BT.
- Tập phân tích các bài ca dao (4 nhóm - 4 bài)
* RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
-------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNgu Van 7 Tiet 13.doc