Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 35 - Năm học 2015-2016

I. Một số thể loại văn học dân gian.

-Tự sự dân gian: gồm các truyện thần thoại, cổ tích. Truyện cười, ngụ ngôn .

- Trữ tình dân gian: Ca dao, dân ca .

- Sân khấu: Chèo và tuồng. kịch, rối .

Ngoài ra tục ngữ coi là một dạng đặc biệt của NL

II. Một số thể loại văn học trung đại.

1. Các thể thơ.

a. Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc.

Có 2 loại chính: Cổ phong và thể Đường luật.

+ Thể cổ phong: Không cần tuân theo vần, niêm, luật, chữ, số câu trong bài thơ.

 Ví dụ: Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi, Chinh Phụ Ngâm Khúc của Đặng Trần Côn).

+ Thể Đường luật: Quy định khá chặt chẽ từ thời nhà Đường: về thanh, đối, số câu, số chữ, cấu trúc thể hiện nhiều dạng.

Ví dụ: Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến, Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương .

b. Các thể thơ có nguồn gốc dân gian.

- Thể thơ Lục bát: để sáng tác truyện thơ Nôm Ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du.

- Thể song thất Lục bát

Ví dụ: Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn.

2. Các thể truyện, kí.

- Kể về các nhân vật lịch sử, các anh hùng, về phụ nữ; có truyện còn mang yếu tố kì ảo tưởng tượng.

Ví dụ: Truyền kì mạn Lục của Nguyễn Dữ, Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác.

- Nghệ thuật có loại đậm nét hoang đường, tưởng tượng, kì ảo, có loại kể về các anh hùng, triều đại theo lối chương hồi.

3.Truyện thơ Nôm.

-Viết chủ yếu là thơ Lục bát, có cốt truyện, nhân vật.giàu chất trữ tình.

-Truyện thơ nôm gồm 2 loại:

+ Bình dân (khuyết danh).

+ Bác học đỉnh cao là kiệt tác truyện Kiều của Nguyễn Du.

 

