Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 32

Tâm hồn của con chó Bấc :

“rung lên những âm thanh không thốt nên lời”

- Bấc cũng giống như một con người : Trước kia, nó chưa hề cảm thấy một tình yêu thương như vậy “Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy, nó lại tưởng chừng như quả tim mình chảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngất, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, Bấc không muốn rời Thoóc-tơn một bước”.

- Biết lo sợ : biến khỏi cuộc đời của nó ; nằm mơ : trong giấc mơ nó cũng bị nỗi lo sợ ám ảnh

=> Việc miêu tả thể hiện sự tưởng tượng phong phú của nhà văn vừa thể hiện lòng yêu thương loài vật của ông.

 

doc12 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2905 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h ảnhï.
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
* Ổn định tổ chức : (1’)
	Kiểm diện học sinh lớp 9A2 : 39 /39	
	Kiểm diện học sinh lớp 9A3 : 39 /39	
* Kiểm tra bài cũ : (5’) 
1. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Phi- lip.
2. Nêu giá trị nội dung của đoạn trích "Bố của Xi-mông"
* Đáp án :
Câu 1. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Phi- lip : (có dẫn chứng)
- Khi đưa Xi-mông về nhàø : nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng-sốt.
- Khi gặp chị Blăng-sôt : hiểu ra chị là người tốt.
- Khi đối đáp với Xi-mông : nói nửa đùa nửa thật nhận làm bố Xi-mông
* Bài mới :
1. Giới thiệu : (1’) Con chó bấc (Trích “Tiếng gọi nơi hoang dã) – G. Lân-đơn.
2. Hướng dẫn tìm hiểu :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
10'
20'
3'
* Hoạt động 1: Giới thiệu
Bước 1. Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
- Gọi HS đọc chú thích SGK.
- Gv nhấn mạnh một số ý về tác giả, tác phẩm:
Giắc Lân-đơn (1876-1916) 
- Là nhàvăn Mỹ , sinh ở Xan Phran-xi-cô.
- Bắt đầu sự nghiệp văn học bằng những truyện ngắn đăng trên báo của sinh viên 
- Thời kỳ nở rộ trong sáng tác của ông là vào đầu thế kỷ XX.
2. Tác phẩm : “Tiếng gọi nơi hoang dã “(1903) là cuốn tiểu thuyết được viết sau khi ông đi theo những người đi tìm vàng đến miền Clân-đai-cơ ở Ca-na-đa trở về .
- Nội dung chủ yếu của đoạn trích ?
- Đọc văn bản :
- GV đọc một đoạn văn bản từ đầu đến "mới khơi dậy lên được".
- Văn bản được chia thành mấy đoạn ?
- Treo bảng phụ chia đoạn.
- Nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của phía nào ?û 
* Hoạt động 2 .Đọc-hiểu văn bản
1. Tình cảm của Giôn Thoóc-tơn đối với con chó Bấc
- Cách cư xử của Giôn Thoóc-tơn đối với con chó Bấc có gì đặc biệt ? Và biểu hiện ở những chi tiết nào ?
- Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thooc-tơn đối với Bấc ?
2. Những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc :
- Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ thể hiện qua những khía cạnh khác nhau nào ?
- GV treo bảng phụ có ghi dẫn chứng cụ thể.
- Nhận xét về năng lực quan sát của tác giả khi viết đoạn văn này.
3. Tâm hồn của con chó Bấc (Thảo luận nhóm)
Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc .
- Miêu tả các con chó khác nhằm mục đích gì ? 
* Hoạt động 3. Tổng kết
- Nghệ thuật nổi bật của văn bản này là gì ?
- So sánh cách xây dựng nhân vật loài vật của đoạn trích này với các văn bản khác . Ví dụ Dế Mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài.
- Giá trị nội dung của đoạn trích ?
* Hoạt động 1: Giới thiệu
- HS đọc chú thích SGK.
- Đoạn trích chủ yếu kể về con chó bấc và nhân vật Giôn Thoóc-tơn.
- HS đọc đoạn tiếp theo " từ con người này" đến "biết nói đấy"
Tìm hiểu bố cục : 3 phần:
1. Từ đầu đến “mới khơi dậy lên được”: Mở đầu, giới thiệu mối quan hệ dặc biệt giữa Bấc và Giôn Thoóc-tơn.
