Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016

a. Nội dung:

 -Ghi lại sự hy sinh cao cả của “Những người mẹ nghèo chân chất nhưng giàu lòng bát ái, luôn mở rộng với những đứa con kháng chiến xa nhà”=>Tác phẩm “Má không còn” (Võ An Khánh); Những bà mẹ anh hùng hai lần khóc con “Hai lần khóc con” (Võ An Khánh) Đằng sau đó là nỗi đau, sự trân trọng và lòng biết ơn của người viết trước sự hy sinh cao đẹp của các mẹ là ý chí quyết tâm tiêu diệt quân thù giành độc lập tự do cho đất nước.

- Những vất vã nhọc nhằn, những trăn trở suy tư trước bao vấn đề của cuộc sống.

-Những bức xúc của đời sống xã hội như: chất thảy, nạn cháy, phá rừng: “Ôi! Chất thãi” (Duy Hoàng); “U Minh giữa dòng sông Trẹm” (Duy Hoàng) về văn hóa, văn minh

-Những sự kiện tươi, mới của cuộc sống, những cảnh sắc bình dị nên thơ của một miền đất phương Nam hào phóng, nghĩa tình (những bài hát ca ngợi: Đất phương Nam, Điệu buồn phương Nam, Dạ cổ Hoài Lang )

b.Nghệ thuật:

-Bút pháp giản dị, gần gũi.

-Bố cục khéo léo, tự nhiên.

-Ngôn ngữ mộc mạc mang đậm phong cách của người dân Nam Bộ mà vẫn giàu hình ảnh thể hiện cái nhìn sắc sảo, tinh tế, sự trăn trở, lòng yêu thương, khát vọng và niềm tin vào mảnh đất, tình quê cùng lời nhắc nhở ta về một điều muôn thuở: “Đạo làm người”.

GV lưu ý HS:

-Chú trọng đến các t/g có t/p từ 1975 đến nay quê ở địa phương.

-Các t/p hay viết về đ/p của các t/g không phải quê ở đ/p.

-Thống kê theo thứ tự thời gian xuất hiện của t/p.

-Tóm tắt thật ngắn gọn bằng một câu nội dung chính của t/p.

GV gọi đại diện từng nhóm, tổ lên trình bày và bổ sung lẫn nhau.

GV điều chỉnh những sai sót, nhầm lẫn để thành một bảng hệ thống tương đối hoàn chỉnh.

HS có thể sưu tầm và kể lại những mẫu chuyện, chi tiết mà mình biết đc xung quanh những t/g, t/p đã sưu tầm và hệ thống.

 