doc24 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 35 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h.
-Truyện thơ nôm gồm 2 loại:
+ Bình dân (khuyết danh).
+ Bác học đỉnh cao là kiệt tác truyện Kiều của Nguyễn Du.
4. Một số thể văn nghị luận.
- Các dạng thể: Chiếu, biểu, hịch, cáo có sự kết hợp giữa tư tưởng lí lẽ với tình cảm, cảm xúc, lập luận chặt chẽ với hình ảnh phong phú, ngôn ngữ biểu cảm.
- Ví dụ: Chiếu dời Đô (Lí Công Uẩn), Hịch Tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi)
III. Một số thể loại văn học hiện đại.
-Thể truyện ( truyện ngắn, tiểu thuyết) được phát triển.
-Thể tuỳ bút: in đậm dấu ấn của chủ thể sáng tác giàu biểu cảm.
- Thơ hiện đại: tính từ thơ mới (1932-1945) có nhiều dạng thể; thơ tự do xuất hiện và phát triển có nhiều thành công.
®Thơ hiện đại không chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng cảm xúc mà còn đổi mới về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ.
C. Tổng kết.
 Ghi nhớ. Sgk Tr 201.
* Luyện tập:
* Hoạt động 4. Củng cố, hướng dẫn về nhà.
4. Củng cố:
- Khái quát toàn bộ nội dung tổng kết.
 	- Nội dung phần ghi nhớ.	
5. Hướng dẫn về nhà:
+ Học, hiểu và vận dụng các yêu cầu đã tổng kết.
+ Học thuộc các phần ghi nhớ.
+ Hoàn thành tiếp câu hỏi 1,6.
 __________________________________________________
Ngày soạn: 25/4/2016
Giảng:
 TIẾT 169: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, TIẾNG VIỆT.
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Nhận biết được kết quả của các bài kiểm tra văn về thơ truyện hiện đại, những ưu điểm, những lỗi đã mắc về nội dung và hình thức bài viết.
-Thấy được lỗi và có phương hướng khắc phục và sửa chữa các lỗi đã mắc trong khi làm bài, viết lại những đoạn văn.
- Ôn lại kiến thức về thơ tuyện hiện đại Việt Nam.
II.II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1- GV: Chấm chữa bài, nhận xét, những ví dụ trong bài làm của học sinh.
 2- HS: Ôn tập 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	* Hoạt động 1: Khởi động.
1.Tổ chức.
Sĩ số: 9A
2. Kiểm tra.
Không kiểm tra đầu giờ.
3. Bài mới.
* Hoạt động 2: Nội dung.
Hoạt động dạy và học
Nội dung
- Gv yêu cầu hs đọc lại đề bài.
GV nêu vắn tắt yêu cầu đề. 
Gv nhận xét ưu điểm, khuyết điểm của bài viết.
- GV cho HS đọc để rút kinh nghiệm chung.
A.Trả bài kiểm tra văn
I. Đề bài. (TIẾT 129 phần thơ +155phần truyện)
Phần I. Trắc nghiệm. 3 điểm
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1. 2 điểm.
Câu 2. 5 điểm.
II. Phân tích đề, lập dàn ý.
*Phần thơ:
Phần trắc nghiệm:(3 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
C
B
C
D
1-e 2-d 3-b 4-a
- Câu 1,2,4 mỗi câu đúng được 0,5 điểm).
 - Câu 5 mỗi ý đúng được 0,25 điểm).
Phần tự luận: ( 7 điểm ). 
Câu1: (2 điểm) 
- Chỉ ra được biện pháp tu từ: Ẩn dụ trong câu thơ dưới 
- Phân tích được tác dụng của biện pháp ẩn dụ trong câu thơ là:
 + Hình ảnh mặt trời tự nhiên đem ánh sáng, sự sống cho vạn vật trên trái đất, cũng như Bác đã đem lại nền độc lập tự do, cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. 
+ Ví Bác với những hình ảnh lớn lao phi thường là để ca ngợi công lao trời biển của Người, bày tỏ lòng thành kính biết ơn sâu sắc với người	
Câu 2(5đ)
a.Mở bài - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
	 - Cảm nhận khái quát về đoạn thơ
b. Thân bài 
+ Cảm nhận về nội dung đoạn thơ:
- Quan niệm sống của tác giả: sống là cống hiến, sống có ích cho đời 
