Giáo án Ngữ văn cơ bản 12

- Cái kì diệu của ngôn ngư thơ, chúng ta tìm thấy trong nhịp điệu, trong nhạc của thơ. Đó là ngắt nhịp, gieo vần bằng, trắc. Nó còn một thứ nhịp điệu nữa. Đó là nhịp điệu của tâm hồn. Ngôn ngữ thơ là những dấu hiệu. Nếu ta bấm vào những dấu hiệu ấy thì toàn thể động lên theo.

- Nguyễn Đình Thi khẳng định không có vấn đề tự do, thơ có vần và thơ không có vần. Chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ.

- Một thời đại mới của nghệ thuật thường bao giờ cũng tạo ra một hình thức mới.

- Nó không chỉ có giá trị trong những năm 50 của thế kỉ XX mà mãi mãi vẫn còn giá trị. Đây là những kiến thức cơ bản về đặc trưng của thơ.

 

doc167 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2174 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn cơ bản 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạng. Vì thế thơ Tố Hữu thường là tiếng hát, là bài ca (Tiếng hát sang xuân, Bài ca xuân 61, 68, 71). Ngay cả những con người là nghề bán dâm. Tố Hữu cũng chọn thơ, đặt thơ thành tiếng hát (Tiếng hát sông Hương).
3. Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình ngọt ngào tha thiểt.
+ Lấy đối tượng là đồng bào, đồng chí, lời thơ tâm tình, thủ thỉ và như một tiếng gọi.
* Anh chị em ơi!
Hãy giương súng lên cao chào xuân 68
* Mẹ ơi! Lau nước mắt (Ta đi tới)
* Các em ơi! Đã học chưa (Ta đi tới)
+ Lời ru mà cũng thực sự trang nghiêm:
 Con ong làm mật yêu hoa
 Con cá bơi yêu nước, chim sơn ca yêu trời
 Con người muốn sống con ơi!
 Phải yêu đồng chí yêu người anh em…(Tiếng ru)
+ Đường ra trận mà thủ thỉ tâm tình:
* Đường vào khu bốn vào Thanh
 Không đi thì nhớ, sao đành phải đi
 Lắng nghe cây cỏ rầm rì
 Đường ra tiền tuyến lắm khi giục lòng (Đường vào)
 + Với thi nhân xưa cũng giọng điệu ấy:
Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng
Nhân tình nhắm mắt chưa xong
Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như (Kính gửi cụ Nguyễn Du) 
--> Câu ca, giọng hò tha thiết của quê hương
- Xuất phát từ quan niệm của nhà thơ
“Thơ là chuyện đồng điệu… thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí” (Trả lời phỏng vấn của tạp chí Văn nghệ, tháng 5 - 1961)
- Do cách diễn đạt tự nhiên liền mạch của Tố Hữu.
4. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc
+ Thơ Tố Hữu thể hiện sự gắn bó hoà nhập với truyền thống, tinh thần, tình cảm, đạo lí dân tộc và làm phong phú thêm truyền thống ấy
* Trên đường ra trận mang sức mạnh của tinh thần cha ông
Ôi sáng nay như lưỡi gươm Trần sáng quắc
Trong lòng ta vang trống trận Quang Trung
* “Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn bạo ngược”
* “Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa”
* Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu
Tiếng gươm khua tiếng thơ kêu xé lòng.
+ Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ dân tộc
* Thể thơ lục bát, bốn chữ, năm chữ, bảy chữ.
+ Tố Hữu sử dụng lối so sánh, chuyển nghĩa, cách diễn đạt của thơ ca dân gian (Đối đáp - Việt Bắc), cách nói của ca dao, tục ngữ đã đi vào lòng người Việt Nam. Điều đáng chú ý hình ảnh trong thơ Tố Hữu thiên về giá trị tình cảm tạo hình.
