Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thạch Hội
Hoạt động 1(15’)
? Thế nào là tục ngữ?
? Nhắc lại khái niệm về ca dao, dân ca?
? Điểm chung giữa tục ngữ, ca dao, dân ca?
- Là một thể loại của văn học dân gian I. Tục ngữ, ca dao, dân ca
1. Tục ngữ: Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt và được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời nói hàng ngày
2. Ca dao: Là lời thơ của dân ca, là một thể thơ dân gian
3. Dân ca: Là những sáng tác kết hợp lời và nhạc (những câu hát dân gian)
V VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Tóm tắt nội dung,Tóm tắt nghệ thuật: ? Đọc lại các bài văn nghị luận đã học ( Bài 20,21,22,23,24) và điền vào bảng kê theo mẫu dưới đây? - HS: Thảo luận nhóm 10 - Hs: Cử đại diện lên bảng điền. - GV: Chốt sửa sai. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tóm tắt nội dung của bài nghị luận Stt Tên bài Tác giả Đề tài NL Luận điểm PPlập luận 1 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh Tinh thần yêu nước của dân tộc VN Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta Chứng minh 2 Sự giàu đẹp của Tiếng việt Đặng Thai Mai Sự giàu đẹp của Tiếng việt Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng hay, một thứ tiếng đẹp Chứng minh kết hợp giải thích 3 Đức tính giản dị của Bác Hồ Phạm Văn Đồng Đức tính giản dị của BH Bác giản dị trong mọi phương diện: Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết Chứng minh kết hợp giải thích và bình luận 4 Ý nghĩa văn chương Hoài Thanh Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu tình cảm con người Giải thích kết hợp bình luận 2. Đặc sắc nghệ thuật của các bài văn nghị luận: Tên bài Đặc sắc nghệ thuật Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, toàn diện, sắp xếp hợp lí; hình ảnh so sánh đặc sắc. Sự giàu đẹp của tiếng việt - Bố cục mạch lạc, kết hợp giải thích và chứng minh; luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ. Đức tính giản dị của Bác Hồ - Dẫn chứng cụ thể, xác thực,toàn diện, kết hợp chứng minh, giải thích và bình luận, lời văn giản dị và giàu cảm xúc Ý nghĩa văn chương - Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn giản dị, kết hợp với cảm xúc; văn giàu cảm xúc 3.Thể loại: THỂ LOẠI YẾU TỐ CHỦ YẾU VÍ DỤ Truyện, ký(tự sự) - Cốt truyện - Nhân vật - Nhân vật kể chuyện Bài học đường đời đầu tiên, Buổi học cuối cùng, Cây tre Việt Nam... Trữ tình - Tâm trạng cảm xúc. - Hình ảnh, vần, nhịp, nhân vật trữ tình - Ca dao dân ca trữ tình - NQSH, Ntiêu, Tĩnh dạ tứ, Lượm, Đêm nay Bác không ngủ.... Nghị luận - Luận đề - Luận điểm - Luận cứ - Luận chứng - Tình thần yêu nước của nhân dân ta - Sự giàu đẹp của tiếng việt - Đức tính giản dị của BH - Ý nghĩa văn chương So sánh đối chiếu các yếu tố tự sự, trữ tình với văn nghị luận ? Qua bảng thống kê đó em hãy nêu sự khác nhau giữa văn bản nghị luận và các thể loại tự sự trữ tình ? - HS: Trả lời ? Vậy những câu tục ngữ có thể xem là những văn bản nghị luận đặc biệt hay không ? Hướng dẫn tổng kết - Học sinh: Thực hiện ghi nhớ sgk 3.b - Văn nghị luận: chủ yếu dùng lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận để thuyết phục người đọc - Văn tự sự chủ yếu để kể chuyện, thơ tự sự có vần, nhịp, văn thơ trữ tình chủ ỵếu là bộc lộ cảm xúc. - Có thể vì mỗi câu tục ngữ là một luận đề hình ảnh chưa được chứng minh. 3.c Mỗi câu tục ngữ thể hiện một ý kiến (LĐ) nhận định