Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020

* Hoạt động 2 : HDHS phân tích văn bản.

? Câu chuyện được mở đầu bằng lời giục giã chia đồ chơi của mẹ. Tại sao hai anh em Thành- Thuỷ phải chia đồ chơi?

HS: (Trả lời)

? Em có nhận xét gì về cách mở đầu của tác giả?

HS: Cách vào truyện đột ngột, gây chú ý cho người đọc.

? Thái độ và tâm trạng của hai anh em trước lệnh chia đồ chơi và hai anh em phải xa nhau? (chú ý thời điểm đêm hôm trước và sáng hôm sau).

HS: + Thuỷ: run lên bần bật, cặp mắt tuyệt vọng, hai bờ mi sưng húp lên vì khóc nhiều.

 + Thành: cắn môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nước mắt cứ tuôn ra như suối ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.

? Khi mẹ giục chia đồ chơi hai anh em Thành- Thuỷ có tâm trạng như thế nào?

HS: (Trả lời)

? Hai anh em Thành- Thuỷ đã thương yêu nhau như thế nào?Hãy tìm các chi tiết trong truyện cho thấy hai anh em Thành - Thuỷ thương yêu, chia sẻ, luôn quan tâm đến nhau?

HS: - Thành rất hiểu em gái mình: “Anh em tôi rất thương nhau, em ấy rất ngoan, nó lại khéo tay nữa bao giờ nó cũng chu đáo và hiếu thảo như vậy ”

 - Thủy vá áo cho anh, Thành chiều nào cũng đón em, Thuỷ võ trang cho con vệ sĩ gác đêm cho Thành Thành tặng hết búp bê cho em, Thủy lo không ai gác đêm => để lại búp bê cho anh, khi ra đi Thuỷ vẫn dặn về chuyện vá áo

? Cảnh chia búp bê khiến chúng ta rất cảm động, hai anh em Thành- Thủy muốn nhường nhau búp bê để chúng luôn đứng cạnh nhau, không rời xa nhau. Điều đó có ý nghĩa gì?

HS: Tình cảm bền chặt, mong muốn không bao giờ bị chia lìa

Tiểu kết tiết 1.

 

