Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 79, 80: Quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

I. Quan sát, tưởng tượng so sánh và nhận xét trong văn miêu tả:

 - Đoạn 1: Tả chàng Dế Choắt gầy ốm đáng thương.

 - Đoạn 2: Tả cảnh đẹp thơ mộng và hùng vĩ của sông nước Cà Mau.

 - Đoạn 3: Miêu tả hình ảnh đầy sức sống của cây gạo mùa xuân.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6218 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 79, 80: Quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 21,22- Tiết 79 - 80
 Ngày dạy: 10,14/1/2015
QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH 
VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: 
-HĐ 1,2: Biết được mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
Hiểu được vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
1.2.Kĩ năng:
- HĐ 1: Thực hiện thành thạo kĩ năng quan sát, tưởng tượng so sánh và nhận xét khi miêu tả.
- HĐ 2: Thực hiện vận dụng được những thao tác cơ bản trên trong đọc viết bài văn miêu tả.
1.3.Thái độ:
 - Có thói quen quan sát, liên tưởng
- Giáo dục tính sáng tạo, năng động khi quan sát, tưởng tượng so sánh và nhận xét cho học sinh
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
	- Vai trò và sự liên kết của quan sát, tưởng tượng so sánh nhận xét trong văn miêu tả.
	- Vận dụng các thao tác quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét vào bài viết.
3.CHUẨN Bị:
3.1.GV: Bảng phụ ghi ví dụ mục I.
3.2.HS: Tìm hiểu các yếu tố: quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
6A5:..	
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1:Thế nào là văn miêu tả? (4đ)
Đáp án: Là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe trong văn miêu tả năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất.
Câu 2:(?)Vieát moät ñoaïn vaên ngaén töø 4 – 7 caâu mieâu taû caûnh thieân nhieân?(6ñ)
Đáp án: Trôøi ñaõ veà chieàu doøng soâng queâ toâi trôû neân yeân aû.Nhöõng con soùng thieâm thieáp nguû sau moät ngaøy ñuøa giôõn.Gío thoåi nheø nheï chæ kheõ laøm cho soùng cöïa mình.Nhöõng boâng hoa luïc bình cöù daäp deành,daäp deành nhö ai neo coät vaøo ñaùy nöôùc. 
4.3.Tiến trình bài học
Nhằm giúp các em có kiến thức để làm tốt bài văn miêu tả, tiết này, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bài “Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1: (20P) 
 Gọi học sinh đọc các đoạn văn SGK/27.
?Mỗi đoạn văn trên giúp em hình dung được những đặc điểm nổi bật gì của sự vật và phong cảnh được miêu tả?
?Những đặc điểm nổi bật đó thể hiện ở những từ 
ngữ và hình ảnh nào?
-Đoạn 1: gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ
- Đoạn 2: Giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, rừng xanh, rì rào, bất tận, mênh mông, ầm ầm như thác.
- Đoạn 3: Chim ríu rít, cây gạo, tháp đèn khổng lồ, ngàn hoa lửa, búp nõn, ngàn ngọn nến trông xanh
?Để viết được các đoạn văn trên, người viết cần có năng lực gì?	
-Quan sát, tưởng tượng, nhận xét, so sánh,	
?Hãy tìm những câu văn có sự liên tưởng và so sánh trong mỗi đoạn, sự tưởng tượng và so sánh ấy có gì độc đáo?
-Như gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặt áo gilê
 - Như mạng nhện, như thác, như người bơi ếch, như trường thành vô tận
- Như tháp đèn, như ngọn lửa, như nến xanh
àCác hình ảnh so sánh tưởng tượng, liên tưởng đặc sắc vì nó thể hiện đúng, rõ hơn, cụ thể hơn về đối tượng và gây bất ngờ, lí thú cho người đọc.
GV treo bảng phụ, ghi VD3 SGK.
?Em hãy so sánh với đoạn nguyên văn ở trên (mục 1 đoạn 2) để chỉ ra đoạn này đã bỏ đi những chữ gì?
-Ầm ầm, như thác, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch, như hai dãy trường thành vô tận.
?Những chữ đã bỏ đó đã ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả này như thế nào?
-Đó là những động từ, tính từ, những so sánh, liên tưởng, tưởng tượng. Bỏ đi làm cho đoạn văn trở nên chung chung và khô khan.