doc10 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Ngày soạn: 04/10/2015 Tiết thứ 41,42:
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
 (Trích truyện “Lục Vân Tiên” – Nguyễn Đình Chiểu)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đinh Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 - Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 - Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 - Khát vọng cứu người, giúp đỡ đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc - hiểu một đoạn trích truyện thơ.
 - Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
 - Cảm nhận được vể đẹp của hình tượng nhân vật lý tươnge theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích.
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh chủ nghĩa anh hùng diệt ác, cứu nạn, lòng biết ơn.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án - Tranh ảnh về Nguyễn Đình Chiểu và Truyện Lục Vân Tiên .
 - Các tài liệu về tác giả, tác phẩm. .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS.
Nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
- GV hướng dẫn học sinh đọc phần chú thích .
H. Căn cứ vào phần chú thích, em hãy giới thiệu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
- GV chốt, mở rộng. ( Nếu cần )
* Là con người có nghị lực sống và cống hiến cho đời: Bước vào đời hăm hở và đầy khát vọng như chàng trai Lục Vân Tiên. Bất hạnh ập đến khắc nghiệt: mới 26 tuổi mà đã tàn tật, đường công danh nghẽn lối, đường tình duyên trắc trở Nhưng Nguyễn Đình Chiểu không gục ngã trước số phận. ông vẫn can đảm gánh vác cả ba trọng trách: làm một nhà báo, một thầy thuốc và một nhà thơ. ở cương vị nào ông cũng làm việc hết mình và nêu một tấm gương sáng cho đời. 
- Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
?Nêu hiểu biết của em về tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên?
?Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện truyền thống xưa như thế nào?
H: Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa như thế nào?
Hoạt động 2: 
GV lưu ý HS chuyển giọng phù hợp.
GV đọc mẫu một lần.
GV chọn một vài chú thích khó để giải thích.
Phân chia bố cục của đoạn trích ? Nội dung ?
Hoạt động 3: 
Hình ảnh LVT đánh cướp đc miêu tả tập trung trong những câu thơ nào ? 
?Cách miêu tả như thế gợi cho em nhớ tới hình ảnh những nhân vật nào trong truyện cổ Trung Hoa, trong truyện DG ? 
?Qua đó ta thấy LVT có những phẩm chất gì ?
Cho HS quan sát hình Sgk và hỏi: Nếu chọn thơ đề tên cho bức tranh minh họa trong sgk thì em sẽ chon lời thơ nào?
?Qua lời nói của chàng Lục với Nguyệt Nga, em cảm nhận thấy chàng còn có những phẩm chất nào ?
Ngoài đặc điểm hào hiệp, vô tư làm việc nghĩa, LVT còn là một con người có những đức tính nào khác ?
Qua những lời giải bày của KNN, em biết nàng là cô gái có phẩm chất gì ?
Hoạt động 4: 
Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của t/g trong đoạn thơ trích ?
Cho hs đọc ghi nhớ sgk
HS đọc.
HS trả lời.
HS lắng nghe.
HS trả lời.
HS đọc.
HS lắng nghe.
HS phân chia bố cục.
Hình ảnh LVT đc so sánh với viên dũng tướng anh hùng Triệu Tử Long trong Tam quốc diễn nghĩa, truyện cổ tích Thạnh Sanh
- “Vân Tiên tả 
Khác nào Dang”
LVT là người anh hùng rất hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu.
Dễ xúc động, dễ cảm thông.
Nết na, e lệ, có học thức, đc GD cẩn thận, cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước, rõ ràng.
Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, giàu sắc thái Nam Bộ.
- Đọc
I. Tìm hiểu tác giả NĐC và tác phẩm truyện Lục Vân Tiên:
1. Tác giả:
 - Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888 )
- Tục gọi là Đồ Chiểu.
- Sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới tỉnh Gia Định ( nay là TP Hồ Chí Minh )
- Quê cha: Bồ Đề, Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Tích cực tham gia phong trào kháng chiến.
