Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 19 - Trương Thị Giang

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.

 - Biết đặt câu có khởi ngữ.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức:

- Đặc điểm của khởi ngữ.

- Công dụng của khởi ngữ.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện khởi ngữ ở trong câu.

- Đặt câu có khởi ngữ.

3. Thái độ:

- Có ý thức, thái độ tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

C. PHƯƠNG PHÁP

- Phát vấn, đàm thoại, giảng bình, phương pháp khăn phủ bàn, thảo luận nhóm

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp (1’):

Kiểm diện HS 9A1: .

 2. Kiểm tra bài cũ (2’): GV kiểm tra sự chuẩn bị bài vở ở nhà của HS

 3. Bài mới (42’):

* Vào bài (2’): Nêu các thành phần chính của câu? Đặt câu có đầy đủ các thành phần chính? Sau đó, Gv vào bài.

 

doc9 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 19 - Trương Thị Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19 Ngày soạn: 02/01/2016
Tiết PPCT: 91- 92 Ngày dạy: 04/01/2016
Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (Trích)
 Chu Quang Tiềm
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: 
Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
2. Kĩ năng: 
Biết cách đọc – hiểu một văn bản dịch (không sa vào phân tích ngôn từ)
Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
3. Thái độ: Có ý thức, thái độ đối với sách và việc đọc sách.
C. PHƯƠNG PHÁP 
 - Phát vấn, đàm thoại, giảng bình, kĩ thuật khăn phủ bàn, thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’): 
Kiểm diện HS 9A1: 
2. Kiểm tra bài cũ (3’): GV kiểm tra sự chuẩn bị bài vở ở nhà của HS
 3. Bài mới (41’): 	TIẾT 91
* Vào bài (2’): Chu Quang Tiềm (1897 – 1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. Ông nhiều lần bàn về đọc sách. Ông muốn truyền lại cho thế hệ sau những suy nghĩ sâu sắc và kinh nghiệm phong phú của bản thân. “Bàn về đọc sách” được trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG (5’)
GV: Nêu những hiểu biết của em về tác giả?Văn bản thuộc thể loại nào? Xuất xứ?
 HS trả lời, GV nhận xét
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (34’)
* Đọc – Tìm hiểu từ khó (14’)
GV: Hướng dẫn HS đọc: Đọc rõ ràng rành mạch, nhưng vẫn với giọng tâm tình, nhẹ nhàng như lời trò chuyện. Chú ý hình ảnh so sánh trong bài.
- Nhận xét cách đọc của học sinh.
GV: Giải nghĩa các từ khó SGK 
* Tìm hiểu văn bản (20’)
GV: Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung từng phần ?
HS: Trả lời
GV: Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?
HS: Trả lời
GV: Tác giả đưa ra những luận điểm nào?
GV: Khi cho rằng học vấn không chỉ là chuyện đọc sáchcủa học vấn. Tác giả muốn ta nhận thức được điều gì về đọc sách và quan hệ đọc sách với học vấn?
GV: Để chứng minh cho luận điểm trên tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào?
GV:Theo tác giả: Sách lànhân loại =>Em hiểu ý kiến này như thế nào?
GV: Những cuốn sách giáo khoa em đang học có phải là di sản tinh thần không?
HS: Có vì nó là một phần tinh hoa học vấn của nhân loại. Sách lưu giữ tất cả học vấn của nhân loại. Muốn nâng cao học vấn cần kế thừa thành tựu này.
GV: Vì sao tác giả lại quả quyết rằng: Nếu.xuất phát.?
* Hoạt động nhóm (4 phút – 4 nhóm):
 Em hưởng thụ được những gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình?
 (Các nhóm trả lời vào bảng phụ)
GV: nhận xét, bổ sung và chốt ý
TIẾT 92
* Chuyển ý (2’)
* b2 (17)
HS: Đọc tiếp đoạn 2:
GV: Trong phần văn bản tiếp theo, tác giả đã bộc lộ suy nghĩ của mình về việc lựa chọn sách như thế nào? 
GV: Quan niệm đọc chuyên sâu được phân tích qua những lí lẽ nào?
GV: Em hãy nhận xét về thái độ bình luận và cách trình bày lí lẽ của tác giả?
GV: Em nhận thức được gì từ lời khuyên này của tác giả?
GV: Nhận xét của tác giả về cách đọc lạc hướng như thế nào?
GV: Vì sao lại có hiện tượng đọc lạc hướng? Cái hại của đọc lạc hướng là gì?
GV: Tác giả đã có cách nhìn và trình bày như thế nào về vấn đề này?
