Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016

II. CHUẨN BỊ:

- GV chuẩn bị SGK – Giáo án – Bài KT đã chấm.

- HS chuẩn bị SGK.

 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Nội dung bài mới:

HĐ1:

- Cho HS nhắc lại đề bài

- GV ghi đề bài lên bảng: Cây dừa ở quê em.

HĐ2:

Cho HS xác định yêu cầu của đề bài.

a) Về mặt hình thức

- Kiểu bài: thuyết minh

b) Về mặt nội dung

- Thuyết minh kết hợp yếu tố miêu tả, các biện pháp nghệ thuật.

c) Các yêu cầu khác:

- Chữ viết, cách trình bày, bố cục vv

HĐ3: GV nêu nhận xét chung và thống kê điểm số

 

doc9 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 885 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7 	 Ngày soạn: 20/09/2015 
Tiết thứ: 31	
THUẬT NGỮ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Khái niện thuật ngữ.
 - Những đặc điểm của thuật ngữ.
2. Kĩ năng : 	
- Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển.
- Sư dụng thuật ngữ trong quá trình đọc – hiểu và tạo lập văn bản khoa học, công nghệ.
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh thái độ say mê, yêu thích và tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS: chuẩn bị SGK – bài soạn . 
 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: 
Ngoài việc phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng, ta có thể phát triển từ vựng tiếng Việt bằng cách nào khác nữa ? Tìm một vài từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa ?
Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: 
GV gọi HS đọc mục I.1.
[?]Nếu một em bé hỏi em nuớc là gì, muối là gì em sẽ chọn cách nào để giải thích ?
[?] Cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức hoá học ?
GV gọi HS đọc mục I.2.
 [?] Em đã học cách định nghĩa này ở những bộ môn nào ?
[?] Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào ?
Chốt: Các từ ngữ : thạch nhũ , ba- dơ, ẩn dụ, phân số thập phân gọi là thuật ngữ . Vậy em hiểu thuật ngữ là những từ ngữ ntn?
- Cho HS đọc ghi nhớ 
HĐ2:
[?] Thử tìm xem những thuật ngữ đã dẫn ở mục I.2 ở trên còn có ý nghĩa nào khác không ?
[?] Ở ví dụ nào, từ “muối” mang sắc thái biểu cảm?
[?] Vậy em nói thế nào về thuật ngữ “muối” ở ví dụ a? 
- Cho HS đọc ghi nhớ 
HĐ3: 
GV gọi HS đọc BT1.
GV hướng dẫn HS làm.
GV gọi HS đọc BT2.
GV hướng dẫn HS làm.
GV gọi HS đọc BT3.
GV hướng dẫn HS làm.
* Gọi Hs đọc BT 4:
? Căn cứ vào cách xác minh của sinh học, hãy định nghĩa thuật ngữ “cá”.
? Có gì ¹ nhau giữa cách hiểu của t/ngữ này với cách hiểu thông thường ?
Y/c HS khá, giỏi tự làm	
HS đọc mục I.1.
-Trả lời : cách thứ nhất
-Trả lới :cách thứ hai
HS đọc mục I.2.
HS trả lời.
Các thuật ngữ trên chủ yếu đc dùng trong loại VB KH.
- Một HS đọc ghi nhớ
- Trả lời: Không
- Trả lời: b
-Trả lời: không mang tính biểu cảm
- Một HS đọc ghi nhớ
HS đọc, lên bảng làm BT1.
HS đọc, làm BT2.
HS đọc, làm BT3.
- HS đọc và làm:
 2 em lên bảng
- Đ/nghĩa từ > của sinh vật học: Cá là động vật có xương, sống ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.
- Theo cách hiểu thông thường của người Việt ...
- HS bộc lộ
I. Thuật ngữ là gì ?
1. Cách giải thích ai cũng hiểu được là cách (a), cách giải thích yêu cầu phải có kiến thức về hóa học là cách (b).
2. a) - Thạch nhũ: môn Địa lí.
- Ba-dơ: Hóa học (Tiếng Anh).
- Ẩn dụ: Ngữ văn.
- Phân số thập phân: Toán học.
 b) Các thuật ngữ trên chủ yếu đc dùng trong loại VB KH.
* Ghi nhớ 1 /tr88
II. Đặc điểm của thuật ngữ:
1. Các thuật ngữ trên chỉ có một nghĩa như SGK đã g/thích, ngoài ra không còn có nghĩa nào khác.
2. “Muối trong trường hợp (b) có sắc thái biểu cảm, nó là một ẩn dụ chỉ những kỉ niệm về một thời hàn vi, gian khổ mà những người cùng cảnh ngộ đã gắn bó với nhau, cưu mang giúp đỡ lẫn nhau
* Ghi nhớ 2 /tr89
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
(1) Lực (Lí); (2) Xâm thực (Địa); (3)Hiện tượng hóa học (Hóa); (4) Trường từ vựng (Văn); (5) Di chi (Địa); (6) Thụ phấn (Sinh); (7) Lưu lượng (Địa); (8) Trọng lực (Lí); (9) Khí áp (Địa); (10) Đơn chất (Hóa); (11) Thị tộc phụ hệ (Sử); (12) Đường trung trực (Toán).
Bài tập 2:
Điểm tựu là một thuật ngữ vật lí, có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động đc truyền tới lực cản. Nhưng trong đoạn trích này nó không đc dùng như một thuật ngữ. Ở đây điểm tựu chỉ là nơi làm chỗ dựa chính (ví như điểm tựu của đòn bẩy).
Bài tập 3:
Trong trường hợp (a), từ “hỗn hợp” đc dùng như một thuật ngữ, còn trong trường hợp (b) từ “hỗn hợp” đc dùng như một từ thông thường.
Đặt câu: nên dùng những câu có những kết hợp như: thức ăn hỗn hợp, đội quân hỗn hợp
 Bài 4.
Cá là động vật có xương, sống ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.
5. Bài tập 5
Không vi phạm: Vì thuật ngữ dùng trong 2 lĩnh vực khác nhau: kinh tế, quang học.
 	4. Củng cố: 
GV cho HS đọc lại Ghi nhớ.
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Học bài cũ, làm các bài tập còn lại. Xem trước tiết: Trau dồi vốn từ.
 IV: RÚT KINH NGHIỆM:
.
Tiết thứ: 32 
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Giúp học sinh đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sữa chữa những sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả.
2. Kĩ năng :
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự đánh giá, chữa lỗi, 
3. Thái độ :
 - Giáo dục cho học sinh tình cảm với các loài cây và tình yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án – Bài KT đã chấm.
- HS chuẩn bị SGK. 
 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định tổ chức: 
Kiểm tra bài cũ:
Nội dung bài mới:
HĐ1: 
- Cho HS nhắc lại đề bài
- GV ghi đề bài lên bảng: Cây dừa ở quê em.
HĐ2: 
Cho HS xác định yêu cầu của đề bài.
a) Về mặt hình thức
- Kiểu bài: thuyết minh
b) Về mặt nội dung
- Thuyết minh kết hợp yếu tố miêu tả, các biện pháp nghệ thuật.
c) Các yêu cầu khác:
- Chữ viết, cách trình bày, bố cục vv
HĐ3: GV nêu nhận xét chung và thống kê điểm số 
Lớp 9a1 tổng số học sinh: 31
Điểm
Giỏi
Khá
TBình
Yếu
Kém
Số bài
Lớp 9a2 tổng số học sinh: 30
Điểm
Giỏi
Khá
TBình
Yếu
Kém
Số bài
HĐ4: Sửa lỗi cụ thể theo chủ đề
a) Từ sai : dùng từ sai nhiều
b) Câu sai : đặt câu sai (dấu chấm, dấu phẩy đặt không đúng chổ)
c) Chính tả
HĐ5: Giải đáp các thắc mắc khác của HS (nếu có).
HĐ6: Đọc bài hay.
4. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Chuẩn bị trước tiết : Miêu tả trong văn tự sự.
 	 IV : RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết thứ 33,34:	 
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
 - Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: 	
 - Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
 - Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một văn bản tự sự.
3. Thái độ: Rèn cho HS thái độ học tập, tìm hiểu kiến thức một cách tự giác, nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh.
Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: 
GV gọi HS đọc đoạn trích.
Đoạn trích kể về trận đánh nào?
Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích ?
Nếu chỉ kể lại các sự việc “trần trụi: như vậy thì câu chuyện có sinh động không ?
?So sánh hai đoạn văn trên, em hãy rút ra nhận xét: yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự?
GV gọi HS đọc Ghi nhớ.
Hoạt động 2: 
GV gọi HS đọc BT1.
GV hướng dẫn HS làm.
GV hướng dẫn HS làm BT2, 3.
HS đọc đoạn trích.
Đánh chiếm đồn Ngọc Hồi.
HS trả lời.
HS trả lời.
- Hs tự rút ra nhận xét.
HS đọc Ghi nhớ.
HS đọc, làm BT1.
HS đọc, làm BT2, 3.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong VB TS:
1. Đọc đoạn trích:
2. Trả lời câu hỏi:
a) Đoạn trích kể về việc Quang Trung chỉ huy tướng sĩ đánh chiếm đồn Ngọc Hồi.
b) Các chi tiết miêu tả:
-Nhân có gió bắc hại mình.
-Quân Thanh chống không nổi quân Thanh đại bại.
c) Nếu chỉ kể như trên thì câu chuyện thật khô khan, kém hấp dẫn. Nói cách khác, kể như trên mới trả lời đc câu hỏi “việc gì đã xãy ra” chứ chưa trả lời đc câu hỏi “việc đó xãy ra ntn?”.
* Ghi nhớ: (SGK)
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
a) Tả người:
- Vân xem trang trọng khác vời 
 Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
b) Tả cảnh: 
- Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
- Tà tà bóng ngã về tây
 cuối ghềnh bắc ngang.