- Là một nhà thơ lớn của dân tộc.
- ông để lại nhiều áng văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lí làm người: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu; cổ vũ lòng yêu nước, ý chí cứu nước: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc;
Truyện thơ dài: Ngư tiều y thuật vấn đáp.
2. Tác phẩm: “ Truyện Lục Vân Tiên”
- Truyện thơ Nôm được sáng tác vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX.
- Được lưu truyền rộng rãi dưới hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian như “ kể thơ”, “nói thơ Vân Tiên”, “hát Vân Tiên”.
- Truyện được in nhiều lần.
- Văn bản thường dùng hiện nay, truyện có 2082 câu thơ lục bát.
- Kết cấu của truyện theo kiểu truyền thống của loại truyện phương Đông, nghĩa là theo từng chương hồi, xoay quanh diễn biến cuộc đời các nhân vật chính. Được viết ra nhằm mục đích trực tiếp là truyền dạy đạo lí làm người.
- Tính chất một truyện để kể nhiều hơn là để đọc, để xem.
II. Đọc, giải thích từ khó và tìm hiểu bố cục đoạn trích:
1. Đọc:
2. Giải thích từ khó:
3. Bố cục:
a) LVT đánh tan bọn cướp, tiêu diệt tên cầm đầu Phong Lai (14 câu đầu).
b) Cuộc trò chuyện giữa LVT và KNN (đọan còn lại).
III. Phân tích chi tiết:
1. Nhân vật Lục Vân Tiên:
- LVT là người có tài, dũng cảm.
- Hình ảnh LVT đc so sánh với viên dũng tướng anh hùng Triệu Tử Long trong Tam quốc diễn nghĩa, truyện cổ tích Thạnh Sanh
- LVT là người anh hùng rất hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu.
- Vân Tiên là người dễ xúc động, dễ cảm thông.
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga:
- Đó là một tiểu thư khuê các, nết na, e lệ, có học thức, đc GD cẩn thận, cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước, rõ ràng.
- Nàng băn khoăn, áy náy muốn tìm cách để đền ơn, nói lên lòng biết ơn của mình bao nhiêu cũng chưa đủ: “Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”.
IV. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, giàu sắc thái Nam Bộ (ghé lại bên đàng, xô vô, đỏ mặt phừng phừng, lẫy lừng vào đây, thác rày thân vong, thiệt, tiểu thơ, gẫm câu, tính thiệt so hơn).
- Ngôn ngữ và cách kể chuyện: theo trình tự thời gian, sự việc ngắn gọn mà đầy đủ. Phẩm chất, tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động và lời nói.
2. Nội dung: Ghi nhớ: sgk
4. Cũng cố: 
GV cho HS đọc Ghi nhớ.
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Học bài cũ, soạn trước đoạn thơ “LVT gặp nạn” trích Truyện LVT của NĐC.
IV: RÚT KINH NGHỆM:
Tiết thứ 43:
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương.
 - Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết về địa phương.
 - Những chuyển biến của văn học địa phương sau năm 1975.
2. Kĩ năng: 
 - Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương.
 - Đọc, hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.
 - So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn.
3. Thái độ:
 - Biết ơn những người chiến sĩ cộng sản.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: 
GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS.
 3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động 1: 
TT
Tác giả
Năm
sinh
Bút danh
Tác phẩm chính
Thể loại
1
Nguyễn Hữu Nghề
1943
Nguyễn Bắc Sơn
Mùa bông súng
Tập thơ
2
Nguyễn Văn Thận
1937
Song Nguyễn
Qua những mùa hoa cúc
Tập thơ
3
Trần Chí Thành
1955
Thành chí
Ái bờ
TN
4
Lâm Tấn Khuê
1951
Lâm Tẻn Cuôi
Tiếng hát học trò
Tập thơ
5
Trần Phước Thuận
1950
Tác giả cổ nhạc 
Chuyên luận
6
Phan Trung Nghĩa
1960
Vĩnh Lộc, Ngọc Mai
Công tử Bạc Liêu – sự thật và giai thoại
Khảo cứu
7
Huỳnh Thị Ngọc Yến
1954
Ngọc yến
Thơ nữ Bạc Liêu
Tập thơ
8
Ngô Mỹ Huyền
1955
Thơ nữ Bạc Liêu
Tập thơ
9
Nguyễn Tú Nhã
1955
Tú Nhã
Xôn xao nỗi nhớ
Tập thơ
10
Trần Thanh Giang
1941
Thanh Thủy
Chuyện nhà
Văn xuôi
11
Nguyễn Trọng Nguyễn
1937
Trọng nguyễn
Cổ nhạc
12
Nguyễn Duy Hoàng
1959
Hiu hiu gió bấc
Văn xuôi
