Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016

Truyện có thể chia làm hai phần chính:

- Phần 1: từ đầu đến “ việc trót đã qua rồi”: Vũ Nương và những câu chuyện oan khuất của nàng.

- Phần 2: (Còn lại) Chuyện li kì của Vũ Nương sau khi nàng đã chết.

Phần đầu có thể chia làm hai đoạn. Đoạn 1 từ đầu đến “ như đối với cha mẹ đẻ mình”: Vũ Nương những ngày vắng chồng. Đoạn còn lại: Vũ Nương và nổi oan của nàng khi chồng trở về.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 	Ngày soạn: 30/08/2015
Tiết thứ 16,17: 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
VĂN THUYẾT MINH
I/ MỤC TIÊU:
Giúp HS biết điều tra, tìm hiểu để nắm bắt đúng đặc điểm cơ bản của đối tượn thuyết minh
Biết kết hợp phương pháp thuyết minh với một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong bài viết một cách hợp lí và có hiệu quả.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra giấy làm bài của HS
Giới thiệu tiết làm bài:
Chép đề:
GV ghi đề bài lên bảng:
Cây dừa ở quê em.
Yêu cầu:
Xác định đề, đối tượng thuyết minh
Lập dàn ý ra giấy nháp
Đọc và sửa lại bài viết trước khi nộp
Hết giờ GV thu bài.
Nhận xét tiết làm bài.
7. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập tóm tắt VB tự sự.
IV: RÚT KINH NGHIỆM
..
Tiết thứ: 18 – 19 
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
	(Trích Truyền kì mạn lục)	
 (Nguyễn Dữ)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
 Giúp học sinh :
Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam
qua nhân vật Vũ Nương
Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến .
Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: nghệ thuật dựng truyện,
dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kì .
 2. Kỹ năng:
 - Vận dụng kiến thức đó học để đoc - hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kể.
 - Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian
 3. Thái độ: 
- Thấy rõ được số phân oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến từ đó liên hệ với xã hội đương thưòi biết bênh vực kẻ yếu và phụ nữ.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Tóm tắt những đk thuận lợi nêu trong 2 mục 8 – 9 của văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
GV cho HS đọc Chú thích (1).
GV cho HS đọc Chú thích (2).
Hoạt động 2:
GV cho HS đọc những đoạn quan trọng.
Truyện có thể chia làm mấy phần chính ? Ở mỗi phần chính có thể chia nhỏ hơn đc nữa không ?
Chuyển sang tiết 2.
Tác giả giới thiệu Vũ Nương là người phụ nữ ntn ? Đức tính gì là nét nổi bật của nàng ?
Nổi oan của Vũ Nương là gì ? T/g đã dẫn dắt câu chuyện ntn để nổi oan đó không thể thanh minh đc ?
Vũ Nương lấy cái chết để bày tỏ nổi oan ức của mình. Với tính cách của Vũ Nương, điều đó có hợp lí không ? Nàng có cách nào khác không để thanh minh ?
Sự thay đổi ý định của Vũ Nương khi gặp Phan Lang. Vì sao từ chỗ “thà già ở chốn làn mây cung nước” lại chuyển sang quả quyết “tôi tất phải tìm về có ngày” ? Lí do nào khiến nàng thay đổi ? Nàng có ý định đoàn tụ với chồng con hay không ?
Qua lời dặn của 2 người phụ nữ khi Trương Sinh ra đi, ta biết đc thái độ của họ và của người dân đối với ch/tr p/k ntn ?
Em có suy nghĩ gì về nguyên nhân cái chết của Vũ Nương và giá trị của truyện ngắn này ?
Hoạt động 3:
Nội dung của chuyện ?
