Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016

Câu 3: Bài thơ về tiểu đội xe không kính đ¬¬ược sáng tác trong thời kì nào ?

 A. Trước Cách mạng tháng Tám. B. Trong kháng chiến chống Pháp.

 C. Trong kháng chiến chống Mĩ. D. Đất nước được hoà bình độc lập.

Câu 4: Tác giả Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã sáng tạo ra một hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính - nhằm mục đích gì ?

 A. Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm mà sôi nổi, trẻ trung.

 B. Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong chiến tranh.

 C. Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của những người lính lái xe.

 D. Làm nổi bật những khó khăn thiếu thốn về điều kiện vật chất và vũ khí của những người lính trong cuộc kháng chiến.

Câu 5: Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt sáng tác trong hoàn cảnh nào ?

A. Nhà thơ xa bà đi bộ đội. B. Nhà thơ xa quê đi xây dựng kinh tế.

C. Nhà thơ xa quê đi học ở nước ngoài. D. Nhà thơ đi sơ tán.

Câu 6: “ Bếp lửa” chứa một triết lí thầm kín: “ Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình rộng dài của cuộc đời”. Đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai.

Câu 7: Giọng điệu của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là:

A. Ngang tàng, phóng khoáng, pha chút nghịch ngợm, phù hợp với đối tượng được miêu tả.

B. Trữ tình, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả.

C. Sâu lắng, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả.

D. Hào hứng, hoành tráng, phù hợp với đối tượng được miêu tả.

 