* b3 (17’)
GV: Em nhận được lời khuyên nào từ việc này? Từ đó em liên hệ gì đến việc đọc sách của mình?
GV: Là người đọc sách em nhận được từ ý kiến trên lời khuyên bổ ích nào? Từ đó em liên hệ gì đến việc đọc sách của bản thân?
GV: Theo tác giả thế nào là đọc để có kiến thức phổ thông?Ví sao tác giả lại đặt vấn đề đọc để có kiến thức phổ thông?
GV: Em có nhận xét gì về cách trình bày lí lẽ của tác giả? Từ đó em nhận được gì từ lời khuyên này?
GV: Những kinh nghiệm đọc sách nào được truyền tới người đọc?
* Hoạt động nhóm (4 phút – 4 nhóm):
GV: Theo em lời khuyên nào bổ ích nhất?
HS trả lời, các nhóm bổ sung và nhận xét, GV chốt ý 
- Hs tìm những câu nói liên quan đến sách?
“Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” -> M. Go-rơ-ki
“Sách là người bạn hiền”
* Tổng kết (5’)
GV sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn: Nêu nhận xét của em về nghệ thuật và nội dung của văn bản? 
HS: trả lời, đọc ghi nhớ
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (3’)
Gv gợi ý: Những phương pháp nghị luận đã học
- Nghị luận chứng minh, giải thích.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897 – 1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. 
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Trích trong cuốn “Danh nhân Trung Quốc” bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách. 
b. Thể loại: Văn bản nghị luận (lập luận giải thích một vấn đề xã hội)
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc – Tìm hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 3 phần
- Từ đầu đến “phát hiện thế giới mới”: Tầm quan trọng của đọc sách.
- Tiếp đến “tự tiêu hao lực lượng”: Tác hại của việc đọc sách không đúng phương pháp
- Còn lại: Lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách. 
b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
c. Phân tích:
b1. Tầm quan trọng của sách và việc đọc sách.
- Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại vì: 
+ Sách là kho tàng kiến thức quý báu
+ Là di sản tinh thần được loài người đúc kết trong hàng nghìn năm .
- Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy và nâng cao vốn tri thức.
+ Những hiểu biết của con người do đọc sách mà có.
+ Học vấn được tích lũy từ mọi mặt trong hoạt động, học tập của con người.
+ Muốn có học vấn không thể không đọc sách.
=> Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng và đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy và nâng cao vốn tri thức.
b2. Tác hại của việc đọc sách không đúng phương pháp:
- Có hai cái hại thường gặp:
+ Sách được xuất bản, in ấn nhiều khiến người đọc không chuyên sâu, đọc không kĩ (so sánh với cách đọc sách của người xưa: đọc ít và kĩ, nghiền ngẫm từng câu chữ; việc ăn uống không điều độ)
+ Sách nhiều nên dễ khiến người đọc lạc hướng, chọn lầm, chọn sai sách (so sánh với đánh trận thất bại vì tự tiêu hao lực lượng; như kẻ trọc phú khoe của)
=>Hình ảnh so sánh, bình luận, làm tiền đề cho luận điểm thứ ba.
b3. Phương pháp đọc sách đúng đắn
- Cách chọn sách:
+ Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều (đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít không phải là xấu hổnhất thời)
+ Nên chọn sách hướng vào hai loại: phổ thông và chuyên môn
- Cách đọc sách: 
+ Đọc kĩ, vừa đọc vừa ngẫm
+ Đọc sách cần có kế hoạch và có hệ thống
=>Tác giả kết hợp phân tích lí lẽ với liên hệ so sánh toàn diện, tỉ mỉĐọc sách cốt để chuyên sâu, ngoài ra còn phải đọc để có học vấn rộng.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
- Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản.
- Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị.
b. Nội dung: Tầm quan trọng của đọc sách, cách đọc sách đúng.
* Ý nghĩa văn bản: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Học bài, hệ thống luận điểm toàn bài, nhấn mạnh trọng tâm. Ôn lại những phương pháp nghị luận đã học 
* Bài mới: soạn bài “Tiếng nói của văn nghệ”
E. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 19 Ngày soạn: 02/12/2016