doc288 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ______________________________________________ 
Ngày soạn: /10/2019
Ngày giảng: 7A: /10/2019 
 7B: /10/2019
 Tiết 35: Tập làm văn: 
CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1.Kiến thức:
 - Hiểu ý cách lập ý trong bài văn biểu cảm. Những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm bài văn biểu cảm.
 - Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.
 - Nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn.
 2. Kĩ năng:
 - Biết vận dụng các cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể.
 3. Thái độ: 
 - Nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn, có ý thức chuẩn bi tốt khâu lập ý khi làm văn biểu cảm..
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: - Giáo án; SGV, SGK.
 * Phương pháp: Vấn – đáp, nêu vấn đề, làm bài tập thực hành.
 2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp khi học bài mới.
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm: 
GV: Gọi HS đọc đoạn văn (SGK- 117).
GV? Đoạn văn trích ở văn bản nào, học lớp mấy?
 HS: ĐV của tác giả Thép Mới trích trong văn bản “Cây tre Việt Nam” – Ngữ văn 6 kì II.
GV? Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn?
 HS: Sự gắn bó của cây tre đối với đời sống của người Việt Nam.
GV? Trong đoạn văn tác giả đã nhắc đến cây tre ở thời điểm nào?
HS: Trong tương lai.
GV? Người viết đã liên tưởng, tưởng tượng cây tre trong tương lai sẽ như thế nào?
 HS: Tre sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam tre vẫn là bóng mát, vẫn là khúc nhạc tâm tình, sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi
GV? Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hóa đã khơi gợi cho tác giả những cảm xúc gì về cây tre? Đoạn văn biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp ? Bằng biện pháp nào?
GV giới thiệu đoạn văn phần trước đoạn văn trong ví dụ
GV? Đoạn văn nói về hình ảnh cây tre trong thời điểm nào?
 HS: Hiện tại.
GV: Đoạn văn bày tỏ tình cảm của tác giả với cây tre. Tác giả bày tỏ tình cảm của mình bằng cách gợi nhắc lại quan hệ với sự vật, liên hệ với tương lai.
GV Gọi HS đọc đoạn văn thứ 2 (SGK- 118) của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.
GV? Đối tượng biểu cảm của đoạn văn là gì?
 HS: (Con gà đất)
GV? Nội dung của đoạn văn?
 HS: Trả lời
GV? Tác giả đã say mê con gà đất như thế nào?
 HS: Niềm say mê trở thành tình yêu, niềm vui kì diệu, không có gì vui hơn, vui khi có ... buồn tiếc nuối khi bị mất ...
GV? Niềm say mê con gà đất là sự việc trong quá khứ hay hiện tại?
 HS: Trả lời
GV? Từ việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả trong hiện tại? (Từ hình ảnh con gà đất, tác giả đã phát hiện ra điều gì về đặc điểm của đồ chơi ? Đặc điểm ấy gợi ra cho tác giả những suy nghĩ và liên tưởng gì.)
 HS: Hấp dẫn bởi tính mong manh, dễ vỡ, dễ hỏng của chúng.
 Suy nghĩ về quá khứ: Nhớ về những con gà đất của tuổi thơ và liên tưởng tới những linh hồn. Tác giả có những suy nghĩ thật sâu sắc: Đồ chơi không phải là những vật vô tri vô giác bởi chúng có linh hồn, nhờ chúng mà con người có khát vọng vươn tới cái đẹp.
GV: Cho HS đọc VD (SGK- 119)
GV? Đối tượng biểu cảm của đoạn 1 là ai?
 HS: Cô giáo.
GV? Nội dung chính của đoạn văn này là gì?
HS: Suy nghĩ, tình cảm yêu mến cô giáo
GV? Tình cảm đối với cô giáo của tác giả được bắt nguồn từ quá khứ hay hiện tại?
HS: Chủ yếu là quá khứ được gợi lên từ những kỉ niệm