Thành công của chuyện là ở chỗ nào ?
GV gọi 1 HS đọc Ghi nhớ.
Hoạt động 4:
Hãy kể lại “Chuyện người con gái Nam Xương” theo cách của em.
HS đọc Chú thích (1).
HS đọc Chú thích (2).
HS thay nhau đọc.
Truyện có thể chia làm hai phần chính.
Phần đầu có thể chia làm hai đoạn.
-Vũ Nương đc g/thiệu như là một người vẹn toàn “tư dung tốt đẹp, thùy mị nết na”.
-Nổi oan của nàng là bị nghi ngờ thất tiết.
HS trả lời.
-Vũ Nương thay đổi ý định phần vì nàng nhớ quê hương nhưng điều chính là nàng không muốn “mang tính xấu xa”. Cũng có thể nàng muốn quay về với chồng con nhưng “chẳng thể trở về đc nữa”.
HS trả lời.
Tố cáo và lên án chế độ p/k suy tàn, phản ánh thực trạng XH p/k VN thời đó.
HS trả lời.
Kể lại “Chuyện người con gái Nam Xương” theo cách của em.
I/ Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Nguyễn Dữ (? - ? TK XVI, đời Lê-Mạc), quê huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đỗ cử nhân ra làm quan 1 năm, cáo quan về ở ẩn nơi núi rừng Thanh Hóa. (g/đ nhà Lê suy, nội chiến Lê-Mạc, Mạc-Trịnh).
2. Tác phẩm:
- Nhan đề Truyền kì mạn lục: ghi chép tản mạn những chuyện li kì đc lưu truyền.
- Gồm 20 truyện đc viết bằng chữ Hán theo lối văn xuôi biền ngẫu có xen một số bài thơ.
- Nhân vật chính trong các truyện là người phụ nữ
- Kết thúc mỗi truyện đều có lời bình, bàn luận thêm về ý nghĩa câu chuyện.
3. Đọc:
4. Phân tích bố cục:
Truyện có thể chia làm hai phần chính:
- Phần 1: từ đầu đến “ việc trót đã qua rồi”: Vũ Nương và những câu chuyện oan khuất của nàng.
- Phần 2: (Còn lại) Chuyện li kì của Vũ Nương sau khi nàng đã chết.
Phần đầu có thể chia làm hai đoạn. Đoạn 1 từ đầu đến “ như đối với cha mẹ đẻ mình”: Vũ Nương những ngày vắng chồng. Đoạn còn lại: Vũ Nương và nổi oan của nàng khi chồng trở về.
II. Phân tích chi tiết:
1) Vũ Nương – người phụ nữ đẹp người, đẹp nết:
- Vũ Nương đc g/thiệu như là một người vẹn toàn “tư dung tốt đẹp, thùy mị nết na”. Đức hạnh là nét nổi bật của tính cách nàng.
- Nổi oan của nàng là bị nghi ngờ thất tiết. T/g đã g/thiệu Trương Sinh là kẻ vô học, đa nghi. Sau đó câu chuyện lại đc nói ra từ miệng con trẻ (Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ).
- Nàng tự tử là phù hợp với tính cách của nàng vì nàng không còn cách lựa chọn nào khác.
- Vũ Nương thay đổi ý định phần vì nàng nhớ quê hương nhưng điều chính là nàng không muốn “mang tính xấu xa”. Cũng có thể nàng muốn quay về với chồng con nhưng “chẳng thể trở về đc nữa”. Việc không trở về đc của nàng có ý nghĩa tố cáo hiện thực XH p/k sâu sắc.
2) Giá trị phản ánh hiện thực qua câu chuyện Vũ Nương:
- T/g miêu tả cuộc ra đi đánh giặc của Trương Sinh là “việc triều đình bắt lính”, chứng tỏ cuộc ch/tr này không đc lòng dân.
- Vũ Nương chết vì bị chồng nghi oan, ruồng rẫy. Đó là nguyên nhân trực tiếp. Nhưng nguyên nhân gián tiếp là bởi cuộc ch/tr (bắt Trương Sinh đi lính). Câu chuyện có giá trị tố cáo ch/tr p/k và giá trị nhân đạo sâu sắc.
III/ Tổng kết:
1/ Nội dung:
Câu chuyện về cái chết oan của Vũ Nương đã tố cáo và lên án chế độ p/k suy tàn, phản ánh thực trạng XH p/k VN thời đó.
2/ Nghệ thuật:
- Bố cục khá chặt chẽ, các nhân vật có đc tính cách riêng.
- Ng/th dẫn chuyện của t/g khéo léo.
- Các yếu tố li kì và hoang đường nói lên giá trị tố cáo của t/p.