Tiết PPCT: 93 Ngày dạy: 06/12/2016
 Tiếng Việt: KHỞI NGỮ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
 - Biết đặt câu có khởi ngữ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: 
Đặc điểm của khởi ngữ.
Công dụng của khởi ngữ.
2. Kĩ năng: 
Nhận diện khởi ngữ ở trong câu.
Đặt câu có khởi ngữ.
3. Thái độ: 
- Có ý thức, thái độ tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
C. PHƯƠNG PHÁP
Phát vấn, đàm thoại, giảng bình, phương pháp khăn phủ bàn, thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’): 
Kiểm diện HS 9A1: ...
 2. Kiểm tra bài cũ (2’): GV kiểm tra sự chuẩn bị bài vở ở nhà của HS
 3. Bài mới (42’): 
* Vào bài (2’): Nêu các thành phần chính của câu? Đặt câu có đầy đủ các thành phần chính? Sau đó, Gv vào bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG (20’)
HS: Đọc 3 ngữ liệu SGK
GV: Xác định CN trong câu
HS: Xác định
GV: Kiểm tra
GV: Khởi ngữ đứng ở vị trí nào?
HS: Xác định trả lời
GV: Xác định CN, khởi ngữ trong câu.Tác dụng của khởi ngữ?
GV: Tìm CN?
GV: Xác định khởi ngữ, vị trí, tác dụng?
GV: Khởi ngữ là gì?
HS: Đọc Ghi nhớ SGK
LUYỆN TẬP (17’)
HS: Đọc bài tập 1
Học sinh làm bài sau đó gọi 2 em lên bảng trình bày.
HS: Đọc bài tập 2
Làm bài-Gọi 2 học sinh lên bảng 
Bài tập 3 và 4:
Làm theo nhóm sau đó trình bày
Học sinh viết đoạn văn sau đó trình bày trước lớp.
* Bài tập bổ trợ
Xác định các khởi ngữ trong các câu sau:
a, Mà y, y không muốn chịu của Oanh một tí gì gọi là tử tế.
b,Cái khăn vuông thì chắc đã phải soi gương mà sửa đi sửa lại.
c. Nhà, bà ấy có hàng dãy nhà ở các phố. Ruộng, bà ấy có hàng trăm mẫu ở nhà quê.
*Trả lời:
a, Mà y b, Cái khăn vuông c, Nhà, ruộng
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (3’)
Gv gợi ý: HS chú ý các ví dụ trong SGK
Xem lại một số đoạn trích để tìm khởi ngữ
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
* Xét ví dụ:
a. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
 Khởi ngữ CN
=>Khởi ngữ đứng trước CN, không có quan hệ trực tiếp với vị ngữ.
b. Giàu, tôi cũng giàu (2) rồi.
 Khởi ngữ CN
=>Khởi ngữ đứng trước CN và báo trước nội dung thông báo trong câu.
c.Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp.
- CN: chúng ta
- Khởi ngữ: Vềvăn nghệ
- Vị trí:đứng trước CN
- Tác dụng: Thông báo về đề tài được nói đến trong câu.
+ Trước các khởi ngữ có thêm các quan hệ từ: còn, đối với, về
*Ghi nhớ: SGK
II. LUYỆN TẬP
1. Bài 1: Tìm các khởi ngữ trong các đoạn trích
- Các khởi ngữ:
a, điều này
b, đối với chúng mình
c, một mình
2. Bài 2
Chuyển phần in đậm trong câu thành khởi ngữ
a, Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
 ->Về làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b, Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
->Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng tôi chưa giải được.
4. Bài 4:
Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng khởi ngữ
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Học bài nắm khái niệm khởi ngữ, nhận diện, chuyển câu có khởi ngữ 
* Bài mới: soạn bài “Các thành phần biệt lập”
E. RÚT KINH NGHIỆM
...
Tuần: 19 Ngày soạn: 02/01/2016
Tiết PPCT: 94 Ngày dạy: 07/01/2016
 Tập làm văn: PHÉP PHÂN TÍCH VÀ PHÉP TỔNG HỢP
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu và biết vận dụng các phép phân tích, tổng hợp khi làm văn nghị luận.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: 
Đặc điểm của phép phân tích, phép tổng hợp.
Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng: 
Nhận diện hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.
Vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc – hiểu văn bản nghị luận.
3. Thái độ: 
- Có ý thức sử dụng phép phân lập luận phân tích và tổng hợp trong giao tiếp.
C. PHƯƠNG PHÁP
Phát vấn, giải thích, phân tích, phương thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’): 
Kiểm diện HS 9A1: ...
 2. Kiểm tra bài cũ (2’): GV kiểm tra sự chuẩn bị bài vở ở nhà của HS
 3. Bài mới (42’): 
