Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 18 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016

Tiết thứ 89,90

ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

 - Giúp học sinh nắm được khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

 - Sự kết hợp của phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.

 - Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.

 2. Kĩ năng :

 - Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

 - Vận dụng kiến thức đã học để đọc hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

 3. Thái độ :

 - Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

II. CHUẨN BỊ:

- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .

- HS chuẩn bị SGK – bài soạn .

- Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Kể tên các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9 và nêu đặc điểm từng văn bản( 5 kiểu văn bản-> phương thức biểu đạt)

 

doc8 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 828 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 18 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 Ngày soạn: 06/12/2015 
Tiết thứ 86:
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức :
 - Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về văn bản tự sự.
 - Chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm trong việc viết văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận.
 - Biểu dương những bài viết tốt và cho cả lớp cùng trao đổi để rút kinh nghiệm.
2. Kĩ năng :
 - Rèn kĩ năng làm bài văn tự sự kết hợp với miê tả, đối thoại..... nghị luận.
3. Thái độ : Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, truyền thống đấu tranh anh dũng của quân đội ta.
II. CHUẨN BỊ :
+ GV chuẩn bị bài soạn + bài chấm + tỉ lệ điểm
+ HS chuẩn bị SGK + xem lại bài nháp.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Nội dung bài mới: 
Hoạt động 1: 
+ GV gọi HS đọc lại đề và ghi bảng.
Đề bài:
Hãy kể một lầm em trót xem nhật kí của bạn.
+ GV đặt câu hỏi xác định lần nữa yêu cầu của đề.
+ GV tổ chức cho HS thảo luận sau khi phân tích đề.
+ Xây dựng đáp án cho bài viết (dàn ý).
Hoạt động 2: 
+ GVcho HS tự nhận xét bài của mình (ưu điểm, nhược điểm) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu.
+ GV nêu nhận xét đánh giá của mình về bài viết của HS (ưu, khuyết điểm) các lỗi cần khắc phục.
KẾT QUẢ:
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9a1
9a2
4. Cũng cố: 
+ GV cho HS trao đổi sửa chữa các lỗi về nội dung (ý, sắp xếp ý, kết hợp miêu tả nội tâm và nghị luận) về hình thức (bố cục, cách diễn đạt, chính tả, ngữ pháp)
+ GV bổ sung, nêu hướng sửa chữa.
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Chuẩn bị tiết sau: trả bài kiểm tra văn, kiểm tra Tiếng Việt.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết thứ 87, 88
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
Giúp học sinh ôn lại kiến thức cơ bản đã học và hệ thống về chùm truyện và thơ Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình và SGK Ngữ văn 9 - tập I 
- Củng cố thêm một lần các kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận ; thấy rõ được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của bản thân , có phương hướng bổ khuyết trong học kì II .
- Tích hợp với tiếng Việt và Tập làm văn trong quá trình trả bài , sửa chữa bài viết .
- Giúp học sinh một lần nữa ôn lại những kiến thức tiếng Việt đã học ở học kỳ I
- Thấy được những ưu , nhược điểm trong bài làm của mình , tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa .
2. Kĩ năng : 
- Rèn kĩ năng tự nhận xét và sửa chữa bài làm của bản thân .
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn hội thoại và đoạn văn có sử dụng lời đẫn trực tiếp hoặc gián tiếp .
3. Thái độ : Giáo dục học sinh niềm tự hào về văn học dân tộc Việt Nam .
Giáo dục học sinh lòng yêu quí ngôn ngữ tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án – Bài KT .
- HS chuẩn bị: 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động trả bài:
Hoạt động 1:
Trả bài, tự suy ngẫm.
GV trả bài làm cho HS.
HS đọc kĩ, suy nghĩ về bài làm của mình trên cơ sở lời phê, sửa chữa và điểm số đã cho của GV.
Hoạt động 2:
A. TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
* GV cùng HS xây dựng đáp án và biểu điểm của từng câu.
I. Trắc nghiệm ( Mỗi câu đúng 0,25 đ ) 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
B
A
C
A
C
A
A
