Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2017-2018 - Hồ Kim Nhật

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định:

 2. Bài cũ:

 ? So sánh tâm trạng của người mẹ và con trước ngày khai trường?

 ? Vài trò của nhà trường đối với nền giáo dục như thế nào?

 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Từ xưa đến nay người VN luôn có truyền thống “Thờ cha, kính mẹ”. Dù xh có văn minh tiến bộ như thế nào nữa thì sự hiếu thảo, thờ kính cha mẹ vẫn là biểu hiện hàng đầu của thế hệ con cháu. Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng ý thức được điều đó, có lúc vì vô tình hay tự ta phạm phải những lỗi lầm đối với cha mẹ. Chính những lúc đó cha mẹ mới giúp ta nhận ra được những lỗi lầm mà ta đã làm. VB “Mẹ tôi” mà chúng ta tìm hiểu ngày hôm nay sẽ giúp ta thấy được tình cảm của các bậc cha mẹ đối với con cái mình.

 

doc198 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2017-2018 - Hồ Kim Nhật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.
3. Bài mới: GV gới thiệu sơ lược về tg Nguyễn Khuyến sau đó hướng vào nội dung bài học. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung.
? Em hãy nêu một số nét về tác giả Nguyễn Khuyến? 
HS: Nguyễn Khuyến (1835 - 1909), quê Yên Đổ (Hà Nam).
- Học rộng, tài cao, đỗ đầu ba kì thi nên được Tam Nguyên Yên Đổ.
- Làm quan cho nhà Nguyễn nhưng sau về ở ẩn.
GV giới thiệu thêm về Nguyễn Khuyến.
Yêu cầu đọc: đọc lưu loát, chậm rãi, giọng bông đùa, dí dỏm.
GV đọc mẫu một lượt, gọi HS đọc lại.
GV hướng dẫn đọc chú thích.
? Bài thơ thuộc thể thơ nào? Căn cứ vào đâu mà em biết? 
HS: Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. (Số câu: 8; số chữ: 7; gieo vần câu 1, 2, 4, 6, 8 – vần “a”; đối câu 3, 4; 5, 6)
? Bài thơ này nói về vấn đề gì?
HS: Bài thơ này nói về vấn đề tình bạn. 
GV: Vậy tình bạn của Nguyễn Khuyến được thể hiện như thế nào trong bài thơ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
? Bài thơ có chia bố cục làm mấy phần? Đó là những phần nào và nêu nội dung từng phần?
HS: 3 phần
GV: Dù bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng với bài này, chúng ta phân chia theo nội dung bài làm.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
HS chú ý câu 1
GV: Câu thơ thứ nhất là lời chào hỏi của nhà thơ với người bạn của mình.
? Cụm từ “đã bấy lâu nay” thể hiện điều gì?
HS: Thể hiện đã lâu lắm rồi người bạn này mới đến chơi nhà Nguyễn Khuyến.
? Nhà thơ đã xưng hô với bạn thế nào? Cách xưng hô ấy thể hiện quan hệ của hai bạn ra sao?
HS: Gọi “bác”, thể hiện mối quan hệ thân mật, gần gũi giữa hai người.
? Với mối quan hệ như thế, với hoàn cảnh như thế, Nguyễn Khuyễn sẽ tiếp đãi bạn ra sao?
HS: Nhà thơ sẽ tiếp đãi bạn rất nồng hậu, chu đáo.
GV: Tuy nhiên, mọi điều có diễn ra như vậy không, ta cùng tìm hiểu tiếp 6 câu thơ tiếp theo.
Gọi HS đọc câu 2 đến câu 7
? Những câu thơ trên giúp em hiểu gì về hoàn cảnh của nhà thơ?
HS: Liệt kê dựa theo câu thơ.
Hs phát biểu:
? Vì sao sau lời chào, cụ Nguyễn Khuyến lại nhắc đến ngay chợ, điều đó ta hiểu gì về ý định đối đãi bạn của cụ?
HS: Chợ là nơi có nhiều thức ăn ngon. Cụ Nguyễn Khuyến muốn tiếp đãi bạn thật đàng hoàng, chu đáo nhất.
GV giảng: Tiếp theo, nhà thơ muốn đãi bạn những thức ăn ngon như gà, như cá nhưng đều không có điều kiện đánh bắt. 
? Em nhận xét gì về những thức ăn được nói đến trong 4 câu tiếp theo?
HS: Chúng đều là rau dưa đạm bạc.