- Ước nguyện khiêm nhường mà chân thành, tha thiết: là một mùa xuân nho nhỏ góp phần tạo nên một mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước 
- Đó là quan niệm sống cao đẹp: Mình vì mọi người 
+ Cảm nhận về nghệ thuật: phép điệp từ ta, ta làm, dù là=>nhấn mạnh cái tôi muốn hòa nhập vào cuộc đời chung.Cách chuyển đổi cách xưng hô..
c. Kết bài: 
 - Khẳng định ý nghĩa của khổ thơ trong toàn bài thơ
 - Liên hệ bản thân
*Phần truyện.
Phần trắc nghiệm:(3 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
 B
C
A
B
1-b 2-đ 3-a 4-c
Phần tự luận: ( 7 điểm ). 
Câu1: (2 điểm).
+Tình huống 1: Sau 8 năm anh Sáu đi chiến đấu trở về thăm nhà bé Thu không nhận cha, lúc bé Thu nhận cha thì anh Sáu phải ra đi 
+ Tình huống 2: Ở chiến trường anh Sáu gửi hết tình thương nỗi nhớ con vào việc làm cây lược ngà tặng con, nhưng chưa kịp trao cây lược cho con thì anh Sáu hi sinh
Câu2: (5 điểm).
a.Mở bài:
- GT truyện ngắn và nhân vật (Phương Định là hình ảnh tiêu biểu của những người con gái Hà Nội vào chiến trường đánh giặc).
b.Thân bài:
- Cô rất trẻ, có thời học sinh hồn nhiên vô tư bên người mẹ trong những ngày thanh bình của thành phố. 
- Ngay giữa chiến trường ác liệt, Phương Định vẫn không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng với những nét đẹp tâm hồn : nhạy cảm, hay mơ mộng và thích hát. ( Cảm xúc của Định trước cơn mưa đá)
- Là cô gái kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình. (Hay ngắm mắt mình qua gương, biết mình đẹp và được các anh bộ đội để ý nhưng không tỏ ra săn sóc, vồn vã., nét kiêu kì của những cô gái Hà thành)
- Tình cảm đồng đội sâu sắc : yêu mến hai cô bạn cùng tổ, yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn. (Chăm sóc Nho khi Nho bị thương.)
- Ngời lên những phẩm chất đáng quý : có trách nhiệm với công việc, dũng cảm, bình tĩnh, tự tin 
( trong lần phá bom)
- Truyện kể theo ngôi thứ nhất (nhân vật kể là nhân vật chính) phù hợp với nội dung truyện và thể hiện tâm trạng suy nghĩ của nhân vật. Tác giả am hiểu và miêu tả sinh động nét tâm lí của những nữ thanh niên xung phong.
=> Nhân vật Phương Định đã để lại trong lòng người đọc nỗi niềm đồng cảm, yêu mến và sự kính phục về phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ, tâm hồn mơ mộng, lãng mạn, lạc quan sống có lí tưởng, có mục đích, có trách nhiệm, có trái tim yêu nước nồng nàn. Trẻ trung, trong sáng, hồn nhiên, yêu thương nhau trên tinh thần đồng chí, đồng đội.Vượt qua mọi gian khổ, hi sinh, dũng cảm chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ để bảo vệ Tổ quốc
c. Kết bài
- Khẳng định nhân vật Phương Định tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
III. Nhận xét.
 1. Ưu điểm.
 - Bố cục phần viết văn dầy đủ
- Biết liên kết giữa các phần, giữa các đoạn, cảm thụ được văn bản thơ, truyện.
- Diễn đạt tương đối lưu loát, không mắc nhiều lỗi ngữ pháp, chính tả ...
 - Trình bày khá sạch đẹp,khoa học.
- Bài làm tốt:
2. Nhược điểm. 
- Một số em viết bài còn sơ sài chưa thật cố gắng
- Diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng
- Bài làm chưa tốt chưa cố gắng:
3. Sửa lỗi.
 Giáo viên hướng dẫn các em sửa một số lỗi cơ bản.
- Học sinh soát lại bài viết của mình và tự sửa lỗi.
 * Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
4. Củng cố: 
 - Nhận xét giờ trả bài.
 - Kiểm tra lại việc sửa lỗi của học sinh..
5. Hướng dẫn về nhà:
 + Tự xem xét sửa lại những đoạn đã mắc lỗi.
 + Đọc các tác phẩm hiện đại Việt Nam đã học ở lớp 9.