D
D
C
B
B
II. Tự luận. 
Câu 1: Học sinh nêu được: ( 2 đ )
- Hoàn cảnh sống, công tác.
- Vượt khó.
- Nét đẹp.
Câu 2: PT được các ý sau: 
- Lần đầu tiên gặp con ( 1 đ ) Thuyền còn chưa cập bến, ông Sáu đã nhảy thót lên bờ, vừa gọi vừa chìa tay đón con.
- Những ngày đoàn tụ: ( 1 đ ) Ông Sáu quan tâm, chờ đợi con gái gọi mình là cha.
- Những ngày xa con: ( 3 đ )
+ Ông Sáu thực hiện lời hứa với con. Quyết tâm làm chiếc lược ngà, khắc lên dòng chữ nhỏ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”® chính chiếc lược ngà làm dịu đi nỗi ân hận và tình cảm nhớ thương con.
+ Giờ phút cuối cùng trước lúc hi sinh, anh Sáu yên lòng khi biết cây lược sẽ được chuyển đến tận tay con gái→ chiếc lược ngà đã trở thành một vật quý thiêng liêng về tình cha con.
Hoạt động 3:
B. BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Trắc nghiệm ( Mỗi câu đúng 0,25 đ ) 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
B
A
B
C
C
D
B
A
A
C
B
II. Tự luận.
Câu 1: Từ ly : lấp loáng, sừng sững, thâm thẫm, lấp lánh, lăn tăn, mơn man ( 1,5 đ )
Câu 2: (2,5 điểm)
-Hai câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa (0,5 điểm).
-Biện pháp nhân hóa trong hai câu thơ đ tạo nn hình ảnh sinh động của sự vật khi trời chuyển mưa. Những sự vật tưởng như vô tri vô giác nhưng trở nên cụ thể, sống động, mang đầy hình ảnh v mu sắc trong cảm nhận của người đọc. (2 điểm)
Câu 3: (3 điểm)
-Viết đúng đoạn văn nội dung khá hay : ( 2đ )
-Trong đoạn có sử dụng biện pháp tu từ (0,5đ )
-Chỉ ra được (0,5đ)
Hoạt động 4:
Đọc – bình.
GV lựa chọn 1 – 3 bài, đoạn khá nhất trong lớp, đọc bình ngắn gọn.
HS nhận xét về các đoạn vừa nghe.
Hoạt động 5:
Hướng dẫn HS tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện bài làm ở nhà.
KẾT QUẢ
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9a1
9a2
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Tiết sau: Tập làm thơ tám chữ tt.
IV: RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết thứ 89,90
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
 - Giúp học sinh nắm được khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
 - Sự kết hợp của phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
 - Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.
 2. Kĩ năng :
 - Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
 - Vận dụng kiến thức đã học để đọc hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
 3. Thái độ :
 - Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
II. CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
- Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ:
Kể tên các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9 và nêu đặc điểm từng văn bản( 5 kiểu văn bản-> phương thức biểu đạt)
Nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1.
Phần TLV trong NV 9, tập 1 có những nội dung lớn nào ? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý ?
Hoạt động 2. 
Nêu vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong VB thuyết minh như thế nào? Cho ví dụ.
Hoạt động 3. 
Văn thuyết minh có yếu tố, miêu tả, TS giống và khác với VB miêu tả, TS ở điểm nào ?
Hoạt động 4.
GV nêu câu hỏi 4/206
GV gợi ý 1 số đoạn trích để VD.
Hoạt động 5. 
Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?
Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong VB tự sự như thế nào?
Ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
Hoạt động 6. 
Tiìm hai đv TS, trong đó có một đoạn người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất, một đoạn kể theo ngôi thứ ba. Nhận xét 
Hoạt động 7. 
Các n/dung VB TS đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các n/dung về kiểu VB này đã học ở các lớp dưới ?
Hoạt động 8. 
GV đọc câu hỏi 8.
Hoạt động 9. 
GV yêu cầu HS lập bảng.
Hoạt động 10. 
GV nêu câu hỏi số 10
Hoạt động 11. 
GV đọc câu hỏi 11.
Hoạt động 12.
GV đọc câu hỏi 12.
HS trao đổi, trả lời.
HS trả lời
HS so sánh.
HS đọc và trả lời câu hỏi.
HS lấy VD.
HS trả lời.
HS lấy VD.
HS lấy VD.
Nhận xét 
HS trả lời.
HS giải thích.
HS lập bảng.
HS trao đổi và trình bày, lớp bổ sung.
HS tự thảo luận và phát biểu theo tổ, nhóm
HS trả lời.
1. Tập làm văn trong NV9 cung cấp nội dung lớn như sau:
a) VB thuyết minh với trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố như nghị luận, giải thích, miêu tả.
b) Văn bản tự sự với hai trọng tâm:
- Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với nghị luận.