GV: Thế những đến những thức ăn bình dị và đạm bạc ấy cũng chưa đến kì ăn được. 
? Em có biết gì về vai trò của miếng trầu không trong giao tiếp trong xã hội không?
HS: miếng trầu là đầu câu chuyện... 
GV: Thế nhưng đến miếng trầu đãi bạn, Nguyễn Khuyến cũng không có.
? Nguyễn Khuyến thực sự tạo ra một tình huống thật đặc biệt. Tình huống ấy đặc biệt (trớ trêu, éo le) ở chỗ nào?
HS: Đã lâu lắm rồi bạn mới đến chơi, muốn tiếp đãi bạn tử tế nhưng điều kiện lại không cho phép. Đến những thứ giản dị như rau dưa lại đúng kì chưa ăn, chưa dùng được.
HSKG? Thực tế liệu nhà thơ có gặp hoàn cảnh trớ trêu đến mức không tìm ra một thứ gì để tiếp đãi bạn hay không? Ở đây nhà thơ đã sử dụng cách nói thế nào?
HS: Thực tế chắc không đến mức như vậy nhưng nhà thơ đã nói quá lên.
? Nhà thơ nói quá như vậy nhằm giãi bày điều gì với bạn?
HS: Giãi bày cảnh ngộ nghèo khó, đạm bạc của mình với bạn.
? Em nhận xét gì về ngôn ngữ và giọng điệu của những câu thơ trên?
HS: Giản dị, dễ hiểu, hóm hỉnh, bông đùa.
GV: Không chỉ giãi bày cuộc sống thanh đạm, dân dã mà nhà thơ còn muốn tạo một tình thế không có gì về vật chất để làm nổi bật một thứ có đáng quý hơn, đó là tình bạn. Vậy đây là tình bạn như thế nào? Ta cùng tìm hiểu.
? Tình bạn của nhà thơ được bộc lộ ở câu thơ nào?
HS: Bác đến chơi đây ta với ta.
? Ở những câu thơ trên, ta thấy tác giả không có gì về vật chất để đãi bạn. Vậy qua câu thơ cuối này, em thấy nhà thơ tiếp bạn bằng thứ gì?
HS: Nhà thơ tiếp đãi bạn bằng tấm lòng, bằng tình cảm chân thành của mình.
? Em nhận xét gì về cách nói “ta với ta” của nhà thơ? So sánh với cụm từ như vậy trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
HS: “ta với ta” – tuy hai mà một, hai người bạn thân thiết đến nỗi coi bạn như bản thân mình. Khác với “ta với ta” của Bà Huyện Thanh Quan là thể hiện nỗi cô đơn khắc khoải.
GV: Chỉ khi đã dành cho nhau tình cảm chân thành, thắm thiết thì nhà thơ và bạn mình mới vui vẻ nói “ta với ta” được.
HSKG? Vậy tình bạn của nhà thơ là tình bạn như thế nào?
HS: Tình bạn sâu sắc, bền chặt, chân thành.
Gv: Đồng thời cũng rất tự nhiên, dân dã, không câu nệ, hình thức. Tình bạn ấy cao hơn vật chất. Cho dù không có chút vật chất nào nhưng những người bạn vẫn hết sức vui vẻ, quý mến nhau sau thời gian xa cách.
*HOẠT ĐỘNG 3 Hướng dẫn tổng kết
Cho HS làm bài tập trắc nghiệm tìm ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
? Bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn của nhà thơ. Đó là quan niệm gì?
HS: Tình bạn chân chính không màng đến vật chất.
HSKG? Quan niệm đó còn giá trị đến ngày hôm nay không? Vì sao?
HS: Ngày nay, trong xã hội hiện đại, nhiều người coi trọng vật chất và lợi ích cá nhân, quan niệm tình bạn đó càng có giá trị.
GV: Bài thơ đã thực sự cho chúng ta một lời nhắn nhủ bổ ích, chân thành.
I. Đọc-Hiểu chú thích
 1. Tác giả: sgk/104
- Nguyễn Khuyến: ( 1835- 1909) quê ở Hà Nam. Là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.
- Đỗ đầu ba kì thi nên gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
2. Tác phẩm:
- Đọc, chú thích
- Sáng tác ở giai đoạn ông cáo quan về ở ẩn.
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật.
- Đề tài: Đây là một bài thơ hay viết về tình bạn của Nguyễn Khuyến.
