Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 70 đến 71 - Năm học 2015-2016 -

 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

 a .Chuẩn bị của giáo viên:

 - Nghiên cứu nội dung bài tham khảo sgv

 - Soạn bài.

 b. Chuẩn bị của học sinh:

 - Học bài cũ,

 - Sưu tầm một số trò chơi dân gian tiêu biểu ở địa phương mình.

3. Tiến trình bài dạy.

 a. Kiểm tra bài cũ. ( 5')

 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.

 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1’)

Văn hoá dân tộc Tây Bắc chúng ta vô cùng phong phú và đặc sắc. Tiết học hôm nay cô cùng các em khám phá những nét đẹp văn hoá ấy.

 b. Dạy nội dung bài mới.

 

doc12 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 70 đến 71 - Năm học 2015-2016 -, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/12/2015 Ngày giảng: 19/12/2015 - Lớp 6A1
 18/12/2015 - Lớp 6A2 
TIẾT 70 - TIẾNG VIỆT.
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT)
RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
 1. Mục tiêu cần đạt.
 	a. Về kiến thức:
 	- Biết được một số lỗi chính tả thường mắc ở địa phương.
 	- Sửa được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của phát âm địa phương
 	- Tránh sai chính tả khi nói và viết
 	b. Về kĩ năng: 
 	- Sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm ở địa phương
 	- Rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả
 	c. Về thái độ: 
 	- Có ý thức trong việc phát âm đúng và viết đúng các phụ âm đầu.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 
 	a. Chuẩn bị của giáo viên: 
 	- Nghiên cứu nội dung bài, tham khảo sgv
 	- Soạn bài.
 	b. Chuẩn bị của học sinh: 
 	- Học bài cũ, 
 	- Chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn SGK.
3. Tiến trình bài dạy.
 	a. Kiểm tra bài cũ. (5')
 	- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 	* Đặt vấn đề vào bài mới: (1’)
Hiện nay, các em vẫn còn mắc khá nhiều lỗi khi phát âm và viết bài. Để giúp các em tránh được những lỗi đó , tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em thực hành một tiết rèn chính tả.
 	b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HS
?
?
HS
?
?
?
GV
GV
Đọc ĐV sgk t 166
Điền từ thích hợp vào chỗ trống?
Lựa chọn từ để điền vào chỗ trống?
 lên bảng
Lựa chọn từ để điền vào chỗ trống?
Chọn s hoặc x điền vào chỗ trống?
Chữa lỗi chính tả trong những câu sau?
 Đọc chính tả cho HS viết.
* Lưu ý: HS viết đúng và phân biệt: x / s; l / n; r gi / d
Yêu cầu viết đúng chính tả.
GV thu một số bài viết của HS về nhà chấm.
*Cho HS đọc, phát hiện những bạn hay phát âm sai. Sau đó GV uốn nắn sửa chữa cho HS.
* GV củng cố bài 
I. Đọc và viết các phụ âm đầu dễ mắc lỗi. (10')
1. Đọc: ( sgk T 166) 
 2. Viết đúng các phụ âm đầu.
- Tra xét, trầm tĩnh, trại giam, trơ trụi, trợ cấp, trách nhiệm, trật tự, trong trắng
- Chặt chẽ, chắc chắn, chắt lọc, lựa chọn, chuyển dịch
- Sáng tạo, sản xuất, sang trọng, sôi nổi
- xì xào, xa cách, xanh biếc, xương xẩu, xó xỉnh, 
- Do thám, dò la,.., giỗ tết, ,
- Rừng rực, bịn rịn, bứt dứt,,
- Nêu lên, nương tựa, la hét, lo sợ,,
II. Viết chính tả. (23')
 1. Viết chính tả.
 a. Lựa chọn từ để điền vào chỗ trống.
* vây, dây, giây
 cá; sợi ; điện; phút; bao; dưa;  cánh
* viết, giết, diết