GV? Từ những kỉ niệm trong kí ức về cô giáo, tác giả đã tưởng tượng điều gì ở tương lai.
 HS: Mỗi lần đi ngang qua ... nghe tiếng giảng bài là nhớ cô ...
 Hứa hẹn: Sau này lớn lên mình sẽ rất nhớ cô giáo, không thể quên được cô.
GV Gọi HS đọc đoạn văn 2.
GV? Việc liên tưởng từ Lũng Cú ở cực bắc Tổ quốc tới Cà Mau cực nam của Tổ quốc đã giúp tác giả thể hiện tình cảm gì của mình?
HS: Tình yêu Tổ quốc và khát vọng thống nhất đất nước của tác giả Nguyễn Tuân.
GV? Đọc đoạn văn của Tô Hoài. Chỉ ra đối tượng biểu cảm của đoạn văn?
 HS: (u tôi)
GV? Đoạn văn kể hay tả?
GV? Đoạn văn tả những chi tiết nào của u tôi?
 HS: Hình bóng và nét mặt, tóc ...
GV? Hình bóng và nét mặt của u tôi được miêu tả như thế nào?
 HS: (chỉ ra trong đoạn văn)
- Cái bóng đen đủi ... khuôn mặt trăng trắng ... đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm màu nâu đồng ...
- Tóc ... nếp nhăn ... răng ...
GV? Tác giả đã vận dụng thao tác nào khi miêu tả u?
 HS: trả lời
GV? Ngoài miêu tả, tác giả còn kết hợp những suy ngẫm... chỉ ra những câu văn nêu suy ngẫm?
 HS: trả lời
GV? Qua đoạn văn em thấy hiện lên một người mẹ như thế nào?
 HS: trả lời
GV? Bộc lộ tình cảm gì của đứa con?
 HS: trả lời
GV? Qua các bài tập vừa tìm hiểu ta thấy để lập ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh người viết có thể theo những cách nào?
HS: Nêu ý kiến
GV: Nhận xét -> Cho HS đọc ghi nhớ (SGK- 121)
I. NHỮNG CÁCH LẬP Ý THƯỜNG GẶP CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM:
1. Liên hệ hiện tại với tương lai:
Đoạn văn (SGK – T117,118)
- Tưởng tượng trong tương lai: ... sắt thép ... nhiều hơn tre nứa/ Tre còn mãi ... 
-> Gợi cảm xúc yêu mến, tình cảm trân trọng ngợi ca cây tre VN (Cây tre mang giá trị tinh thần, trở thành biểu tượng cho con người, đất nước)
- Biểu cảm trực tiếp (NT điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ ...)
=> Bày tỏ tình cảm = gợi nhắc quan hệ với sự vật ở hiện tại và liên hệ đến tương lai.
2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại:
Đoạn văn (SGK- 118)
 Nội dung đoạn văn : Niềm say mê con gà đất.
- Hồi tưởng quá khứ :
Nhớ về những con gà đất của tuổi thơ, niềm vui khi có nó. 
- Suy nghĩ về hiện tại : Bây giờ hiểu ra ... và liên tưởng tới những linh hồn. 
-> Gợi cảm xúc yêu mến, trân trọng kí ức tuổi thơ ...
3. Tưởng tượng tình huống hứa hẹn, mong ước:
* Đoạn văn 1:
- ND: Tình cảm yêu mến cô giáo.
- Tưởng tượng tình huống: ....
- Hứa hẹn: ...
* Đoạn văn 2:
- Liên tưởng từ Lũng Cú ở cực bắc Tổ quốc tới Cà Mau cực nam của Tổ quốc.
-> Tình yêu Tổ quốc và khát vọng thống nhất đất nước của tác giả Nguyễn Tuân.
4. Quan sát, suy ngẫm:
Đoạn văn (SGK- 120)
- Nội dung: tả u tôi.
- Vừa quan sát, vừa suy ngẫm 
-> Hình ảnh người mẹ già nua, khắc khổ, vất vả chịu thương ...
=> Tình cảm yêu thương, biết ơn, xót xa và ân hận ....
* Ghi nhớ: (SGK- 121)
* Hoạt động 2: HDHS luyện tập:
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1:
Yêu cầu: 
HS biết chọn, tập vận dụng các cách lập ý đã học để tạo lập ý cho đề bài cụ thể này.
GV: HDHS lần lượt thực hiện các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, dàn ý.
HS: Trình bày dàn ý của mình trước lớp, trao đổi với bạn.
II. LUYỆN TẬP:
Tập làm dàn ý cho bài văn biểu cảm
Đề bài: Cảm xúc về người thân
Gợi ý:
a. Mở bài: Giới thiệu về người mình định viết và mối quan hệ thân tình cảu mình với người đó
b. Thân bài:
 - Có thể hồi tưởng những kỉ niệm ấn tượng mình đã có với người ấy trong quá khứ.
- Nêu sự gắn bó của người đó với mình trong niềm vui, nỗi buồn, trong sinh hoạt, học tập, vui chơi
c. Kết bài: Nghĩ về hiện tại và tương lai của người ấy từ đó bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, lòng mong muốn
 4. Củng cố:
? Nhắc lại những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.
5. Hướng dẫn tự học ở nhà:
 - Lập ý các đề còn lại, học ghi nhớ.
 - Tìm ví dụ chứng tỏ cách lập ýđa dạng trong bài văn biểu cảm.
 - Soạn bài: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”
 _________________________________________________
Ngày soạn: /10/2019
Ngày giảng: 7A: /10/2019 
 7B: /10/2019
 Tiết 36: Văn bản:
CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
(Tĩnh dạ tứ - Lí Bạch)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1.Kiến thức:
 - Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lý Bạch.
 - Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.
 - Hình ảnh trăng - vầng trăng tác động đến tâm tình của nhà thơ.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc - hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt.
 - Nhận ra Nghệ thuật đối trong bài thơ.
 - Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.
 3. Thái độ: 
 - Bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương đất nước
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: - Giáo án; SGV, SGK. Tranh ảnh về Lí Bạch, phương tiện nghe.
 * Phương pháp: Vấn – đáp, nêu vấn đề, quy nạp.
 2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
 III. Tiến trình bài dạy:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Đọc thuộc lòng, diễn cảm bản dịch thơ bài Xa ngắm thác núi Lư và trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Lý Bạch.
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:
Phần trình bày của bạn vừa rồi đã giúp các em nhớ lại đôi nét về Lý Bạch- một nhà thơ nổi tiếng của TQ đời Đường, người được mệnh danh là Thi tiên. Ngoài bài thơ Xa ngắm thác núi Lư em còn biết bài thơ nào khác của Lý Bạch?
Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Bài thơ rất nổi tiếng của lý Bạch. Đó chính là bài học của chúng ta ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chung về văn bản:
GV: Hướng dẫn đọc: Giọng trầm, nhẹ nhàng, suy tư, ngắt nhịp 2/ 3
- GV đọc mẫu bản phiên âm.
- Nghe băng (hoặc đọc tiếng Trung)
HS : lần lượt đọc các bản dịch nghĩa, dịch thơ.
GV nhận xét, sửa lỗi
GV: Lí Bạch là người rất yêu thiên nhiên, yêu trăng. Ông có rất nhiều bài thơ viết về trăng. -- Cho HS xem chân dung tranh Lí Bạch
Tóm tắt lý lịch nhà thơ.
Nhà thơ Lý Bạch sinh ngày 30-2-701 tại Thành phố Tây Vực, nước Trung Quốc. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Trường Giang, nước Trung Quốc. Ông sinh thuộc cung Song Ngư, cầm tinh con (giáp) trâu (Tân Sửu 701). Lý Bạch xếp hạng nổi tiếng thứ 31869 trên thế giới và thứ 84 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng.
GV? Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 
 HS: trả lời
GV: Lí Bạch là người thích ngao du. Năm 25 tuổi ông rời quê đi ngao du đó đây trước là để tìm hiểu thế giới xung quanh, sau là để tìm công danh sự nghiệp.Ông xa quê và xa mãi mãi nhưng trong tâm hồn , ông vẫn luôn hướng về quê hương. Bài thơ được sáng tác trong thời gian ông sống xa quê hương.
