Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 34 - Năm học 2015-2016

2. Nhân vật Thơm.

- Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị đàn ấp, cha và em hi sinh, mẹ bị điên bỏ đi chỉ còn chồng nhưng lại theo giặc.

- Gật đầu se sẽ, ngăn lại, hốt hoảng, ngoan ngoãn và mau lẹ.

Tôi cứ lo.;Tôi không báo 2 ông đâu.

=>Có tình cảm đặc biệt với cách mạng, quí trọng người làm cách mạng,khinh ghét kẻ bán nước.

+ Với chồng:

- “Tôi nói với anh thằng Sáng

- Chỉ thương anh thằng sáng mang tật.

- Tôi van anh.

- Sao không mời các bác.”

=> Dịu dàng, thân thiện hơn nhưng là lời nói vờ, nói dối gây tình cảm với chồng để tạo điêù kiện cho Thái và Cửu trốn thoát.

=>Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật bằng cử chỉ, hành động, lời nói.

Chứng tỏ Thơm đứng về phía những người làm cách mạng, che dấu cho cán bộ.

=>Thơm là người trong sáng,thẳng thắn, lương thiện. Căm ghét bọn tay sai bán nước.

3. Nhân vật khác.

a. Ngọc - chồng Thơm.

- Giả nhân giả nghĩa, hám tiền hám danh.

=> Sợ giặc, làm tay sai cho giặc để mưu cầu lợi ích riêng, phản bội nhân dân đất nước

=>Là loại nhân vật phản diện.

 