giặc; da; van; chữ; chết
* vẻ, dẻ, giẻ
 hạt; da; vang; văn; lau; mảnh; rách
 b. điền tr / ch; s / x; r / d; l / n vào chỗ trống.(Bài tập 1 T167) 
- trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện,chương trình, chẻ tre.
- sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, chim sáo, sâu bọ.
- rũ rượi, rắc rối, giảm giả, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, dao kéo, giao kèo, giáo mác.
- lạc hậu , nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lán lút, bếp núc, lỡ làng.
c. Chọn s hoặc x điền vào chỗ trống
 Bầu trời xám xịt như xà xuống sát mặt đất, sấm rền vang,chớp loé sáng rạch xé cả không gian. Cây sung già trước cửa sổ trút lá theo trận lốc, trơ lại những cành xơ xác, khẳng khiu. Đột nhiên, trận mưa dông sầm sập đổ xuống, gõ lên 
 d. Chữa lỗi chính tả.
- căng dặn rằn -> căn dặn rằng
- che -> tre
- ngan -> ngang
- chẳn -> chẳng
- dừng chặc -> rừng chặt
- cắng -> cắn
 g. Viết chính tả Bài 7 T 168. 
2. Luyện cách phát âm.
- n/ l
- dấu ngã và dấu sắc
c. Củng cố, luyện tập (2’) 
 - HS đọc đoạn văn trích từ văn bản bánh trưng, bánh giầy ( gv sửa lỗi)
d. Hướng dẫn học bài ở nhà .(2')
- Tiếp tục luyện độc và viết chính tả đúng ngữ pháp.
 	- Sưu tầm một số tác phẩm văn học địa phương.
- Sưu tầm một số trò chơi dân gian địa phương
 	- Tiết 70 tiếp tục học chương trình ngữ văn địa phương.
4. Những kinh nghiệm rút ra sau bài giảng.
.
____________________________________
Ngày soạn: 17/12/2015 Ngày giảng: 21/12/2015 - Lớp 6A1
 21/12/2015 - Lớp 6A2 
TIẾT 71: 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Văn và Tập làm văn)
1 Mục tiêu cần đạt.
 	 a. Về kiến thức.
 	- Nắm được mục đích yêu cầu của việc tìm hiểu truyện kể dân gian và sinh hoạt văn hoá dân gian ở địa phương.
 	- Biết liên hệ so sánh với phần văn học dân gian đã học để thấy sự khác nhau của hai loại hình truyện kể dân gian và sinh hoạt văn hoá dân gian.
 	b. Về kĩ năng:
 	- Kĩ năng kể chuyện dân gian đã sưu tầm hoặc giới thiệu, biểu diễn 1 trò chơi dân gian hoặc sân khấu hoá 1 truyện cổ dân gian đã học.
 	c. Về thái độ: 
- Có ý thức sưu tầm, luyện kể chuyện, luyện viết chính tả.
 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 
 	 a .Chuẩn bị của giáo viên: 
 	- Nghiên cứu nội dung bài tham khảo sgv
 	- Soạn bài.
 	b. Chuẩn bị của học sinh: 
 	- Học bài cũ, 
 	- Sưu tầm một số trò chơi dân gian tiêu biểu ở địa phương mình..
3. Tiến trình bài dạy.
 	a. Kiểm tra bài cũ. ( 5')
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 	* Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) 
Văn hoá dân tộc Tây Bắc chúng ta vô cùng phong phú và đặc sắc. Tiết học hôm nay cô cùng các em khám phá những nét đẹp văn hoá ấy.
 b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi
?
?
?
?
?
GV
?
?
GV
GV
Nêu vài nét đặc sắc về tác phẩm?
Nội dung chính của truyện là gì?
Nét nghệ thuật đặc sắc của truyện?
Vài nét về tác phẩm?
Khái quát về nội dung?
giới thiệu cho HS một số tác phẩm.
So sánh truyện cổ dg đã học với những truyện cổ dân gian địa phương?
Hãy kể tên các trò chơi dân gian ở địa phương em? Nêu những hiểu biết của em về từng trò chơi đó?
 Người con trai nào thích một người con gái nào đó thì họ tung quả còn vào người ấy. Nếu người con gái bắt quả còn thì chứng tỏ họ đồng ý. Nếu họ không bắt quả còn thì ngược lại.