về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người.... II. TỔNG KẾT *ghi nhớ sgk 4. Củng cố: - Em hiểu thế nào là văn nghị luận? Tầm quan trọng của nghị luận trong giao tiếp, trong đời sống con người? Mục đích của nghị luận là gì? - Văn nghị luận phân biệt với các thể loại thể loại tự sự, trữ tình chủ yếu ở những điểm nào? - Các kiểu văn bản nghị luận thường gặp trong nhà trường là gì? HS theo dõi bảng sau: BẢNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC VĂN NGHỊ LUẬN STT CÁC PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 1 Bản chất là gì? Là hình thức hoạt động ngôn ngữ phổ biến trong đời sống và giao tiếp của con người; là kiểu văn bản, kiểu bài tập làm văn trong nhà trường. 2 Mục đích Nêu ý kiến đánh giá, nhận xét, bàn luận về các hiện tượng, sự vật, vấn đề xã hội, văn học nghệ thuật hay về ý kiến của người đọc. 3 Đặc trưng chủ yếu Dùng lí lẽ và dẫn chứng cùng với cách lập luận đề thuyết phục nhận thức của người đọc. 4 Các khái niệm công cụ chủ yếu Luận đề, luận điểm, luận cứ, lập luận, lí lẽ, dẫn chứng, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lập luận quy nạp, lập luận diễn dịch, lập luận tổng-phân-hợp, lập luận đòn bẩy, lập luận phản chứng 5 Các kiểu bài nghị luận thường gặp trong nhà trường Nghị luận xã hội, nghị luận văn học, chứng minh, giải thích, bình luận. Với mỗi loại lại có thể phân loại nhỏ hơn nữa. 5. Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ sgk/67 và các bảng thống kê. - Chuẩn bị Kiểm tra văn. ========================================= Ngày dạy:07/3/2018 Tiết 101: KIỂM TRA VĂN A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến Thức Đánh giá kiến thức của hs về tục ngữ và văn nghị luận. 2. Kĩ năng: - Rèn cách làm bài, viết đoạn văn. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra. B. CHUẨN BỊ: Ma trận, đề, đáp án. C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: I. Ma trận: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng “TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI” Biết được bài học kinh nghiệm trong các câu tục ngữ Chỉ ra được sự tương đồng, bổ sung ý nghĩa của hai câu tục Số câu:1(câu 2) Số điểm:1 Tỉ lệ:10% Số câu:1(câu 2) Số điểm:1 Tỉ lệ:10% Số câu:1 Số điểm:2 Tỉ lệ:20% “TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT Biết được bài học kinh nghiệm trong các câu tục ngữ đã học. Vận dụng viết đoạn văn phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật câu tục ngữ. Số câu:1(câu 3) Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu:1(câu 3) Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Số câu:1 Sốđiểm:4 Tỉ lệ:40% VĂN BẢN: “TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA” Nhớ được tác tên tác giả, tên văn bản. Tích hợp với kiến thức Tiếng Việt chỉ ra câu chủ động Chỉ ra được phương thức biểu đạt của một đoạn trích; Thấy được giá trị nghệ thuật của việc sử dụng từ ngữ. Vận dụng viết đoạn văn nêu cảm nhận về một đoạn trích. Số câu: 1(câu 1) Số điểm:1,5 Tỉ lệ: 15% Số câu: 1(câu 1) Số điểm:1,5 Tỉ lệ:15% Số câu: 1(câu 1) Số điểm:1 Tỉ lệ: 10% Số câu:1 Số điểm:4 Tỉ lệ:40% Tổng số câu: Tông số điểm: Tỉ lệ: Số câu: Số điểm:4,5 Tỉ lệ: 45% Số câu: Số điểm:3,5 Tỉ lệ:40% Số câu: Số điểm:2 Tỉ lệ: 20% Số câu:3 Số điểm:10 Tỉ lệ:100% II/ĐỀ BÀI Câu 1.(4 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi cho bên dưới: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? c. Sự xuất hiện của ba cụm từ “ kết thành, lướt qua, nhấn chìm” trong một câu văn nhằm thể hiện mục đích gì? d. Câu văn “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.” là câu chủ động hay câu bị động? e. Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trên. Câu 2. (2 điểm) So sánh 2 câu tục ngữ sau: Không thầy đố mày làm nên. Học thầy tày học bạn. Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao? Câu 3. (4 điểm) Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối. III/ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM. Câu 1. (4 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân ta” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. (1đ) PTBĐ chính là: nghị luận. (0,5đ). Sự xuất hiện của ba cụm từ “ kết thành, lướt qua, nhấn chìm” trong một câu văn nhằm thể hiện sức mạnh vô đich của lòng yêu nước. Đó là sức mạnh của sự đoàn kết, vượt qua khó khăn gian khổ, chiến thắng mọi kẻ thù(1đ). Là câu chủ động. (0,5đ). HS nêu được các ý cơ bản: (1đ). Đây là phần mở bài của bài văn “ Tinh thần yêu nước của nhân ta”. Bác đã khẳng định sự cao quý và sức mạnh của lòng yêu nước bằng hình ảnh so sánh “làn sóng” và các động từ giàu sắc thái biểu cảm.. Bác bày tỏ niềm tự hào và trân trọng truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc Câu 2. (2đ) - Hai câu tục ngữ trên đây bổ sung ý nghĩa cho nhau. (1đ). - Vì chỉ học bạn mà không học thầy thì khó mà làm nên, chỉ học thầy mà không học bạn thì mình sẽ thua kém bạn bè(1đ). Câu 3. (4đ) NT: biện pháp nói quá, hai vế câu đối xứng, vần lưng, làm cho câu tục ngữ dễ thuộc dễ nhớ.(2đ). ND: thời gian trái ngược giữa mùa đông và mùa hè được diễn tả độc đáo ấn tượng, mùa hè đêm ngắn, ngày dài, mùa đông đêm dài ngày ngắn. Do đó con người cần có ý thức chủ động sử dụng thời gian, sắp xép công việc sao cho hợp lí.(2đ). - Giáo viên phát đề kiểm tra, theo dõi học sinh làm bài - Học sinh: Làm bài nghiêm túc. - Giáo viên thu bài - Giáo viên nhận xét tiết kiểm tra, rút kinh nghiệm cho hs. 4. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Về nhà kiểm tra lại bài làm. - Chuẩn bị bài “Dùng cụm C-V để mở rộng câu” **************** Ngày soạn: 11/3/2018. Tiết 102-Tiếng Việt: DÙNG CỤM CHỦ -VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Mục đích của việc dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu. - Các trường hợp dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu. 2. Kĩ năng: - Nhận biết các cụm Chủ - Vị làm thành phần câu. - Nhận biết các cụm Chủ - Vị làm thành phần của cụm từ. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ ý tưởng trao đổi về dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu 3. Thái độ: - Trong từng văn cảnh dùng cụm C-V để mở rộng câu ( tức dùng cụm C-V để làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ để bài văn thêm phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn.. B. CHUẨN BỊ: Máy chiếu ghi ví dụ C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi Câu 1. Nêu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ?(4 điểm) Câu 2. Cho vd về câu CĐ ?Thử chuyển 1 câu đó thành câu bị động ? 4 điểm) Đáp án và biểu điểm. Câu Đáp án Điểm Câu 1 - Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ ( hoặc cụm từ). - Chuyển từ ( hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ ( cụm từ ) chỉ chủ thể hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. 