Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 19: Tấm cám - Năm học 2019-2020

* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về truyện cổ tích và truyện cổ tích Tấm Cám

- GV: Em hãy nhắc lại khái niệm về truyện cổ tích?

- GV: Theo em có mấy loại truyện cổ tích? Đó là những loại nào?

- Giới thiệu 1 số truyện cổ tích

+ Cổ tích về loài vật: Quạ và Công, Thỏ và Rùa, Sự tích cây vú sữa

+ Truyện cổ tích sinh hoạt: Đồng tiền vạn lịch, Chàng Ngốc được kiện, Phân xử tài tình,

+ Cổ tích thần kì: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Cây khế,.

- Gv: Nêu đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì?

+ Đối tượng?

+ Kết cấu phổ biến của truyện?

+ Nội dung của truyện cổ tích thần kì?

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 19: Tấm cám - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/9/2019
Tiết 19 – Đọc văn
TẤM CÁM (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 - Hiểu được ý nghĩa những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân.
 - Kết cấu của truyện cổ tích	
2. Kĩ năng: Tóm tắt văn bản tự sự. Phân tích một truyện cổ tích thần kì theo đặc trưng thể loại. bảo vệ cái tốt, cái thiện, chống lại cái ác, cái xấu trong cuộc sống.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:
+ Năng lực: hợp tác, tự học, sáng tạo, giao tiếp, thẩm mỹ
+ Phẩm chất: nhân ái, chung thủy, kiên cường trong đấu tranh
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, máy chiếu, tài liệu tham khảo
2. Học sinh: SGK, vở soạn, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ôn định tổ chức
Tiết thứ trong ngày
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
HS vắng
10A
10A
10D
10D
2. Kiểm tra bài cũ
Soạn bài kết hợp
3. Bài mới
a. Hoạt động 1: khởi động
Thông qua cách thức chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”. Kể tên những truyện cổ tích mà em biết?
GV giới thiệu bài mới: Truyện cổ tích “Tấm Cám” nói chung, hình tượng nhân vật Tấm nói riêng đã đi vào lòng người Việt Nam từ bao đời nay. Truyện được chuyển thể nhiều lần thành chèo, cải lương nhạc kịch đồng thời nguồn đề tài cho thơ ca, nhạc, họa. Bài hát “Bống bống bang bang” đã tóm tắt được nội dung tác phẩm. Sau đây cô và các em cùng nghe. 
GV cho HS nghe bài “Bống bống bang bang” (Tấm Cấm chuyện chưa kể OST). 
 Để hiểu rõ hơn về truyện cổ tích nói chung và sự xung đột giữa các nhân vật trong tác phẩm Tấm Cám nói riêng bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tác phẩm Tấm Cám.
b. Hoạt động 2: hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về truyện cổ tích và truyện cổ tích Tấm Cám
- GV: Em hãy nhắc lại khái niệm về truyện cổ tích?
- GV: Theo em có mấy loại truyện cổ tích? Đó là những loại nào?
- Giới thiệu 1 số truyện cổ tích
+ Cổ tích về loài vật: Quạ và Công, Thỏ và Rùa, Sự tích cây vú sữa
+ Truyện cổ tích sinh hoạt: Đồng tiền vạn lịch, Chàng Ngốc được kiện, Phân xử tài tình,
+ Cổ tích thần kì: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Cây khế,...
- Gv: Nêu đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì?
+ Đối tượng?
+ Kết cấu phổ biến của truyện?
+ Nội dung của truyện cổ tích thần kì?
- Gv: Truyện cổ tích Tấm Cám thuộc thể loại nào?
GV giảng: Theo thống kê của một nữ sĩ người Anh trên thế giới có 564 kiểu truyện “Tấm Cám”. Ở Việt Nam có 30 kiểu truyện “Tấm Cám”. Pháp – Cô bé lọ lem; Đức – Cô tro bếp; TQ – Nàng Diệp Hạn; Inđônêxia - Chị em Onion – Garlic; VN: Ý Ưởi – Ý noọng (Thái) ; Gầu Nà - Gầu Rềnh (Mông)
- Hãy xác định của đề của truyện?
- GV: Gọi học sinh kể tóm tắt lại câu truyện theo hình ảnh
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về mâu thuẫn
- Qua những hiểu biết của bản thân và qua phần tìm hiểu trong SGK ở nhà. Các em hãy cho biết:
Các nhân vật được giới thiệu như thế nào trong tác phẩm?
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
Chia lớp thành 4 nhóm cùng thảo luận tìm hiểu một vấn đề:
+ Trong tác phẩm ta thấy nổi lên những mâu thuẫn giữa các nhân vật nào? Biểu hiện?