doc13 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 34 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1- GV: Giáo án, Sgk, bảng phụ
2- HS: Chuẩn bị bài
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 9A
2. Kiểm tra.
 - Nghệ thuật đặc sắc và giá trị tư tưởng của đoạn trích Con Cho Bấc.
3. Bài mới. 
 - Kịch là một loại hình văn học đồng thời thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu.
 - Các thể loại trong kịch: Ca kịch, kịch nói, hài kịch, bi kịch, chính kịch... ®Vở kịch Bắc Sơn
* Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản.
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Giáo viên cho Hs đọc phân vai.
Học sinh tóm tắt nội dung của đoạn trích học?
Đây là loại hình văn học học sinh được học ít trong chương trình. Giáo viên cần nói rõ : Phương thức thể hiện của kịch là bằng ngôn nhữ trực tiếp và hành động của nhân vật.
Kịch phản ánh đời sống qua những mâu thuẫn, xung đột thể hiện ra thành hành động kịch.
Có mấy lớp kịch trong hồi 4?
Qua việc đọc và tóm tắt các lớp kịch trong đoạn trích, xung đột cơ bản trong vở kịch là xung đột gì?
Xung đột đó được bộc lộ cụ thể giữa nhân vật nào với nhân vật nào? trong đoạn trích?
Trong hồi bốn có một tình huống nào em thấy căng thẳng bất ngờ? 
Tình huống được bộc lộ qua những hành động nào?
 * Hoạt động 3 : Luyện tập. 
-Tóm tắt đoạn trích? xung đột kịch, hành động kịch trong đoạn trích học.
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Đọc.
- Tóm tắt nội dung của phần trích học.
2. Tìm hiểu chú thích.
a. Tác giả.
 -1912-1960 là nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng.....
b.Tác phẩm.
- Chú thích 1, 2, 3, 4, 6, 8, 9.
- Là vở kịch nói đầu tiên sau CM tháng 8, lấy đề tài từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940-1941) oai hùng và bi tráng.
3. Thể loại và bố cục.
* Kịch: Là 1 trong 3 loại hình cơ bản của ngệ thuật ngôn từ dùng ngôn ngữ trực tiếp của các nhân vật (đối thoại).....
- Gồm 3 lớp.
II. Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản.
1. Xung đột và hành động kịch trong đoạn trích. 
Cách mạng (Thái và Cửu, Thơm) >< phản Cách mạng(Ngọc và đồng bọn).
® Xung đột cơ bản trong vở kịch Bắc Sơn là xung đột giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù.
Được thể hiện thành những xung đột cụ thể giữa các nhân vật và trong nội tâm của một số nhân vật (Ví dụ Thơm, bà cô Phương). Được thể hiện trong sự đối đầu giữa Ngọc cùng đồng bọn với Thái, Cửu.
- Tình huống căng thẳng bất ngờ: Thái, Cửu trong lúc chạy trốn sự truy lùng của Cửu, Ngọc, lúc đó chỉ có Thơm ở nhà. Tình huống đó buộc Thơm phải có sự lựa chọn đứng hẳn về phía Cách mạng.
- Tình huống được bộc lộ qua hành động khi Thái Cửu vào nhà Thơm giấu họ trong nhà, Ngọc về tìm Thái, Cửu. Thơm tìm cách cho chồng đi khái nhà nhưng làm sao cho chồng không nghi ngờ.
* Luyện tập.
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
4. Củng cố :
 - Giáo viên khái quát nội dung bài học .
5. Hướng dẫn về nhà: 
 Học bài, soạn tiếp tiết 2
 _____________________________________________
Ngày soạn: 18/4/2016
Giảng:	
TIẾT 162: BẮC SƠN (Tiếp)
 ___Nguyễn Huy Tưởng___
I. MỤCTIÊU
- Bước đầu biết cách tiếp cận một tác phẩm kịch hiện đại.
1. Kiến thức:
- Đặc trưng thể loại kịch.
- Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn xảy ra.
-Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng đọc hiểu một văan bản kịch.
3.Thái độ :
- Biết tự học, có ý thức chuẩn bị bài
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1- GV: Giáo án, Sgk, bảng phụ
2- HS: Chuẩn bị bài
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 9A
2. Kiểm tra.
 + Tóm tắt đoạn trích hồi 4 của vở kịch Bắc Sơn? Nêu vị trí của đoạn trích?
+ Xung đột kịch, hành động kịch được thể hiện trong đoạn trích học?
3. Bài mới.
Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản.
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Nhân vật Thơm xuất hiện trong lớp kịch nào? 
Tóm tắt hoàn cảnh của Thơm. Tóm tắt hàng động kịch trong lớp II?
Trong lớp kịch này Thơm có những cử chỉ nào?
Thái độ đối với Cách mạng?
Khi chồng về Thơm đã nói với chồng những lời nào?
Vì sao Thơm lại có những lời nói đó?