* Vào bài (2’): GV vào bài thông qua phép phân tích ở bài “Bàn về đọc sách” – Chu Quang Tiềm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG (20’)
HS: đọc ngữ liệu SGK
GV: Bài văn đó đưa ra vấn đề gì?
GV: Vấn đề đó được đưa ra bằng những dẫn chứng nào?
GV: Thông qua một loạt dẫn chứng ở đoạn mở bài, tác giả đã rút ra nhận xét về vấn đề ăn mặc phải như thế nào?
GV: Hai luận điểm chính trong văn bản là gì?
GV: Để xác lập 2 luận điểm trên,tác giả dùng phép lập luận nào? Phép lập luận này đứng ở vị trí nào trong văn bản?
GV: Để chốt lại vấn đề tác giả dùng phép lập luận nào? Phép lập luận này đứng ở vị trí nào trong câu?
GV: Nêu vai trò của phép lập luận phân tích tổng hợp?
GV: Theo em để làm rõ về một sự việc hiện tượng nào đó người ta làm như thế nào?
GV: Phân tích là gì?
GV: Tổng hợp là gì?
HS: đọc Ghi nhớ SGK
LUYỆN TẬP (17’)
- Hoạt động nhóm - 4 phút: Phân tích luận điểm "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn".
- Hoạt động nhóm - 4 phút làm bài tập 2
- Gv hướng dẫn học sinh viết đoạn văn về nạn chặt phá rừng hiện nay với hai đoạn:
+ Đoạn 1: Viết đoạn diễn dịch phân tích các hậu quả của nạn chặt phá rừng
+ Đoạn 2: Từ hậu quả đó, HS viết đoạn quy nạp cần phải bảo vệ rừng
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (3’)
Tìm một số đoạn văn có sử dụng phép phân tích và tổng hợp
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp
1.Ví dụ: SGK/9 Trang phục
+ Tác giả bàn về vấn đề trang phục:
+ Các dẫn chứng:
- Ăn mặc phải chỉnh tề, đồng bộ.
- Ăn mặc phải phù hợp với công việc đang làm.
- Ăn mặc phải phù hợp với môin trường, hoàn cảnh.
=>Tác giả rút ra nhận xét về vấn đề ăn mặc chỉnh tề, cụ thể là sự đồng bộ, hài hòa giữa quần áo, giày, tất trong trang phục của con người.
Hai luận điểm:
+ Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh, tức là tuân thủ những quy tắc ngầm mang tính văn hóa xã hội.
+ Trang phục phù hợp với đạo đức là giản dị và hài hòa với môi trường sống xung quanh.
Tác giả dùng phép lập luận phân tích cụ thể.
a. Luận điểm 1: Ăn cho mình, mặc cho người
- Cô gái một mình trong hang sâu
chắc không đỏ chót móng chân, móng tay.
- Anh thanh niên đi tát nướcchắc không sơ mi phẳng tắp
- Đi đám cướichân lấm tay bùn.
- Đi dự đám tang không được ăn mặc quần áo lòe loẹt, nói cười oang oang.
b. Luận điểm 2: Y phục xứng kì đức
- Dù mặc đẹp đến đâulàm mình tự xấu đi mà thôi.
- Xưa nay cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường.
=>Các phân tích trên làm rõ nhận định của tác giả là: "ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội"
* Tác giả dùng phép lập luận tổng hợp bằng một kết luận ở cuối văn bản: "Thế mới biết.là trang phục đẹp"
=>Vai trò:
+ Giúp ta hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau của trang phục đối với từng người từng hoàn cảnh cụ thể.
+ Hiểu ý nghĩa văn hóa và đạo đức của cách ăn mặc, nghĩa là không ăn mặc tùy tiện, cẩu thả như một số người tầm thường tưởng đó là sở thích và quyền "bất khả xâm phạm"
- Dùng phép lập luận phân tích và tổng hợp
2. Ghi nhớ: SGK/10
II. LUYỆN TẬP 
1. Bài 1 Phân tích:
- Học vấn là thành quả tích lũyđời sau.
- Bất kì ai muốn phát triển học thuật
- Đọc sách là hưởng thụ.
2. Bài 2
- Bất cứ lĩnh vực học vấn nàochọn sách mà đọc.
- Phải chọn những cuốn sách "đích thực, cơ bản"
- Đọc sách cũng như đánh trận
3. Bài 3
Viết đoạn văn nghị luận có sử dụng phép phân tích và phép tổng hợp.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Học bài nắm nội dung. Biết thực hiện phép phân tích và tổng hợp 
* Bài mới: soạn bài “Luyện tập phép phân tích và tổng hợp”
E. RÚT KINH NGHIỆM
.
Tuần: 19 Ngày soạn: 05/01/2016
Tiết PPCT: 95 Ngày dạy: 09/01/2016
 Tập làm văn: LUYỆN TẬP PHÉP PHÂN TÍCH VÀ PHÉP TỔNG HỢP
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Có kĩ năng phân tích, tổng hợp trong lập luận.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: 
Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp. 
2. Kĩ năng: 
Nhận diện rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp.