- Bố cục: 3 phần
+ Câu:1 Giới thiệu sự việc bạn đến chơi
+ 6 câu tiếp: Trình bày hoàn cảnh của mình
+ Câu 8: Bộc lộ tình bạn đậm đà, chân thật, tự nhiên, dân dã.
II. ĐỌC - TÌM HIỂU CHI TIẾT
 1. Câu thơ thứ nhất - Giới thiệu sự việc.
- Đã bấy lâu nay: thời gian dài
- Bác: cách xưng hô thân mật, gần gũi, thể hiện tình bạn thâm thiết.
- Cách nói như một lời chào hỏi.
2. Hoàn cảnh khi bạn đến chơi nhà
- Trẻ: đi vắng
- Chợ: xa
- Không thể đánh cá, bắt gà
- Mọi thứ rau dưa đều chưa ăn được.
- Trầu: không có.
Þ Hoàn cảnh không có gì để tiếp bạn.
* Nói quá, lời thơ giản dị, hóm hỉnh: nhằm giãi bày cuộc sống dân dã, đạm bạc.
3. Tình bạn của nhà thơ
- Đậm đà, sâu sắc
- Hồn nhiên, dân dã
- Chân thành, cao đẹp (vượt lên vật chất)
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
- Sáng tạo tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà.
- Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện.
2. Nội dung
Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay.
 4. Cũng cố:
 GV hệ thống lại kiến thức của bài.
 ? Em hãy nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ?
? Theo em, ý nghĩa của bài thơ là gì?
* GV gọi Hs đọc lại Ghi nhớ sgk
 5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
- Học thuộc lòng bài thơ, tìm đọc thêm một số bài thơ khác viết về tình bạn của Nguyễn Khuyến và các tác giả khác.
- Về ôn lại văn biểu cảm để chuẩn bị làm bài viết số 2.
 ========================== 
Ngày soạn: 23/10/2017
Tiết 31 - 32 - Tập Làm Văn: 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
(Văn biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả)
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến Thức:
 - HS viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên, thực vật thể hiện tình cảm yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta. 
 2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày.
3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc trong giờ làm bài.
4. Phát triển năng lực: Tạo lập văn bản.
 B. CHUẨN BỊ
 Đề, Đáp án, biểu chấm.
 C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định: 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
 	 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 	3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 	 - Chúng ta đã ôn lại văn tự sự kết hợp với miêu tả. Hôm nay chúng ta sẽ thực hành viết bài về văn miêu tả kết hợp với tự sự
I. MA TRẬN:
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Tổng số
Thấp
Cao
I. Đọc hiểu
Nhận biết các bước làm bài văn biểu cảm
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 
2
20%
1
2
30%
II. Tạo lập văn bản
Vận dụng kiến thức, kỉ năng để viết bài văn biểu cảm.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
8
80%
1
8
80%
Tổng số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2
20%
1
8
80%
2
10
100%
II. ĐỀ BÀI 
 Câu 1:(2 điểm): Để làm bài văn biểu cảm cần có mấy bước? Đó là những bước nào? 
 Câu 2:( 8 điểm): Loài cây em yêu.
III. HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2 đ)
a.Làm văn biểu cảm có 5 bước
0,5đ
b. Cụ thể:
 - Tìm hiểu đề.
 - Tìm ý.
- Lập dàn ý.
- Viết bài.
- Đọc và sửa chữa
1,5 đ
Câu 2
(8 đ)
Nội dung
a. Mở bài 
- Nêu loài cây mà em yêu thích.
- Lý do em yêu thích.
1đ
b. Thân bài 
- Hình dáng bên ngoài của cây.
- Các phẩm chất của cây 
- Gía trị của loài cây đó đối với đời sống con người.
- Loài cây trong cuộc sống của em. 
6đ
c. Kết bài: 
- Tình yêu của em đối với loài cây đó
1đ
Hình thức
- Hình thức trình bày,cách diễn đạt (1đ )
1đ
IV. Theo dõi học sinh làm bài:
 V. 5. Tthu bài:
4. Cũng cố:
Gv nhận xét giờ làm bài.
 5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 
 - Xem lại các bước làm văn biểu cảm.
 - Làm lại đề bài trên vào vở bài tập.
- Chuẩn bị bài “Chữa lỗi về quan hệ từ.
********************
 Ngày soạn: 25/ 10/ 2017.
TIẾT 33 - Tiếng Việt 
CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ
 A. MỤC TIÊUCẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
 - Một số lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ và cách sửa lỗi.
2. Kĩ năng: 
 - Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh. 