 __________________________________________________
Ngày soạn: 25/4/2016
Giảng:
 TIẾT 170: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, TIẾNG VIỆT(tiếp)
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Nhận biết được kết quả bài kiểm tra tiếng việt, chỉ ra những ưu điểm, những lỗi đã mắc phải trong bài viết.
-Thấy được lỗi và có phương hướng khắc phục và sửa chữa các lỗi đã mắc trong khi làm bài, viết lại những đoạn văn.
- Ôn lại kiến thức về thơ tuyện hiện đại Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1- GV: Chấm chữa bài, nhận xét, những ví dụ trong bài làm của học sinh.
 2- HS: Ôn tập 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	* Hoạt động 1: Khởi động.
1.Tổ chức.
Sĩ số: 9A
2. Kiểm tra.
Không kiểm tra đầu giờ.
3. Bài mới.
* Hoạt động 2: Nội dung.
 Hoạt động dạy và học
 Nội dung 
- Gv yêu cầu hs đọc lại đề bài.
GV nêu vắn tắt yêu cầu đề. 
Gv nhận xét ưu điểm, khuyết điểm của bài viết.
- GV rút kinh nghiệm chung.
B.Phần Tiếng việt
I. Đề bài.
 (Tiết 157).
Phần I. Trắc nghiệm. (3 điểm). 5 câu.
Phần II. Tự luận.( 7 điểm).
Câu 1. (3 điểm).
Câu 2. (4 điểm).
II. Phân tích đề, lập dàn ý.
Phần trắc nghiệm:(3 điểm)
 - Câu 1, 2,3 4, mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
- Câu 5 mỗi ý đúng được 0,25 điểm).
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
 D
C
A
B
1 - d 2 - c
3 - a 4 - b 
Phần tự luận: ( 7 điểm ). 
Câu1:(3 điểm)
- HS chỉ ra được hàm ý như sau:
+Sấm: để chỉ những biến động, bất thường của ngoại cảnh
+ Hàng cây đứng tuổi: Con người đã từng trải
+Khi con người đã từng trải trong cuộc đời thì sẽ không còn thấy bất ngờ trước những biến động bất thường của cuộc sống
Câu 2:(4 điểm)Viết đoạn văn ngắn( từ 6 =>8 câu) nói lên tình cảm của nhân dân đối với Bác Hồ kính yêu qua bài thơ: “ Viếng Lăng Bác” có sử dụng phép lặp và phép thế.
- Viết đúng đoạn văn, đủ số lượng câu. 
- Đảm bảo nội dụng: 
- Có sử dụng: phép lặp, phép thế
III. Nhận xét.
 1. Ưu điểm.
- Đa số các em học sinh đều biết cách làm bài.
- Nhiều bài làm tưng đối tốt
- Diễn đạt tương đối lưu loát, không mắc nhiều lỗi ngữ pháp, chính tả.
2. Nhược điểm.
- Một số em viết bài làm còn sơ sài chưa thật cố gắng, nắm kiến thức chưa chắc
- Nhiều bài khi diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng, vận dụng chưa tốt. 
- Bài chưa cố gắng,kết quả chưa cao:
3. Sửa lỗi.
 Giáo viên hướng dẫn các em sửa một số lỗi cơ bản.
- Học sinh soát lại bài viết của mình và tự sửa lỗi.
 * Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
4. Củng cố: - Lấy điiểm.
- Nhận xét giờ trả bài.
- Kiểm tra phần chữa bài của học sinh.
5.Hướng dẫn về nhà:
 Tập viết đoạn văn dùng các kiến thức phần Tiếng Việt
________________________________________________________________Ngày soạn: 18/4/2016
Ngày giảng:
TUẦN 34
 TIẾT 161: BẮC SƠN 
___Trích hồi bốn - Nguyễn Huy Tưởng___
I. MỤCTIÊU
- Bước đầu biết cách tiếp cận một tác phẩm kịch hiện đại.
1. Kiến thức:
- Đặc trưng thể loại kịch.
- Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn xảy ra.
-Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng đọc hiểu một văan bản kịch.
3.Thái độ :
- Biết tự học, có ý thức chuẩn bị bài
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1- GV: Giáo án, Sgk, bảng phụ
2- HS: Chuẩn bị bài
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 9A
2. Kiểm tra.
 - Nghệ thuật đặc sắc và giá trị tư tưởng của đoạn trích Con Cho Bấc.
3. Bài mới. 
 - Kịch là một loại hình văn học đồng thời thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu.