Sử dụng phép phân tích, tổng hợp thuần thục hơn khi đọc – hiểu và tạo lập văn bản nghị luận.
3. Thái độ: 
- Có ý thức sử dụng phép phân lập luận phân tích và tổng hợp trong giao tiếp.
C. PHƯƠNG PHÁP
Phát vấn, giải thích, tích hợp, thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’): 
Kiểm diện HS 9A1:  
2. Kiểm tra bài cũ (4’): Thế nào là phép phân tích và tổng hợp? Phép tổng hợp thường sử dụng ở phần nào?
 3. Bài mới (40’): 
* Vào bài (1’): Tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu về phép phân tích và tổng hợp. Để hiểu rõ hơn và thực hành bài tập, ta đi vào luyện tập. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG (37’)
* Củng cố kiến thức (5’)
GV phát vấn HS một vài kiến thức cũ liên quan.
* Luyện tập (32’)
Hoạt động theo nhóm 5 phút
- Nhóm 1: Bài tập 1
- Nhóm 2 và nhóm 3: Bài tập 2
- Nhóm 4 và nhóm 5: Bài tập 3
- Nhóm 6: Bài tập 4
* Đại diện các nhóm trình bày, các thành viên trong lớp nhận xét, bổ xung ý kiến.
* Giáo viên kết luận
Bài tập 2:
GV: Thế nào là học qua loa, đối phó?
GV: Nêu những biểu hiện của học đối phó?
GV: Phân tích bản chất của lối học đối phó?
GV: Nêu tác hại của lối học đối phó?
* Dựa vào văn bản Bàn về đọc sách để lập dàn ý
Viết đoạn văn Thực hành phân tích một văn bản
Dàn ý:
- Sách là kho tàng về tri thức được tích lũy từ hàng nghìn năm của nhân loại.Vì vậy,bất kì ai muốn có hiểu biết đều phải đọc sách.
- Tri thức trong sách bao gồm những kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn.
- Càng đọc sách càng thấy kiến thức của nhân loại mênh mông.
=>Đọc sách là vô cùng cần thiết nhưng cũng phải biết chọn sáhc mà đọc và phải biết cách đọc mới có hiệu quả.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (3’)
HS lập dàn ý cho đoạn văn “Bệnh lề mề” SGK/20 có sử dụng phép phân tích và tổng hợp
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Củng cố kiến thức:
- Sự khác nhau giữa phép lập luận phân tích và tổng hợp
- Đặc điểm phép phân tích, tổng hợp
- Công dụng phép phân tích, tổng hợp
2. Luyện tập
Bài 1: 
a, Luận điểm: Cái hay của bài Thu điếu “hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”
- Cái hay ở các điệu xanh
- Ở những cử động
- Ở những vần thơ
- Ở các chữ không non ép
=> Phép lập luận phân tích 
b, Trình tự phân tích 
- Đoạn mở đầu nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt.
- Đoạn tiếp theo phân tích từng quan niệm đúng sai thế nào và kết quả ở việc phân tích bản thân chủ quan của mỗi người.
=> Phép phân tích và tổng hợp
Bài 2: Phân tích thực chất của lối học đối phó 
Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ.
- Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, thi cử 
- Do học bị động nên không thấy hứng thú, mà đã không hứng thú thì chán học, hiệu quả thấp.
- Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học.
- Học đối phó thì dù có bằng cấp nhưng đầu óc rỗng tuếch.
Bài 3: Lí do bắt mọi người phải đọc sách 
- Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại đã tích lũy từ xưa đến nay.
- Muốn tiến bộ, sự phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm
- Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ, đọc quyển nào nắm chắc được quyển đó, như thế mới có ích
- Bên cạnh đọc sách chuyên sâu phục vụ ngành nghề, còn cần phải đọc rộng. Kiến thứ rộng giúp hiểu các vấn đề chuyên môn tốt hơn
Bài 4: Tổng hợp những điều đã phân tích về việc đọc sách
- Tóm lại, muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng nhất mà đọc cho kĩ, đồng thời cũng chú trọng đọc rộng, để hổ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Học bài nắm nội dung. Biết thực hiện phép phân tích và tổng hợp. Lập dàn ý cho một bài văn nghị luận. Trên cơ sở đó, lựa chọn phép phân tích hoặc tổng hợp cho phù hợp với một nội dung trong dàn ý để triển khai thành một đoạn văn.
* Bài mới: soạn bài “Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống”
E. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTuan_19_Ngu_van_9.doc
Giáo án liên quan