 - Phát hiện và chữa được một số lỗ thông thường về quan hệ từ.
 - Ra quyết định: lựa chon cách sử dụng quan hệ từ. phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân
 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng quan hệ từ.
3. Thái độ: 
 - Tự giác, ham học hỏi.
 B. CHUẨN BỊ
 - Ví dụ ghi bảng phụ.
 C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Câu hỏi
 Câu 1. Quan hệ từ là gì? (Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh nhân quả,... giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn)
 Câu 2. Đặt câu có các cặp quan hệ từ “vì... nên ” ; “ Tuy nhưng..” (Vì trời mưa nên em đến trường muộn hoặc Tuy nhà em ở xa trường nhưng em vẫn đi học sớm)
3. Bài mới: 
GV giới thiệu bài 
 - Tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu về quan hệ từ và biết cách dùng quan hệ từ ntn trong khi nói hoặc viết. Vậy tiết học hôm nay giúp chúng ta nhận ra lỗi khi dùng quan hệ từ. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu các lỗi 
thường gặp ở quan hệ từ.
? Nhắc lại khái niệm về quan hệ từ?
? Cách sử dụng quan hệ từ?
Hs: Trả lời.
Gv: Khắc sâu kiến thức.
Hs: Chia nhóm thảo luận: 4 nhóm
Có 4 lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ. Mỗi nhóm quan sát ví dụ ở từng mục, tìm ra cái sai trong cách dùng, sửa chữa.
GV: Ghi các ví dụ ở sgklên bảng phụ.
HS: Thảo luận theo các ví dụ đó.
Phần trả lời GV cũng chuẩn bị sẵn ở bảng phụ.
? Qua các bài tập trên ta thấy trong việc sử dụng quan hệ từ cần tránh những lỗi nào? 
Hs: Dựa vào ghi nhớ trả lời.
Gv: Gọi 1 hs thực hiện ghi nhớ.
 * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1
? Hãy nêu yêu cầu bài tập 1? 
? Hãy thêm quan hệ từ cho thích hợp trong các câu sau:
Hs: Lên bảng thực hiện.
* Bài tập 2 Yêu cầu chúng ta phải làm gì? 
? Hãy thay quan hệ từ sai bằng từ đúng.
Hs: Thực hiện theo nhóm, trình bày.
* Bài 3: Chữa các câu sau cho hoàn chỉnh
Câu 1 bỏ từ đối với
Câu 2 bỏ từ với
Câu 3 bỏ từ qua
? Nêu yêu cầu bài tập 4? 
Thực hiên trên bảng.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ 
a. Thiếu quan hệ từ 
- Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác 
+ Chữa lại:
- Đừng nên nhìn hình thức mà (để) đánh giá kẻ khác.
- Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa..
b. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa 
- Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng. 
 Chữa lại:
- Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng.
- Nhà em ở... nhưng bao giờ.
c. Thừa quan hệ từ 
Bỏ từ: qua, về)
 Sửa lại: 
- Câu ca dao.. cho ta thấy công lao..
- Hình thức có thể.. giá trị nội dung 
d. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. 
VD1: Nam là một HS giỏi toàn diện, không những giỏi về môn toán, không những giỏi về môn văn. Thầy giáo rất khen Nam. 
Sửa: Nam làkhông những giỏi môn toán, không những giỏi về môn văn mà còn giỏi về nhiều môn khác nữa. ( Thêm từ mà còn để tạo sự liên kết với từ không những đứng trước nó).
- Nó thích tâm sự với mẹ mà không... 
Ghi nhớ /Sgk
II. LUYỆN TẬP:
1. Bài 1: Thêm quan hệ từ thích hợp 
..Từ đầu đến cuối. 
.( để) cho cha mẹ mừng. 
2. Bài 2: Thay quan hệ từ sai = quan hệ từ đúng 
Như 
Dù 
Về 
3. Bài 4 Cho biết quan hệ từ dùng trong câu đúng hay sai: 
- a (+) ; b (+) ; c ( -) nên bỏ từ cho ; d (+) ; e (-) nên nói quyền lợi của bản thân mình ; g (-) Thừa từ của ; h (+) ; I (-) Từ giá chỉ nêu 1 điều kiện thuận lợi làm giả thiết
4. Cũng cố:
 Gv hệ thống lại nội dung bài học.
 HS đọc lại ghi nhớ.
5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 
- Về nhà học ghi nhớ sgk
Làm hết bài tập còn lại. 
