Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9 - Minh Trí
Hđ2: Đọc – hiểu VB.
– Gọi HS đọc Tiểu dẫn.
– Hỏi: Cho biết không gian và thời gian của truyện.
– Yêu cầu HS đọc sách, thảo luận nhóm.
– Hỏi: tác giả đã khéo léo trong việc xây dựng tình huống truyện ntn?
– Hỏi: Việc chọn nghề thả lưới bắt cá hô có ý nghĩa gì đ/v chú Sáu Dương?
– Hỏi: Tác giả đã miêu tả cá hô ntn?
* GV lí giải thêm:
+ Cá hô được mệnh danh là loài cá vua ở sông nước miền Tây bởi vóc dáng khổng lồ, nặng trên 160 kg, thịt ngon và được ưa chuộng. Ngư dân nào đánh lưới trúng một con cá hô khoảng 100 kg là cầm chắc trong tay cả lượng vàng, bạn câu ngưỡng mộ.
+ Cá hô một loài cá có giá trị kinh tế rất cao. đặc biệt đây là loài cá có trong sách đỏ cần đươc bảo vệ.
– Hỏi: Qua việc chinh phục cá hô và quan tâm đến đào Hồng Điệp em rút ra tính cách gì ở chú sáu Dương?
– Hỏi: Qua nhân vật chú Sáu Dương truyện khắc họa tính cách người dân Nam Bộ với với những phẩm chất gì?
Tuần 9 Tiết 42, 43 CTĐP: Nhà văn Lê Văn Thảo và tác phẩm “Ông cá hô” I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức: – Nắm được những nét chính về nhà văn Lê Văn Thảo. – Tóm tắt được cốt truyện, hiểu được những giá trị nội dung và nghệ thuật cở bản của truyện ngắn Ông cá hô. – Qua truyện ngắn, hiểu biết thêm về vùng đất và con người Nam Bộ thời xa xưa – cụ thể là một vùng bán sông nước và một góc trung tâm chợ Long Xuyên thuở trước. 2. Kĩ năng: – Đọc - hiểu văn bản. – Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, sách NVĐPAG, một số tài liệu khác. 2. Chuẩn bị của HS: Sách NVĐPAG, bài soạn, bài mới. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp. 2. Bài mới: Năm học lớp 8, chúng ta được học một nhà văn nổi tiếng của An Giang đó là nhà văn Anh Đức, có nhiều tác phẩm như Biển Động, Người khách đến thăm vườn nhà tôi, Biển xa, Tôi là Sứ đây!,...Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một nhà văn của An Giang nữa là nhà văn Lê Văn Thảo, xem ông ta đã có những tác phẩm nào, chúng ta cùng bắt đầu bài học hôm nay. Hoạt động của GV Hoạt động của HS ND ghi bài Hđ1: Tìm hiểu chung. – GV gọi HS đọc Phần Tiểu sử và Sự nghiệp sáng tác nhà văn LVT. – Hỏi: Cho biết đôi nét về nhà văn LVT? – Hỏi: Em biết gì về cuộc đời cách mạng của nhà văn Lê Văn Thảo? – Hỏi: Ông thành công lớn ở mảng đề tài nào? – Hỏi: Phần lớn các nhân vật trong tác phẩm của ông có gì nổi bật? – Hỏi: Sự nghiệp sáng tác của ông chia làm mấy giai đoạn? Kể tên. – Hỏi: Hãy kể tên một số tác phẩm của ông? Phần lớn các tp ở thể loại nào? – Gọi 3 HS đọc VB. – Hỏi: Tác phẩm Ông cá hô ở thể loại nào? – Hỏi: Truyện được sáng tác năm nào? Hđ1: Tìm hiểu chung. – HS đọc sách NVĐPAG và trả lời. Yêu cầu: à HS có thể trả lời như trong sách hoặc nêu những ý chính (tên thật, năm sinh, quê quán, nơi ở hiện tại). à HS đọc sách, trả lời. à HS trả lời. à HS dựa vào nội dung sách trang 90 để trả lời. à HS đọc sách, tìm ý, trả lời. à HS nêu ra 3 tác phẩm. Tiểu thuyết và truyện ngắn. – HS đọc. à HS trả lời. à HS trả lời. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. a. Cuộc đời. – LVT tên thật là Dương Ngọc Huy, sinh ngày 1/10/1939. Quê ở TPLX, An Giang. – Cuộc đời cách mạng: (SĐP) b. Sự nghiệp sáng tác. – Là nhà văn thành công khi viết về đề tài Nam Bộ. – Nhân vật trong tác phẩm của ông phần lớn là những người bình thường, những người nghèo khổ, những người có thân phận hẩm hiu, bất hạnh. Được xây dựng nguyên mẫu từ con người AG. – Sự nghiệp sáng tác của ông chia làm 2 giai đoạn: + Trước năm 1975: đề tài chủ yếu là viết về nông thôn và chiến tranh du kích. + Sau năm 1975: đề tài chủ yếu là viết về vùng ĐBSCL. – Tác phẩm chính: (SĐP) 2. Tác phẩm. – Thể loại: truyện ngắn. – Được sáng tác năm 1995. Hđ2: Đọc – hiểu VB. – Gọi HS đọc Tiểu dẫn. – Hỏi: Cho biết không gian và thời gian của truyện. – Yêu cầu HS đọc sách, thảo luận nhóm. – Hỏi: tác giả đã khéo léo trong việc xây dựng tình huống truyện ntn? – Hỏi: Việc chọn nghề thả lưới bắt cá hô có ý nghĩa gì đ/v chú Sáu Dương? – Hỏi: Tác giả đã miêu tả cá hô ntn? * GV lí giải thêm: + Cá hô được mệnh danh là loài cá vua ở sông nước miền Tây bởi vóc dáng khổng lồ, nặng trên 160 kg, thịt ngon và được ưa chuộng. Ngư dân nào đánh lưới trúng một con cá hô khoảng 100 kg là cầm chắc trong tay cả lượng vàng, bạn câu ngưỡng mộ. + Cá hô một loài cá có giá trị kinh tế rất cao. đặc biệt đây là loài cá có trong sách đỏ cần đươc bảo vệ. – Hỏi: Qua việc chinh phục cá hô và quan tâm đến đào Hồng Điệp em rút ra tính cách gì ở chú sáu Dương? – Hỏi: Qua nhân vật chú Sáu Dương truyện khắc họa tính cách người dân Nam Bộ với với những phẩm chất gì? Hđ2: Đọc – hiểu VB. – HS đọc. à HS trả lời. à Thảo luận nhóm. à HS suy nghĩ, trả lời. à HS suy nghĩ, trả lời. à HS đọc sách, trả lời. à HS lắng nghe. à HS đọc sách, trả lời. à HS đọc sách, trả lời. II. Đọc – hiểu VB. 1. Không gian, thời gian của truyện: vùng đất cù lao cồn Te và 1 góc chợ Long Xuyên. 2. Tình huống truyện và ý nghĩa của việc chọn nghề thả lưới bắt cá hô. a. Tình huống truyện: đoàn hát rã gánh, mỗi người 1 nơi tìm kế sinh nhai. Riêng có 2 người ở lại là kép HD và đào HĐ vẫn ở lại Cồn Te. Kép HD bắt đầu nghè thả lưới bắt cá hô – gắn chặt đời mình với mảnh đất này. b. Ý nghĩa của việc chọn nghề thả lưới bắt cá hô. – Là một nghề kiếm sống. – Là một ước mơ đổi đời. – Còn là một hi vọng để đến với đào Hồng Điệp. 3. Hình tượng cá hô. – Cá hô được kể như một huyền thoại. – Cá lớn như tấm ván ngựa, vảy bạc, hai mắt bằng cái chén, sáng rực. – Việc chinh phục cá hô rất khó nhưng chú Dương vẫn làm được. 4. Tính cách nhân vật chú Sáu Dương: – Người có ý chí, quyết tâm thực hiện bằng được những điều đã định. – Chung tình, sẵn sàng hi sinh bảo vệ người mình yêu. à Tính cách người dân Nam Bộ: cần cù, chịu khó, giàu ý chí nghị lực, hiền lành nhưng rất khảng khoái 5. Nghệ thuật. – Cốt truyện đơn giản. – Lối kể chuyện tự nhiên theo diễn biến của tình tiết. – Ngôn ngữ đặc chất Nam bộ. Hđ3: Tổng kết. GV gọi HS đọc Ghi nhớ trong SĐP. Hđ3: Tổng kết. HS đọc Ghi nhớ. III. Tổng kết. *Ghi nhớ (SĐP/106). IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1. Củng cố: – Tóm tắt ND văn bản. (gợi ý) Gánh hát của kép Hoàng Dương và cô đào Hồng Điệp một hôm ghé lại cồn Te - một cù lao nhỏ giữa sông Hậu. Sau khi diễn xong ở đây, gánh hát tuyên bố rã gánh, ai đi đường nấy. Kép Hoàng Dương và cô đào Hồng Điệp ở lại cồn. Chú Sáu Dương chuyển nghề bắt cá hô. Và cứ thế chú Sáu Dương hằng ngày bắt cá và luôn theo dõi tin tức về cô Hồng Điệp, khi hay cô có chuyện chú liền ra tay bảo vệ và chung thủy với tình cảm dành cho cô đào đến cuối đời. – Tìm một số từ ngữ và câu đối thoại có ngôn ngữ đặc chất Nam Bộ. – Đặt tên mới cho truyện. 2. Dặn dò: – Học lại bài. – Chuẩn bị bài mới: “Tổng kết về từ vựng”.
File đính kèm:
- Ôngcáhô.doc