Hướng dẫn HS trình bày danh mục các tác giả, tác phẩm của địa phương từ 1975 đến nay theo bảng sau:
* Khái quát về các tác phẩm viết về địa phương:
a. Nội dung:
	-Ghi lại sự hy sinh cao cả của “Những người mẹ nghèo chân chất nhưng giàu lòng bát ái, luôn mở rộng với những đứa con kháng chiến xa nhà”=>Tác phẩm “Má không còn” (Võ An Khánh); Những bà mẹ anh hùng hai lần khóc con “Hai lần khóc con” (Võ An Khánh)Đằng sau đó là nỗi đau, sự trân trọng và lòng biết ơn của người viết trước sự hy sinh cao đẹp của các mẹ là ý chí quyết tâm tiêu diệt quân thù giành độc lập tự do cho đất nước.
- Những vất vã nhọc nhằn, những trăn trở suy tư trước bao vấn đề của cuộc sống.
-Những bức xúc của đời sống xã hội như: chất thảy, nạn cháy, phá rừng: “Ôi! Chất thãi” (Duy Hoàng); “U Minh giữa dòng sông Trẹm” (Duy Hoàng) về văn hóa, văn minh
-Những sự kiện tươi, mới của cuộc sống, những cảnh sắc bình dị nên thơ của một miền đất phương Nam hào phóng, nghĩa tình (những bài hát ca ngợi: Đất phương Nam, Điệu buồn phương Nam, Dạ cổ Hoài Lang)
b.Nghệ thuật:
-Bút pháp giản dị, gần gũi.
-Bố cục khéo léo, tự nhiên.
-Ngôn ngữ mộc mạc mang đậm phong cách của người dân Nam Bộ mà vẫn giàu hình ảnh thể hiện cái nhìn sắc sảo, tinh tế, sự trăn trở, lòng yêu thương, khát vọng và niềm tin vào mảnh đất, tình quê cùng lời nhắc nhở ta về một điều muôn thuở: “Đạo làm người”.
GV lưu ý HS:
-Chú trọng đến các t/g có t/p từ 1975 đến nay quê ở địa phương.
-Các t/p hay viết về đ/p của các t/g không phải quê ở đ/p.
-Thống kê theo thứ tự thời gian xuất hiện của t/p.
-Tóm tắt thật ngắn gọn bằng một câu nội dung chính của t/p.
GV gọi đại diện từng nhóm, tổ lên trình bày và bổ sung lẫn nhau.
GV điều chỉnh những sai sót, nhầm lẫn để thành một bảng hệ thống tương đối hoàn chỉnh.
HS có thể sưu tầm và kể lại những mẫu chuyện, chi tiết mà mình biết đc xung quanh những t/g, t/p đã sưu tầm và hệ thống.
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn giới thiệu ngắn gọn một tác phẩm tâm đắc về địa phương.
- HS giới thiệu 1 – 2 tác phẩm.
- GV nhận xét, bổ sung, có thể giới thiệu t/p yêu thích của mình.
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Về nhà tiếp tục bổ sung vòa bảng hệ thống, tiếp tục tìm đọc và sưu tầm những tác phẩm
hay về địa phương mình.
Soạn trước bài “Đồng chí” của Chính Hữu.
IV: RÚT KINH NGHIỆM:
.
Tiết thứ 44,45:
TỔNG KẾT TỪ VỰNG (TỪ ĐƠN, TỪ PHỨC.)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: 
 - Một số khái niện liên quan đến từ vựng (từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa).
2. Kĩ năng: 
 - Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc - hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
- Rèn kĩ năng ghi nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức.
- Rèn kỹ năng sử dụng từ Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
 Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra sự chuẩn bị của HS) 
Nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: 
GV gọi HS định nghĩa lại khái niệm từ đơn, từ phức. Phân biệt các loại từ phức. 
+ GV có thể đưa sơ đồ.
	Từ đơn
Từ 
	Từ ghép
	Từ phức
	Từ láy
GV cho HS đọc câu 2 trong SGK.
- Hướng dẫn HS cách nhận diện từ láy, từ ghép. 
GV cho HS đọc câu 3 cho các em xác định từ nào có “giảm nghĩa”, từ nào “tăng nghĩa”. Giải thích?
+ HS trả lời 
- Từ đơn là từ một tiếng.
- Từ phức là từ gồm 2,3 tiếng trở lên.
- Từ phức chia 2 loại.
Gọi HS đọc và nhận diện từ ghép, từ láy.
- Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
- Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh. 
- Giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
- Tăng nghĩa: nhấp nhô, sạch sành sanh, sát sàn sạt.
I. Từ đơn và từ phức :
1. a) Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng.
VD: nhà, cây
b) Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng.
VD: quần áo, trầm bổng
c) Từ phức gồm 2 loại: 
- Từ ghep: gồm những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