doc10 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Ngày soạn: 29/111/2015 
Tiết thứ 81:
KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
 Trên cơ sở ôn tập, học sinh nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học (từ bài 10 đến bài 15) làm tốt bài kiêm tra 1 tiết tại lớp.
- Qua bài kiểm tra, giáo viên đánh giá được kết quả của học sinh về tri thức kĩ năng, thái độ.
để có hướng khắc phục những điểm còn yếu.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, bài viết một tiết kết hợp tự sự biểu cảm kết hợp với lập luận.
3. Thái độ : Giáo dục học sinh lòng yêu thích và tự hào về văn thơ Việt Nam hiện đại, hiểu thêm về vẻ đẹp của con người và đất nước.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
 - Hình thức đề kiểm tra: trắc nghiệm và tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm 15 phút, tự luận trong 30 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
- Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng của nội dung: Đồng chí; Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Bếp lửa; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; Ánh trăng; Làng; Chiếc lược ngà.
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Xác định khung ma trận:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
  Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Chủ đề
TN
TL
TN
TL
Mức độ thấp
Mức độ cao
Đồng chí
Nhận biết hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề bài thơ.
Hiểu được chủ đề của bài thơ
Số câu
Số điểm
2
0,5
1
0,25
Số câu3
Số điểm 0,75
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Nhận biết hoàn cảnh st, giọng điệu...
Hiểu những phẩm chất của người lính
Số câu
Số điểm
2
0,5
1
0,25
Số câu 3
Số điểm 0,75
Bếp lửa
Nhận biết hoàn cảnh sáng tác
Hiểu ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa
Số câu
Số điểm
1
0,25
1
0,25
Số câu 2
Số điểm 0,5
Ánh trăng
Nhận biết hoàn cảnh sáng tác
Hiểu được ý nghĩa của của chi tiết thơ
Số câu
Số điểm
1
0,25
1
0,25
Số câu 2
Số điểm 0,5
Làng
Nhận biết hoàn cảnh sáng tác
Hiểu thái độ của nhân vật qua một số chi tiết
Số câu
Số điểm
1
0,25
1
0,25
Số câu 2
Số điểm 0,5
Lặng lẽ Sa Pa
Nhân vật anh TN
Số câu
Số điểm
1
2
Số câu 1
Số điểm 2,0
Chiếc lược ngà
P/t t/c của ông Sáu đối với bé Thu
Số câu
Số điểm
1
5
Số câu 2
Số điểm 5,0
Tổng số câu
Số điểm
Tỉ lệ
7
1,5
15%
5
1,5
15%
1
2
20 %
1
5
50 %
14
10
100%
IV: BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
I / Phần trắc nghiệm ( 3đ ) : Hãy đọc và khoanh tròn phương án trả lời em cho là đúng nhất.
Câu 1: Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong thời kì nào ?
 A. Trước Cách mạng tháng Tám.	B. Trong kháng chiến chống Pháp.
 C. Trong kháng chiến chống Mĩ. 	D. Đất nước được hoà bình độc lập.
Câu 2: Chủ đề bài thơ Đồng chí là gì ?
 A. Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
 B. Tình đoàn kết gắn bó giữa hai anh bộ đội cách mạng.
 C. Sự nghèo túng, vất vả của những người nông dân mặc áo lính. 
 D. Vẻ đẹp của hình ảnh " đầu súng trăng treo ".
Câu 3: Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác trong thời kì nào ?
 A. Trước Cách mạng tháng Tám.	B. Trong kháng chiến chống Pháp.
 C. Trong kháng chiến chống Mĩ. 	D. Đất nước được hoà bình độc lập. 
Câu 4: Tác giả Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã sáng tạo ra một hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính - nhằm mục đích gì ?
	A. Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm mà sôi nổi, trẻ trung. 	
	B. Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong chiến tranh. 	
	C. Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của những người lính lái xe. 	
	D. Làm nổi bật những khó khăn thiếu thốn về điều kiện vật chất và vũ khí của những người lính trong cuộc kháng chiến. 	
Câu 5: Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
A. Nhà thơ xa bà đi bộ đội.	B. Nhà thơ xa quê đi xây dựng kinh tế.
C. Nhà thơ xa quê đi học ở nước ngoài.	D. Nhà thơ đi sơ tán.