4 Câu 2 Thầy giáo phê bình em =>Em được Thầy giáo phê bình =>Em bị Thầy giáo phê bình 6 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs 3. Bài mới: GV giới thiệu bài - Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, Khi đó ta nói dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu, Vậy cụm Chủ - Vị để mở rộng câu như thế nào cho hợp lí ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.. HĐ CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu, Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu: - Hs: Đọc vd trong sgk ? Xác định cụm danh từ trong câu văn đó? - Những tình cảm ta không có - Những tình cảm ta sẵn có - Hs: Thảo luận, trình bày - Gv: Chốt, ghi bảng ? Vậy trong câu văn đó có mấy cụm danh từ? ? Hãy nêu mô hình của cụm danh từ ? Hs:2 cụm danh từ ? Cấu tạo của phụ ngữ sau? ? Vậy ngoài cụm C - V làm nòng cốt câu, ví dụ trên còn 2 cụm C-V đóng vai trò gì? - H. Phân tích, nhận xét. ? Thế nào là dụng cụm C-V để mở rộng câu? Bài tập nhanh: Xác định cụm chủ vị làm định ngữ trong các câu sau: - Căn phòng tôi ở rất đơn sơ. - Nam đọc quyển sách tôi cho mượn. - Hs: đọc 4 vd trong sgk ? Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ trong câu ? ? Với câu a điều gì khiến người nói (tôi) rất vui mừng, vững tâm? (Chị Ba đến) ? Theo dõi câu b và trả lời, khi bắt đầu kháng chiến nhân dân ta ntn? - Hs: Tinh thần rất hăng hái ? Chú ý câu c trả lời câu hỏi: Chúng ta có thể nói gì? - Hs: Trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm để ủ trong lá sen ? Với câu d: Nói đúng ra phẩm giá tiếng việt chỉ mới thực sự được xác định và đảm bảo từ ngày nào? - Cách mạng tháng tám thành công ? Với mỗi cụm C-V trên đóng vai trò gì ? ? Trong những trường hợp nào có thể dùng cụm C-V để mở rộng câu ? - Hs: Đọc ghi nhớ sgk. *HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập 1. Bài tập 1: ? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? - HS: Thảo luận trình bày bảng. - GV: Chốt ghi bảng I. Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu: a. Tìm hiểu ví dụ Sgk/ 68: - 2 cụm danh từ: + Những tình cảm ta/không có + Những tình cảm ta / sẵn có - Mô hình PT TT PS Những tình cảm Ta không có Những tình cảm Ta sẵn có - Phụ ngữ sau là 1 cụm C - V. Ta / không có. Ta / sẵn có. -> Cụm C - V làm định ngữ. + Kết luận: Là dùng cụm chủ vị dưới hình thức giống một câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu b. Ghi nhớ: Sgk 2. Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu: * Xét Ví dụ: a. Chị Ba đến khiến tôi rất vui mừng và vững tâm => Làm chủ ngữ b. Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái. => Làm vị ngữ c. Trời sinh là sen để bao bọc cốm, bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm để nằm ủ trong lá sen. => Làm phụ ngữ trong cụm động từ d. Nói cho đúng. Cách mạng tháng tám thành công => Làm phụ ngữ trong cụm danh từ => Các thành phần câu như CN, VN và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể cấu tạo bằng cụm C-V * Ghi nhớ Sgk /68- 69. II. LUYỆN TẬP: 4. Cũng cố: - GV hệ thống lại kiến thức. Bài tập thêm: Mở rộng thành phần câu bằng cụm chủ - vị. a, Bài thơ rất hay. -> Bài thơ mà anh/ viết// rất hay. b, Nam đọc quyển sách. -> Nam// đọc quyển sách tôi/ cho mượn. 5.. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: -Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu ? - Nêu các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu. Học ghi nhớ, hoàn chỉnh lại các câu ở phần luyện tập. - Soạn bài “Dùng cụm C-V để mở rộng câu”(tiếp) **************** Ngày dạy: 14/3/2018. Tiết 103-Tiếng Việt: DÙNG CỤM CHỦ -VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU (tt) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Cách dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu. - Tác dụng dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu. 2. Kĩ năng: - Mở rộng câu cụm Chủ - Vị. - Phân tích tác dụng của việc dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ ý tưởng trao đổi về dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu 3. Thái độ: Trong từng văn cảnh dùng cụm C-V để mở rộng câu ( tức dùng cụm C-V để làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ để bài văn thêm phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn.. B. CHUẨN BỊ - Máy chiếu C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: *Đề bài: Câu1. Thế nào là dùng cụm chư –vị để mở rộng câu? 3. Bài mới: GV giới thiệu bài: Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, Khi đó ta nói dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu, Vậy cụm Chủ - Vị để mở rộng câu như thế nào cho hợp lí, để các em nắm rõ hơn và vận dụng vào thực hành chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay. HĐ của thầy và trò Nội dung cơ bản GV đặt câu hỏi để HS ôn tập lại kiến thức. 1. Tìm cụm chủ vị làm thành phần câu trong câu sau? Cái bàn này chân bị gẫy. 2. Hãy xác các thành phần chính trong câu sau: Lan học giỏi khiến cha mẹ vui lòng. 3. Phân tích ví dụ sau: Tay cầm cuốn sách, Lan bước xuống cầu thang. GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK I. Ôn tập lý thuyết: - HS trả lời như phần Ghi nhớ 1,2 SGK II. Luyện tập: * Đáp án: Cụm chủ vị : chân/ bị gẫy c v Làm thành phần vị ngữ trong câu Cái bàn này// chân / bị gẫy c v CN VN 2. Lan học giỏi / khiến cha mẹ vui lòng. CN VN Lan /học giỏi khiến cha mẹ /vui lòng. CN VN CN V Cụm C-V làm CN Cụm C_V làm phần phụ sau của cụm ĐT 3. Tay cầm cuốn sách, Lan bước xuống cầu thang. Tay/ cầm cuốn sách, Lan/ bước xuống cầu thang C V C V Trạng ngữ cách thức => Cụm C-V là trạng ngữ cách thức để mở rộng câu. 4. Bài tập SGK. Tìm cụm C-V và cho biết cụm C-V làm thành phần gì a. Chỉ riêng những người chuyên môn mới định được => Cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm danh từ b. Khuôn mặt đầy đặn => C-V làm vị ngữ c. Các cô gái làng vòng đỗ gánh => C-V làm phụ ngữ trong cụm danh từ Hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào => Cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm động từ d. Một bàn tay đập vào vai .hắn giật mình => Cụm C-V làm chủ ngữ và làm phụ ngữ 4. Cũng cố: GV khái quát lại nội dung kiến thức. Bài tập: 1. Hãy dùng cụm C – V để mở rộng câu sau: Cả lớp lắng nghe. Gợi ý: Cả lớp/ lắng nghe cô giáo// giảng bài. 2. Xác định và gọi tên các cụm chủ vị làm thành phần câu trong các câu sau: a. Nó cười khiến cả nhà cười theo b.Tôi đã làm xong bài tập mà cô giáo ra. Cụm chủ vị Thành phân câu Nó cười Chủ ngữ cả nhà cười theo Phụ ngữ trong cụm ĐT cô giáo ra Phụ ngữ trong cụm DT 5. Hướng dẫn học ở nhà: -Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu ? - Nêu các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu. Học ghi nhớ, hoàn chỉnh lại các câu ở phần luyện tập. - Soạn bài “Dùng cụm C-V để mở rộng câu”(phần luyện tập) ========================== Ngày soạn: 14/3/2018 Tiết 104 TRẢ BÀI TLV SỐ 5; KIỂM TRA VĂN, TIẾNG VIỆT