Nhận xét về nghệ thuật?
Qua hành động này ta hiểu gì về Thơm?
* Nhân vật Thơm đã có sự chuyển biết trong hai lớp kịch: Từ nhận thức đến hành động đứng hẳn về phía cách mạng
Nhân vật Ngọc hiện lên trong lớp kịch nào? (Lớp III)
Hành động xuyên suốt lớp kịch đó của Ngọc là gì?
Là Việt gian, vốn là nho lại, muốn vươn lên có địa vị, quyền, tiền. Khởi nghĩa thất bại Ngọc thù hận cách mạng.
Xuất hiện ở lớp III, tính cách Ngọc bộc lộ qua những lời nói điển hình nào?
-Thôi thì chẳng may..."bắt được 2 thằng ấy..."
Tìm những đặc điểm chung và riêng của 2 chiến sĩ CM này khi họ vào nhà Thơm?
H:Vở kịch đã bộc lộ những tư tưởng,t/cảm của nhà văn đối với CM ntn?
=> Yêu nước, yêu cách mạng, đứng về cách mạng.
- Nêu nghệ thuật và nội dung của đoạn kịch?
 Đọc ghi nhớ?
 * Hoạt động 3: Luyện tập.
GV cho Hs đọc phân vai
Làm BT trong sgk
II. Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản.
2. Nhân vật Thơm.
- Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị đàn ấp, cha và em hi sinh, mẹ bị điên bỏ đi chỉ còn chồng nhưng lại theo giặc. 
- Gật đầu se sẽ, ngăn lại, hốt hoảng, ngoan ngoãn và mau lẹ...
Tôi cứ lo.......;Tôi không báo 2 ông đâu...
=>Có tình cảm đặc biệt với cách mạng, quí trọng người làm cách mạng,khinh ghét kẻ bán nước.
+ Với chồng:
- “Tôi nói với anh thằng Sáng
- Chỉ thương anh thằng sáng mang tật...
- Tôi van anh...
- Sao không mời các bác....”
=> Dịu dàng, thân thiện hơn nhưng là lời nói vờ, nói dối gây tình cảm với chồng để tạo điêù kiện cho Thái và Cửu trốn thoát.
=>Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật bằng cử chỉ, hành động, lời nói.
Chứng tỏ Thơm đứng về phía những người làm cách mạng, che dấu cho cán bộ.
=>Thơm là người trong sáng,thẳng thắn, lương thiện. Căm ghét bọn tay sai bán nước.
3. Nhân vật khác.
a. Ngọc - chồng Thơm.
- Giả nhân giả nghĩa, hám tiền hám danh.
=> Sợ giặc, làm tay sai cho giặc để mưu cầu lợi ích riêng, phản bội nhân dân đất nước 
=>Là loại nhân vật phản diện.
b. Thái và Cửu.
+ Điểm chung:Yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh...
+ Điểm riêng:
- Thái:yêu nước, sáng suốt, bình tĩnh.
- Cửu: nóng vội, nghi ngờ, thiếu lòng tin.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Thể hiện xung đột, xây dựng tình huống, ngôn ngữ đối thoại, tổ chức các lời thoại, với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau, bộc lộ rõ nội tâm và tính cách nhân vật.
2. Nội dung.
 Sức thuyết phục của chính nghĩa cách mạng.
* Ghi nhớ. Sgk Tr167.
* Luyện tập.
- Tiếp tục đọc phân vai
- BT trong SGK
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
4. Củng cố : 
- Khái quát nội dung bài học.
 - Đọc lai ghi nhớ
5. Hướng dẫn về nhà :
+ Học bài theo yêu cầu đã luyện tập 
+ Đưa ra được những lời thoại giữa các nhân vật do nghệ thuật tổ chức đối thoại đặc sắc của tác giả.
+ Chuẩn bị : Tổng kết phần Tập làm văn
__________________________________________________________
Ngày soạn: 18/4/2016
Giảng:
TIẾT 163: TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN 	
I. MỤC TIÊU. 
- Nắm vững kiến thức về các kiểu văn bản (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận) đã được học từ lớp 6 đến lớp 9.
1. Kiến thức:
- Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã được.
- Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức các kiểu văn bản đã học.
- Đọc - hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản ấy.
- Nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản thông dụng.
- Kết hợp hài hòa, hợp lý các kiểu văn bả trong thực tế làm bài.
3. Thái độ :
- Biết tự học, có ý thức chuẩn bị bài
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1- GV: Giáo án, Sgk, bảng phụ
2- HS: Chuẩn bị bài
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 9A
2. Kiểm tra
 - Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Trung học cơ sở ? ứng với các phương thức biểu đạt như thế nào ? Nêu một số ví dụ để minh hoạ? 
3. Bài mới. 
Giới thiệu sự cần thiết phải hiểu rõ các kiểu văn bản và sự kết hợp các phương thức biểu đạt.
 * Hoạt động 2 : Nội dung tổng kết.
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Học sinh đọc bảng tổng kết trang 169.