+ Chiều sâu của tính dân tộc là nhạc điệu. Lối ngắt nhịp, phối âm phù hợp với điệu tâm hồn Việt Nam. Xin dẫn một ví dụ:
 Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
 Một buổi trưa nắng dài bãi cát
 Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa
 Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát
 (Mẹ Tơm)
* Củng cố - HDVN (5')
 - Củng cố: Sự nghiệp thơ TH, PCNT.
- HDVN: Học bài cũ.
 Chuẩn bị bài mới: Luật thơ.
 + Khái quát về thơ.
 + Một số thể thơ truyền thống.
Ngày soạn:
Tiết 23
LUẬT THƠ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 - Nắm được những qui định của các thể thơ
 - Cách gieo vần. hài hoà âm thanh, ngắt nhịp trong một số thể thơ.
 - Biết nhận ra giá trị nhạc tính và phân tích, biết làm thơ theo đề tài mà mình ưa thích.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
 1. Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, trao đổi, gợi mở
 2. Phương tiện: Giáo viên: SGV, SGK, TLTK, Giáo án…
 Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, TLTK…
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5'): Nêu những nét cơ bản của PC thơ TH?
3. Bài mới
Hoạt động giáo viên
và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Gv nêu vấn đề, có gợi ý
Học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày
Nhóm khác có thể bổ sung
 Hsinh đọc SGK
- Thế nào là luật thơ? Cho ví dụ minh hoạ?
- Em có nhận xét gì về thơ mới lãng mạn năm 1932 – 1942?
- Qua các ví dụ em thấy vai trò của yếu tố nào quyểt định luật thơ?
"Em ngồi ríu rít ở sau xe
Em nói lòng anh phải lắng nghe
Thỉnh thoảng tiếng cười em lại điểm
Đời vui khi được có em kề". (Xuân Diệu)
Hoặc: Có những bận em ngồi xa anh quá
Anh bảo em ngồi xích lại gần hơn
Xích lại gần hơn chút nữa anh hờn
Vì như thể vẫn còn là xa quá 
 GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK
I. Khái quát.
- Luật thơ là những qui định có tính nguyên tắc bắt buộc về gieo vần, ngắt nhịp, số tiếng hài hoà âm thanh đối với thể thơ nào đó. Tất cả qui định ấy được khái quát theo mẫu ổn định.
Ví dụ: thể thơ lục bát
+ số tiếng trên 6, dưới 8
+ Vần: tiếng cuối của câu 6 phải cùng vần với tiếng 6 của câu 8. Tiếng cuối của câu 8 vần với tiếng cuối của câu 6 tiếp theo.
+ Nhịp 2/2/2 cũng có thể 3/3 ở câu 6
* Mình về/ mình có/ nhớ ta
* Một nghìn năm / một vạn năm
Con tằm / vẫn kiếp / con tằm/ xe tơ.
Ví dụ thơ Đường luật: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt
+ Số tiếng: 7 tiếng
+ Về thanh:
* Nhị tứ phân minh
1 2 3 4 5 6 7
tiếng thứ 2 và 6 cùng thanh, đối với thanh của tiếng thứ 4.
* Nhất tam ngũ bất luận
Tiếng 1, 3, 5 gieo bằng thanh nào cũng được
+ Vần:
* Luật trắc, vần bằng:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
* Luật bằng vần bằng
Trong tù không rượu cũng không hoa
+ Liên: (với bài bát cú)
* Tiếng thứ 2 câu 1 với tiếng thứ 2 câu 8 cùng một liên (cùng thanh)
* Tiếng thứ 2 của câu 2 với tiếng thứ 2 của câu 3 là một liên (cùng thanh).
* Tiếng thứ 2 của câu 4 với tiếng thứ 2 của câu 5 là một liên (cùng thanh)
* Tiếng thứ 2 của câu 6 với tiếng thứ 2 của câu 7 là một liên (cùng thanh)
Chú ý: Tiếng 2 của câu 1 là trắc thì tiếng 2 của câu 2 là bằng và ngược lại
- Âm tiết hay tiếng là đơn vị cơ bản của luật thơ.