2. Tiếp theo đến “đằng ấy hầu như biết nói đấy” : Tình cảm của Giôn Thoóc-tơn đối với Bấc.
3. Phần còn lại : Tình cảm của Bấc đối với chủ.
- TL: Muốn nói về tình cảm của con chó Bấc đối với chủ Thooc-tơn. 
* Hoạt động 2 .Đọc-hiểu văn bản
1. Tình cảm của Giôn Thoóc-tơn đối với con chó Bấc :
- Con người ấy đã cứu sống nó .
- Nhưng hơn thế nữa, anh là một ông chủ lý tưởng. Biểu hiện :
+ Thoóc-tơn không giống như những người chủ khác “chăm nom chó của họ xuất phát từ ý thức về nghĩa vụ và về lợi ích kinh doanh”, anh chăm sóc chó của mình, và đặc biệt là đối với Bấc, như thể chúng là con cái của anh vậy”, với tình cảm yêu thương, trìu mến thực sự .
+ Cách chăm sóc, đối xử của anh : cho thấy rằng từ trong ý nghĩ, trong tình cảm, anh không xem Bấc không chỉ là một con chó mà là một con người hẳn hoi , là đồng loại, là bạn bè, là người thân của anh. Biểu hiện trong hành vi cụ thể : chào hỏi thân mật, nói lời vui vẻ, trò chuyện ‘tầm phào”với chó ; túm chặt lấy đầu Bấc, dựa vào đầu mình, rồi đẩy tới đẩy lui; tiếng rủa của anh là tiếng rủa yêu ; đối với con chó Bấc là tiếng rủ rỉ bên tai, là những lời nói nựng âu yếm”; khi con chó Bấc bày tỏ niềm hạnh phúc thì Thoóc-tơn kêu lên trân trọng :”Trời đất ! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”
=> Có lòng nhân từ, yêu thương nó.
2. Những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc :
- Đoạn văn mở đầu : tình yêu thương sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến nồng nhiệt.
- Đoạn dưới : miêu tả cụ thể những biểu hiện tình cảm của Bấc :
+ Thương yêu sôi nổi nồng cháy : Bấc thường hay há miệng ra cắn lấy tay Thoóc-tơn rồi ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu , “cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve”.
+ Thương yêu đến tôn thờ :
Tình yêu thương của con chó Bấc phần lớn được diễn đạt bằng sự tôn thờ : “Bấc chỉ tôn thờ ở xa xa một quãng. Nằm phục ở chân … hàng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên nét mặt … có lúc nó nằm ra xa hơn…
=> Chứng tỏ tài quan sát và những nhận xét tinh tế của tác giảvề loài vật.
3. Tâm hồn của con chó Bấc : 
“rung lên những âm thanh không thốt nên lời”
- Bấc cũng giống như một con người : Trước kia, nó chưa hề cảm thấy một tình yêu thương như vậy “Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy, nó lại tưởng chừng như quả tim mình chảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngất, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, Bấc không muốn rời Thoóc-tơn một bước”.
- Biết lo sợ : biến khỏi cuộc đời của nó ; nằm mơ : trong giấc mơ nó cũng bị nỗi lo sợ ám ảnh
=> Việc miêu tả thể hiện sự tưởng tượng phong phú của nhà văn vừa thể hiện lòng yêu thương loài vật của ông.
TL: Sinh động ; làm nổi bật tâm hồn con chó Bấc.
* Hoạt động 3. Tổng kết
TL: Đi sâu miêu tả tâm hồn của con chó bằng trí tưởng tượng phong phú. 
TL: - Tình cảm con chó Bấc đối chủ.
- Miêu tả "tâm hồn" của con chó Bấc.
- Bộc lộ tình cảm yêu thương loài vật.
I. Giới thiệu :
1. Tác giả: G. Lân-đơn (1876-1916) 
- Là nhàvăn Mỹ , sinh ở Xan Phran-xi-cô.
2. Tác phẩm : Con chó bấc 
- Thuộc chương 6 tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã “(1903) .
- Đoạn trích chủ yếu kể về con chó bấc và nhân vật Giôn Thoóc-tơn.
- Bố cục : 3 phần .
II. Phân tích :
1. Tình cảm của Thooc-tơn đối với con chó Bấc :
- Khác hẳn với tình cảm nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh ; là một ông chủ lý tưởng, chăm sóc chó như thể chúng là con cái của anh.
- Bộc lộ qua hành động chăm sóc, cử chỉ thân mật : tiếng rủa, ôm ghì mạnh mẽ, kêu lên trân trọng .
=> Có lòng nhân từ, yêu thương loài vật.
2. Những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc :
-Tình yêu thương sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến nồng nhiệt.