Sự khác nhau của các kiểu văn bản trên?
Hãy nêu rõ phương thức biểu đạt của mỗi kiểu văn bản trên?
Mục đích ?
Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhay được không? vì sao?
Các phương thức biểu đạt có thể phối hợp thực hiện trong một văn bản được không?Vì sao?
Ví dụ minh hoạ?
(Ví dụ: Truyện ngắn Bến Quê - Nguyễn Minh Châu® việc kết hợp miêu tả, biểu cảm qua các câu văn)
Kiểu văn bản và thể loại tác phẩm văn học có gì giống và khác nhau?
Kiểu Văn bản tự sự và thể loại văn bản tự sự khác nhau như thế nào ?
(Gợi ý: Văn bản tự sự được thể hiện trong văn học, trong loại hình nào khác nữa?)
(Thể loại văn học tự sự chỉ thể hiện trong tac phẩm văn học nào?)
Kiểu văn học biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ntn?
Nêu đặc điểm của thể loại văn học trữ tình? Cho ví dụ minh hoạ?
(Gợi ý văn học biểu cảm (tuý bút) có là văn bản trữ tình không?)
I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở.
Câu 1. 
Sự khác nhau của các kiểu văn bản.
- Khác nhau về phương thức biểu đạt bao gồm: Mục đích, các yếu tố, các phương pháp, cách thức, ngôn từ.
Ví dụ:
+ Kiểu văn bản tự sự trình bày diễn biến sự việc (sự kiện) biểu lộ ý nghĩa.
+ Kiểu văn bản miêu tả là tái hiện lại sự vật, sự việc, hiện tượng làm rõ tính chất, thuộc tính.
+ Văn bản biểu cảm thể hiện tâm trạng, bộc lộ cảm xúc.
+ Văn bản thuyết minh giúp người ta hiểu rõ về đôi tượng nào đó.
+ Văn bản nghị luận bàn bạc về một vấn đề nào đó.
+ Văn bản điều hành có tính chất hành chính sự nghiệp. 
- Mục đích: tự sự làm sống lại câu chuyện, miêu tả làm hiệnnlên cảnh vật, con người..., biểu cảm làm nổi rõ tâm trạng...
- Các yếu tố:  
+ Tự sự : Nhân vật, tình TIẾT, chủ đề...
+ Miêu tả: tính chất, thuộc tính...
+ Biểu cảm: Cảm súc, nội tâm...
+ Thuyết minh: thuộc tính, cấu tạo...
Câu 2. 
Các kiểu văn bản không thể thay thế cho nhau được vì mỗi kiểu văn bản sử dụng một phương thức biểu đạt chính với mục đích khác nhau ( Tuynhiên chúng lạin kết hợp với nhau).
Câu 3. 
- Các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau trong một văn bản vì không có một văn bản nào sử dụng đơn độc một phương thức biểu đạt; có kết hợp mới tăng được hiệu quả diễn đạt.
Ví dụ: Truyện ngắn “Bến Quê” (Nguyễn Minh Châu)
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự, kiểu văn bản tự sự nhưng tác giả đã kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác như: Miêu tả, biểu cảm để làm rõ tình cảm, cảm xúc của nhân vật Nhĩ trong truyện.
Câu 4.
+ Giống nhau: Trong kiểu văn bản đã thể hiện được thể loại.
+ Khác nhau: Thể loại văn học là xét đến những dạng thể cụ thể của một tác phẩm văn học, với phạm vi hẹp hơn.
a. Các thể loại văn học: Kịch, ký, tuý bút, truyện, thơ. 
b. Các thể loại văn học có phương thức biểu đạt khác nhau: Tự sự biểu đạt bằng câu chuyện, trữ tìnhbiểu đạt bằngcảm xúc, kịch biểu hiện bằng xung đột và hành động. 
Câu 5. 
Sự khác nhau giữa văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự.
-Văn bản tự sự: Được thể hiện trong văn học là truyện; Được thể hiện trong bản tin (Tường thuật)...
-Thể loại văn học tự sự chỉ có thể là truyện (Truyện ngắn, truyện dài)
Câu 6. 
Phân biệt kiểu văn biểu cảm và thể loại văn học trữ tình.
+ Giống nhau: Đều được thể hiện rõ yếu tố biểu cảm.
+ Khác nhau:
Kiểu văn bản biểu cảm nói rõ về phương thức biểu đạt, mục đích.
Thể loại văn học trữ tình: Nói rõ về loại thê văn học như thơ trữ tình, văn học trữ tình (tuý bút)
Ví dụ: Tuý bút: Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng), các bài thơ hiện đại.
Câu 7.
Tác phẩm nghị luận có cần yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự cần ở mức độ vừa đủ để làm rõ yêu cầu nghị luận nhưng phương thức chính vẫn là nghị luận.
* Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà. 
4. Củng cố:
- Khái quát về các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
- Ngoài bảng tổng hợp, chúng ta còn cần lưu ý một số vấn đề sau:
	(Gv dùng bảng phụ chỉ dẫn cho hs).
+ Bảng1: So sánh “Thuyết minh” – “Giải thích” – “Miêu tả”.
Thuyết minh
Giải thích
Miêu tả
Phương thức chủ yếu.
 Cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng.
 Xây dựng một hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận.
 Tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan.
Cách viết
 Trung thành với đặc điểm của đối tượng một cách khách quan, khoa học.
Dùng vốn sống trực tiếp (do tuổi đời và hoàn cảnh sống quyết định và vốn sống quyết định) và vốn sống gián tiếp (học tập qua sách vở và thu lượm qua các phương tiện thông tin đại chúng) để giải thích một vấn đề nào đó theo một quan điểm, lập trường nhất định.
Xây dựng hình tượng về một đối tượng nào đó thông qua quan sát, liên tưởng, so sánh và cảm xúc chủ quan của người viết.
+ Bảng 2: Khả năng kết hợp giữa các phương thức:
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Nghị luận
Thuyết minh
- Có sử dụng bốn phương thức còn lại
- Ngoài ra, tự sự còn có thể kết hợp với miêu tả nội tâm, đối thoại và độc thoại nội tâm (có vai trò quan trọng của người kể và ngôi kể)
- Có sử dụng các phương thức tự sự, biểu cảm, thuyết minh
- Có sử dụng các phương thức tự sự, miêu tả, nghị luận
- Có sử dụng các phương thức miêu tả, biểu cảm, thuyết minh
- Có sử dụng các phương thức miêu tả, nghị luận
5. Hướng dẫn về nhà:
 + Chuẩn bị cho tiết 2
 + Tìm hiểu tiếp phần II, III cho tiết 2.
 ____________________________________________________
Ngày soạn: 18/4/2016
Giảng:
TIẾT 164: TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN (Tiếp)	
I. MỤC TIÊU. 
-Tiếp tục giúp Hs nắm vững kiến thức về các kiểu văn bản đã được học từ lớp 6 đến lớp 9.
1. Kiến thức:
- Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã được.
- Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức các kiểu văn bản đã học.
- Đọc - hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản ấy.
- Nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản thông dụng.
- Kết hợp hài hòa, hợp lý các kiểu văn bả trong thực tế làm bài.
3.Thái độ :
- Biết tự học, có ý thức chuẩn bị bài
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1- GV: Giáo án, Sgk, bảng phụ
2- HS: Chuẩn bị bài
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 9A
2. Kiểm tra
- Lấy ví dụ một văn bản tự sự, nghị luận có sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt?
3. Bài mới. 
 * Hoạt động 2 : Nội dung tổng kết.
Phần văn và Tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Hãy nêu ví dụ cho thấy mối quan hệ đó trong chương trình đã học?
(Ví dụ: Văn bản: ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh)
Phần Tiếng Việt có quan hệ như thế nào với phần và Tập làm văn?
Việc bổ sung và quan hệ chặt chẽ như thế nào?
? Cho ví dụ cụ thể?
(Ví dụ: Truyện ngắn; ví dụ một văn bản nghị luân, một văn bản thuyết minh...).
-Yêu cầu viết đoạn văn đúng với yêu cầu có sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận.
- HS tập kể chuyện, hiện tượng trong đời sống
II. Phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở.
Câu 1. 
Phần văn và Tập làm văn có mối quan hệ rất chặt chẽ luôn bổ sung cho nhau giúp việc học văn đạt hiệu quả. Văn bản là ngữ liệu để minh hoạ cho các kiểu văn bản, làm rõ phương pháp kết cấu, cách thức diễn đạt.
® Giúp cho học sinh học tập được cách viết Tập làm văn.
-Ví dụ: Văn bản : “ý nghĩa văn chương” của tác giả Hoài Thanh giúp cho việc viết Tập làm văn nghị luận rất có hiệu quả. 
Câu 2.
Phần Tiếng Việt với phần Văn và Tập làm văn có quan hệ rất chặt chẽ bổ sung kiến thức và kĩ năng giữa các phần.
-Ví dụ: Các kiến thức về câu, về từ loại, về thành phần câu, các kiến thức về từ, khả năng của từ Tiếng việt ... giúp cho biểu đạt và biểu cảm văn bản, giúp cho việc sử dụng khi viếtTập làm văn.
-Ví dụ cô thể: Truyện ngắn:”Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê)
Câu 3.
Các phương thức biểu đạt trong các kiểu văn bản khác nhau đồng thời có trể phối hợp các kiểu đó cho bài văn thêm sinh động.
IV. Hướng dẫn luyện tập bổ trợ.
1. Viết đoạn văn tự sự có sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận.
2. Kể lại một chương trình trên ti vi mà em đã xem và chương trình đó đã gây ấn tượng sâu sắc cho em.
* Hoạt động 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà
4. Củng cố : 
	- Việc tích hợp ở các phần văn, Tiếng Việt, Tập làm văn trong môn ngữ văn như thế nào? cho ví dụ minh hoạ.