Cấu tạo của tiếng
+ Chia làm hai: phụ âm đầu và phần vần
+ Vần có hai: mở và đóng
Vần mở không có phụ âm cuối và có thể là bán âm (vào)
Vần đóng là một trong các phụ âm cuối sau: m, n, ng, k, c, ch
+ Mỗi tiếng còi một trong các thanh: không (không dấu), huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã. Những thanh bằng (bình thanh) gồm thanh không, thanh huyền, những thanh còn lại thuộc vần trắc (khí thanh) là hỏi, ngã, sắc, nặng.
+ Nhóm thanh lại chia thành 2 nhóm đổi lập nhau về âm vực. Nhóm bổng (cao) gồm không sắc, ngã. Nhóm trầm (thấp) gồm huyền, nặng, hỏi. 
II. Luyện tập
* Củng cố - HDVN (5')
 - Củng cố: Luật thơ.
- HDVN: Học bài cũ.
 Chuẩn bị bài mới: Trả bài số 2.
 + Phân tích đề, lập dàn y'.
 + Rút ra những ưu, nhược điểm.
Tiết 24
Ngày soạn:
 TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 - Nhận thức rõ ưu và nhược điểm về kiến thức, kĩ năng làm bài văn NLXH bàn về 1 hiện tượng đời sống.
 - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tự đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi bài làm văn.
 - Nâng cao thêm ‎y' thức rèn luyện đạo đức để có thái độ, hành động đúng đắn trước HTĐS.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
 1. Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, trao đổi, gợi mở
 2. Phương tiện: Giáo viên: SGV, SGK, TLTK, Bài kiểm tra của HS, Giáo án…
 Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, Sổ tích lũy, TLTK…
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5'): Nêu đặc điểm của thể thơ song thất lục bát?
3. Bài mới.
Hoạt động giáo viên
và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Gv nêu vấn đề, có gợi ý
Học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày
Nhóm khác có thể bổ sung
Gv tổ chức cho HS phân tích đề, lập dàn y'
Giáo viên nhận xét những ưu, nhược điểm trong bài viết của HS
GV cho HS chép đề bài số 2 (HS làm ở nhà)
Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về cuộc phát động chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong GD.
I. Phân tích đề.
 - Yêu cầu cần nghị luận: Cuộc vận động "Hai không"
 - Thao tác: PT, SS, CM, GT..
 - Phạm vi: Gd, học tập
II. Lập dàn y'.
 1. MB: Giới thiệu vấn đề
 2. TB:
 - Thực trạng
 - Nguyên nhân
 - Hậu quả
 - Giải pháp
 - Y' nghĩa
 3. KB: Tóm lược lại vấn đề
III. Nhận xét ưu, nhược điểm.
 1. Ưu điểm.
 - Hiểu đề bài, bố cục rõ ràng, thao tác linh hoạt
 - Diễn đạt trong sáng, bám sát vấn đề
 - Mắc ít lỗi về dung từ,đặt câu
 2. Hạn chế.
 - Còn trình bày lan man, không thoát y'
 - Luận điểm không rõ ràng, còn tẩy xóa
 - Một số bài viết còn lan man.
IV. Trả bài, gọi tên lấy điểm, đọc bài tiêu biểu.
* Củng cố - HDVN (5')
 - Củng cố: Ưu nhược điểm trong bài viết của HS.
 - HDVN: Học bài cũ.
 Chuẩn bị bài mới: Việt Bắc (T/H).
 + Hoàn cảnh ra đời.
 + Hình ảnh TNVB, con người VB và cuộc kháng chiến.
 + Vài nét về NT.	
