Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016

Tiết thứ: 40

MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.

 - Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.

2. Kĩ năng:

 - Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

 - Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.

3. Thái độ: Đưa yếu tố miêu tả nội tâm vào văn tự sự một cách khoa học, chính xác.

II. CHUẨN BỊ

- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .

- HS chuẩn bị SGK – bài soạn .

 * Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở.

 

doc6 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8 Ngày soạn: 27/09/2015 
Tiết thứ 36,37: 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 – VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với cách miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng diễn đạt, trình bày.
3. Thái độ: Có tình cảm yêu quê hương, trường lớp, thầy cô và bạn bè.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị giấy kiểm tra . 
 *Phương pháp thuyết trình, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: 
Nội dung bài mới:
Hoạt động 1:
GV nhắc nhỡ HS:
- Yêu cầu viết một VB TS có kết hợp với yếu tố miêu tả.
- Phải lựu chọn nhân vật, sự việc và các yếu tố miêu tả cho phù hợp.
Hoạt động 2:
Đề bài:
Tưởng tượng 20 năm sau , nhân dịp 20/11, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Gợi ý:
- Tưởng tượng một lần về thăm trường cũ trong tương lai, nghĩa là: khi ấy em trưởng thành, đã có nghề nghiệp ổn định, một vị trí xã hội nhất định.
- Lí do khiến em về thăm trường cũ ?
- Khi về trường cũ thì:
+) Cảnh sắc thế nào ?
+) Gặp gỡ ai và không gặp được ai ? Vì sao ?
+) Cảm xúc khi đến và khi ra về ?
- Hình thức: một bức thư gửi bạn học cũ.
Hoạt động 3: 
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Khuyến khích những cách viết độc lập, sáng tạo.
Quan sát:
Thu bài
6. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
 Tiết sau: Trả bài TLV số 1.
IV: RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết thứ 38,39: 	
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích Truyeän Kieàu – Nguyeãn Du)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung hiếu thảo của nàng.
 - Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2. Kĩ năng: 	
 - Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
 - Nhận ra thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
 - Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyên Kiều.
 - Cảm nhận được sự thông cảm sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
3. Thái độ: - HS có thái độ yêu, ghét rõ ràng, rèn cho HS những tình cảm nhân đạo: thương cảm cho những số phận bất hạnh, lên án những kẻ vô lương tâm.
II. CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
 * Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (trích Truyện Kiều) của ND.
- Phân tích khung cảnh ngày xuân trong bốn câu thơ đầu của đoạn trích.
Nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: GV định hướng cách đọc: giọng chậm, buồn.
GV đọc mẫu một lần. 
GV lưu ý HS một số chú thích: (1), (8), (9), (10).
Đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn nhỏ ? Nội dung từng đoạn?
Hoạt động 2: 
GV gọi HS đọc 6 câu thơ đầu.
Cảnh thiên nhiên quanh lầu Ngưng Bích đc miêu tả là những cảnh gì, chúng đc miêu tả ntn ? Nó góp phần bộc lộ tâm trạng Thúy Kiều hay không?
?Nghệ thuật nổi bật ở đây là gì?
GV gọi HS đọc 8 câu thơ tiếp.
Trong cảnh ngộ của mình nàng đã nhớ tới ai ? Nàng nhớ ai trước, ai sau ? Nhớ như thế có hợp lí không ? Vì Sao ?
GV gọi HS đọc 8 câu thơ cuối.
Em có nhận xét gì về cách dùng điệp ngữ của ND trong 8 câu thơ cuối ? Cách dùng điệp ngữ ấy góp phần diễn tả tâm trạng ntn ?
?Cái hay của văn bản này biểu thị qua những khía cạnh nào?
-Cho HS đọc ghi nhớ.
HS đọc diễn cảm đoạn trích.
HS phân chi bố cục.
HS đọc 6 câu thơ đầu.
Cảnh núi xa, cảnh trăng sáng, cồn cát vàng, bụi đỏ bốc lên hàng dặm. Cảnh vật đc miêu tả rất rộng lớn, bát ngát.
HS đọc 8 câu thơ tiếp.
- 4 câu tả nổi nhớ chàng Kim Trọng.
- 4 câu tả nổi nhớ cha mẹ.
HS đọc 8 câu thơ cuối.
HS nhận xét.
- Thảo luận.
- Nêu
-Hs đọc ghi nhớ
I. Đọc, giải thích từ khó, tìm hiểu bố cục đoạn thơ:
1. Đọc:
2. Giải thích từ khó:
3. Bố cục:
Đoạn trích có thể chia làm 3 đoạn nhỏ:
- 6 câu đầu: Toàn cảnh trước lầu Ngưng Bích nhìn qua con mắt và tâm trạng của Thúy Kiều.
- 8 câu tiếp: Kiều nhớ chàng Kim, nhớ cha mẹ.
+) 4 câu trước: Nhớ Kim Trọng.
+) 4 câu sau: Nhớ cha mẹ.
- 8 câu cuối: lại "buồn trông" trước cảnh lầu.
II. Phân tích chi tiết:
1. Nghệ thuật tả tâm trạng của Thúy Kiều trong 6 câu đầu:
