Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 110: Câu trần thuật đơn

BT nhanh:

Các câu sau đây câu nào không phải là câu trần thuật đơn? Vì sao?

a.Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình.

b.Trăng đẹp quá!.

c.Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.

 

docx7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3864 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 110: Câu trần thuật đơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Đỗ Thị Ngọc Yến
Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Lợi.
Ngày dạy: 16/3/2015( Thứ 2- tiết 2).
Tiết 110:
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức
 - Nắm được khái niệm câu trần thuật đơn và tác dụng của câu trần thuật đơn.
 2. Kỹ năng
 - Bước đầu nhận biết được câu trần thuật đơn, biết phân tích tác dụng của câu trần thuật đơn.
 3. Thái độ
 - Có ý thức bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt.
II. CHUẨN BỊ
 1.Giáo viên: soạn bài, chuẩn bị bảng phụ và phiếu bài tập cho học sinh.
 2.Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
Phương pháp: hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, nêu vấn đề và quy nạp.
Phương tiện dạy học: SGK, SGV, bảng phụ.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1.Ổn định tổ chức.
 2.Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm và cấu tạo của chủ ngữ và vị ngữ?
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau. Cho biết vị ngữ và chủ ngữ có cấu tạo như thế nào?
Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau
Thi đua là yêu nước.
 3.Bài mới.
Một loại câu có mục đích là để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến không? Đó chính là câu trần thuật. Vậy câu trần thuật đơn là gì? Tác dụng của nó như thế nào? Cô và các em cùng nhau đi vao bài...
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm câu trần thuật đơn.
Gv gọi học sinh đọc ví dụ.
? Ví dụ trên nằm trong văn bản nào?
? Đoạn văn trên gồm mấy câu?
Gv treo bảng phụ.
 ?Các câu trong đoạn văn trên nhằm mục đích nói nào?
 Giáo viên treo bảng phụ
Nối mục đích ở cột A với nội dung ở cột B.
-Bài học đường đời đầu tiên.
-Gồm 9 câu
I.Câu trần thuật đơn là gì?
1.Ví dụ.
Các câu trong đoạn văn
Mục đích nói
Kiểu câu
1. Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài.
Kể
Câu trần thuật
2.Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:
Tả, kể
Câu trần thuật
3.Hức !
Bộc lộ cảm xúc
Câu cảm thán
4.Thông sang nghách nhà ta hả?
Hỏi
Câu nghi vấn
5.Dễ nghe nhỉ!
Bộc lộ cảm xúc
Câu cảm thán
6.Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.
Nêu ý kiến
Câu trần thuật
7.Thôi, im ngay cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
Cầu khiến
Câu cầu khiến
8.Đào tổ nông thì cho chết!
Bộc lộ cảm xúc
Câu cảm thán
9.Tôi về, không chút bận tâm.
Kể và nêu ý kiến
Câu trần thuật
? Dựa vào kiến thức ở tiểu học, có mấy kiểu câu?
? em hãy phân loại kiểu câu theo mục đích nói?
-Câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu hỏi( câu nghi vấn).
-Câu kể, tả, nêu ý kiến: 1,2,6,9.
-Câu hỏi: 4
-Câu bộc lộ cảm xúc: 3,5, 8.
-Câu cầu khiến:7.
2.Nhận xét.
-Câu kể, tả, nêu ý kiến: 1,2,6,9.
-Câu hỏi: 4
-Câu bộc lộ cảm xúc: 3,5, 8.
-Câu cầu khiến:7.
Gv treo bảng phụ.
? Ở giờ trước các em đã học về các thành phần chính của câu. Vậy thành phần chính của câu gồm những thành phần nào?
?Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trần thuật vừa tìm được?
? Xếp các câu trần trần thuật nói trên thành hai loại:
 -Câu do hai hoặc nhiều cụm C-V sóng đôi tạo thành?
-Câu do một cụm chủ ngữ- vị ngữ tạo thành?
GV nhấn mạnh:
Câu do một cụm C-V tạo thành gọi là câu trần thuật đơn. Còn câu do hai hoặc nhiều cụm C-V sóng đôi tạo thành gọi là câu trần thuật ghép.
? Vậy câu trần thuật đơn là gì? Tác dụng?
BT nhanh:
Các câu sau đây câu nào không phải là câu trần thuật đơn? Vì sao?
a.Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình.
b.Trăng đẹp quá!.
c.Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.
Gv : 
*Lưu ý: Câu trần thuật đơn có thể có một hoặc nhiều CN hoặc VN.
Vd: 
a.Mai / Hoa, / Nga / đều là
CN CN CN VN
 sinh giỏi của lớp 8A.
b.Tre / thanh cao, giản dị, chí
CN VN
 khí như người.
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh Luyện tập.
BT 1:
? Xác định câu trần thuật đơn? Tác dụng của nó?
BT 2:
BT 3:
BT 4:
1,...Tôi / đã hếch răng lên / xì
 CN VN
một hơi rõ dài.
2,..Tôi / mắng.
CN VN
6,...Chú mày / hôi như cú mèo
 CN VN
..ta / nào chịu được.
CN VN
9, Tôi / về, không một chút 
CN VN
bận tâm.
-Nhóm 1cum C-V là: 1, 2, 9.
-Nhóm hai hoặc nhiều cụm C-V trở lên : 6.
-Loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả, kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
-Đáp án b, c. 
+b: Câu cảm thán.
+ c:vì có 2 cụm chủ vị.)
-Câu trần thuật đơn là câu :
+ Câu 1: dùng để tả hoặc dùng để giới thiệu.
+Câu 2: Dùng để nêu ý kiến nhận xét.
-Các câu 3.4 là câu trần thuật ghép.
-a, b, c: Giới thiệu nhân vật.
-Cách giới thiệu nhân vật ở cả 3 ví dụ này là giới thiệu nhân vật phụ trước rồi từ những việc làm của nhân vật phụ mới giới thiệu nhân vật chính.
-Ngoài việc giới thiệu nhân vật, các câu trong bài này còn miêu tả hoạt động của nhân vật.
-Nhóm hai hoặc nhiều cụm C-V trở lên : 6
àCâu trần thuật ghép.
-Nhóm 1cụm C-V là: 1, 2, 9.
àCâu trần thuật đơn:
+Xét về cấu tạo: Do một cụm C-V
+ Xét về tác dụng:
Dùng để giới thiệu, kể. Tả hay nêu ý kiến.
3.Ghi nhớ ( SGK-101).
* Lưu ý: Câu trần thuật đơn có thể có một hoặc nhiều CN hoặc VN.
II, Luyện tập.
1.BT 1:
2.BT 2:
3.BT3:
4.BT4:
IV.Củng cố và dặn dò.
a.Củng cố.
Câu 1: Câu nào sau đây là câu trần thuật đơn?
A.Đã vậy rồi, tính nết lại ăn xổi ở thì.
B.Hồi ấy, tôi có tính tự đắc, cứ miệng mình nói tai mình nghe chứ không biết nghe ai thậm chí cũng chẳng để ý cóa ai nghe mình nói không?
C.Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.
D. Cả A,B, C.
b. Dặn dò.
-Về làm đầy đủ bài tập vào vở BT
-Học bài cũ và soạn tiếp bài” Lòng yêu nước”.
Nhận xét và cho điểm của giáo viên hướng dẫn.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxBai_26_Cau_tran_thuat_don_20150725_025821.docx
Giáo án liên quan