-Cụ thể : 
+ Thương yêu sôi nổi nồng cháy: Bấc ... há miệng ...cắn lấy tay Thoóc-tơn ...đến nỗi vết răng hằn vào da thịt ...,“cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve”.
+ Thương yêu đến tôn thờ :
=> Chứng tỏ tài quan sát và những nhận xét tinh tế của tác giảvề loài vật.
* "Tâm hồn" của con chó Bấc : 
- Bấc cũng giống như một con người.
- Biết lo sợ : trong giấc mơ nó cũng bị nỗi lo sợ ám ảnh.
=> Việc miêu tả thể hiện sự tưởng tượng phong phú của nhà văn vừa thể hiện lòng yêu thương loài vật của ông.
III. Tổng kết : 
1. Nghệ thuật :
Đi sâu miêu tả tâm hồn của con chó bằng trí tưởng tượng phong phú. 
2. Nội dung :
- Tình cảm con chó Bấc đối chủ.
- Miêu tả "tâm hồn" của con chó Bấc.
- Bộc lộ tình cảm yêu thương loài vật.
* Củng cố : (3’)
- Gọi một HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 154.
- Cho HS liên hệ bản thân : em có yêu thương loài vật không ? Kể một kỷ niệm đáng nhớ giữa em và loài vật.
* Hướng dẫn học ở nhà : (2’)
- Học kỹ bài : Những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc ; giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
- Soạn bài Kịch "Bắc Sơn":
+ Tìm hiểu tình huống kịch ; xung đột, phát triển hành động kịch.
+ Đọc kỹ phần ghi nhớ.
- Tiết sau kiểm tra tiếng Việt
* RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : Không bổ sung
Tuần 32	 Ngày soạn : 24.04.2006
Tiết 157	Ngày dạy : 26.04.2006
 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
- Kiểm tra những kiến thức và kỹ năng tiếng Việt mà HS đã học ở học kỳ II.
- Rút kinh nghiệm trong việc dạyvà học.
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đề kiểm tra và đáp án do Phòng giáo dục ra .
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Học kỹ bài, chuẩn bị tốt cho kiểm tra.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
* Ổn định tổ chức : (1’)
	Kiểm diện học sinh lớp 9A2 : 39 /39	
	Kiểm diện học sinh lớp 9A3 : 39 /39	
* Kiểm tra bài cũ : (1’) Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh 
* Bài mới :
1. Giới thiệu : (1’) Kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt
2. Phát đề kiểm tra . HS làm bài.
THỐNG KÊ KẾT QUẢ 
Lớp
Số bài
Giỏi
Khá
TBình
Cộng
Yếu
Kém
Cộng
9A2
9A3
39
39
06
16
22
19
11
4
39
39
..........
.........
..........
..........
..........
..........
* NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM :
- HS viết bài khá tốt. Phần tự luận thực hiện đúng ý cơ bản. 
- Một số bài chữ viết cẩu thả.Tuần 32	 Ngày soạn : 24.04.2006
Tiết 158	Ngày dạy : 26.04.2006
 LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
- Ôn lại lý thuyết về đặc điểm và cách viết hợp đồng.
- Viết được một bản hợp đồng thông dụng, có nội dung đơn giản và phù hợp với lứa tuổi.
- Có thái độ cẩn trọng trong khi soạn thảo văn bản hợp đồng và ý thức nghiêm túc tuân thủ những điều được ký kết trong hợp đồng.
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đọc kỹ SGK, SGV và các tư liệu tham khảo .
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụ 
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Thực hiện tốt các yêu cầu trong SGK.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
* Ổn định tổ chức : (1’)
	Kiểm diện học sinh lớp 9A2 : 39 /39	
	Kiểm diện học sinh lớp 9A3 : 39 /39	
* Kiểm tra bài cũ : (1’)
Câu 1 : Hợp đồng là gì ?
Câu 2 : Cách viết hợp đồng ? 
- Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
* Đáp án : 
Câu 2 : Cách viết hợp đồng :
- Phần mở đầu : Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên ký kết hợp đồng.
- Phần nội dung : Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất.
- Phần kết thúc : Chức vụ, chữ ký, họ tên của người đã đại diện các bên tham gia ký kết hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên (nếu có)