- Một số n/dung mới trong VB TS như đối thoại và độc thoại nội tâm trong TS; người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong TS.
2. Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong VB thuyết minh:
Thuyết minh + miêu tả: để hình dung ra sự vật.
Thuyết minh + giải thích: làm rõ sự vật cần giới thiệu
Nếu thiếu hai yếu tố thì bài thuyết minh sẽ khô khan và thiếu sinh động.
3. Phân biệt văn thuyết minh có yếu tố, miêu tả, TS với văn miêu tả, TS:
a) VB thuyết minh:
-Trung thành với đặc điểm của đối tượng một cách khách quan, khoa học.
-Cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng cho người nghe, người đọc.
b) VB lập luận giải thích:
-Dùng vốn sống trực tiếp (do tuổi đời và hoàn cảnh sống quyết định) và vốn sống gián tiếp (học tập qua sách vở và thu lượm qua các thông tin đại chúng) để giải thích một vđ nào đó, giúp người đọc, người nghe hiểu vđ đó.
-Giới thiệu cho người nghe, người đọc một cách hiểu vđ theo một quan điểm, lập trường nhất định.
c) VB miêu tả:
-XD hình tượng về một đối tượng nào đó thông qua quan sát, liên tưởng, so sánh và chủ quan của người viết.
(Giống: có thể cùng viết về một đối tượng).
4. Nội dung VB TS ở SGK NV 9, tập 1:
-Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, người krrt chuyện trong VB TS.
-Thấy rõ vai trò, tác dụng của các yếu tố trên trong VB TS.
-Kĩ năng kết hợp các yếu tố trên trong một VB TS.
a) Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố mieu tả nội tâm: Đoạn trích “Làng”, “Cổng trường mở ra” của Li Lan - NV 7 tập 1.
b) Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận:
“Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng:
- Quân Thanh sang xâm lấn nước tabảo là ta không nói trước!”
( Ngô Gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí trong NV9, tập một)
c) Đoạn văn tự sự sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận:
“Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, cuộc đời này quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”( Nam Cao, Lão Hạc, trong NV8, tập I)
5. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm:
Ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
[]tôi cất giọng véo von: Cái Cò, cái Vạc, cái Nông. Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào? Vặt lông cái Cốc cho tao. Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn. Chị Cốc thoạt nghe chị lò dò về phía cửa hang, tôi hỏi:
- Đứa nào cạnh khéo gì tao thế? Đứa nào cạnh khéo gì tao thế?
Tôi chui tọt ngay vào hang, cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!” (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ký trong NV 6, Tập hai)
Xem lại bài “Người kể chuyện trong VB tự sự” SGK/192, 193.
(Trong t/p Làng của Kim Lân)
6. Đoạn văn tự sự:
7. Các nội dung VB TS ở lớp 9 tiếp tục giúp cho HS hiểu sâu hơn về cách viết, cách thể hiện câu chuyện và nhân vật (do dùng các yếu tố miêu tả, nghị luận, dùng lời đối thoại hay độc thoại, dùng ngôi kể này hay ngôi kể khác)
8. Một VB có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó VB tự sự vì:
- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm nghị luận chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là phương thức tự sự.
- Khi gọi tên một VB, người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của VB đó. Thực tế khó có một VB nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
9. Lập bảng:
Số TT	Kiểu
VB
chính	Các yếu tố kết hợp với VB chính
	Tựsự	M/ tả	Nghị luận	Biểu cảm	T/ minh	Điều hành
1	Tự sự	/	X	X	X	X	
2	Miêu tả	X	/	X	X	
3	Nghị luận	X	/	X	X	
4	Biểu cảm	X	X	X	/	
5	Thuyết minh	X	X	/	
6	Điều hành	/
10. Bài tập làm văn tự sự của HS vẫn phải có đủ 3 phần vì HS đang trong giai đoạn luyện tập, phải rèn luyện theo những yêu cầu “chuẩn mực” của nhà trường.
11. Những kiến thức và kì năng về kiểu VB tự sự của phần TLV đã soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc - hiểu VB – tác phẩm VH tương ứng trong SGK.
12. Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc hiểu VB và phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp HS học tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện, dùng ngôi kể, người kể chuyện, dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc
4. Củng cố: 
GV nhắc lại nội dung chính của tiết ôn tập.
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
chuẩn bị kiểm tra HK.
	 KÍ DUYỆT: 07/12/2015
	 TT
	 LÊ THỊ GÁI

File đính kèm:

  • docNV 9 Tuan 18.doc