Tuần 09
Tiết 25	
Ngày soạn: 6/10/2009
VIỆT BẮC 
 (TỐ HỮU)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nhất là nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước
- Nghệ thuật bài thơ đậm đà tính dân tộc, làm dạt dào thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi người Việt Nam. 
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
 1. Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, trao đổi, gợi mở
 2. Phương tiện: Giáo viên: SGV, SGK, TLTK, Giáo án…
 Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, TLTK…
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5'): (Kết hợp trong bài giảng)
3. Bài mới
Hoạt động giáo viên
và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hs đọc phần TD trong SKG
- Phần tiểu dẫn giới thiệu nội dung gì?
- Nêu hoàn cảnh và mục đích sáng tác của bài thơ?
- Đoạn trích nằm ở phần nào bài thơ?
Em hiểu thế nào là kết cấu của bài thơ? Kết cấu của bài Việt Bắc là ntn?
- Nêu cảm xúc chủ đạo của đoạn trích
Hsinh đọc 8 câu đầu SGK
- Cuộc chia tay được miêu tả ntn?
- Em hãy phân tích các yếu tố nghệ thuật trên để làm rõ tình cảm ân nghĩa ấy?
- Người đối đáp còn phải kể tới yếu tố nào?
- Về ngắt nhịp có gì đáng chú ý ở 8 câu đầu
Hsinh đọc SGK
- Trong đoạn trích có bao nhiêu từ “nhớ”? Tác dụng của nó ntn?
- Hãy phân tích nỗi nhớ của anh cán bộ kháng chiến về thiên nhiên, con người Việt 
I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh sáng tác (SKG)
2. Kết cầu của bài thơ
- Kết cấu là thuật ngữ chỉ nội dung và hình thức của một tác phẩm văn học (thơ, văn). Những biểu hiện bên ngoài là hình thức bên trong là nội dung.
- Bài thơ có kết cấu theo lối đối đáp của ca dao trữ tình. Thực chất nó là lối độc thoại, đắm mình trong hoài niệm ngọt ngào về quá khứ. Nó nêu bật tình nghĩa thắm thiết của con người với cách mạng và kháng chiến. 
- Lời đối đáp giữa mình, ta, kẻ ở người đi chỉ là sự phân thân của nhân vật trữ tình, chỉ là cách để tâm trạng bộc lộ đầy đủ hơn trong hô ứng, đồng vọng giữa hai con người tưởng tượng.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cuộc chia tay
- Nhà thơ tạo ra lời đối đáp giữa kẻ ở người đi
+ Việt Bắc hỏi:
Mình về có nhớ ta chăng
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn
+ Anh cán bộ kháng chiến trả lời:
“Tiến ai… hôm nay”
- Sử dụng từ ngữ diễn tả trong tình yêu đôi lứa, vợ chồng
+ Mình (trở đi trở lại)
+ Ta
- Bằng âm điệu ngọt ngào như lời ru trong thể thơ lục bát. Ba biện pháp nghệ thuật trên đây đã đưa người đọc vào thế giới tâm tình đầy ân nghĩa, trải dài trong không gian, thời gian tâm tưởng.
- Lời của Việt Bắc lên tiếng trước. Lời hỏi của Việt Bắc đã khơi dậy bao kỉ niệm, khơi nguồn cho nỗi nhớ. Không gian và thời gian cụ thể “mười lăm năm” bỗng trở thành không gian và thời gian tâm tưởng.
Tạo ra sự đối đáp, nhà thơ đã dàn dựng được cảnh chia tay. Nhưng đó chỉ là hình thức kết cấu bên ngoài, còn ở chiều sâu chính là sự thống nhất của tình cảm trong tiếng nói chung.
- Đó là cách sử dụng ngôn ngữ diễn tả cuộc chia tay. 
Nhà thơ sử dụng rất sáng tạo đại từ “mình”
- Để diễn tả cuộc chia tay đầy lưu luyến, nhà thơ sử dụng câu thơ lục bát cân xứng, nhịp nhàng phù hợp với tâm trạng bâng khuâng của con người trong cuộc tiễn đưa:
- Mình về / mình có / nhớ chăng
.................................................