* Bài mới :
1. Giới thiệu : (1') Cách viết hợp đồng
2. Hướng dẫn luyện tập :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
15'
18'
* Hoạt động 1 : Ôn tập về lý thuyết :
- Mục đích và tác dụng của hợp đồng là gì ?
- Trong các loại văn bản sau đây, văn bản nào có tính chất pháp lý ?
+ Tường trình
+ Biên bản
+ Báo cáo
+ Hợp đồng
- Một bản hợp đồng gồm có những mục nào ?
- Phần nội dung chính của hợp đồng được trình bày dưới hình thức nào ?
- Những yêu cầu về hành văn, số liệu hợp đồng ?
* Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài tập 1. HS đọc và thực hiện bài tập.
Bài tập 2. Cho HS chuẩn bị và lên bảng thực hiện . 
* Hoạt động 1 : Ôn tập về lý thuyết :
- Văn bản ghi lại kết quả đã được thoả thuận giữa các tập thể hoặc cá nhân với nhau về một việc nào đó ; rong đó quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ mà mỗi bên ký hợp đồng phải có trách nhiệm thực hiện đúng hợp đồng.
- Trong các loại văn bản sau đây, văn bản có tính chất pháp lý :
 Hợp đồng.
- Phần mở đầu : Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên ký kết hợp đồng.
- Phần nội dung : Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất.
- Phần kết thúc : Chức vụ, chữ ký, họ tên của người đã đại diện các bên tham gia ký kết hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên (nếu có)
- Từng điều khoản.
- Hành văn chặt chẽ, số liệu chính xác , cụ thể.
* Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài tập 1. 
a. Chọn cách diễn đạt thứ nhất vì nó đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ của văn bản hợp đồng.
b. Chọn cách diễn đạt thứ hai vì nó cụ thể và chính xác hơn.
c. Chọn cách diễn đạt thứ hai vì nó ngắn gọn, đủ ý, rõ ràng.
d. Chọn cách diễn đạt thứ hai vì nó ràng buộc trách nhiệm của bên B.
Bài tập 2. GV hướng dẫn HS tự làm.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc 
--------
HỢP ĐỒNG CHO THUÊ XE ĐẠP
Hôm nay, ngày... tháng ...năm
Chúng tôi gồm :
Bên A :
Địa chỉ :
Bên B : 
Địa chỉ :
Hai bên thoả thuận ký kết hợp đồng cho thuê xe đạp với nội dung và các điều khoản sau :
Điều 1 :
Điều 2 :
Điều 3: 
Hợp đồng này được lập thành hai bản cso giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản. 
Đại diện bên A Đại diện bên B
I. Ôn tập về lý thuyết :
II. Luyện tập :
* Củng cố : (3')
- Cách viết hợp đồng.
* Hướng dẫn học ở nhà : (2')
- Hoàn thành các bài tập còn lại .
- Chuẩn bị bài Chương trình địa phương phần Tập làm văn.
+ Tập viết văn bản nghị luận về các sự việc, hiện tượng xã hội ở địa phương.
* RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
- Cho HS biết bên A và bên B là đối tượng nào .
- Phải cho lên bảng viết, ưu tiên đối tượng HS yếu.
Tuần 32	 Ngày soạn : 24.04.2006
Tiết 159, 160	Ngày dạy : .05.2006
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(TẬP LÀM VĂN)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
- Tập viết văn bản nghị luận về các sự việc, hiện tượng xã hội ở địa phương.
- Rèn luyện các kỹ năng về văn bản nghị luận như : tìm hiểu đề, tìm ý, xây dựng bố cục, đề cương, viết,...
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đọc kỹ SGK, SGV và các tư liệu tham khảo .
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụ 
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Thực hiện tốt các yêu cầu trong SGK.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
* Ổn định tổ chức : (1’)
	Kiểm diện học sinh lớp 9A2 : 39 /39	
	Kiểm diện học sinh lớp 9A3 : 39 /39	
* Kiểm tra bài cũ : (1’)
- Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
* Đáp án : 
* Bài mới :
1. Giới thiệu : (1') Chương trình địa phương (Tập làm văn)
2. Hướng dẫn luyện tập :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
10'
2'
10'
11'