GV: về đề tài bài thơ các em đã biết đó là “ Vọng nguyệt hoài hương” Đây là đề tài phổ biến trong thơ cổ Phương đông cả TQ, 
GV? Theo dõi vào phần chú thích * SGK cho biết bài thơ được viết theo hình thức nào? Hãy nêu đặc điểm của hình thức thơ đó?
 HS : Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể. Một thể thơ mà trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc.
 GV? Quan sát số câu, số chữ và cách hiệp vần trong bản phiên âm và bản dịch thơ và cho biết: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 
 HS : Ngũ ngôn tứ tuyệt.
GV? Em đã học bài thơ nào cũng viết theo thể thơ này?
HS: Tụng giá hoàn kinh sư (Phò giá về kinh) - Trần Quang Khải.
GV : Song các em cần chú ý: Tụng giá hoàn kinh sư” là bài thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, đòi hỏi niêm luật chặt chẽ. Còn Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” là bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt - cổ thể . Thơ cổ thể ra đời trước đời Đường ( cận thể) nên không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc.
GV? Bài thơ có đan xen nhiều phương thức biểu đạt. Đó là những phương thức nào? Phương thức nào quy định kiểu loại văn bản?
HS: Miêu tả + biểu cảm -> Biểu cảm là chính (kiểu văn bản biểu cảm).
GV: HDHS Tìm hiểu một số chú thích.
GV? Bố cục thường gặp trong một bài thơ Tứ tuyệt là gồm 2 phần em hãy chỉ rõ ranh giới và nội dung từng phần?
HS :- Hai câu thơ đầu: Cảnh đêm thanh tĩnh.
 - Hai câu thơ cuối: Tâm trạng của nhà thơ.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả : Lý Bạch (SGK - Trang 111)
(701 - 762)
- Là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường.
2. Tác phẩm :
- Hoàn cảnh sáng tác: 
 Trong thời gian ông sống xa quê hương.
- Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt -
 cổ thể.
- Kiểu văn bản : biểu cảm
3. chú thích:
4. Bố cục: 2 phần
- Hai câu thơ đầu: Cảnh đêm thanh tĩnh.
 - Hai câu thơ cuối: Tâm trạng của nhà thơ.
* Hoạt động 2: HDHS phân tích văn bản:
- GV: Cho học sinh nghe ngâm bài thơ.
- GV: Cho HS xem tranh diễn tả 2 câu thơ đầu.
GV: Yêu cầu: Hãy đọc 2 câu thơ đầu (cả phiên âm, dịch thơ)
GV? Câu thơ miêu tả đối tượng nào? ở đâu? vào thời điểm nào? 
HS: Miêu tả ánh trăng trong đêm khuya yên tĩnh nơi đầu giường thi nhân (không gian hẹp)
GV? Dựa vào từ ngữ nào mà em biết đó là ánh trăng trong phòng ngủ - nơi đầu giường của thi nhân?
HS: “Sàng” - giường: ánh trăng trong phòng ngủ - nơi đầu giường của thi nhân chứ không phải trăng ngoài sân, trăng giải trên mái nhà hay bóng trăng lồng cổ thụ
GV? Chữ “sàng” hàm chứa những thông tin gì về nhân vật chữ tình? (gợi: tư thế, vị trí, trạng thái, hoàn cảnh)
HS: Chữ “sàng” giúp người đọc hình dung ra vị trí, tư thế, hoàn cảnh thấy trăng của nhà thơ: Nhà thơ đang nằm trên giường ngủ, có thể chưa ngủ hoặc đã ngủ rồi mà chợt tỉnh giấc vì ánh trăng sáng quá lọt qua khe cửa rọi vào đầu giường -> Nhà thơ không hề chủ động chờ ngắm trăng, trăng xuất hiện đột ngột, bất ngờ
GV? Nếu ta thay chữ “sàng” bằng các chữ: án (bàn), đình (sân), thì ý nghĩa của câu thơ sẽ như thế nào?
HS: ý nghĩa của câu thơ thay đổi -> nhà thơ chủ động ngắm trăng.
GV? Em thử hình dung trạng thái của nhà thơ khi đó?
HS: Mơ màng -> chưa tỉnh táo hoàn toàn
GV? Trong trạng thái mơ màng đó nhà thơ có cảm nhận như thế nào?
HS: - Vùng sáng đó là trăng hay sương trên mặt đất?
GV? Tại sao nhà thơ nhìn trăng mà lại ngỡ là sương? Sự cảm nhận đó có hợp lí, tự nhiên không?