Cầm tay nhau biết / nói gì hôm nay.
Sự ngắt nhịp ấy chính là nhịp điệu tâm hồn. Nó tạo ra sự cộng hưởng, đồng vọng của cả người ở, người đi. Đó là nỗi nhớ da diểt, mênh mang với thiên nhiên, con người, với cách mạng và kháng chiến.
2. Nỗi nhớ da diết về thiên nhiên con người Việt Bắc
- Trong đoạn trích có hơn 30 từ “nhớ” (cụ thể là 35 từ)
- Tác dụng của việc lặp lại nhiều lần từ “nhớ”.
+ Về ý nghĩa “nhớ” gắn liền với đối tượng cụ thể. Nó khắc sâu trong tâm trạng người đọc, người nghe về sắc thái tình cảm của con người. Khi diễn tả nỗi nhớ của anh cán bộ kháng chiến, khi là sự đồng vọng cùng nhớ về sự kiện cách mạng, kháng chiến. Nỗi nhớ mang nhiều cung bậc.
- Đặc sắc của đoạn thơ là ở chỗ Tố Hữu tạo ra lối đối đáp trong tưởng tượng. Nhà thơ để Việt Bắc hỏi:
+ Mình đi, có nhớ?
+ Mình về, có nhớ? 
Mỗi cụm từ ấy xuất hiện tới ba lần. Nó xoáy sâu vào lòng người, gợi nỗi nhớ như dòng chảy. Thiên nhiên Việt Bắc hiện ra:
“Trám bùi”, “măng mai”
+ Những mái nhà “hắt hiu lau xám”
+ Những địa danh cụ thể: “Tân Trào”, “Hồng Thái”
+ Những di tích lịch sử “mái đình, cây đa”
Đáp lại sự khẳng định:
Ta với mình, mình với ta
Mình ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu
 Lời hứa trở nên mặn mà, đinh ninh, sâu sắc. Nhân vật trữ tình tự phân thân, lại hoà làm một xoáy sâu vào tiếng nói của tâm trạng để tìm sự đồng vọng của người đọc người nghe.
- Đó là đoạn thơ:
Ta về mình có nhớ ta
........................….
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
- Thiên nhiên thật tươi tắn “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”. Thiên nhiên mang vẻ đẹp riêng của Việt Bắc “Mùa xuân mơ nở trắng rừng” không ở đâu có được. Không chỉ có ở màu sắc đường nét mà cả âm vang sôi động: “ve kêu rừng phách đổ vàng”.
- Cái hay, cái đẹp của đoạn thơ là sự kết hợp đến dung dị, cứ một câu tả về thiên nhiên là một câu nói về con người.
+ “Đèo cao ánh nắng dao gài thắt lưng”: Con người thật bình dị, khoẻ khoắn trong lao động. Đến những câu:
+ “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”
+ “Nhớ cô em gái hái măng một mình”
Con người cần mẫn trong công việc. Con người Việt Bắc thật vui, thật tươi sung sướng đón nhận cuộc sống hoà bình, không có tiếng súng, hạnh phúc đã trở về với họ “Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”
- Đoạn thơ hay và tiêu biểu khi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Thiên nhiên làm nền để bức chân dung phác thảo về con người hiện lên mồn một. Con người gần gũi với thiên nhiên, bình dị như thiên nhiên.
- Nhớ về những con người lam lũ nghèo khổ:
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Người đọc không thể quên hình ảnh “nắng cháy lưng” trong thơ Tố Hữu.