A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Củng cố lại những k.thức và k.năng đã học về văn bản lập luận chứng minh, về công việc tạo lập văn bản nghị luận và về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu. 2. Kĩ năng: Đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ làm văn của bản thân mình, nhờ đó có được những kinh nghiệm và quan tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài sau. 3. Thái độ: Có ý thức khi sửa bài, rút kinh nghiệm cho những bài làm sau. B. CHUẨN BỊ: - GV: Bài làm của HS đã chấm. Những điều cần lưu ý: Không nên coi nhiệm vụ của tiết trả bài TLV chỉ là đánh giá ưu, khuyết điểm của 1 bài làm cụ thể, mà người GV cần giúp HS rút ra những bài học chung về cách làm bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu là gì? Cho ví dụ. - Viết đoạn văn sử dụng câu có cụm chủ vị để mở rộng câu. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Sau khi đã làm 3 bài kiểm tra 1 tiết (Văn, TV, TLV) hôm nay chúng ta sẽ tiến hành trae và sửa những lỗi sai đã mắc phải trong các làm đó, nhằm giúp các em rút ra kinh nghiệm để vận dụng tốt hơn vào các bài tập sau này. I. TRẢ BÀI TLV SỐ 5. 1. ĐỀ BÀI *Câu 1: Hãy nên các bước làm bài văn lập luận chứng minh? *Câu 2: Hãy chứng ninh rằng ''Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta''.(8đ) 2. Đáp án: *. Mở bài. Nêu khái quát vai trò của rừng đối với cuộc sống của chúng ta. Khẳng định: Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống. *. Thân bài. Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta: 1. Nêu những ích lợi của rừng: Cung cấp không khí. Ngăn lũ lụt, lở đất. Cung cấp sản vật, hoa cỏ, gỗ,... Tạo lớp mùn cho đất 2. Vì thế, bảo vệ rừng là bảo vệ cuốc sống của chúng ta, bởi: Nghĩa là chúng ta đang bảo vệ sự trong lành của sự sống. Nghĩa là chúng ta đang bảo vệ mình khỏi những thiên tai. Nghĩa là chúng ta đang gìn giữ cho những ích lợi lâu dài của cả cộng đồng. 3. Rừng có vai trò như thế nhưng thực tế hiện nay như thế nào? *. Kết bài. Nêu trách nhiệm của bản thân và gửi thông điệp bảo vệ rừng đến mọi người. 3. Nhận xét: - Ưu điểm: Nắm được yêu cầu của đề, nắm vững thể loại, làm bài được. - Nhược: + Một số bài chưa nắm được yêu cầu thể loại, làm bài lộn xộn, sơ sài. + Một số bài chưa biết nêu dẫn chứng,nếu có thì dẫn chứng quá vụn vặt, không thuyết phục, chưa tiêu biểu, chưa phân tích được. + Một số bài sa vào liệt kê dẫn chứng . + Chưa liên kết được các đoạn với nhau. + Bố cục chưa rõ ràng, cân đối. II. Trả bài kiểm tra văn: 1. Đề bài: 2. Đáp án: Câu 1. (4 điểm) a.Đoạn văn trên được trích từ văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân ta” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. (1đ) b.PTBĐ chính là: nghị luận. (0,5đ). c.Sự xuất hiện của ba cụm từ “ kết thành, lướt qua, nhấn chìm” trong một câu văn nhằm thể hiện sức mạnh vô đich của lòng yêu nước. Đó là sức mạnh của sự đoàn kết, vượt qua khó khăn gian khổ, chiến thắng mọi kẻ thù(1đ). d. Là câu chủ động. (0,5đ). e.HS nêu được các ý cơ bản: (1đ). Đây là phần mở bài của bài văn “ Tinh thần yêu nước của nhân ta”. Bác đã khẳng định sự cao quý và sức mạnh của lòng yêu nước bằng hình ảnh so sánh “làn sóng” và các động từ giàu sắc thái biểu cảm.. Bác bày tỏ niềm tự hào và trân trọng truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc Câu 2. (2đ)- Hai câu tục ngữ trên đây bổ sung ý nghĩa cho nhau. (1đ). - V
File đính kèm:
- Giao an hoc ki 2_12739147.doc