Câu 6: “ Bếp lửa” chứa một triết lí thầm kín: “ Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình rộng dài của cuộc đời”. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai.
Câu 7: Giọng điệu của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là:
Ngang tàng, phóng khoáng, pha chút nghịch ngợm, phù hợp với đối tượng được miêu tả.
Trữ tình, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả.
Sâu lắng, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả.
Hào hứng, hoành tráng, phù hợp với đối tượng được miêu tả.
Câu 8: Nhận định nào nói đúng nguồn gốc của từ “Đồng chí” ?
A. Là những người cùng một giống nòi.	 B. Là những người sống cùng một thời đại.
C. Là những người bạn thân thiết.	 D. Là những người cùng một chí hướng chính trị.
Câu 9: Bài thơ Ánh trăng được sáng tác trong thời kì nào ?
 A. Trước Cách mạng tháng Tám.	B. Trong kháng chiến chống Pháp.
 C. Trong kháng chiến chống Mĩ. 	D. Đất nước được hoà bình độc lập.
Câu 10: Câu tục ngữ nào phù hợp với nội dung bài thơ “Ánh trăng” ?
	A. “Không thầy đố mày làm nên”	B. “Có công mài sắt có ngày nên kim”
	C. “Uống nước nhớ nguồn”	D. “Lá lành đùm lá rách”.
Câu 11: Câu : “ Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ, đốt nhẵn” thể hiện thái độ gì của ông Hai ?
 A . Đau xót .	B . Tỏ ra vui mừng .
 C . Căm thù bọn xâm lược .	D . Căm ghét vì làng theo Tây .
Câu 12: Trong đoạn trích tác phẩm Làng, khi chưa nghe tin làng mình theo giặc, ông Hai đi ra phòng thông tin như thế nào ?
	A. Đi lủi thủi, tránh mặt tất cả mọi người. 	
	B. Đi nghênh ngang giữa đường vắng, gặp ai quen cũng níu lại cười cười. 	
	C. Len lén đi, không chào hỏi ai. 	
	D. Đi nem nép vào một bên đường, gặp ai quen thì níu lại hỏi tin tức. 	
II. Tự luận ( 7 đ )
 Câu 1: Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (2 đ).
 Câu 2: Em hãy phân tích tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu đối với bé Thu ( 5 đ )
V: HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm ( Mỗi câu đúng 0,25 đ ) 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
B
A
C
A
C
A
A
D
D
C
B
B
II. Tự luận. 
Câu 1: Học sinh nêu được: ( 2 đ )
- Hoàn cảnh sống, công tác.
- Vượt khó.
- Nét đẹp.
Câu 2: PT được các ý sau: 
- Lần đầu tiên gặp con ( 1 đ ) Thuyền còn chưa cập bến, ông Sáu đã nhảy thót lên bờ, vừa gọi vừa chìa tay đón con.
- Những ngày đoàn tụ: ( 1 đ ) Ông Sáu quan tâm, chờ đợi con gái gọi mình là cha.
- Những ngày xa con: ( 3 đ )
+ Ông Sáu thực hiện lời hứa với con. Quyết tâm làm chiếc lược ngà, khắc lên dòng chữ nhỏ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”® chính chiếc lược ngà làm dịu đi nỗi ân hận và tình cảm nhớ thương con.
+ Giờ phút cuối cùng trước lúc hi sinh, anh Sáu yên lòng khi biết cây lược sẽ được chuyển đến tận tay con gái→ chiếc lược ngà đã trở thành một vật quý thiêng liêng về tình cha con.
4. Củng cố :
	-Nhắc HS đọc lại bài làm.
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
	-Chuẩn bị : Ôn tập tập làm văn (tiếp theo).
	IV: RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết thứ: 82: 
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: 
 - Giúp học sinh nắm vững hơn đặc diểm của thể thơ tám chữ 
2. Kỹ năng: 
 - Nhận biết thể thơ tám chữ 
- Tạo đối vần nhịp trong khi làm thơ tám chữ 
3. Thái độ : 
 - Giáo dục học sinh lòng yêu thích thể thơ tám chữ .
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng và diễn cảm các khổ thơ 3, 4, 5 trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
Nội dung ghi bảng
« HOẠT ĐỘNG 1:
GV cho HS đọc các đoạn thơ.
Hỏi: Cho biết số lượng chữ ở mỗi đoạn thơ ?
Hỏi: Nhận xét cách gieo vần ?
Hỏi: Nhận xét cách ngắt nhịp ?
GV gọi 1 HS đọc Ghi nhớ.
« HOẠT ĐỘNG 2: 
Bài 1: Yêu cầu: điền từ vào chỗ trống với những từ đã cho.
Yêu cầu: Phải phù hợp nghĩa.
Bài 2: Tương tự như bài 1.
GV chia 2 nhóm, mỗi nhóm làm bài 1 – 2.
Bài 3:  Hãy tìm ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng.
« HOẠT ĐỘNG 3: 
Điền từ thích hợp ?
GV hướng dẫn HS làm.
