Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Năm học 2019-2020 - Đinh Bùi Huyền Trân

Hoạt động 1: Khởi động/ Mở bài.

 - Hình thức: hoạt động nhóm.

* GV giao nhiệm vụ:

 - 2 bàn một nhóm thảo luận và trình bày vào bảng phụ các phong cách ngôn ngữ mình đã học.

 * HS: thực hiện nhiệm vụ sau đó từng nhóm lên trình bày.

  GV nhận xét, bổ sung.

* GV giới thiệu bài mới: Ngoài những phong cách ngôn ngữ mà các em đã được học thì hôm nay cô sẽ giúp các em biết thêm một phong cách ngôn ngữ mà các em vẫn thường sử dụng trong hoạt động giao tiếp hằng ngày của mình. Đó là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Để hiểu rõ thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và các dạng biểu hiện của nó, thì cô trò ta sẽ đi vào bài học hôm nay.

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Năm học 2019-2020 - Đinh Bùi Huyền Trân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết:
Ngày soạn: 06/06/2020
Ngày dạy:
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Tuyết Mai
Người soạn: Đinh Bùi Huyền Trân
Lớp:
 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
I. Mục đích cần đạt.
 1. Về kiến thức:
 - Biết được khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
 - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tồn tại ở các dạng biểu hiện như ( dạng nói, dạng viết, dạng lời nói tái hiện)
 2. Về kĩ năng:
 - Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
    -  Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày.
 3. Về thái độ:
 - Vận dụng những kiến thức về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt để rèn luyện năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là việc dùng từ, việc xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ. Thể hiện văn hoá giao tiếp trong đời sống hiện nay.
 II. Phương pháp: đóng vai, tổ chức thảo luận nhóm, phân tích ngôn ngữ,vấn đáp, trực quan, sử dụng graph.
 III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. GV:
 - SGK Ngữ văn 10, giáo án và tài liệu liên quan.
 2. HS:
 - SGK Ngữ văn 10, vở bài soạn.
 IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới 
 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
Thời gian
 Hoạt động giáo viên và học sinh
 Nội dung cần đạt
7 giờ 00 phút
7 giờ 05 phút
7 giờ 10 phút
7 giờ 25 phút.
7 giờ 40 phút
7 giờ 43 phút
Hoạt động 1: Khởi động/ Mở bài.
 - Hình thức: hoạt động nhóm.
* GV giao nhiệm vụ:
 - 2 bàn một nhóm thảo luận và trình bày vào bảng phụ các phong cách ngôn ngữ mình đã học.
 * HS: thực hiện nhiệm vụ sau đó từng nhóm lên trình bày.
 ➜ GV nhận xét, bổ sung.
* GV giới thiệu bài mới: Ngoài những phong cách ngôn ngữ mà các em đã được học thì hôm nay cô sẽ giúp các em biết thêm một phong cách ngôn ngữ mà các em vẫn thường sử dụng trong hoạt động giao tiếp hằng ngày của mình. Đó là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Để hiểu rõ thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và các dạng biểu hiện của nó, thì cô trò ta sẽ đi vào bài học hôm nay. 
Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức:
* GV:Phân vai cho các bạn học sinh trong lớp đọc đoạn hội thoại.
( Phương pháp đóng vai nhằm thu hút sự chú ý của các em học sinh).
* HS: từng học sinh vào vai của mình để thể hiện đoạn hội thoại.
* GV đặt câu hỏi và phát phiếu học tập để từng nhóm trả lời đáp án vào phiếu.
( Phương pháp: thảo luận nhóm và phân tích ngôn ngữ. Nhằm để học sinh cùng nhau tìm hiểu vấn đề và thấy được đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt)
 - Cuộc trò chuyện diễn ra trong không gian, thời gian nào?
 - Nhân vật giao tiếp gồm những 
ai?