 - Các thể loại trong kịch: Ca kịch, kịch nói, hài kịch, bi kịch, chính kịch... ®Vở kịch Bắc Sơn
* Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản.
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Giáo viên cho Hs đọc phân vai.
Học sinh tóm tắt nội dung của đoạn trích học?
Đây là loại hình văn học học sinh được học ít trong chương trình. Giáo viên cần nói rõ : Phương thức thể hiện của kịch là bằng ngôn nhữ trực tiếp và hành động của nhân vật.
Kịch phản ánh đời sống qua những mâu thuẫn, xung đột thể hiện ra thành hành động kịch.
Có mấy lớp kịch trong hồi 4?
Qua việc đọc và tóm tắt các lớp kịch trong đoạn trích, xung đột cơ bản trong vở kịch là xung đột gì?
Xung đột đó được bộc lộ cụ thể giữa nhân vật nào với nhân vật nào? trong đoạn trích?
Trong hồi bốn có một tình huống nào em thấy căng thẳng bất ngờ? 
Tình huống được bộc lộ qua những hành động nào?
 * Hoạt động 3 : Luyện tập. 
-Tóm tắt đoạn trích? xung đột kịch, hành động kịch trong đoạn trích học.
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Đọc.
- Tóm tắt nội dung của phần trích học.
2. Tìm hiểu chú thích.
a. Tác giả.
 -1912-1960 là nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng.....
b.Tác phẩm.
- Chú thích 1, 2, 3, 4, 6, 8, 9.
- Là vở kịch nói đầu tiên sau CM tháng 8, lấy đề tài từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940-1941) oai hùng và bi tráng.
3. Thể loại và bố cục.
* Kịch: Là 1 trong 3 loại hình cơ bản của ngệ thuật ngôn từ dùng ngôn ngữ trực tiếp của các nhân vật (đối thoại).....
- Gồm 3 lớp.
II. Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản.
1. Xung đột và hành động kịch trong đoạn trích. 
Cách mạng (Thái và Cửu, Thơm) >< phản Cách mạng(Ngọc và đồng bọn).
® Xung đột cơ bản trong vở kịch Bắc Sơn là xung đột giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù.
Được thể hiện thành những xung đột cụ thể giữa các nhân vật và trong nội tâm của một số nhân vật (Ví dụ Thơm, bà cô Phương). Được thể hiện trong sự đối đầu giữa Ngọc cùng đồng bọn với Thái, Cửu.
- Tình huống căng thẳng bất ngờ: Thái, Cửu trong lúc chạy trốn sự truy lùng của Cửu, Ngọc, lúc đó chỉ có Thơm ở nhà. Tình huống đó buộc Thơm phải có sự lựa chọn đứng hẳn về phía Cách mạng.
- Tình huống được bộc lộ qua hành động khi Thái Cửu vào nhà Thơm giấu họ trong nhà, Ngọc về tìm Thái, Cửu. Thơm tìm cách cho chồng đi khái nhà nhưng làm sao cho chồng không nghi ngờ.
* Luyện tập.
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
4. Củng cố :
 - Giáo viên khái quát nội dung bài học .
5. Hướng dẫn về nhà: 
 Học bài, soạn tiếp tiết 2
 _____________________________________________
Ngày soạn: 18/4/2016
Giảng:	
TIẾT 162: BẮC SƠN (Tiếp)
 ___Nguyễn Huy Tưởng___
I. MỤCTIÊU
- Bước đầu biết cách tiếp cận một tác phẩm kịch hiện đại.
1. Kiến thức:
- Đặc trưng thể loại kịch.
- Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn xảy ra.
-Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng đọc hiểu một văan bản kịch.
3.Thái độ :
- Biết tự học, có ý thức chuẩn bị bài
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1- GV: Giáo án, Sgk, bảng phụ
2- HS: Chuẩn bị bài
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 9A
2. Kiểm tra.
 + Tóm tắt đoạn trích hồi 4 của vở kịch Bắc Sơn? Nêu vị trí của đoạn trích?
+ Xung đột kịch, hành động kịch được thể hiện trong đoạn trích học?
3. Bài mới.
Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản.