- Nhớ về những người thuỷ chung son sắt, nghĩa tình với kháng chiến:
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Thơ hay và thấm thía bởi đề cập tới nghĩa tình con người cùng chia sẻ gian khổ và niềm vui. Cuộc sống con người chỉ đẹp khi gian khổ càng sắt son, gắn bó. Thơ Tố Hữu luôn đi sâu phát huy những gì tốt đẹp của truyền thống hơn là theo hướng cách tân hiện đại. Vì thế, nhà thơ khám phá những nét riêng của cuộc sống bình dị mà ấm áp của Việt Bắc:
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa.
- Nhưng cũng có lúc nỗi nhớ về cảnh và người Việt Bắc đẫm trong cảm xúc mơ màng, lãng mạn:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đỉnh núi, nắng chiều lưng nương
Nỗi nhớ thật đẹp. Ta nhận ra trong nỗi nhớ ba đối tượng không thể tách rời: đó là nhớ về thiên nhiên, con người cuộc kháng chiến hào hùng và niềm tin sâu sắc. 
* Củng cố - HDVN (5')
 - Củng cố: Hình ảnh thiên nhiên và con người VB.
 - HDVN: Học bài cũ.
 Chuẩn bị bài mới: Việt Bắc (T/H).
 + Nỗi nhớ về cuộc kháng chiến.
 + Vài nét về NT.	
Tiết 26	
Ngày soạn: 6/10/2009
VIỆT BẮC 
 (TỐ HỮU)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Như tiết 25
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
 Như tiết 25
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5'): Cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên VB?
3. Bài mới
Hoạt động giáo viên
và học sinh
Yêu cầu cần đạt
 Hsinh đọc sgk
- Đoạn thơ nào diễn tả về cuộc kháng chiến?
- Nêu cảm nhận về từng đoạn thơ ấy?
- Niềm tin được thể hiện ntn?
- Tinh thần dân tộc được thể hiện ntn trong đoạn trích?
- Sự kết hợp giữa tính dân tộc và cách mạng được thể hiện ntn? Hãy phân tích cà chứng minh?
3. Nỗi nhớ về cuộc kháng chiến và niềm tin của con người
- Đoạn thơ sau:
+ “Nhớ khi giặc đến giặc lùng
… mai lên”
+ “Ai về ai có nhớ không… các khu”
Đọc những đoạn thơ này ta bắt nhịp được với âm vang, hình ảnh sống động của khúc ca hùng tráng về cuộc kháng chiến
+ Đó là cuộc kháng chiến thể hiện thể trận của chiến tranh nhân dân. Toàn dân đánh giặc, đánh giặc ngay tại chỗ, đánh giặc bằng tất cả những gì có trong tay. Dựa vào rừng núi để đánh giặc, quân dân đoàn kết:
Núi giăng thành luỹ sắt dây
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
+ Đó là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Đây là hình ảnh trên đường ra trận:
“Những người Việt Bắc của ta
…mai lên”
Những hình ảnh so sánh: “Đêm đêm rầm rập như là đất rung”. Những hình ảnh khẳng định đội ngũ “Quân đi điệp điệp trùng trùng”
Những hình ảnh đẹp trong chiến đấu “ánh sao đầu súng”
Những hình ảnh khẳng định sức mạnh: “bàn chân nát đá”
Tin vui chiến thắng gắn liền với chiến dịch lớn:
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Nhịp thơ sôi nổi, giọng thơ hào hùng, những hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ khác hẳn ở đoạn trên êm ả, ngọt ngào, Tố Hữu đã truyền đến cho người đọc, người nghe khí thế sôi động của chiến tranh toàn dân mà không phải nhà thơ nào cũng có được. + Tố Hữu đã phản ánh cuộc chiến tranh toàn diện:
Ai về ai có nhớ không
Ngọn cờ đỏ thẳm gió lồng cửa hang
….
Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu
Ta vừa đánh giặc vừa lo phát triển kinh tế, vừa đánh giặc vừa chăm lo phát triển văn hoá. Có như vậy mới thực hiện đúng đường lối kháng chiến trường kì gian khổ nhưng nhất định thắng lợi. Ta nói vậy vì ta có niềm tin.