HS: Hợp lí vì trăng sáng quá chuyển thành màu trắng như sương. Trước ông mấy trăm năm, nhà thơ Tiêu Cương đã từng viết: Dạ nguyệt tự thu sương (trăng đêm giống như sương thu). Nói đến “sương”: thường gợi cảm giác cô quạnh, lạnh lẽo. Tuy nhiên câu thơ của Tiêu Cương chỉ đơn thuần là sự so sánh, đối chiếu còn trong câu thơ này của Lí Bạch lại hé mở cho ta thấy một khoảnh khắc tư duy của nhà thơ: Sương trên mặt đất hay sương trong lòng tác giả. Như vậy cách dùng chữ “sương” của tác giả rất hay: 
GV? Trong phiên âm và bản dịch thơ có gì khác nhau về cách dùng động từ? Điều đó có ảnh hưởng gì đến việc cảm nhận 2 câu đầu?
HS: Phiên âm: Có một động từ (nghi thị). Bản dịch thơ có thêm 2 động từ (rọi, phủ) -> ý vị trữ tình mờ nhạt làm cho nhiều người lầm tưởng 2 câu này chỉ thuần tuý tả cảnh.
GV? Qua những điều vừa phân tích ở trên. Em nhận xét gì về nghệ thuật dùng từ của tác giả?
HS: phát biểu
GV? Những từ ngữ, hình ảnh tinh luyện đó góp phần diễn tả nội dung gì?
HS: phát biểu
GV? Câu thơ cho em thêm hiểu biết gì về nhà thơ?
HS: Là người yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. ánh trăng chỉ là cái cớ để khơi nguồn cảm xúc, suy tư về quê hương của người xa xứ.
GV? Cảm nhận của em về hai câu thơ đầu như thế nào ?
-GV: Cho HS xem tranh diễn tả 2 câu thơ cuối.
GV? Hãy đọc diễn cảm 2 câu cuối và cho biết: câu thơ diễn tả điều gì?
HS: Hoạt động và tâm trạng của tác giả
GV? Nhà thơ có hành động nào?
 - Cử đầu: ngẩng đầu
 - Đê đầu: cúi đầu
GV? Cử đầu để làm gì?
 HS: Nhìn trăng sáng
GV: Câu thơ giống như một câu ca dao Nam Triều: “Ngưỡng đầu khán minh nguyệt 
 - Ngẩng đầu nhìn trăng sáng”. Nhưng tài năng của ông ở chỗ: sử dụng tài tình câu thơ của cổ nhân trong hoàn cảnh cảm xúc riêng của mình. Ngẩng đầu là hành động có chủ định, có ý thức hướng ngoại. ánh mắt chuyển từ trong ra ngoài, từ mặt đất -> bầu trời để kiểm nghiệm điều đã nói ở trên: Trăng hay sương. Từ chỗ chỉ thấy ánh trăng nơi đầu giường -> thấy cả vầng trăng cũng đơn côi lạnh lẽo giống mình lập tức cúi đầu.
GV? Hình ảnh cúi đầu mang ý nghĩa hình ảnh hay tâm trạng?
 HS: ý nghĩa tâm trạng
GV: Đó là hành động tự nhiên, hướng nội trĩu nặng tâm tư. Mọi kỉ niệm quê hương ùa về tràn ngập trong tâm trí nhà thơ. Trăng lúc đó như bị bỏ quên giờ đây chỉ còn lại một trời kỉ niệm về cố hương, nhớ cố hương da diết.
GV? Hãy chỉ ra phép đối được sử dụng ở 2 câu thơ cuối? Tác dụng của nó.
 HS: Cử đầu > < đê đầu
 Vọng minh nguyệt > < tư cố hương
-> Số lượng chữ của các bộ phận tham gia đối bằng nhau, cấu trúc ngữ pháp của các bộ phận tham gia đối giống nhau, từ loại hai vế giống nhau, trùng chữ (chỉ có trong thơ cổ thể)
- Vận dụng sáng tạo thành ngữ (vọng nguyệt hoài hương) ở chỗ đưa 2 cụm từ trái nghĩa: cử đầu - đê đầu.
GV? Nếu nói câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp nỗi lòng của nhà thơ. Từ nào diễn tả điều đó?
HS: tư cố hương (nhớ quê cũ)
GV? Nhớ cố hương là nhớ tới những gì?
 HS: (Đó là thôn xóm, cánh đồng, bầu trời, bạn bè, gia đình mà bao năm nay ông chưa có dịp trở lại. Những hình ảnh thân thương ấy luôn theo ông trong những năm tháng tha hương nơi đất khách quê người.)
GV? Từ đó em thấy tình cảm của ông đối với quê hương như thế nào?
(HS tự khái quát)
GV? Bài thơ có 20 chữ mà có tới 5 động từ. Hãy thống kê các động từ đó và tìm hiểu vai trò liên kết của mạch thơ.