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Nhân vật Thơm xuất hiện trong lớp kịch nào? 
Tóm tắt hoàn cảnh của Thơm. Tóm tắt hàng động kịch trong lớp II?
Trong lớp kịch này Thơm có những cử chỉ nào?
Thái độ đối với Cách mạng?
Khi chồng về Thơm đã nói với chồng những lời nào?
Vì sao Thơm lại có những lời nói đó?
Nhận xét về nghệ thuật?
Qua hành động này ta hiểu gì về Thơm?
* Nhân vật Thơm đã có sự chuyển biết trong hai lớp kịch: Từ nhận thức đến hành động đứng hẳn về phía cách mạng
Nhân vật Ngọc hiện lên trong lớp kịch nào? (Lớp III)
Hành động xuyên suốt lớp kịch đó của Ngọc là gì?
Là Việt gian, vốn là nho lại, muốn vươn lên có địa vị, quyền, tiền. Khởi nghĩa thất bại Ngọc thù hận cách mạng.
Xuất hiện ở lớp III, tính cách Ngọc bộc lộ qua những lời nói điển hình nào?
-Thôi thì chẳng may..."bắt được 2 thằng ấy..."
Tìm những đặc điểm chung và riêng của 2 chiến sĩ CM này khi họ vào nhà Thơm?
H:Vở kịch đã bộc lộ những tư tưởng,t/cảm của nhà văn đối với CM ntn?
=> Yêu nước, yêu cách mạng, đứng về cách mạng.
- Nêu nghệ thuật và nội dung của đoạn kịch?
 Đọc ghi nhớ?
 * Hoạt động 3: Luyện tập.
GV cho Hs đọc phân vai
Làm BT trong sgk
II. Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản.
2. Nhân vật Thơm.
- Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị đàn ấp, cha và em hi sinh, mẹ bị điên bỏ đi chỉ còn chồng nhưng lại theo giặc. 
- Gật đầu se sẽ, ngăn lại, hốt hoảng, ngoan ngoãn và mau lẹ...
Tôi cứ lo.......;Tôi không báo 2 ông đâu...
=>Có tình cảm đặc biệt với cách mạng, quí trọng người làm cách mạng,khinh ghét kẻ bán nước.
+ Với chồng:
- “Tôi nói với anh thằng Sáng
- Chỉ thương anh thằng sáng mang tật...
- Tôi van anh...
- Sao không mời các bác....”
=> Dịu dàng, thân thiện hơn nhưng là lời nói vờ, nói dối gây tình cảm với chồng để tạo điêù kiện cho Thái và Cửu trốn thoát.
=>Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật bằng cử chỉ, hành động, lời nói.
Chứng tỏ Thơm đứng về phía những người làm cách mạng, che dấu cho cán bộ.
=>Thơm là người trong sáng,thẳng thắn, lương thiện. Căm ghét bọn tay sai bán nước.
3. Nhân vật khác.
a. Ngọc - chồng Thơm.
- Giả nhân giả nghĩa, hám tiền hám danh.
=> Sợ giặc, làm tay sai cho giặc để mưu cầu lợi ích riêng, phản bội nhân dân đất nước 
=>Là loại nhân vật phản diện.
b. Thái và Cửu.
+ Điểm chung:Yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh...
+ Điểm riêng:
- Thái:yêu nước, sáng suốt, bình tĩnh.
- Cửu: nóng vội, nghi ngờ, thiếu lòng tin.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Thể hiện xung đột, xây dựng tình huống, ngôn ngữ đối thoại, tổ chức các lời thoại, với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau, bộc lộ rõ nội tâm và tính cách nhân vật.
2. Nội dung.
 Sức thuyết phục của chính nghĩa cách mạng.
* Ghi nhớ. Sgk Tr167.
* Luyện tập.
- Tiếp tục đọc phân vai
- BT trong SGK
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
4. Củng cố : 
- Khái quát nội dung bài học.
 - Đọc lai ghi nhớ
5. Hướng dẫn về nhà :
+ Học bài theo yêu cầu đã luyện tập 
+ Đưa ra được những lời thoại giữa các nhân vật do nghệ thuật tổ chức đối thoại đặc sắc của tác giả.
+ Chuẩn bị : Tổng kết phần Tập làm văn
__________________________________________________________
Ngày soạn: 18/4/2016
Giảng:
TIẾT 163: TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN 	
I. MỤC TIÊU. 
- Nắm vững kiến thức về các kiểu văn bản (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận) đã được học từ lớp 6 đến lớp 9.