 - Các kiểu văn bản trọng tâm.
5. Hướng dẫn về nhà:
+ Học bài theo yêu cầu tổng kết ở 2 tiết
+ Đọc các bài văn tham khảo về thuyết minh, tự sự, nghị luận.
	+ Ôn tập, chuẩn bị kiểm tra học kì II.
 ________________________________________________
Ngày soạn: 18/4/2016
Giảng:
 TIẾT 165: TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN (Tiếp)
I. MỤC TIÊU. 
-Tiếp tục giúp Hs nắm vững kiến thức về các kiểu văn bản đã được học từ lớp 6 đến lớp 9.
1. Kiến thức:
- Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã được.
- Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức các kiểu văn bản đã học.
- Đọc - hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản ấy.
- Nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản thông dụng.
- Kết hợp hài hòa, hợp lý các kiểu văn bả trong thực tế làm bài.
3. Thái độ :
- Biết tự học, có ý thức chuẩn bị bài
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1- GV: Giáo án, Sgk, bảng phụ
2- HS: Chuẩn bị bài
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức
	Sĩ số: 9A
2. Kiểm tra
Không kiểm tra đầu giờ
3. Bài mới:
-Yêu cầu của mục III: Phát vấn, đàm thoại để làm rõ các mục 1,2,3.
- Đích biểu đạt của 3 kiểu văn bản đó là gì?
- Các phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh?
Văn bản tự sự thường kết hợp các yếu tố nghị luận, miêu tả, biểu cảm? Vì sao?
Ngôn ngữ, lời văn trong mỗi kiểu văn bản trên như thế nào?
Yêu cầu đối với luận điểm; luận cứ, lập luận trong văn nghị luận?
+ Mạnh lạc, rõ ràng
+ Chặt chẽ
+ Sát thực.
- HS kể tóm tắt được một tác phẩm văn học truyện trong chương trình Ngữ văn lớp 9
- HS viết đoạn kết mới cho chuyện“Người con gái Nam Xương”- có sự sáng tạo
III. Các kiểu văn bản trọng tâm.
1.Văn bản thuyết minh.
- Đích biểu đạt là giúp người đọc có tri thức khách quan về sự vật. 
-Yêu cầu chuẩn bị để làm được văn bản thuyết minh cần hiểu rõ đối tượng thuyết minh chính xác.
- Các phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh: So sánh, nêu số liệu, nêu khái niệm, phân tích, tổng hợp...
- Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh.
2.Văn bản tự sự.
- Đích biểu đạt là biểu hiện con người, quy luật đời sống.
- Các yếu tố tạo thành văn bản tự sự là lời kể, cốt truyện và nhân vật.
-Thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm vì có khi nó phải tả cảnh vật, có khi phải thể hiện cảm xúc nhân vật.
®Tác dụng: Sinh động, chặt chẽ, có sức truyền cảm.
- Ngôn ngữ trong văn bản tự sự sinh động, dẫn dắt câu chuyện gây được sự hấp dẫn.
3.Văn bản nghị luận.
- Đích biểu đạt là thuyết phục mọi người cề cái chân,cái thiện.
- Các yếu tố tạo thành văn bản nghị luận là luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng (lập luận).
-Yêu cầu đối với luận điểmcần có hệ thống, rõ ràng và có tính khái quát; luận cứ (lý lẽ và thực tế) cần tiêu biểu, cô thể, toàn diện làm sáng tỏ luận điểm; Lập luận cần đa dạng(quy nạp diễn dịch, liên tưởng, song hành, mãc xích).
- Dàn bài chung cho 4 dạng nghị luận đều gồm 3 phần: Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề.
a. Mở bài(Đặt vấn đề).
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
b.Thân bài (Giải quyết vấn đề). 
- Lần lượt trình bày từng nội dung, khía cạnh của vấn đề.
 (Lý lẽ, dẫn chứng cần thuyết phục).
c. Kết bài(Kết thúc vấn đề).
 Kết thúc vấn đề.
IV. Hướng dẫn luyện tập bổ trợ.
3. Kể lại ngắn gọn một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 mà em yêu thích.
4. Chuyển đoạn kết của chuyện “Người con gái Nam Xương” thành một đoạn đối thoại:
* Gợi ý:
Để thực hiện lời hứa với Vũ Nương, ngay sau khi được trở về trần gian, Phan Lang đã tìm đến nhà Trường Sinh. Khi gặp nhau, Trường Sinh ngỡ ngàng kêu lên:
-Trời ơi ! Thế mà người ta đồn rằng chàng đã bị chết đuối rồi...
Phan Lang mỉm cười:
-Đúng là tôi đã bị chết đuối, nhưng lại được Linh Phi cứu sống và cho về cõi trần!
Mắt Trương Sinh chợt sáng lên:
-Nghĩa là anh đã xuống tận Thuỷ cung rồi phải không ?
Phan Lang gật đầu:
-Và đã gặp nàng Vũ Nương ở dưới đó...
Nghe Phan Lang nói thế, Trương Sinh sững sờ, chân tay bủn rủn, buột miệng kêu khẽ:
-Vũ Nương nàng ơi, ta có tội với nà

File đính kèm:

  • docTuan_34.doc
Giáo án liên quan