GV cho HS đọc bài thơ của mình đã làm.
GV – HS nhận xét.
HS đọc các đoạn thơ.
HS trả lời.
HS nhận xét cách gieo vần.
HS nhận xét cách ngắt nhịp.
HS đọc Ghi nhớ.
HS điền.
HS tìm chỗ sai, nói lí do và tìm cách sửa lại.
HS điền từ thích hợp ?
HS làm.
HS đọc bài thơ của mình đã làm.
I. NHẬN DIỆN THỂ THƠ 8 CHỮ:
1. Mỗi dòng thơ đều có 8 chữ.
2. Cách gieo vần:
Đoạn 1:
- Các cặp vần: tan – ngàn, mới – gội, bừng – rừng, gắt – mật.
- Nhận xét: vần chân theo từng cặp khuôn âm.
Đoạn 2:
- Các cặp vần: về – nghe, học – nhọc, bà – xa.
- Nhận xét: vần chân theo từng cặp khuôn âm.
Đoạn 3:
- Các cặp vần: ngát – hát, non – son, đứng – đựng, tiên – nhiên.
- Nhận xét: vần chân gián cách theo từng cặp (còn gọi là vần ôm).
3. Cách ngắt nhịp:
Rất linh hoạt, không theo một công thức cứng nhắc nào.
* Ghi nhớ: SGK.
II. LUYỆN TẬP NHẬN DIỆN THỂ THƠ:
Bài 1:
Câu 1: Ca hát Câu 2: Ngày qua Câu 3: Bát ngát Câu 4: Muôn hoa
Bài 2: Điền
Câu 1: Cũng mất Câu 2: Tuần hoàn 
Câu 3: Đất trời
Bài 3: 
Câu thơ thứ 3 chép sai từ “rộn rã”. Am tiết cuối của câu thơ này phải mang thanh bằng và hiệp vần với chữ “gương” ở cuối câu thơ trên (đoạn thơ gieo vần chân liên tiếp).
III. THỰC HÀNH LÀM THƠ 8 CHỮ:
1. Điền từ thích hợp:
- Từ điền vào chỗ trống ở dòng thứ 3 phải mang thanh bằng.
- Từ điền vào chỗ trống ở cuối dòng thứ 4 phải có khuôn âm “a” (để hiệp vần với chữ “xa” cuối dòng thứ 2) và mang thanh bằng.
- Khổ 3: từ “vườn”, khổ 4 từ “qua”.
2. Làm thêm câu cuối:
Câu thơ này phải có 8 chữ và chữ cuối phải có khuôn âm “ương” hoặc “a”, mang thanh bằng.
VD: Bóng ai kia thấp thoáng giửa màn sương ?
Hoặc: Thỉnh thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta!
4. Củng cố: 
GV cho HS đọc lại Ghi nhớ.
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Về nhà tập làm thêm một số bài thơ 8 chữ.
Tiết sau Trả bài KT Văn.
IV: RÚT KINH NGHIỆM
Tiết thứ 83,84,85: 
CỐ HƯƠNG
 (Lỗ Tấn)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Giúp HS : Thấy được những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại. 
- Tinh thần phê phán sâu sắc XH cũ và niềm tin trong sáng và sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.
- Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà.
- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố Hương. 
2. Kĩ năng :
- Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
3. Thái độ :
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học nước ngoài, lòng yêu quê hương.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
 * Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần cha về thăm nhà.
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
Chú ý giọng điệu chậm buồn, hơi bùi ngùi khi kể, tả; giọng ấp úng của nhân vật Nhuận Thổ, giọng chao chát của thím Hai Dương 
GV cho HS đọc chú thích *.
GV giải thích một số từ khó.
VB được chia làm mấy phần ? Nội dung chính của từng phần?
Hoạt động 2: 
Phương thức biểu đạt chủ yếu của truyện là gì ?
Trong truyện có mấy nhân vật chính ? Nhân vật nào là n/v trung tâm ? Vì sao ?
T/g đã dùng những biện pháp ng/th nào để làm nổi bật sự thay đổi ở n/v Nhuận Thổ ?
Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, t/g còn miêu tả sự thay đổi nào khác của những con người và cảnh vật ở Cố hương?
T/g đã biểu hiện tình cảm, thái độ ntn và đặt vđ gì qua sự miêu tả đó ?
Việc sử dụng ng/th đối chiếu như vật có tác dụng ntn ?
Hình ảnh “con đường” ở cuối truyện có ý nghĩa gì ? Nếu bỏ hình ảnh ấy, liệu giá trị của truyện ngắn có bị giảm không? Vì sao ?
Hình ảnh “Cố hương” có ý nghĩa là gì ?
GV cho HS đọc lại các đv theo yêu cầu của câu hỏi 4 và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 3: 
GV nêu vấn đề cho HS suy nghĩ, làm việc theo nhóm (GV cho học sinh đọc ghi nhớ)
Hoạt động 4: 
Tổ chức luyện tập chung.
GV cho HS đọc câu hỏi.
HS thay nhau đọc.
HS đọc chú thích *.
HS lắng nghe.
- “Tôi không quản đang làm ăn sinh sống”.
- “Tinh mơ sáng hôm sau sạch trơn như quét”.
- Phần còn lại.
HS trả lời.
HS trả lời.