?Các thao tác cơ bản khi miêu tả là gì?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK – 28.
GD học sinh ý thức quan sát tưởng tượng và sử dụng các biện pháp tu từ khi miêu tả.
Hoạt động 2: (15P)
Gọi HS đọc đoạn văn của Ngô Quân Miện, 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
?Hãy lựa chọn từ ngữ cho sẵn thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn?
Từ cần điền và thứ tự:
óGọi học sinh lên bảng làm bài, các học sinh khác làm bài trong vở bài tập, nhận xét.
?Đoạn văn trên miêu tả cảnh gì?
-Cảnh Hồ Gươm.
?Tác giả đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh đặc sắc và tiêu biểu nào để tả?
-Cầu son bắc từ bờ ra đền, tháp giữa hồ
Đôn đốc học sinh làm bài vào vở bài tập.
Giáo dục kĩ năng quan sát, lựa chọn và lòng yêu cảnh vật quê hương.
Gọi học sinh đọc bài tập 2 và đoạn văn của Tô Hoài.
Cho học sinh thảo luận trong 3phút.
?Tìm những hình ảnh chi tiết tả Dế Mèn đẹp, khỏe như một thanh niên cường tránh nhưng kiêu căng, hợm hĩnh?
+ Người: Rung rinh, bóng mỡ.
+ Đầu to, nổi từng tảng.
+ Răng đen nhánh, khoan thai, vuốt râu và lấy làm hãnh diện lắm.
+ Râu dài, rất hùng dũng.
Nhận xét bài làm của các nhóm.
Cho học sinh làm bài vào vở bài tập.
?Muốn miêu tả nhân vật được hay và chính xác em phải làm gì?
Phải lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, quan trọng; quan sát kĩ những đặc điểm về hình dáng, hoạt động, tính cách,  của nhận vật để tả.
Giáo dục học sinh.
Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 3.
?Em hãy quan sát và ghi lại những đặc điểm ngôi nhà hoặc phòng của em ở. Trong những đặc điểm đó điểm nào là nổi bật nhất?
-Hướng, nền, mái, cửa, tường, cách trang trí,  của nhà hoăc căn phòng.
Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 4.
Câu hỏi thảo luận thời gian 3’.
?Nếu tả lại quan cảnh buổi sáng trên quê hương em thì em sẽ quan sát và so sánh các hình ảnh và sự vật sau đây với những gì?
Mỗi nhóm làm một câu.
 Mặt trời: mâm lửa, mâm vàng, 
 Bầu trời: lồng bàn không lồ, nửa quả cầu xanh
Hàng cây: hàng quân, trường thành, 
Núi (đồi): bát úp, cua kềnh, 
 Những ngôi nhà: viên gạch, bao diêm, 
Nhận xét bài làm của các nhóm.
Cho học sinh làm bài vào vở bài tập.	
I. Quan sát, tưởng tượng so sánh và nhận xét trong văn miêu tả:
 - Đoạn 1: Tả chàng Dế Choắt gầy ốm đáng thương.
 - Đoạn 2: Tả cảnh đẹp thơ mộng và hùng vĩ của sông nước Cà Mau.
 - Đoạn 3: Miêu tả hình ảnh đầy sức sống của cây gạo mùa xuân.
àQuan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét sâu sắc dồi dào tinh tế.
Ghi nhớ: SGK/28
II. Luyện tập:
Bài 1:
Điền từ.
1. gương bầu dục
 2. cong cong
 3. lấp ló 
 4. cổ kính
 5. xanh um
Bài 2:
- Những hình ảnh tiêu biểu đặc sắc.
Bài tập 3:
 - Quan sát và ghi chép lại những đặc điểm ngôi nhà đang ở.
Bài 4:
- Tả quang cảnh buổi sáng trên quê hương, có liên tưởng, so sánh.
4.4.Tổng kết
Câu 1: Muoán laøm moät baøi vaên mieâu taû ñaït yeâu caàu thì ngöôøi vieát caàn phaûi coù nhöõng naêng löïc gì?
Đáp án: Quan saùt, töôûng töôïng, so saùnh vaø nhaän xeùt caàn saâu saéc, doài daøo vaø tinh teá
Câu 2:Quan sát, tưởng tượng, có tác dụng gì khi làm văn miêu tả?
Đáp án: Lời văn cụ thể hơn, lí thú hơn, gây bất ngờ cho người đọc
GD HS ý thức sử dụng các yếu tố trên phù hợp khi miêu tả.
4.5.Hướng dẫn học tập
 + Học thuộc ghi nhớ trong SGK – 28, nhớ được mục đích của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
 +Nhận biết được điểm nhìn miêu tả, các chi tiết tưởng tượng, so sánh trong một đoạn văn miêu tả.
 + Làm các bài tập trong phần luyện tập.
 Chuẩn bị: “Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả”: Lập dàn ý theo hướng dẫn SGK các bài 1, 2, 3 trang 35-36.
 5.PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docBai_19_Quan_sat_tuong_tuong_so_sanh_va_nhan_xet_trong_van_mieu_ta_20150725_025951.doc
Giáo án liên quan