Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 45: Số từ và lượng từ

* Pha 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề:

Tình huống: HS diễn tình huống

- Trong đoạn hội thoại vừa rồi hai bạn có sử dụng các từ sau: một, hai, các, những, cả. Theo các em, những từ đó biểu thị ý nghĩa gì?

- Từ « đôi » mà bạn Minh Khoa sử dụng trong tình huống có đúng không? Vì sao?

* Pha 2 : HS bộc lộ quan điểm ban đầu

* Pha 3 : Đề xuất câu hỏi và thiết kế phương án thực nghiệm.

GV: Để hiểu về số từ và lượng từ, các em cần tìm hiểu những nội dung nào ?

GV: Theo các em, làm thế nào để tìm được câu trả lời cho các câu hỏi trên ?

* Pha 4: Tiến hành thực nghiệm, tìm tòi nghiên cứu

- Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về số từ và lượng từ

GV cho HS đọc ví dụ

? Cho biết các từ in đậm trong những câu dưới đây bổ sung ý nghĩa cho từ nào? Chúng đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì?

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 45: Số từ và lượng từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45 
 SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 1.Kiến thức
 Học sinh nắm được:
- Khái niệm số từ và lượng từ.
- Nghĩa khái quát của số từ và lượng từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ.
- Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ.
- Chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ.
 2.Kĩ năng: 
- Nhận diện được số từ và lượng từ.
 - Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị.
 - Vận dụng số từ và lượng từ khi nói và viết.
 3. GD kỹ năng sống: 
- Ra quyết định: Nhận ra được số từ và lượng từ để sử dụng đúng trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
- Kỹ năng suy nghĩ – tư duy: Phân biệt được số từ và lượng từ.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng và trao đổi về cách sử dụng số từ và lượng từ một cách phù hợp.
 4.Thái độ:
 - Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
 - Thái độ học tập nghiêm túc.
5. Năng lực cần đạt: NL giải quyết vấn đề, NL sáng tạo, NL hợp tác.
 II. CHUẨN BỊ 
 1.Giáo viên: Bảng phụ, soạn bài, chuẩn bị tài liệu liên quan.
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP: Bàn tay nặn bột
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Câu 1: Thế nào là cụm danh từ? 
 Câu 2: Xác định cấu tạo của cụm danh từ sau: ba con trâu béo, tất cả những em học sinh chăm ngoan ấy.
3.Bài mới: 
 Trong ngữ pháp tiếng Việt, tuy chưa được sử dụng rộng rãi như danh từ, động từ, tính từ, nhưng số từ và lượng từ cũng được dùng nhiều. Muốn hiểu rõ hơn về hai từ loại này, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Pha 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề:
Tình huống: HS diễn tình huống
- Trong đoạn hội thoại vừa rồi hai bạn có sử dụng các từ sau: một, hai, các, những, cả. Theo các em, những từ đó biểu thị ý nghĩa gì?
- Từ « đôi » mà bạn Minh Khoa sử dụng trong tình huống có đúng không? Vì sao?
* Pha 2 : HS bộc lộ quan điểm ban đầu
* Pha 3 : Đề xuất câu hỏi và thiết kế phương án thực nghiệm.
GV: Để hiểu về số từ và lượng từ, các em cần tìm hiểu những nội dung nào ?
GV: Theo các em, làm thế nào để tìm được câu trả lời cho các câu hỏi trên ?
* Pha 4: Tiến hành thực nghiệm, tìm tòi nghiên cứu
- Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về số từ và lượng từ
GV cho HS đọc ví dụ
? Cho biết các từ in đậm trong những câu dưới đây bổ sung ý nghĩa cho từ nào? Chúng đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì?
?Từ đó, em hiểu thế nào là số từ, thế nào là lượng từ?
? Dựa vào khái niệm, em hãy cho biết số từ gồm mấy loại ?
? Em hãy điền các cụm danh từ ở VD b vào bảng cấu tạo CDT. Từ đó, hãy cho biết lượng từ chia thành mấy loại?
THẢO LUẬN NHÓM
So sánh sự giống và khác nhau giữa số từ và lượng từ
? Từ “đôi” trong cụm từ “một đôi” có phải là số từ không? Vì sao?