Hai biện pháp ng/th chính đc sử dụng là hồi ức và đối chiếu.
HS đối chiếu theo mẫu.
T/g làm nổi bật sự thay đổi về diện mạo tinh thần. Chính vì vậy, trong mọi thay đổi, điều làm Lỗ Tấn đau xót nhất là mối quan hệ giữa Nhuận Thổ với “tôi”.
HS trả lời.
Hình ảnh này có ý nghĩa biểu trưng, biểu tượng, khái quát triết lí về cuộc sống con người, hiện tại đến tương lai.
HS trả lời.
HS đọc 3 đv và trả lời câu hỏi.
Học sinh đọc ghi nhớ.
HS luyện tập.
I. Đọc – tìm hiểu VB:
1. Đọc:
2. Chú thích:
a)Tác giả: 
Lỗ Tấn (1881 – 1936) là nhà văn nổi tiếng của TQ.
b)Tác phẩm: Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập “Gào thét” (1923).
c) Từ khó:
3. Bố cục: 3 phần:
- “Tôi không quản đang làm ăn sinh sống”: “Tôi” trên đường về quê.
- “Tinh mơ sáng hôm sau sạch trơn như quét”: Những ngày” tôi” ở quê.
- Phần còn lại: “Tôi” trên đường xa quê.
II. Phân tích chi tiết:
1. Phương thức biểu đạt chủ yếu của truyện:
- Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự.
- Cố hương là truyện ngắn có yếu tố hồi kí chứ không phải là hồi kí.
- Biểu cảm là phương thức biểu đạt có vai trò quan trọng trong Cố hương.
2. Nhân vật chính và nhân vật trung tâm của tác phẩm:
Truyện có hai n/v chính là Nhuận Thổ và “tôi”.
Hình tượng n/v Nhuận Thổ quả có vị trí quan trọng. Nhân vật “tôi” là n/v trung tâm.
3. Biện pháp nghệ thuật:
- Hai biện pháp ng/th chính đc sử dụng là hồi ức và đối chiếu, làm nổi bật sự thay đổi của con người và cảnh vật.
Cảnh vật làng quê
Cảnh vật
trước mắt	Cảnh vật trong
hồi ức
	..
- T/g làm nổi bật sự thay đổi về diện mạo tinh thần (thể hiện qua tính cách của thím Hai Dương, tính cách của những người khách mượn cớ “mua đồ gỗ”, mượn cớ tiển mẹ con “tôi” để “lấy đồ đạc, đặc biệt là qua tính cách Nhuận Thổ). Chính vì vậy, trong mọi thay đổi, điều làm Lỗ Tấn đau xót nhất là mối quan hệ giữa Nhuận Thổ với “tôi”.
(Để làm nổi bật sự thay đổi trong làng quê, t/g còn đối chiếu n/v này trong hiện tại với n/v kia trong quá khứ, đặc biệt là đối chiếu Nhuận Thổ trong quá khứ với Thủy Sinh trong hiện tại.
-Qua hàng loạt sự đối chiếu ấy, t/g đã:
+)Phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của XH TQ đầu TK XX.
+) Phân tích nguyên nhân và lên án các thế lực đã tạo nên thực trạng đáng buồn ấy.
+) Chỉ ra những mặt tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn, tính cách của bản thân người LĐ.
4. Hình ảnh “con đường”:
Cuối truyện xuất hiện hình ảnh con đường trong suy nghĩ, liên tưởng của n/v “tôi”. Hình ảnh này có ý nghĩa biểu trưng, biểu tượng, khái quát triết lí về cuộc sống con người, hiện tại đến tương lai.
5. Hình ảnh “Cố hương”:
Hình ảnh “Cố hương” trong nhiều t/p VH không nên chỉ đc quan niệm là nơi chôn nhau cắt rốn. “Cố hương” thường còn là bức ảnh thu nhỏ của XH, của đất nước.
6. Tìm hiểu phương thức biểu đạt ở từng đoạn:
- Đoạn (a) chủ yếu dùng phương thức TS (có kết hợp biểu cảm), làm nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu (cũng có nghĩa làm nổi bật sự thay đổi trong thái độ của Nhuận Thổ đối với “tôi” hiện nay).
- Đoạn (b) chủ yếu dùng phương thức miêu tả, kết hợp với biện pháp hồi ức và đối chiếu, làm nổi bật sự thay đổi về mặt ngoại hình của Nhuận Thổ, qua đó có thể thấy tình cảnh sống điêu đứng của Nhuận Thổ và nd miền biển nói chung.
- Đoạn (c) chủ yếu dùng phương thức lập luận.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
Những rung cảm của nhân vật “tôi” trước sự thay đổi của làng quêàPhê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiếnàĐặt ra con đường đi cho người nông dân.
2. Nghệ thuật:
Diễn biến tâm lí nhân vật.
IV. Luyện tập:
Chọn đoạn văn, học thuộc.
Tìm những từ thích hợp trong tác phẩm điền theo bảng mẫu SGK/219
4. Củng cố: 
 GV nhắc lại nội dung bài học.
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
 Học bài cũ. Soạn trước VB: Những đứa trẻ (Trích Thời thơ ấu).
	IV: RÚT KINH NGHIỆM:
	KÍ DUYỆT: 30/11/2015
	TT
	 LÊ THỊ GÁI

File đính kèm:

  • docNV 9 Tuan 17.doc
Giáo án liên quan