+ Mâu thuẫn giữa nhân vật nào là mâu thuẫn chủ yếu? Vì sao?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận trong thời gian 3 phút
- Báo cáo kết quả: Gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày. Các nhóm còn lại chấm chéo nhau
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức
GV giảng:
“Mấy đời bánh đúc có xương – Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng”.
I. Tìm hiểu chung
1. Giới thiệu về truyện cổ tích
a. Khái niệm 
Là tác phẩm tự sự dân gian có cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân dân lao động.
b. Phân loại: 3 loại truyện cổ tích: 
- Cổ tích về loài vật
- Cổ tích thần kì 
- Cổ tích sinh hoạt.
2. Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì
- Là loại truyện cổ tích có sự tham gia của yếu tố thần kì vào sự phát triển của câu chuyện.
- Đối tượng : Con người nhỏ bé trong xã hội
- Kết cấu : Nhân vật chính trải qua hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc thoả nguyện mơ ước (kết thúc có hậu)
- Nội dung :
+ Phản ánh mâu thuẫn, xung đột gia đình, xung đột xã hội
+ Đề cao cái thiện, nêu gương đạo đức tốt đẹp giáo dục con người
+ Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, công bằng xã hội
+ Thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời của nhân dân lao động
3. Truyện cổ tích Tấm Cám
- Thuộc loại truyện cổ tích thần kì
- Thuộc kiểu truyện phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới
- Chủ đề: Miêu tả cuộc đời và số phận bất hạnh của Tấm. Đồng thời thể hiện cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc trong xã hội phong kiến ngày xưa.
- Tóm tắt:
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nhân vật và mâu thuẫn – xung đột chủ yếu
a. Nhân vật
- Tấm: hiền lành, vất vả, chịu khó
- Mẹ con Cám: lười biếng, cay nghiệt, tham lam, độc ác, tàn nhẫn.
b. Mâu thuẫn – xung đột chủ yếu
- Trong quan hệ gia đình: mâu thuẫn gia đình
Tấm >< Cám (2 chị em cùng cha khác mẹ)
Tấm >< Dì ghẻ ( Con chồng và dì ghẻ)
-> Mâu thuẫn Tấm – Cám là chủ yếu xuyên suốt, liên tục, ngày càng căng thẳng, quyết liệt, một mất một còn.
-> Mâu thuẫn dì ghẻ con chồng chỉ đóng vai trò bổ sung, phụ trợ, không liên tục
- Trong quan hệ xã hội: mâu thuẫn thiện ác
Tấm, Bụt, nhà vua, vật thần kì >< Cám và dì ghẻ
 (Phe thiện) (Phe ác)
-> Mâu thuẫn vì quyền lợi xã hội ( địa vị và quyền lợi đẳng cấp) 
=> Kết thúc: Thiện thắng ác à Ước mơ công lý của người xưa.
c. Hoạt động 3: Luyện tập
 Câu hỏi trắc nghiệm
d. Hoạt động 4: Vận dụng 
- Đặt câu hỏi, hướng dẫn HS nhìn từ các khía cạnh (lĩnh vực khoa học) để rút ra bài học theo bảng sau:
Câu hỏi
Lĩnh vực khoa học
Hỏi
Định hướng trả lời
Bài học/ Ý nghĩa giáo dục
1
Pháp luật
Vì sao Tấm bị ngược đãi?
Tấm là con ghẻ.
Cân nhắc trước khi quyết định ly hôn và con chung hạnh phúc hơn.
2
Xã hội
Tâm lý
Vì sao mẹ con con Cám ngăn Tấm đi dự lễ hội?
Vì ích kỷ, vì ghét và coi thường Tấm.
Trên đường đời, có rất nhiều chông gai cản bước: ích kỷ, đố kỵ...
3
Đạo đức
Tâm lý
Vì sao Tấm khóc?
1/ Bị lừa mất cá.
2/ Cá bống bị giết buồn, thương.
3/ Nhặt thóc trộn gạo tủi.
4/ Không có quần áo đẹp để đi hội.
Cần phản ứng khi bị ngược đãi.
Không cam chịu bất công, vô lý.
4
Đạo đức
Vì sao Tấm đến được lễ hội?
Có ông Bụt giúp.
Mơ ước của nhân dân: Ở hiền gặp lành
Sống tốt sẽ có bạn tốt, người tốt giúp đỡ.
d. Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng
- Sưu tầm và tìm hiểu thêm một số truyện cổ tích thần kỳ có mô típ giống truyện Tấm cám.
- Đọc ( kể ) lại truyện Tấm Cám bằng giọng phù hợp với đặc điểm của nhân vật: Tấm hiền thục, Cám chanh chua, Bụt nhân từ, dì ghẻ độc ác.
4. Củng cố
Đặc điểm truyện cổ tích thần kì, mâu thuẫn, xung đột chính trong truyện Tấm Cám
5. Hướng dẫn học ở nhà	
- Lập bảng tóm tắt các sự việc và chi tiết thể hiện diễn biến của mâu thuẫn – xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám
- Soạn bài: “Tấm Cám” (tiết 2)
+ Tìm hiểu những diễn biến mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám qua các chặng
+ Cách kết thúc, ý nghĩa chuyện? 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_19_tam_cam_nam_hoc_2019_2020.docx