- Từ láy: gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng (láy âm và vần).
2. Trong những từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy.
a) Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
b) Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh. 
3. Trong các từ sau đây từ nào có sự “giảm nghĩa”, từ nào có sự “tăng nghĩa”
a) Giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
b) Tăng nghĩa: nhấp nhô, sạch sành sanh, sát sàn sạt.
Hoạt động 2: 
- GV gọi HS nói lại khái niệm thành ngữ.
- GV nhắc các em thành ngữ được tạo nên thông qua một số phép chuyển nghĩa (ẩn dụ, so sánh) 
- Xác định thành ngữ, tục ngữ.
- Phân biệt tục ngữ là câu tương đối hoàn chỉnh biểu thị sự phán đoán nhận định.
GV cho HS tìm hai thành ngữ và đặt câu, giải thích thành ngữ đó.
Tìm 2 dẫn chứng sử dụng thành ngữ trong văn chương.
Hoạt động 3: 
1. Thế nào là nghĩa của từ ?
2. GV cho HS đọc bài gợi ý cách chọn a.
3. Cách giải thích nào là đúng? Vì sao?
Hoạt động 4:
1. GV cho HS ôn lại khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
2. Từ “hoa” dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
+ HS trả lời 
à Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định
+ HS đọc và trả lời. 
- Thành ngữ đánh trống bỏ dùi, được voi đòi tiên, nước mắc cá sấu.
- Tục ngữ: gần mực thì đen, chó treo mèo đậy.
- HS giải thích nghĩa của từng thành ngữ, tục ngữ. 
+ Tiến hành cho từng nhóm.
- Chó cắn áo rách đã khốn khổ lại gặp cảnh không may.
- Mèo mù với cá rán sự may mắn tình cờ.
+ HS tự tìm 
“Đố ai lượm đá quăng trời
Đan gầu tát biển ghẹo người trong trăng” (ca dao)
+ HS trả lời nghĩa của từ là gì ?
+ HS đọc và chọn cách hiểu a.
- Cách hiểu b đúng, cách hiểu a vi phạm nguyên tắc đức tính rộng lượng
+ HS ôn lại từ nhiều nghĩa.
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
 chín sống
chín chín mùi
 chín rộ
+ Chuyển nghĩa là thay đổi nghĩa.
+ HS suy nghĩ trả lời
- Hoa à nghĩa chuyển
II. Thành ngữ :
1. Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
2. Trong những tổ hợp sau, tổ hợp nào là thành ngữ, tục ngữ.
a. Thành ngữ: 
- Đánh trống bỏ dùi, làm việc không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm.
- Được voi đòi tiên: lòng tham vô độ.
- Nước mắt cá sấu: hành động giả dối được che đậy một cách tinh vi. 
b. Tục ngữ: 
- Gần mực thì đen hoàn cảnh sống, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành nhân cách con người.
- Chó treo mèo đậy: bảo vệ thức ăn.
3) a-Hai thành ngữ có yếu tổ chỉ động vật:
à Anh ấy vừa bị đuổi việc, thật là khổ, đúng là chó cắn áo rách.
à Hôm nay anh ấy nhặt được túi tiền, đúng là mèo mù vớ phải cá rán.
b- Hai thành ngữ có yếu tổ chỉ thực vật: bèo dạt mây trôi, cây cao bóng cả.
4. Sử dụng thành ngữ trong văn chương.
- “Người nách thước, kẻ tay đao
Đầu trâu mặt người ào ào như sôi”
III. Nghĩa của từ
1. Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị.
2. Chọn cách hiểu đúng:
a) Nghĩa của từ mẹ là “người phụ nữ có con, nói trong quan hệ với con”.
3. Dùng cách hiểu b đúng, còn cách a sai nguyên tắc khi dùng cụm từ đức tính rộng lượng.
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
1. Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
VD: + Từ một nghĩa: Xe đạp
 + Từ nhiều nghĩa
Chân
chân người
chân mây
+ Chuyển nghĩa: là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
2. Hoa à nghĩa chuyển à nghĩa lâm thời (biện pháp tu từ).
Từ
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép ñaúng laäp
Từ láy
Từ ghép đẳng lập
Từ ghép chính phụ
Từ láy 
bộ phận
Từ láy
hoàn toàn
Từ láy âm
Từ láy vần
4. Củng cố: 
GV cho HS nhắc lại các kiến thức vừa tổng kết.
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Về nhà làm các BT còn lại.
Chuẩn bị tiết sau học tiếp.
IV: RÚT KINH NGHIỆM
 KÍ DUYỆT: 05/10/2015	 
TT
	 LÊ THỊ GÁI

File đính kèm:

  • docNV 9 Tuan 9.doc
Giáo án liên quan