Giáo án Ngữ văn Lớp 7
+“Truyền kì mạn lục”
- Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
- Viết bằng chữ Hán 20 truyện.
- Khai thác các trruyện cổ dân gian, truyền thuyết lịch sử.
- Nhân vật người phụ nữ đức hạnh, người trí thức -> nạn nhân của phong kiến.
+ " Chuyện người con gái Nam Xương"
- Là chuyện thứ 16/ 20.
- Có nguồn gốc từ truyện cổ tích : Vợ chàng Trương ( truyện cổ tích Việt Nam)
- Được tác giả sáng tác thành truyện truyền kì chữ Hán : " Chuyện người con gái Nam Xương "
.................................................................................................................... Ngày soạn: 16/10/2013 Ngày dạy: 19/10/2013 Tiết 40- 41. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự A. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức: HS nắm vững vai trò, nội dung của yếu tố miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự. 3. Thái độ: Yêu mến bộ môn học. B. Chuẩn bị phương tiện dạy học . - Văn bản mẫu - Soạn bài mới. C. Tổ chức các hoạt động dạy - học * Ổn định tổ chức lớp: Giáo viên ổn định lớp bình thường. * Kiểm tra bài cũ: ? Miêu tả có vai trò như thế nào trong văn tự sự ? ? Đối tượng miêu tả trong văn bản tự sự là những yếu tố nào ? ĐA : *Miêu tả trong văn bản tự sự là miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, con người, sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn * Những dạng miêu tả thường sử dụng trong văn bản tự sự : - Tả cảnh : cảnh thiên nhiên + sinh hoạt -> tạo tình huống cho sự việc tiến triển - Tả người : Hình dáng, tính tình, hành động, tả nội tâm -> Khắc hoạ rõ nét đặc điểm , tính chất, bản chất nhân vật - Tả vật : Đồ vật , loài vật , cây cối . * Bài mới: Trong tự sự, những đoạn tả cảnh sắc thiên nhiên, tả vật, tả sự vật, tả ngoại hình nhân vật, những cử chỉ, hành động của nhân vật là những đối tượng có thể nghe nhìn được một cách trực tiếp. Lại còn có những rung động, những cảm xúc, những ý nghĩ, tâm tư tình cảm của nhân vật, không thể quan sát được một cách trực tiếp mà phải cảm nhận. Đó chính là miêu tả nội tâm nhân vật - còn gọi là tả cảnh ngụ tình. Vậy miêu tả nội tâm có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự bài học bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích " Học sinh làm Bài tập theo 2 nhóm : * Nhóm 1 : 1. Tìm những câu thơ tả cảnh ? 2. những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật ? (Dấu hiệu nhận biết ) * Nhóm 2 : 1. Tìm những câu thơ miêu tả tâm trạng của T.Kiều ? 2. miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự ? Học sinh thảo luận trong 5 phút : Lớp nhận xét - Giáo viên kết luận, bổ sung. Học sinh đọc mục 2 SGK. ? Nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả. ? Qua phân tích ví dụ em rút ra nhận xét gì về miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm nhân vật. Giáo viên tổng kết - Học sinh đọc to ghi nhớ. I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 1.Ví dụ : Đoạn trích " Kiều …Bích" - Đoạn thơ tả cảnh sắc bên ngoài : 6 câu đầu , 8 câu cuối -> Miêu tả bên ngoài bao gồm cảnh sắc thiên nhiên và ngoại hình của con người sự vật … có thể quan sát trực tiếp được giữa miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình và miêu tả nội tâm có mối quan hệ với nhau từ miêu tả ngoại hình, hoàn cảnh mà người viết cho ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật. Và ngược lại VD : ở đoạn " Kiều … bích " tả cảnh thiên nhiên giúp người đọc cảm nhận được nỗi buồn cô đơn, lẻ loi, đau đớn xót xa, bế tắc tuyệt vọng của Kiều * Đoạn 8 câu giữa miêu tả tâm trạng của Kiều bằng cách nêu trực tiếp những suy nghĩ bên trong của Kiều : nghĩ về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách, nghĩ về cha mẹ chốn quê nhà ai chăm sóc, phụng dưỡng lúc tuổi già … - Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm tự sự. Để xây dựng nhân vật nhà văn thường miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm. - Miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ "chân dung tư tưởng" của nhân vật, tái hiện những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm của nhân vật. Vì thế miêu tả nội tâm có vai trò và tác dung rất to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật. * Ví dụ 2: Tác giả miêu tả nội tâm bằng cách miêu tả nét mặt, cử chỉ, của nhân vật. -> Diễn tả tâm trạng đau đớn, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán Cậu Vàng. 2. Ghi nhớ: SGK. - Miêu tả bên ngoài: có đối tượng khá phong phú: cảnh vật, ngoại hình nhân vật -> ta có thể quan sát được trực tiếp, cảm nhận được bàng giác quan. - Miêu tả nội tâm: suy nghĩ, tình cảm, diễn biến của tâm trạng -> ta không quan sát một cách trực tiếp mà cảm nhận gián tiếp thông qua tình huống, hoàn cảnh nhân vật. - Giữa miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: tả cảnh để ngụ tình, hoặc qua nội tâm để lí giải, hiểu rõ thêm hình thức bên ngoài của con người. Tiết 2 : II . Luyện tập. Bài tập 1: - Học sinh xác định yêu cầu của bài tập 1. ? Tìm câu thơ miêu tả chân dung bên ngoài của Mã Gám Sinh (10 câu). ? Đoạn thơ miêu tả nội tâm Kiều? (4 câu). ? Viết thành văn xuôi. Xác định sự việc, nhân vật chính, miêu tả nhân vật tiến trình Mã Giám Sinh mua Kiều như thế nào? - Ngôi kể: Số 1 (Kiều) - Nhân vật chính: Mã Giám Sinh -> miêu tả vẻ ngoài. - Miêu tả nội tâm Thúy Kiều. Học sinh viết - trình bày trong 5 phút - lớp nhận xét - Giáo viên đọc đoạn mẫu. Bài tập 2: - Ngôi kể: Số 1 (Kiều). - Trình tự: + Kiều mở toà án xét xử. + Cho mời Thúc Sinhvào (tả hình ảnh Thúc Sinh). + Kiều nói với Thúc Sinh như thế nào -> … + Nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư ra sao. + Kiều mời hoạn Thư đến và chào thưa như thế nào? + Kiều nói với Hoạn Thư những gì? + Hoạn Thư bào chữa ra sao? Học sinh viết đoạn văn trình bày trong 5 phút - giáo viên nhận xét, đọc đoạn mẫu. Bài tập 3 : Hs kể về một lần có lỗi với bạn . Chú ý miêu tả tâm trạng sau khi gây ra việc không hay đó D . Hướng dẫn học ở nhà. - Học sinh làm hoàn chỉnh bài tập 3. - Soạn bài: CTĐP : Đọc hiểu một trong 2 bài thơ của Hồ Dzếnh * Bổ sung , điều chỉnh . ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 18/10/2013 Ngày dạy: 21/10/2013 Tiết 42: Chương trình địa phương . Đọc - hiểu bài thơ "Dô tả dô tà" - Mạnh Lê- A. Mục tiêu cần đạt : Giúp Học sinh : 1. Kiến thức: - Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau năm 1975 viết về địa phương mình. 2. Kỹ năng: - Bước đầu biết cách sưu tầm tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học ở địa phương. 3. Thái độ: - Hình thành sự quan tâm và ưu mến đối với văn học địa phương. B. Chuẩn bị phương tiện dạy học của thầy trò: - Tài liệu chương trình điạ phương. C. Tổ chức các hoạt động dạy - học. * Ổn định tổ chức lớp: Giáo viên ổn định lớp bình thường. * Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. * Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới theo chủ điểm quê hương. Giáo viên yêu cầu HS đọc diễn cảm, đọc phần giới thiệu tác giả tr.18+19. ? Nét đặc biệt của tác giả Hồ DZếnh là gì. ? Nét đặc biệt trong cảm xúc thơ ở thi phẩm này là ở chỗ nào. Học sinh dựa vào bài thơ dựng lại hình ảnh quê hương qua các chi tiết sau. - Phong cảnh - Sinh hoạt gia đình - Đời sống tình cảm con người ? Quê hương được thể hiện dưới ba góc độ khác nhau. Hãy chỉ ra các góc độ này. Từ đây nêu nhận xét về tình cảm quê hương của tác giả. Giáo viên cho HS so sánh với làng quê hôm nay để rút ra hồn quê cần lưu giữ mà bài thơ đem lại. Giáo viên cho HS rút ra ghi nhớ I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: Người mang hai dòng máu Hán, Việt. Cuộc đời gắn bó với quê ngoại Thanh Hoá. Tình mẹ con, chất làng quê Việt quán xuyến cảm hứng sáng tác, thấm đãm hồn thơ ông. 2. Tác phẩm : là một hồi ức về quê hương tuổi thơ - thanh bình xưa cũ và sáng trong vương suốt cả cuộc đời. II. Đọc - Hiểu. 1. Hình ảnh quê hương. a) Phong cảnh quê hương đậm đà bản sắc truyền thống (sông đào, nước cũ, mây xưa). Sinh hoạt gia đình không giàu sang, phú quý nhưng thanh bạch, yên ấm (nhà nhỏ, ao nhỏ, chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa). Đời sống làng xã an lành, thanh bình. Con người sống âm thầm, lặng lẽ nhưng yên vui hạnh phúc. b) Đời lành từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Con trai, con gái mới lớn, đẹp và duyên dáng - má đào, mắt nhung, khăn điều - lo nghề canh cửi, chớm tuổi yêu đương trong nề nếp, giữ gìn mĩ tục, thuần phong. Má đào con gái chỉ "ửng hồng". "ghẹo duyên", con trai cũng chỉ dám thầm yêu trộm nhớ. 2. Cách thể hiện và tình cảm quê hương. a) Quê hương được thể hiện bằng một vài phác hoạ về cảnh sinh hoạt êm đềm của một gia đình; phong cảnh thanh bình, yên ả, đậm đà truyền thống của làng quê và về những con người sống một đời lao động trong lành. Quê hương còn được thể hiện qua tâm hồn một cậu bé chớm lớn, ưa mơ mộng, dễ lây buồn với rung động trong sáng của mối tình thầm yêu, trộm nhớ đầu đời. b) Một tình yêu quê hương gắn với những kỉ niệm thuở thiếu thời của con người xa quê. Chỉ một vài hình ảnh, hình bóng đơn sơ nhưng sâu đậm khó quên. Phảng phất nỗi buồn, giọng ngậm ngùi về những gì dường như một đi không trở lại. - Nông thôn bây giờ hiện đại, náo nhiệt không khí làm ăn, đổi mới với những nhà cao tầng, đưòng bê tông, cột điện...Nhưng cũng đang mất dần đi những bến nước, cầu ao, cây đa, sân đình.. Và nhất là những con người sống trong lao động và tình yêu lặng lẽ, trong lành. Những điều tưởng như nhẹ nhàng, nho nhỏ nhưng găm vào lòng người rất lâu bền, làm nên sức mạnh của tình yêu. III. Tổng kết : Dù cho quê nghèo, hình ảnh thân thương của quê hương vẫn in đậm trong tâm trí và tình cảm của tác giả. Đó là tình yêu, là một sự gắn bó sâu sắc. D . Hướng dẫn học ở nhà. - Thuộc lòng bài thơ. Nắm vững ghi nhớ. - Sưu tầm một số tác phẩm văn học địa phương. - Tìm hiểu đặc điểm văn học quê hương qua những sáng tác đó. - Chuẩn bị bài: Tổng kết từ vựng. * Bổ sung điều chỉnh . ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 19/10/2013 Ngày dạy: 22/10/2013(t1) Tiết 43 - 44: Tổng kết từ vựng 25/12013(t2) A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Nắm vững hơn, hiểu sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về tự vưng đã học từ lớp 6 -> 9 (từ đơn, từ phức, thành ngữ …). 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng dùng từ đúng, chính xác, linh hoạt, hiệu quả. 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn học. B. Phương tiện dạy học của thầy - trò. - Bảng phụ. - HS chuẩn bị bài ở nhà. C. Tổ chức các hoạt động dạy - học. * Ổn định tổ chức lớp: Giáo viên ổn định lớp bình thường. * Kiểm tra vở bài tập của 2 HS. * Tổ chức dạy học bài mới. Giáo viên giới thiệu bài mới. ? Xét về đặc điểm cấu tạo từ được chia thành mấy loại? ? Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ? ? Thế nào là từ phức? Cho ví dụ? ? Từ phức gồm mấy loại? Cho ví dụ? ? Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ? ? Thế nào là từ láy? Cho ví dụ? Học sinh làm bài tâp 2 SGK? Học sinh làm bài tập . ? Thành ngữ là gì? Ví dụ. Xác định thành ngữ, tục ngữ giải thích nghĩa? Giáo viên lưu ý cho Học sinh: * Tục ngữ thường là một ngữ cố định bổ thị một khái niệm, có giá trị tương đương với một từ, được dùng như một từ có sẵn trong kho từ vựng. - Mẹ tròn con vuông = tốt đẹp, trọn vẹn. - ăn cháo đá bát = tráo trở, bội bạc. * Tục ngữ : là một câu tương đối hoàn chỉnh biểu thị một phán đoán, hoặc một nhận định. Bài tập 3, 4 Học sinh làm theo nhóm. ? Nghĩa của từ là gì? Ví dụ. ? Học sinh trả lời câu hỏi 2, 3. ? Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ. ? Thế nào là nghĩa gốc? ? Thế nào là nghã chuyển? Giáo viên: Trong từ chỉ có 1 nghĩa nhất định. Tuy nhiên ở một số trường hợp từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc + nghĩa chuyển. ? Học sinh làm bài tập 2. Tiết 2 ? Học sinh nhắc lại khái niệm từ đồng âm? Cho ví dụ? ? Phân biệt hiện tượng từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Giáo viên lấy ví dụ để phân tích. Học sinh làm bai tập 2. ? Học sinh ôn tập khá niệm từ đồng nghĩa. Học sinh làm bài tập SGK. ? Thế nào là từ trái nghĩa? cho ví dụ? ? Từ trái nghĩa thường được sử dụng trong những trường hợp nào? Học sinh làm bài tập 2. ? Thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ? Ví dụ? ? Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng? Nghĩa hẹp? - Giáo viên chép vào bảng phụ bài 2 SGK lên bảng. Học sinh lên điền. ? Nêu khái niệm về trường từ vựng? cho ví dụ? ? Học sinh làm bài tập SGK. I. Từ đơn và từ phức. Bài 1: Từ Từ đơn: Là từ chỉ gồm một tiếng. Từ phức: Là từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng. Từ phức Từ ghép: là từ được tạo cách ghép các tiếng có quan hệ về ý. Từ láy: gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. Bài tập 2: a, Từ ghép: Ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn. b, Từ láy: Nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh. Bài tập 3 : a, Giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp. b, Tăng nghĩa: nhấp nhô, sach sành sanh, sát sàn sạt. II. Thành ngữ: 1 . Thành ngữ: - Là loại cụm từ có cấu tạ cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. - Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ ngữ tạo nên nó nhưng thường thông qua pép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh. Bài tập 2: - Thành ngữ: + Đánh trống bỏ dùi (làm việc không đến nơi đến chốn). + Được voi đòi tiên: lòng tham vô độ, có cái này đòi hỏi cái khác. + Nước mắt cá sấu: hành đông giả rối, được che đậy một cách tinh vi. - Tục ngữ: + Gần …….. rạng…….. hoàn cảnh sống, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. + Chó …….. đậy: Muốn tự bảo vệ mình có hiệu quả thì phải tuỳ ứng biến, tuỳ từng đối tượng mà có cách hành xử tương ứng. Bài tập 3: - Chó cắn áo rách, chuột sa chĩnh gạo. - Bèo dạt mây trôi, dây cà ra dây muống III. Nghĩa của từ: 1. Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính cách, hành động, quan hệ…) mà từ biểu thị. 2. Cách giải thích a là hợp lí. - Cách gỉai thích b là chưa hợp lí. - Cách giải thích c có sự nhầm lẫn giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển. - Cách giải thích a là sai. 3. Cách giải thích b là đúng, vì dùng từ "rộng lượng" định nghĩa cho từ "độ lượng" (giải thích bằng từ đồng nghĩa), pần còn lại là cụ thể hoá từ rông lượng. IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tương chuyển nghĩa của từ. 1. Từ có thể có 1 nghĩa hay nhiều nghĩa. VD: - Từ 1 nghĩa: Xe đạp, máy nổ… - Từ nhiều nghĩa: Chân, mũi, xuân. 2. Chỉ nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra từ nhiều nghĩa. * Trong từ nhiều nghĩa có: - Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình bằng nghĩa khác. - Nghĩa chuyển: xắp được hình thành trên nghĩa gốc. 2. Bài tập: - Từ "hoả" được dùng theo nghĩa chuyển -> nhưng không hai là hiện tượng từ nhiều nghĩa. V. Từ đồng âm. 1. Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. VD: Đường kính, đường làng * Hiện tượng nhiều nghĩa: một từ có chứa nhiều nét nghĩa kác nhau. * Hiện tương đồng âm: Hai hoạc nhiều từ có nghĩa rất khác nhau. 2. Bài tập : a, Lá1: gốc ->lá 2 - nghĩa chuyển. => Hiện tương từ nhiều nghĩa. b Từ đường 1, 2 là từ đồng âm. (Nghĩa 2 từ này khác xa nhau). VI. Từ đồng nghĩa: * Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. * Bài tập: Câu 2 chọn d. Câu 3: Xuân = tuổi. Dựa trên cơ sở: Xuân là từ chỉ mùa trong một năm khoảng thời gian tác giả ứng vứi một tuổi. -> Lấy bộ phận thay cho toàn thể -> một hình thức chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ. - Từ xuân: Thể hiện tư tưởng lạc quan của tác giả. Tránh lỗi lặp từ. VII. Từ trái nghĩa: 1. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. - Từ trái nghĩa được dùng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tương mạnh. -> Lời nói thêm sinh đông. 2. Bài tập. Cặp từ trái nghĩa: Xấu - đẹp, xa - gần, rộng - hep. VIII. Cấp độ khái quát nghã từ ngữ. * Nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ khác. - Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi của một số từ khác. - Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa ngữ của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. - Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng, lại và có nghĩa hẹp. * Bài tập: IX. Trường từ vựng: *Trường từ vựng : Là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. * Bài tập 2: Nước: Tắm, bể. Tác dụng: Dùng hai từ trường từ vựng góp hần tăng giá trị biểu cảm của câu nói -> có sức tố cáo mạnh mẽ hơn. D . Hướng dẫn học ở nhà - Lập bảng hệ thống hoá các kiến thức Tiếng Việt đã học. - Chuẩn bị tiết sau : Trả bài Tập làm văn số 2 *Bổ sung điều chỉnh . ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn : 23/10/2013 Ngày trả bài: 26/10/2013 Tiết 45: Trả bài tập làm văn số 2. A. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức: - Ôn lại những về văn bản tự sự. 2. Kỹ năng: - Biết vận dung những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp miêu tả với cảnh vật, con người. - Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt, trình bày. 3. Thái độ: Yêu mến bộ môn học. B . Chuẩn bị . - Thống kê số điểm , lỗi sai sót C . Tổ chức các hoạt động dạy học: * Ổn định: *. Trả bài I . Gv cho hs đọc lại đề rồi đọc đáp án ( Theo đề chung) II.Giáo viên nhận xét chung bài làm của học sinh. * Ưu điểm: * Ổn định: *. Trả bài I . Gvcho hs đọc lại đề rồi đọc đáp án ( Theo đề chung) II.Giáo viên nhận xét chung bài làm của học sinh. * ưu điểm : Nhìn chung các em đã nắm được yêu cầu bài làm, bài viết sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, đầy đủ bố cục ba phần. Đã kết hợp được các biện pháp nghệ thuật như em Phương , Hoài , Thảo .... - Bố cục : Đảm bảo 3 phần, hoàn chỉnh, đủ ý : Hoài , Thảo , Hồng ... *Nhược điểm : Một số em xác định đề bài chưa rõ ràng, chữ viết cẩu thả, còn sai lỗi chính tả, bố cục bài viết chưa rõ ràng như Tuấn , Sơn , Duy ... - Một số bài ý chưa đủ . Bố cục chưa hoàn chỉnh. Chưa khái quát được vấn đề(Tùng , Ngọc Anh ..). Diễn đạt còn vụng: Hằng , Liên … - Mở bài quá dài hoặc quá ngắn ,không thoát ý: Tùng, Tâm , Sơn … - Chữ viết xấu : Duy , Nga .... III .Học sinh đọc, nhận xét - Giáo viên cho học sinh đọc, nhận xét một số bài làm của học sinh ở 3 mức độ: ,Giỏi (Hoài )trung bình (Duy ) IV- Học sinh trao đổi bài Học sinh trao đổi bài cho nhau để cùng rút kinh nghiệm. V . Giáo viên chốt lại - Giáo viên chốt lại 1 số vấn đề có liên quan đến kiến thức, kĩ năng. * Kêt quả cụ thể. Giỏi Khá TB Yếu 9A ( 38) 3 10 25 0 D. Hướng dẫn học ở nhà - Làm lại bài sau khi sửa - Soạn bài Đồng chí *Bổ sung điều chỉnh . ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: 23/10/2013 Ngày dạy: 26/10/2013 Tiết 46: Đồng chí (Chính Hữu) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp Học sinh: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ. - Nắm đ
File đính kèm:
- giao an(1).doc