HS: 5 động từ: Nghi, cử, đê, vọng, tư. Chủ ngữ của các động từ đều bị tỉnh lược nhưng ta đều hiểu chỉ có một chủ ngữ duy nhất là (tác giả) nhân vật trữ tình. => Tạo tính thống nhất cảm xúc của bài thơ. Tạo sự giao hoà: Tình- cảnh, con người - thiên nhiên.
II. PHÂN TÍCH VĂN BẢN:
1. Hai câu thơ đầu:
 - Miêu tả ánh trăng trong đêm khuya yên tĩnh.
- Sàng: giường
-> Trăng trong phòng ngủ thi nhân (không gian hẹp)
- Hoàn cảnh thấy trăng: Đột ngột, bất ngờ (không có chủ định trước)
- Nghi thị (ngỡ là): sương
-> Hợp lí, tự nhiên
-> Vừa gợi tả vẻ đẹp của ánh trăng vừa gợi cảm giác buồn, cô đơn của người xa xứ.
->Nghệ thuật: động từ, hình ảnh so sánh, từ ngữ giản dị, tinh tế, gợi cảm, hàm súc
=> Cảnh đêm trăng mang vẻ đẹp dịu êm, mơ màng dễ khơi gợi cảm xúc.
2. Hai câu thơ cuối:
Diễn tả hành động và tâm trạng của nhà thơ.
- Cử đầu: hành động chủ động, có ý thức hướng ngoại để kiểm nghiệm: trăng hay sương.
- Đê đầu: Hành động tự nhiên hướng nội trĩu nặng tâm tư.
- Nghệ thuật: phép đối được dùng triệt để, vận dụng sáng tạo thành ngữ.
=> Tình cảm thiết tha sâu nặng. Nỗi nhớ quê hương luôn thường trực trong lòng.
* Hoạt động3: HDHS tổng kết, luyện tập:
GV? Hãy nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
HS: Từ ngữ giản dị, tinh luyện, phép đối, động từ
GV? Qua bài thơ em cảm nhận được những tình cảm tốt đẹp nào của nhà thơ?
 HS: - Tình yêu quê hương sâu nặng
 - Yêu thiên nhiên, yêu trăng tha thiết
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ (SGK- 124)
- Một vài học sinh đọc.
- Còn thời gian cho học sinh nghe băng ngâm thơ bài này lại lần nữa và tìm một số bài thơ nói về trăng mà đã được học, nghe trong và ngoài chương trình học.
 - Còn thời gian trả lời tại lớp GV? Nhận xét về 2 câu thơ dịch (SGK- 125)
- Hai câu thơ dịch đã nêu tương đối đủ ý, thể hiện được tình cảm của bài thơ song còn một số điểm khác:
 + Lí Bạch không dùng phép so sánh “Sương chỉ xuất hiện trong cảm nghĩ của tác giả”
 + Bài thơ ẩn chủ ngữ, không nói rõ là Lí Bạch
 + Các động từ bị tỉnh lược.
III. TỔNG KẾT:
1.Nghệ thuật:
- Từ ngữ giản dị, tinh luyện,
- phép đối, động từ
2. Nội dung:
- Tình yêu quê hương sâu nặng
- Yêu thiên nhiên, yêu trăng tha thiết
* Ghi nhớ: (SGK- 124)
IV. LUYỆN TẬP:
 4. Củng cố: 
 ? Hệ thống nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
 5. Dặn dò: 
 - Học thuộc lòng bài thơ theo bản dịch .
 - Soạn bài Hồi hương ngẫu thư. 
 .....................................................................................
Ngày soạn: /10/2019
Ngày giảng: 7A: /10/2019 
 7B: /10/2019
 Tiết 37: Văn bản:
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
(Hồi hương ngẫu thư – Hạ Tri Chương)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1.Kiến thức:
 - Sơ giản về tác giả Hạ Chi Trương.
 - Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.
 - Hình ảnh trăng - vầng trăng tác động đến tâm tình của nhà thơ.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc - hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt.
 - Nhận ra Nghệ thuật đối trong bài thơ.
 - Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.
 3. Thái độ: 
 - Bồi dưỡng cho HS tình yêu mến quê hương 
 4. Tích hợp kĩ năng sống: Kĩ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: - Giáo án; SGV, SGK.
 *Phương pháp: Vấn – đáp, nêu vấn đề, quy nạp.
 2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Đọc thuộc lòng phiên âm, dịch thơ bài “Tĩnh dạ tứ” và nêu những nét cơ bản về 

File đính kèm:

  • docgiao Ngu van 7_12708518.doc