Cảnh thiên nhiên quanh lầu Ngưng Bích được miêu tả là cảnh núi xa, cảnh trăng sáng, cồn cát vàng, bụi đỏ bốc lên hàng dặm. Cảnh vật đc miêu tả rất rộng lớn, bát ngát. Nó góp phần bộc lộ tâm trạng cô đơn buồn tủi, ngổn ngang của Thúy Kiều.
2. Tâm trạng của Thúy Kiều trong 8 câu tiếp:
- 4 câu tả nổi nhớ chàng Kim Trọng.
- 4 câu tả nổi nhớ cha mẹ.
- Nguyễn Du đặt nổi nhớ chàng Kim lên trước nổi nhớ song thân là đã tuân thủ đúng diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều khi ấy.
3. Tâm trạng của Thúy Kiều trong 8 câu cuối:
Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tô đậm, nhấn mạnh nổi buồn cứ càng lúc càng dâng mãi trong lòng Kiều cùng hòa với cảnh vật càng lúc càng mênh mang, vắng vẻ và dữ dội hơn.
4. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp.
* Ghi nhớ: Sgk
4. Củng cố: 
 GV cho HS đọc Ghi nhớ.	
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
- Học bài cũ, học thuộc lòng đoạn trích. Soạn bài “ LVT cứu KNN” (trích Truyện Lục Vân Tiên).
	IV: RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết thứ: 40 
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
 - Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
2. Kĩ năng: 
 - Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
 - Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
3. Thái độ: Đưa yếu tố miêu tả nội tâm vào văn tự sự một cách khoa học, chính xác.
II. CHUẨN BỊ 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn .
 * Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định tổ chức: 
Kiểm tra bài cũ: 
- Miêu tả trong văn tự sự có tác dụng ntn ?
- Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều bằng lời văn của em.
Nooijdung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: 
GV yêu cầu HS đọc lại đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” và trả lời câu hỏi.
Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều ?
Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu là tả cảnh và đoạn sau là miêu tả nội tâm ?
Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ ntn với việc thể hiện nội tâm nhân vật ?
Miêu tả nội tâm có tác dụng ntn đối với việc khắc họa n/v trong văn TS ?
GV gọi 1 HS đọc mục I.2 và nhận xét.
GV gọi HS đọc Ghi nhớ.
Hoạt động 2:
 GV yêu cầu HS chuyển thành văn xuôi đoạn “Mã Giám Sinh mua Kiều:.
(Ngôi thứ nhất hoặc thứ ba).
GV lưu ý: HS kể lại việc không hay mà mình gây ra cho bạn là việc gì, diễn ra ntn, đặc biệt chú ý miêu tả tâm trạng sau khi gây ra việc không hay đó.
Cho hs đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 3: 
Hướng dẫn hs làm các bài tập.
Cho hs đọc bài tập 1 và thảo luận làm.
Cho Hs khá giỏi thảo luận và làm bài tập 2,3.
HS đọc lại đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” 
HS tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều.
HS trả lời.
Giữa miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình và miêu tả nội tâm có mối quan hệ với nhau.
HS nêu tác dụng.
HS nhận xét.
HS đọc Ghi nhớ.
HS chuyển thành văn xuôi đoạn “Mã Giám Sinh mua Kiều”.
HS kể lại tâm trạng.
- Đọc
Đọc – Thảo luận
Làm – nhận xét.
Thảo luận- làm-đọc- nhận xét.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong VB tự sự:
1. a) Tả cảnh:
- “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”.
- “Buồn trông cửu bể chiều hôm
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.
* Miêu tả nội tâm:
 “Bên trời góc biển bơ vơ
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”.
(Đoạn sau tập trung miêu tả những suy nghĩ của nàng Kiều: nghĩ thầm về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách, nghĩ về cha mẹ chốn quê nhà ai chăm sóc. Phụng dưỡng lúc tuổi già)
b) Giữa miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình và miêu tả nội tâm có mối quan hệ với nhau. Nhiều khi từ việc miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình mà người viết cho ta thấy đc tâm trạng bên trong của n/ vật. Và ngược lại từ việc miêu tả tâm trạng, người đọc hiểu đc hình thức bên ngoài. Miêu tả nội tâm là một bước tiến của ng/th.
c) Miêu tả nội tâm nhằm khắc họa “chân dung tinh thần” của n/v, tái hiện lại những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật.
2. Nhận xét:
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
Mã Giám Sinh mua Kiều.
Bài tập 2: Đóng vai nang Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán.
Bài tập 3:
Kể lại tâm trạng của em sau khi để xãy ra một chuyện có lỡi đối với bạn.
4. Củng cố: 
GV cho HS lại Ghi nhớ.
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
 Học bài cũ, Chuẩn bị tiết sau Viết bài TLV số 2.
 IV: RÚT KINH NGHIỆM:
	KÍ DUYỆT: 28/09/2015
	TT	
	 LÊ THỊ GÁI

File đính kèm:

  • docNV 9 Tuan 8.doc
Giáo án liên quan