Nhận xét cách dùng quan hệ từ trong bài làm văn cụ thể. Nếu bài làm có lỗi dùng quan hệ từ thì góp ý và nêu cách chữa.
Chuẩn bị “ Từ đồng nghĩa”
****************** 
Ngày dạy: 26/10/2017. 
Tiết 34-Tiếng Việt: 
TỪ ĐỒNG NGHĨA
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: 
 - Khái niệm từ đồng nghĩa.
 - Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hòan toàn.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản.
 - Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
 - Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
 - Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đúng nghĩa.
 - Ra quyết định: lựa chon cách sử dụng từ đồng nghĩa. phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân
 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ đồng nghĩa..
3. Thái độ: 
 - Tự giác học tập, sử dụng linh hoạt từ đồng nghĩa trong giao tiếp. 
B. CHUẨN BỊ
 - Bảng phụ, một số ví dụ về từ đồng nghĩa.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới: GV giới thiệu bài 
 - Trong khi nói và viết có những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa của chúng khác xa nhau; Lại có những từ phát âm khác nhau nhưng nghĩa của chúng lại giống nhau hoặc gần giống nhau Vậy các từ đó có tên gọi là gì? Sử dụng chúng như thế nào? Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu trong tiết học hôm nay và các tiết học sau.
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
* HOẠT ĐỘNG 1: Hình thành khái niệm từ đồng nghĩa
? Em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa?
HS: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau.
GV yêu cầu HS đọc lại bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư của Tương Như.
? Từ rọi, trông ở trong văn bản này có nghĩa là gì? 
+ Rọi: chiếu sáng, soi sáng.
+ Trông: nhìn để nhận biết.
? Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi, trông?
+ Rọi đồng nghĩa với chiếu, soi, tỏ.
+ Trông đồng nghĩa với nhìn ngó, dòm, ghé, liếc, lườm.
? Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ đã tìm được so với nghĩa của từ ban đầu?
HS: Có từ nghĩa giống nhau hoàn toàn, có từ nghĩa chỉ giống một phần nào đó.
GV: Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau gọi là từ đồng nghĩa.
? Vậy em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa?
HS: 
GV: Từ trông trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là “nhìn để nhận biết”. Ngoài những nghĩa đó ra, từ trông còn có những nghĩa nào?
HS: Dựa vào mục 2. a, b sgk-114 trả lời.
? Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông.
+ Coi sóc giữ gìn cho yên ổn: Trông coi, chăm sóc, coi sóc, trông giữ
+ Mong: mong, hi vọng, trông mong, chờ đợi.
? Qua trên, em có nhận xét gì về hiện tượng đồng nghĩa của từ trông?
HS: Từ trông có nhiều nghĩa, với mỗi nghĩa nó lại có một nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
? Từ nhận xét trên, em có thể rút ra kết luận gì về từ đồng nghĩa của những từ nhiều nghĩa?
HS: Một từ nhiều nghĩa 
Gọi HS đọc ghi nhớ.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn tìm hiểu các loại từ đồng nghĩa.
Gọi HS đọc ví dụ. Tìm những từ đồng nghĩa trong ví dụ.
HS: Từ đồng nghĩa: trái, quả
? Giải nghĩa từ quả, trái?
HS: Một bộ phận của cây, được hình thành sau khi hoa được thụ phấn.
? Thử thay thế vị trí hai từ cho nhau. Nhận xét và giải thích.
HS: Có thể thay thế hai từ cho nhau. Lí do, vì nghĩa của chúng hoàn toàn giống nhau, không phân biệt về sắc thái ý nghĩa.
GV giải thích thêm về nghĩa biểu cảm của từ.
GV: Những từ như “trái, quả” gọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn.
? Đọc ví dụ. Tìm từ đồng nghĩa trong các ví dụ ấy.
HS: hi sinh, bỏ mạng.
? Nghĩa của 2 từ bỏ mạng và hi sinh trong 2 câu trên có gì giống và khác nhau? 
HS: Giống nhau: cùng chỉ trạng thái của con người: chết, không còn sống. Khác nhau: bỏ mạng mang sắc thái coi thường, khinh rẻ; còn hi sinh mang sắc thái kính trọng, ngợi ca.
? Thử thay thế vị trí của chúng cho nhau và nhận xét.
HS: Chúng không thể thay thế cho nhau vì sắc thái ý nghĩa khác nhau.
GV: Trong trường hợp này, hi sinh, bỏ mạng là những từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
? Vậy từ đồng nghĩa có những loại nào? 