Cho HS tìm tiếp các trò chơi khác.Cho HS tự miêu tả các trò chơi còn lại.
I. Giới thiệu một số tác phẩm văn học thể hiện nét văn hoá dân tộc ở địa phương. (20')
 1. Truyện thơ.
a. Xống chụ xôn xao (Tiễn dặn người yêu)- Dân tộc Thái.
- Vài nét về tác phẩm.
 + Được viết bằng thơ dài 1846 câu.
 + Là tp xuất sắc nhất của nền văn học cổ truyền dân tộc Thái được Mạc Phi dịch. 
+ Truyện được kết tinh của nguồn dân ca phong phú.
- Nội dung:
 + Là tiếng kêu than đau đớn của tình yêu bị giày xéo, trà đạp trong xã hội cũ bất công.
 + Kêu than đau đớn nhưng không hề tuyệt vọng đầu hàng:
 Không lấy được nhau mùa hạ
 Ta sẽ lấy nhau vào mùa đông
 Không lấy nhau được thời trẻ
 Ta sẽ lấy nhau lúc về già.
 + Cuối cùng tình yêu chung thuỷ và lòng tin tưởng đã chiến thắng tuổi thanh xuân của đôi bạn trẻ đã qua đi không trở lại.
- Nghệ thuật: Bài thơ trau chuốt, đậm đà, trong sáng và dễ hiểu.
b. Chàng Lú - Nàng Ủa. (Khun Lú- Nàng Ủa) Mạc Phi dịch.
- Vài nét về tác phẩm.
 + Tác phẩm dài 1800 câu thơ, được lưu truyền rộng rãi trong dân tộc Thái.
 + Truyện mang đậm tính truyền thống.
- Nội dung:
 + Tác phẩm phản ánh một thời xa xưa của lịch sử. Quan hệ hôn nhân, quan hệ giai cấp đang trở thành phức tạp gay gắt- nó không liêm khiết và công bằng nữa.
 + Bố cục mạch lạc, dễ hiểu, lời lẽ trôi chảy vần điệu chặt chẽ. 
2. Truyện cổ văn xuôi.
- Nàng loà, con ngựa mù và chàng thông minh DT Hơ Mông.
 + Thần sắt.
 + Cú già và Hoẵng.
 + Tình anh em.
3. Điểm giống và khác nhau giữa truyện cổ dg đã học với những truyện dân gian địa phương. (5')
* Giống nhau.
- Đều mang yếu tố hoang đường, kì ảo.
- Ca ngợi người tốt, rút ra chân lí: Ở hiền gặp lành.
- Kẻ độc ác tham lam bị trừng trị đích đáng.
 * Khác nhau:
- Những truyện dg đã học là chung cho cả dân tộc, quốc gia.
- Những truyện dg địa phương chỉ trong phạm vi hẹp của một dân tộc nào đó.
II. Giới thiệu các trò chơi dân gian. (10')
1. Ném còn. ( DT Thái)
- Diễn ra vào mùa xuân.
- Dựng một cây tre cao 20m ở giữa sân.
- Trên đỉnh cây tre có treo một vòng tròn bán kính khoảng 30cm.
- Quả còn được khâu bằng vải nhồi bông thật chặt.
- Cách chơi: Người chơi đứng dưới đát , cách chân cột khoảng 20m. Dùng tay tung quả còn sao cho quả còn đó lọt qua vòng tròn trên đỉnh cột thì thắng cuộc.
 2. Tung còn trao duyên.( DT Mông)
- Cách chơi: Đứng thành hai hàng một bên nam, một bên nữ, vừa chơi vừa hát 
 3. Đi cà kheo, đánh cù, đẩy gậy.
 4. Múa xoè - Sau mỗi cuộc vui.
 5. Múa chuông
 6. Múa khèn- Ngày tết vui xuân 
 c. Củng cố, luyện tập (2’)
 - Kể tên thêm một số các trò chơi dân gian
 d. Hướng dẫn học sinh tự học bài ở nhà. (2') 
 - Tìm đọc các tác phẩm văn học dân gian địa phương.
 - Sưu tầm tìm hiểu tiếp một số trò chơi dân gian khác. 
 - Chuẩn bị nội dung truyện để tiết sau thi kể chuyện. Lựa chọn truyện mình thích nhất.
 - Yêu cầu tập kể trước ở nhà. 
4. Rút kinh nghiệm sau khi dạy.
Ngày soạn: 27/12/20124 Ngày giảng: 28/12/2015 - Lớp 6A1
 28/12/2015 – Lớp 6A2 
TIẾT 72. 
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
 1. Mục tiêu cần đạt.
 	a. Về kiến thức:
 	- HS nhận rõ ưu- nhược điểm bài làm của mình. Biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm những lỗi đã mắc phải trong bài kiểm tra học kì I, đánh giá nhận xét theo yêu cầu của đề.
 	- Nhận biết tích hợp giữa Văn học, tiếng Việt, Tập làm văn.
 	b. Về kĩ năng: 
 	- Rèn luyện kĩ năng sửa chữa lỗi trong bài kiểm tra HKI để rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra HKII.
 	c. Về thái độ:
 	- HS tự giác sửa chữa lỗi đã mắc.
2. Chuẩn bị của giáo viên và Học Sinh.
 	a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Chấm chữa bài tỉ mỉ, chính xác.
- Soạn giáo án
 	b. Chuẩn bị của học sinh: 
- Xem lại các kiến thức có liên quan đến nội dung bài kiểm tra HKI.
3. Tiến trình bài dạy. 
 	a. Kiểm tra bài cũ: 
 (Không KT)
 	b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Gv
?
?
?
?
?
?
GV
GV
 yêu cầu HS đọc lại đề bài.
Thế nào là truyện cổ tích ?
Từ câu chuyện ngụ ngôn“Ếch ngồi đáy giếng”, em rút ra được bài học kinh nghiệm gì? 
Các truyện truyền thuyết, cổ tích có chung đặc điểm gì về nghệ thuật? 
Phần mở bài cần đạt được ý gì?
Nêu những ý cơ bản phần thân bài?
Trình bày ý cơ bản phần kết bài?
Nhận xét chung ưu điểm
Nhận xét cụ thể về nhược điểm
I. Đọc đề bài. (5')
Câu 1: (1,5 điểm) 
Thế nào là truyện cổ tích? Kể tên các truyện cổ tích đã học. 
Câu 2: (1,5 điểm)
Từ câu chuyện ngụ ngôn“Ếch ngồi đáy giếng”, em rút ra được bài học kinh nghiệm gì? 
Câu 3: (0,5 điểm)
 	Các truyện truyền thuyết, cổ tích có chung đặc điểm gì về nghệ thuật? 
Câu 4: (1 điểm) 
Cụm danh từ là gì? Đặc điểm và mô hình cấu tạo của cụm danh từ?
Câu 5: (0,5 điểm)
 Thêm các phần phụ để phát triển các danh từ sau thành cụm danh từ rồi đặt câu với mỗi cụm danh từ đó.
 Học sinh
Câu 6: (5 điểm)
Em hãy kể về người mẹ thân yêu của em.
II. Đáp án, biểu điểm. (15’)
Câu 1: (1,5điểm)
*Truyện cổ tích:
- Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (dũng sĩ, thông minh, bất hạnh) thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự bất công đối với sự công bằng.
 - Kể tên các truyện ngụ ngôn đã học:
 + Thạch Sanh
 + Em bé thông minh.
 + Cây bút thần.
 + Ông lão đánh cá và con cá vàng.
Câu 2: (1,5 điểm)
- Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của ếch, truyện  ‘‘Ếch ngồi đáy giếng’’ ngụ ý:
 + Phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn mà lại huyênh hoang.
 + Khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo, căn bệnh đó dễ làm con người chịu thất bại trong cuộc sống.
Câu 3: (0,5điểm)
 - Các truyện truyền thuyết, cổ tích có chung đặc điểm về nghệ thuật: Có các yếu tố hư cấu, tưởng tượng, kỳ ảo, hoang đường. 
Câu 4: (1 điểm)
 	Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. 
 - Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.
 - Mô hình cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ gồm 3 phần: 
Câu 5: (0,5 điểm)
- Phát triển thành cụm danh từ:
Học sinh -> Tất cả các bạn học sinh nữ lớp 6G * Đặt thành câu:
- Tất cả các bạn học sinh nữ lớp 6G đều rất chăm ngoan
Câu 6: (5 điểm)
 I. Yêu cầu về hình thức.
 - Bài viết đúng kiểu bài, có đầy đủ bố cục 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài)
 - Trình bày sạch đẹp, viết đúng chính tả, dấu câu, diễn đạt lưu loát.
II. Yêu cầu về nội dung.
 1. Mở bài: (1 điểm) 
 - Đọc bài ca dao, thấm thía về ý nghĩa của bài ca dao là ngợi ca công ơn của cha mẹ với con cái. Bổn phận của con cái đối với cha (mẹ). 