 - Nội dung cuộc giao tiếp?
 - Hình thức của cuộc giao tiếp?
 - Ngôn ngữ sử dụng trong cuộc giao tiếp có đặc điểm như thế nào?
➜ HS 2 nhóm đại diện trả lời bằng phiếu học tập.
➜ GV nhận xét, bổ sung.
* GV đặt câu hỏi:
( Phương pháp vấn đáp. Để làm rõ khái niệm và các dạng biểu hiện của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt)
 - Dựa vào sách giáo khoa cho biết thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt?
* HS dựa vào ghi nhớ để trả lời.
* HS ghi bài vào vở
 - Trình bày các dạng biểu hiện của ngôn ngữ?
* HS dựa vào ghi nhớ trả lời.
* HS ghi bài 
GV: trình chiếu giáo án điện tử:
 Nhật kí của Đặng Thùy Trâm
 Một đoạn video Truyện ngắn “ Thằng quỷ nhỏ”
( Phương pháp trực quan. Để học sinh có thể trực tiếp phân biệt và nắm vững kiến thức về các dạng biểu hiện)
Củng cố kiến thức:
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để trao đổi thông tin
( Phương pháp Graph nhằm để học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức)
* GV trình chiếu graph trên giáo án điện tử
* HS điền đáp án vào những ô còn trống.
Hoạt động 3, 4: Luyện tập và vận dụng
 - Hình thức: làm việc nhóm.
 +Mỗi tổ là một nhóm trình bày câu trả lời vào bảng phụ.
 - Kỹ năng: trình chiếu giáo án điện tử.
* GV trình chiếu câu hỏi trắc nghiệm để học sinh lựa chọn.
Bài 1: Lựa chọn phương án đúng.
Trong các HĐGT sau, hoạt động nào không thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ?
A. Hai người bạn tâm sự với nhau.
B. Bài giảng của cô giáo trên lớp.
C . Lời chàng trai, cô gái trong bài ca dao “Thách cưới”
D. Ý kiến phát biểu xây dựng bài của học sinh.
 Bài 2. Nhận xét nào sau đây không đúng với ngôn ngữ sinh hoạt ?
A. Ngôn ngữ được  sử dụng tự do thoảI mái.
B. Sử dụng từ tiếng lóng, từ địa phưong , từ chuyên biệt.
C. Ngôn ngữ được lựa chọn, gọt giũa, không dùng từ địa phương, từ tiếng lóng.
D. Câu sử dụng tự do thoải mái, đôi khi không tuân theo quy tắc ngữ pháp.
* GV cho 2 em học sinh xung phong viết đoạn ngắn 3-4 câu sử dụng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
➜ GV nhận xét và cho điểm cộng.
Hoạt động 5: Tìm tòi/ Mở rộng.
(Phương pháp tích hợp tiếng việt và tập làm văn. Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng viết văn)
 *GV dặn dò học sinh:
 - Về nhà tìm một số ví dụ về các dạng biểu hiện của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. 
 - Tự viết một đoạn văn từ 5-7 câu có sử dụng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
* Ngữ liệu SGK: Trang 113
Hoàn cảnh giao tiếp: buổi trưa, tại khu tập thể X, Lan và Hùng gọi Hương đi học.
- Nhân vật giao tiếp: Lan, Hùng, Hương, bố mẹ Hương.
- Nội dung và mục đích: gọi Hương đi học.
- Hình thức: Gọi – đáp.
- Ngôn ngữ:
+ Từ: ơi, đi, à, chứ...Từ hô gọi, tình thái.
+ Chúng mày, lạch bà lạch bạchTừ thân mật, suồng sã, khẩu ngữ.
+ Câu ngắn, câu tỉnh lược, cảm thán đặc biệt
-> Gắn với đời sống sinh hoạt.
I. Ngôn ngữ sinh hoạt.
 1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt:
 - Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để trao đổi thông tin.
 ➜ Đáp ứng những nhu cầu cuộc sống.
 2. Các dạng biểu hiện.
 - Dạng nói ( đối thoại, độc thoại)
 - Dạng viết ( thư từ, nhật kí,..)
 - Dạng lời nói tái hiện ( lời của nhân vật văn học )
II. Luyện tập.
Bài 1.
 Đáp án: B, D
Bài 2.
 Đáp án: C
V. Hướng dẫn học sinh tự học và soạn bài.
 - Tự học: Khái niệm và các dạng biểu hiện của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
 - Soạn bài: Tỏ lòng “ Thuật Hoài”
VI. Rút kinh nghiệm
............................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_bai_phong_cach_ngon_ngu_sinh_hoat_nam.docx