HS: nhắc lại hai loại từ đồng nghĩa, đặc điểm từng loại.
Gọi 2 HS đọc ghi nhớ 2. SGK. 114
Bài tập nhanh: Các từ chia tay, chia li thuộc loại từ đồng nghĩa nào? Vì sao?
HS: Chúng là những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Vì:
- Giống: Đều chỉ sự xa rời nhau, mỗi người đi một nơi.
- Khác: Chia tay chỉ có tính chất tạm thời, thường là sẽ gặp lại nhau trong tương lai gần./ Chia li gợi sự xa nhau dài lâu, khó có cơ hội gặp lại.
Hai từ này không thể dùng thay thế cho nhau.
* HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu cách sử dụng từ đồng nghĩa
GV: Sự phân loại từ đồng nghĩa cũng quy định cách sử dụng từ đồng nghĩa.
? Vậy từ đồng nghĩa nên sử dụng như thế nào? 
(Gợi ý: Với các từ đồng nghĩa hoàn toàn và với những từ đồng nghĩa không hoàn toàn).
GV lưu ý thêm trường hợp: trái – cách nói của người miền Nam; quả - cách nói của người miền Bắc. Khi nào dùng được từ này, khi nào dùng được từ kia.
Gọi HS đọc ghi nhớ 3. SGK/115
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn luyện tập, củng cố 
Bài 1: Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau đây? 
Gọi HS lên bảng làm
 Bài 2: Tìm từ có gốc ấn - Âu đồng nghĩa với các từ sau đây? 
- Máy thu hình - Ra đi ô
- Sinh tố - vi ta min
- Xe hơi - ô tô
- Dương cầm - pi a nô
Bài 3: HS làm theo nhóm.
? Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân? 
Bài 8: HS làm vào vở, GV kiểm tra
Đặt câu với các từ 
I. Thế nào là từ đồng nghĩa:
(Chia bảng thành hai cột)
1. Ví dụ
2. Kết luận
- Rọi đồng nghĩa với soi, chiếu.
- Trông (nhìn để nhận biết) đồng nghĩa với nhìn, ngó, dòm, ghé, liếc, lườm
- Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
+ Trông (coi sóc, giữ gìn cho yên ổn) đồng nghĩa với trông coi, chăm sóc, coi sóc, trông giữ 
+ Trông (mong, hi vọng ) đồng nghĩa với chờ đợi, mong, hi vọng 
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
* Ghi nhớ 1: sgk (114 ).
II. Các loại từ đồng nghĩa:
(Chia bảng thành hai cột tương ứng)
1. Ví dụ
2. Kết luận
a. VD1:
- Từ đồng nghĩa: trái, quả
- Chúng thay thế cho nhau được vì không khác nhau về sắc thái ý nghĩa.
b. VD2:
- Từ đồng nghĩa: hi sinh, bỏ mạng.
- Chúng không thay thế cho nhau được vì sắc thái ý nghĩa khác nhau (hi sinh: tỏ ý ngợi ca, trân trọng; bỏ mạng: tỏ ý coi thường, khinh miệt.)
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (giống nhau cả về nghĩa và sắc thái biểu cảm, có thể dùng thay thế cho nhau.)
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (giống nhau về nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm. Vì thế chúng không dùng thay thế cho nhau được.)
* Ghi nhớ 2: sgk (114).
III. Sử dụng từ đồng nghĩa:
1. Với các từ đồng nghĩa hoàn toàn: có thể dùng thay thế cho nhau.
2. Với các từ đồng nghĩa không hoàn toàn: không dùng thế cho nhau.
3. Tùy từng trường hợp giao tiếp cụ thể mà nên cân nhắc nên dùng từ nào trong số những từ đồng nghĩa.
* Ghi nhớ 3: sgk (115).
IV. Luyện tập:
1. Bài 1 (115 ):
 Gan dạ - dũng cảm; Chó biển - hải cẩu; Nhà thơ - thi sĩ; Đòi hỏi - yêu cầu; Mổ xẻ - phẫu thuật; Năm học - niên khoá; Của cải - tài sản; Loài người - nhân loại; Nước ngoài - ngoại quốc; Thay mặt - đại diện.
2. Bài 2 (115)
- Máy thu hình - Ra đi ô
- Sinh tố - vi ta min
- Xe hơi - ô tô
- Dương cầm - pi a nô
3. Bài 3 (115 )
- Ba, thầy - bố 
- Má

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12739146.doc
Giáo án liên quan