 - Xác định đối tượng kể: Là mẹ. Giới thiệu lý do vì sao em lại kể về mẹ 
 2. Thân bài: (3 điểm) 
- Giới thiệu khái quát về mẹ (làm gì, tình cảm của em với mẹ: 
 + Luôn tự hào và hãnh diện vì giống mẹ từ ngoại hình đến tính cách. 
 + Yêu mẹvô cùng vì mẹ là người gần gũi, quan tâm và hiểu em hơn ai hết 
 .- Kể về mẹ: ngoại hình, tính cách phẩm chất tốt đẹp của mẹ 
 + Mẹ có khiếu kể chuyện hài hước hấp dẫn. 
 + Tỏ ra nghiêm khắc, bảo ban khi chúng tôi sai. Không dạy bằng roi vọt mà luôn khuyên nhủ nhẹ nhàng. 
 + Chăm chỉ cần mẫn làm việc nuôi anh em chúng tôi ăn học. 
 + Kiên trì phấn đấu vừa làm việc, học tập vừa chăm sóc gia đình. Là tấm gương sáng, mẫu mực để con cái noi theo. 
 - Một vài kỷ niệm sâu sắc, không thể nào quên về mẹ, những gì em đã trải nghiệm, chịu ảnh hưởng từ mẹ. Kỷ niệm một lần cãi bướng và nói hỗn làm mẹ buồn. Kỷ niệm lần đầu em được cha mẹ dẫn đi chơi xa. - Những cảm xúc, suy nghĩ của em về mẹ: Tự hào, yêu quý, kính trọng nhớ ơn sinh thành, mong đền đáp, mong mẹ luôn khoẻ mạnh, gặp nhiều điều tốt đẹp. 
 3. Kết bài: (1 điểm) 
 - Khẳng định lại tình cảm kính yêu, lòng khâm phục, tự hào, hãnh diện vì là con của cha mẹ. Sẽ luôn khắc ghi trong tim những lời dạy và hình ảnh của cha mẹ. 
 - Tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng học thât giỏi để cha mẹ hãnh diện về mình. 
III. Nhận xét ưu nhược điểm. (11’)
 1. Ưu điểm:
 - Đa số các em đều làm tốt câu tiếng Việt và câu phần văn bản 
 - Câu 6 đa số đều đảm bảo đúng thể loại, đúng nội dung yêu cầu, kể 
 - Đã biết lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, biết đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể
 2. Nhược điểm: 
- Bên cạnh đó còn nhiều bài làm chưa tốt như, Linh, Chiến, Lục, Thục...lớp 6A1, Thành, Lâm, Phúc...lớp 6A2
- Diễn đạt còn lủng củng, chưa thoát ý như Ban, Tuấn, Tuyển ... lớp 6A1, Hợi, thái, Tần...lớp 6A2
- Bài viết còn mắc lỗi chính tả, bố cục không rõ ràng như Nam, Hưng, Hiếu, Hiệu.... lớp 6A1, Doanh, Lâm, Thành.....lớp 6A2
IV. Thống kê lỗi và chữa lỗi.(10')
Lỗi chính tả.
1. Lỗi chính tả
 Rản dị -> Giản dị
 Chìu mến-> trìu mến
 Xâu sắc-> sâu sắc
 dất lo -> rất lo
 lếp nhăn -> nếp nhăn
 chong -> mắt trong
2. Lỗi dùng từ đặt câu
 - Dáng mẹ ấy gầy gò ốm yếu ai nhìn cũng khổ
->Dáng mẹ em gầy gò, ốm yếu ai nhìn mẹ cũng bảo mẹ là ngời vất vả lam lũ 
 - Những kỉ niệm vui hay buồn của em và mẹ đều là những kỉ niệm em ghi nhớ suốt đời
-> những kỉ niệm  đều là những kỉ niệm đẹp, được em luôn trân trọng và ghi nhớ suốt đời
 - Em muốn làm nhiều điều để đền đáp công ơn của mẹ 
-> Em muốn làm nhiều điều tốt đẹp
- Em sẽ kể cho mọi người về người mẹ của em cho mọi người nghe
 ->Em sẽ kể về người mẹ của em 
* Thống kê kết quả: 
- Lớp: 6A1 + 6A2
Điểm 9,10:	
Điểm7,8 : 
Điểm 5,6: 
Điểm 3,4: 
Điểm 1,2: 
* Đọc bài: Ngần Thị Nhiên
 	c. Củng cố luyện tập. (2’)
 	? Muốn viết được bài văn tượng tượng tốt càn phải làm gì?
 	d. Hướng dẫn học tự học bài ở nhà. (2’)
 	- Xem lại đề, tự sửa lỗi
 	- Chuẩn bị bài sau: Tiết 73 Bài học đường đời đầu tiên
4. Rút kinh nghiệm sau khi dạy.
.
	__________________________________

File đính kèm:

  • docNgu van 6_12701672.doc
Giáo án liên quan