- Tin vào Đảng và Bác Hồ:
ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền
+ Sử dụng thể thơ lục bát, một hình thức thơ ca dân tộc. Nó phát huy đầy đủ tiếng Việt nhất là con người Việt Nam. Đó là thuỷ chung tình nghĩa, đạo lí uống nước nhớ nguồn. 
* Củng cố - HDVN (5')
 - Củng cố: Nỗi nhớ về cuộc kháng chiến, vài nét về NT.
 - HDVN: Học bài cũ.
 Chuẩn bị bài mới: Phát biểu theo chủ đề.
 + Yêu cầu, cách thức phát biểu chủ đề.
 + Chuẩn bị các bài tập trong SGK.	
Tiết 27
Ngày soạn: 6/10/2009
PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Hiểu được yêu cầu và cách thức phát biểu theo chủ đề
- Trình bày được ý kiến trước tập thể phù hợp với chủ đề được nói tới và tình huống giao tiếp.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
 1. Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, trao đổi, gợi mở
 2. Phương tiện: Giáo viên: SGV, SGK, TLTK, Giáo án…
 Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, TLTK…
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5'): Tính dân tộc qua đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu?
3. Bài mới
Hoạt động giáo viên
và học sinh
Yêu cầu cần đạt
 Học sinh đọc SGK
- Các bước chuẩn bị phát biểu?
- Yêu cầu khi phát biểu?
(Hs t/luận, trả lời
Gv nx, nêu ý cơ bản)
Giáo viên đưa ra 01 chủ đề để cả lớp trình bày quan điểm, ý kiến (Quan niệm về hạnh phúc)
Gv hướng dẫn hs thực hiện những công việc: 
- Các bước chuẩn bị gồm những gì?
- Xây dựng đề cương phát biểu
Ngày 9/10/2009
I. Các bước chuẩn bị phát biểu.
 + Xác định chính xác nội dung cần phát biểu
 + Dự kiến đề cương phát biểu
 +Phát biểu ý kiến
 *Những yêu cầu khi phát biểu theo chủ đề
+ Xác định chính xác nội dung cần phát biểu. 
+ Phát biểu phải có mục đích rõ ràng, động cơ lành mạnh, trong sáng.
+ Chú ý tới đối tượng nghe: lứa tuổi tâm, nhiều thông tin, không trùng lặp với người khác (tránh người ta đã nói rồi, mình nói lại). Trường hợp người phát biểu trước trùng ý kiến của mình thì mình thể hiện quan điểm đồng ý hay bác bỏ hoặc bổ sung tuỳ từng nội dung vấn đề phát biểu
+ Trong khi phát biểu cần có cử chỉ, giọng nói sao cho phù hợp.
II. Cách thức tiến hành
1. Mở đầu:
- Thực hiện nghi lễ ở đại hội (Kính thưa…)
- Tự giới thiệu về mình
- Nêu rõ lí do, mục đích phát biểu
- Khái quát nội dung, vấn đề phát biểu
b. Nội dung chính cần phát biểu:
- Vấn đề phát biểu là gì?
- Nội dung vấn đề chính, trọng tâm là gì?
- Suy nghĩ của bản thân về vấn đề ấy như thế nào?
- Những đề nghị (nếu cần)?
c. Kết thúc
- Xác định đây chỉ là ý kiến cá nhân hoặc đại diện cho tập thể nếu có gì khiếm khuyết xin được lượng thứ hoặc trực tiếp trao đổi.
- Chúc (cụ thể, chân thành, khônh khách sáo)
III. Luyện tập
Mở đầu:
- Kính thưa cô giáo chủ nhiệm, các bạn lớp 12C thân mến! 
Để có một định nghĩa hoàn chỉnh về hạnh phúc quả là khó. Trong thời gian c

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van co ban 12 - tap 1.doc