* Hoạt động 1 : 
- GV nhắc lại cách yêu cầu và cách làm một bài nghị luận về các vấn đề ở địa phương.
1. Yêu cầu : Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương.
2. Cách làm : 
a. Chọn bất cứ sự việc , hiện tượng nào có ý nghĩa ở địa phương về các lĩnh vực trong đờisống như : 
- Gương người tốt, việc tốt, học sinh nghèo vượt khó, đấu tranh chống tiêu cực, giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ các gia đình chính sách, giúp bạn học tập,...
- Quan hệ tình cảm trong gia đình, nhà trường và xã hội...
- Vấn đề môi trường, tệ nanï xã hội....
b. Phải bày tỏ thái độ, tình cảm của mình trước các sự việc, hiện tượng được nói đến trong bài viết :
- Khen, chê ; đồng tình, phản đối.
- Tình cảm nồng nhiệt, xúc động, cảm phục, phẫn nộ...
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu quan niệm về "Chương trình địa phương" 
Đọc tham khảo : Khái niệm"Địa phương" trong điều kiện phát triển của đất nước hiện nay, và đối với HS trong đó có không ít em sinh trửơng trong các gia đình đã xa quê từ lâu, đang sống ở thành phố, thị xã, có thể hiểu "quê hương" là "quê cũ" (Cố hương), là nơi đang sống.
* Hoạt động 3 : Các văn bản tham khảo 
BÃI BIỂN ĐỒ SƠN
Hải phòng đã được thiên nhiên ban tặng một bãi biển tuyệt vời : bãi biển Đồ Sơn. Đồ Sơn là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển, cách thành phố 20 km. Nơi đâycó bãi cát kỳ thú, một bên là biển và sau lưng là những ngọn núi và đồi thông. Đồ Sơn hội tụ các điều kiện : cơ sở vật chất là nhà cửa, khách sạn, nhà hàng, đường sá, điện nướ, khá hoàn chỉnh. Cảnh quan nơi đây rất đẹp, những con đường quanh co uốn lượn theo triền núi phủ cánh rừng thông, ôm dọc theo chiều dài bờ cát, một cảnh đẹp rất hiếm ở xứ nhiệt đới. Đồ Sơn được coi là hậu cứ của dụ lịch biển", cách Hải Phòng chỉ có 20 km, cách Hà Nội 123 km, vào mùa hè nơi đây thật sống động, du khách khắp mọi miền đất nước về đây tắm biển. Có thể lấy Đồ Sơn làm bàn đạp để du thuyền đưa khách ra đảo Cát Bà, thăm vịnh Hạ Long, ra đảo Đèn Biển, Long Châu và Hòn Đất. Đồ Sơn hôm nay còn chưa vừa lòng khách cả bốn mùa. Đồ sơn đang có dự án phát triển khu du lịch quốc tế nhằm thu hút được khách du lịch nhiều hơn.
* Hoạt động 4: Đọc bài nghị luận của cá nhân
* Hoạt động 1 : 
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu quan niệm về "Chương trình địa phương" 
* Hoạt động 3 : Các văn bản tham khảo 
* Hoạt động 4: Đọc bài nghị luận của cá nhân
I. Yêu cầu và cách làm một bài nghị luận về các vấn đề ở địa phương.
II. Quan niệm "Chương trình địa phương"
III. Văn bản tham khảo
* Củng cố : (3')
Vấn đề địa phương cụ thể là gì ?
* Hướng dẫn học ở nhà : (2')
- Tiếp tục viết bài văn nghị luận về các sự việc, hiện tượng xã hội ở địa phương. 
* RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
- Nên chỉ ra một vấn đề cụ thể nào đó, hướng dẫn cách viết bài cụ thể
- HS lười viết bài.
Tuần 32	 Ngày soạn : 24.04.2006
Tiết 160	Ngày dạy : .05.2006
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(TẬP LÀM VĂN)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
- Tập viết văn bản nghị luận về các sự việc, hiện tượng xã hội ở địa phương.
- Rèn luyện các kỹ năng về văn bản nghị luận như : tìm hiểu đề, tìm ý, xây dựng bố cục, đề cương, viết,...
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đọc kỹ SGK, SGV và các tư liệu tham khảo .
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụ 
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Thực hiện tốt các yêu cầu trong SGK.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
* Ổn định tổ chức : (1’)
	Kiểm diện học sinh lớp 9A2 : 39 /39	
	Kiểm diện học sinh lớp 9A3 : 39 /39	
* Kiểm tra bài cũ : (1’)
- Kiểm tra phần c

File đính kèm:

  • docNV9.doc