- Yếu tố sáng tạo khá đậm nét.
* Ghi nhớ: SGK/51
IV/ Luyện tập:
BT SGK/52
4. Củng cố:
GV cho HS đọc lại Ghi nhớ.
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Học bài cũ, tóm tắt VB. Soạn trước VB: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Trích Vũ trung tùy bút)
	IV: RÚT KINH NGIỆM.
..
Tiết thứ 20: 
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong khi viết văn bản.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Trong TV, việc sử dụng từ ngữ xưng hô phải ntn ? 
GV cho HS làm BT6.
Nội dung bài mới
*Giới thiệu bài:
Trong đời sống cũng như trong văn chương , nhiều khi người ta phải dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của một người hay một nhân vật . Vậy cách dẫn như thế nào cho đúng , bài học hôm nay sẽ giúp em biết điều đó .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
GV gọi HS đọc các VD ở mục I (SGK).
Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của n/vật ? Nó đc ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì ?
Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ ? Nó đc ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?
Trong cả hai đoạn trích có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không ? Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu gì ?
Hoạt động 2:
GV mời HS đọc VD ở mục 2.
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
Hoạt động 3:
GV gọi HS đọc BT1.
GV hướng dẫn HS làm.
GV gọi HS đọc BT2.
GV hướng dẫn HS làm. 
HS đọc các VD ở mục I (SGK).
Phần câu in đậm ở VD (a) là lời nói, vì trước đó có từ “nói” trong phần lời của người dẫn. 
Phần câu in đậm là ý nghĩ, vì trước đó có từ “nghĩ”.
HS trả lời.
HS đọc VD ở mục 2.
HS trả lời câu hỏi.
HS đọc, làm BT1.
HS đọc, làm BT2.
I. Cách dẫn trực tiếp:
1. Phần câu in đậm ở VD (a) là lời nói, vì trước đó có từ “nói” trong phần lời của người dẫn. Nó đc tách ra khỏi phần câu đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
2. Phần câu in đậm là ý nghĩ, vì trước đó có từ “nghĩ” . Dấu đc tách hai phần câu cũng là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
3. Có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận. Trong trường hợp ấy, hai bộ phận ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.
II. Cách dẫn gián tiếp:
1. Trong VD (a), phần in đậm là lời nói. Đây là nội dung của lời khuyên như có thể thấy ở từ “khuyên” trong phần lời của người dẫn.
2. Phần câu in đậm là ý nghĩ, vì trước đó có từ “hiểu”. Giữa phần ý nghĩ đc dẫn và phần lời của người dẫn có từ “rằng”. Có thể thay từ “là” vào vị trí của từ “rằng” trong trường hợp này. 
*) Ghi nhớ: (trang 54)
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
Cách dẫn trong các câu (a) và (b) đều là dẫn trực tiếp. Câu (a) là ý nghĩ mà n/vật gán cho con chó. Câu (b) là ý nghĩ của n/vật.
Bài tập 2:
Từ câu (a) có thể tạo ra:
- Câu có lời dẫn trực tiếp: Trong báo cáo chính trị tại ĐHĐB toàn quốc lần thứ II của Đảng”, CT HCM nêu rõ: “Chúng ta phải ”.
- Câu có lời dẫn g/tiếp:  CT HCM khẳng định rằng chúng ta phải
 4. Củng cố:
GV cho HS đọc lại Ghi nhớ.
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Học bài cũ, làm các BT còn lại. Chuẩn bị trước tiết: Sự phát triển của từ vựng.
	IV: RÚT KINH NGHIỆM.
KÍ DUYỆT: 31/08/2015
TT
LÊ THỊ GÁI

File đính kèm:

  • docNV 9 Tuan 4.doc