? Vậy cách nói của bạn Khoa là đúng hay sai?
? Tìm thêm các từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ “đôi”?
* Pha 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức. 
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tổng kết nội dung bài học.
- Gv tóm tắt các ý chính trong bài.
- Gv đối chiếu lại các ý kiến ban đầu.
- Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS luyện tập
CUỘC THI
ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA
Vòng 1: Khởi động
Câu 1: Gọi tên sự vật trong các hình sau, có sử dụng số từ hoặc lượng từ.
Câu 2: Mỗi tổ hoặc thành viên trong tổ hát một đoạn bài hát theo chủ đề khác nhau, trong đó có số từ hoặc lượng từ.
Vòng 2: Vượt chướng ngại vật
Câu 1: Bài tập 1/sgk/129
Câu 2: bài tập 2/sgk/129
Vòng 3: Tăng tốc
Bài tập 2/sgk/129
Vòng 4: Về đích
Đặt câu có sử dụng số từ hoặc lượng từ?
-HS theo dõi.
HS trả lời, bộc lộ quan điểm ban đầu.
HS trả lời:
- Số từ là gì?
- Lượng từ là gì?
- Đặc điểm của ST và LT
- Chức vụ ngữ pháp của ST và LT trong câu.
- Số từ khác lượng từ ở đặc điểm nào?
- Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị gắn với số lượng.
- HS đề xuất phương án:
+ Trả lời câu hỏi trong SGK để tìm hiểu thế nào là ST và LT
+ Sự giống và khác nhau giữa số từ và lượng từ.
+ Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa chỉ số lượng.
+ Lưu ý khi sử dụng số từ, lượng từ khi nói và viết.
+ Làm bài tập để nắm vững kiến thức.
- HS đọc ví dụ
- HS trả lời
- (anh) hai: đứng sau DT, biểu thị số thứ tự.
- hai (quả táo): đứng trước DT, biểu thị số lượng.
- các, những, cả mấy: đứng trước DT, biểu thị lượng ít hay nhiều của sự vật.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
Gồm 2 loại: Số từ chỉ số lượng (đứng trước DT) và số từ chỉ số thứ tự (đứng sau DT)
- HS thực hiện vào bảng.
- Nếu kết luận
- HS thảo luận theo nhóm.
- Trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác bổ sung, góp ý.
- HS trả lời.
- HS tìm từ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS trả lời
- một con chim
- những bông hoa cúc trắng
- hai ông cháu
- một gia đình
- HS thực hiện theo yêu cầu
- HS tìm số từ và lượng từ
- HS thực hiện vào bảng nhóm.
- GV nhận xét, tổng kết.
I. Khái niệm
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- (anh) hai: đứng sau DT, biểu thị số thứ tự.
- hai (quả táo): đứng trước DT, biểu thị số lượng.
- các, những, cả mấy: đứng trước DT, biểu thị lượng ít hay nhiều của sự vật.
à Số từ là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật. 
à Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
- Chức vụ: phụ ngữ trong CDT.
Phân loại:
- Số từ: 
+ Chỉ số lượng (đứng trước DT).
+ Chỉ số thứ tự (đứng sau DT).
- Lượng từ:
+ Chỉ ý nghĩa toàn thể : cả, tất cả, hết thảy
+ Chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: các, những, mỗi, mọi, từng
Lưu ý
- đôi, cặp chục, tá: DT chỉ đơn vị, không phải là số từ.
- Khi sử dụng số từ chỉ số lượng thì không dùng lượng từ.
II. Tổng kết
Ghi nhớ 1/sgk/128
Ghi nhớ 2/sgk/129
III. Luyện tập
1. Bài tập 1/skg/129
* một, hai, ba (canh), năm (cánh) à số từ chỉ số lượng.
 * (canh) bốn, (canh) năm 
à số từ chỉ số thứ tự.
2. Bài tập 2/skg/129
trăm, ngàn, muôn: Dùng với ý nghĩa chỉ số lượng “rất nhiều” 
3. Bài tập 3/Sgk/130
- Giống nhau: Đều tách ra từng sự vật, từng cá thể.
- Khác nhau:
+ từng: Lần lượt theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác.
+ mỗi: Tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt.
4. Củng cố: GV nhắc lại nội dung bài học.
- Lưu ý HS sử dụng đúng số từ và lượng từ khi nói và viết.
5. Hướng dẫn về nhà 
- Xem lại nội dung bài học.
- Hoàn thành các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài mới: Kể chuyện tưởng tượng (Trả lời câu 2/sgk/130)
V. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_45_so_tu_va_luong_tu.docx
Giáo án liên quan