1. Kiến thức:
- Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã được.
- Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức các kiểu văn bản đã học.
- Đọc - hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản ấy.
- Nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản thông dụng.
- Kết hợp hài hòa, hợp lý các kiểu văn bả trong thực tế làm bài.
3. Thái độ :
- Biết tự học, có ý thức chuẩn bị bài
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1- GV: Giáo án, Sgk, bảng phụ
2- HS: Chuẩn bị bài
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 9A
2. Kiểm tra
 - Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Trung học cơ sở ? ứng với các phương thức biểu đạt như thế nào ? Nêu một số ví dụ để minh hoạ? 
3. Bài mới. 
Giới thiệu sự cần thiết phải hiểu rõ các kiểu văn bản và sự kết hợp các phương thức biểu đạt.
 * Hoạt động 2 : Nội dung tổng kết.
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Học sinh đọc bảng tổng kết trang 169.
Sự khác nhau của các kiểu văn bản trên?
Hãy nêu rõ phương thức biểu đạt của mỗi kiểu văn bản trên?
Mục đích ?
Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhay được không? vì sao?
Các phương thức biểu đạt có thể phối hợp thực hiện trong một văn bản được không?Vì sao?
Ví dụ minh hoạ?
(Ví dụ: Truyện ngắn Bến Quê - Nguyễn Minh Châu® việc kết hợp miêu tả, biểu cảm qua các câu văn)
Kiểu văn bản và thể loại tác phẩm văn học có gì giống và khác nhau?
Kiểu Văn bản tự sự và thể loại văn bản tự sự khác nhau như thế nào ?
(Gợi ý: Văn bản tự sự được thể hiện trong văn học, trong loại hình nào khác nữa?)
(Thể loại văn học tự sự chỉ thể hiện trong tac phẩm văn học nào?)
Kiểu văn học biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ntn?
Nêu đặc điểm của thể loại văn học trữ tình? Cho ví dụ minh hoạ?
(Gợi ý văn học biểu cảm (tuý bút) có là văn bản trữ tình không?)
I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở.
Câu 1. 
Sự khác nhau của các kiểu văn bản.
- Khác nhau về phương thức biểu đạt bao gồm: Mục đích, các yếu tố, các phương pháp, cách thức, ngôn từ.
Ví dụ:
+ Kiểu văn bản tự sự trình bày diễn biến sự việc (sự kiện) biểu lộ ý nghĩa.
+ Kiểu văn bản miêu tả là tái hiện lại sự vật, sự việc, hiện tượng làm rõ tính chất, thuộc tính.
+ Văn bản biểu cảm thể hiện tâm trạng, bộc lộ cảm xúc.
+ Văn bản thuyết minh giúp người ta hiểu rõ về đôi tượng nào đó.
+ Văn bản nghị luận bàn bạc về một vấn đề nào đó.
+ Văn bản điều hành có tính chất hành chính sự nghiệp. 
- Mục đích: tự sự làm sống lại câu chuyện, miêu tả làm hiệnnlên cảnh vật, con người..., biểu cảm làm nổi rõ tâm trạng...
- Các yếu tố:  
+ Tự sự : Nhân vật, tình TIẾT, chủ đề...
+ Miêu tả: tính chất, thuộc tính...
+ Biểu cảm: Cảm súc, nội tâm...
+ Thuyết minh: thuộc tính, cấu tạo...
Câu 2. 
Các kiểu văn bản không thể thay thế cho nhau được vì mỗi kiểu văn bản sử dụng một phương thức biểu đạt chính với mục đích khác nhau ( Tuynhiên chúng lạin kết hợp với nhau).
Câu 3. 
- Các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau trong một văn bản vì không có một văn bản nào sử dụng đơn độc một phương thức biểu đạt; có kết hợp mới tăng được hiệu quả diễn đạt.
Ví dụ: Truyện ngắn “Bến Quê” (Nguyễn Minh Châu)
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự, kiểu văn bản tự sự nhưng tác giả đã kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác như: Miêu tả, biểu cảm để làm rõ tình cảm, cảm xúc của nhân vật Nhĩ 

File đính kèm:

  • docTuan_35.doc