* Các yếu tố miêu tả làm cho VB sinh động, hấp dẫn và giàu chất thơ.
Bài tập 2: HS tự viết bài kể về chị em Thuý Kiều trong đoạn trích Cảnh ngày xuân .
Bài tập 3: Giới thiệu trước lớp về vẽ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời văn của mình
4. Củng cố: 
GV cho HS đọc lại Ghi nhớ.
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Học bài cũ. Chuẩn bị tiết sau làm bài viết TLV số 2 (2 tiết).
IV: RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết thứ 35:	
TRAU DỒI VỐN TỪ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Nhận định hướng chính để trau dồi vốn từ.
2. Kĩ năng: 
Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa.
3. Thái độ: 
Rèn cho HS kĩ năng tìm hiểu, sử dụng từ ngữ.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
 * Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Thuật ngữ là gì ? Nguyên tắc ? Cho ví dụ.
Nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
 GV cho HS đọc ví dụ Sgk / Tr 99
? Em hiểu ý kiến đó như thế nào.
- HS đọc VD 2. Xác định lỗi diễn đạt.
Giải thích vì sao có những lỗi này ? Chúng ta cần phải làm gì ?
GV gọi HS đọc Ghi nhớ.
Hoạt động 2: 
GV hướng dẫn HS đọc đoạn văn của nhà văn Tô Hoài.
? Em hiểu thế nào về ý kiến trên.
? Vậy muốn làm tăng số lượng vốn từ ta phải làm gì?
GV gọi HS đọc Ghi nhớ.
Hoạt động 3: 
GV gọi HS đọc BT1.
GV hướng dẫn HS làm.
GV gọi HS đọc BT2.
GV hướng dẫn HS làm.
GV gọi HS đọc BT3,4,5,6,7,8,9
GV hướng dẫn HS làm.
HS đọc ví dụ Sgk.
HS trả lời.
HS xác định lỗi diễn đạt.
HS giải thích.
HS đọc Ghi nhớ.
HS đọc đoạn văn của nhà văn Tô Hoài.
Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
-> Phải rèn luyện để biết thêm những từ nào mà ta chưa biết.
HS đọc Ghi nhớ.
HS đọc, làm BT1.
HS đọc, làm BT2.
HS đọc, làm BT3
 I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:
VD 1: 
- Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt.
- Muốn phát huy tốt khả năng TV, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là trau dồi vốn từ.
VD 2: Xác định lỗi diễn đạt.
Cả 3 VD người viết đều mắc lỗi dùng từ.
a/ Dùng thừa từ “đẹp”, đã dùng “thắng cảnh” thì không dùng từ “đẹp” nữa, vì “thắng cảnh” nghĩa là cảnh đẹp.
b/ Dùng sai từ “đẩy mạnh”, vì “dự đoán” có nghĩa là “đoán trước tình hình, s/việc nào đó có thể xãy ra trong tương lai” -> có thể dùng: phỏng đoán, ước đoán, ước tính,
c/ Dùng sai từ “dự đoán”, vì “dự đoán” có nghĩa là “thúc đẩy cho ph/tr nhanh lên”. Nói về qui mô thì có thể là “mở rộng” hay “thu hẹp”, chứ không thể nhanh hay chậm.
*) Sở dĩ có những lỗi này vì người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng của từ mà mình sử dụng. Như vậy muốn “biết dùng tiếng ta” thì trước hết phải nắm đc đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
* Ghi nhớ 1 / trang 100
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ:
Ý kiến của Tô Hoài : Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
 * Ghi nhớ 2 / Trang 101
III. Luyện tâp:
BT1: Chọn cách giải thích đúng:
- Hậu quả: b/ Kết quả xấu.
- Đoạt : a/ Chiếm được phần thắng.
- Tinh tú: b/ Sao trên trời (nói khái quát).
BT2: Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt
a/ Tuyệt: 
- Dứt, không còn gì: tuyệt chủng, tuyệt giao (cắt đứt giao thiệp), tuyệt tự (không có người nối dõi), tuyệt thực.
- Cực kì, nhất: tuyệt đỉnh (đỉnh cao nhất, mức cao nhất), tuyệt mật (cần giữ bí mật tuyệt đối), tuyệt tác (t/p VH ng/th hay, đẹp đến mức coi như không còn có thể có cái hơn), tuyệt trần (nhất trên đời, không có gì sánh bằng).
b/ Đồng: 
- Cùng nhau, giống nhau: đồng âm, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng khởi, đồng môn, đồng niên, đồng sự.
- Trẻ em: đồng ấu, đồng dao, đồng thoại.
- (Chất đồng): trống đồng
BT3: Sửa lỗi dùng từ sai:
- Im lặng: yên tĩnh, vắng lặng
- Thành lập: Thiết lập
- Cảm xúc: cảm động, cảm phục
4. Củng cố: 
GV cho HS đọc lại Ghi nhớ.
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Học bài cũ. Chuẩn bị tiết sau Tổng kết về từ vựng.
IV: RÚT KINH NGHIỆM:
	 KÍ DUYỆT: 21/09/2015
	TT
	LÊ THỊ GÁI

File đính kèm:

  • docNV 9 Tuan 7.doc
Giáo án liên quan