Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16

Nhuận Thổ nói: Bẩm, vất vả lắm.Không đủ ăn, lại có được sống yên ổn đâu.Chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả. Mùa lại mất. Trồng được gì là gánh đi bán tất. Chỉ đóng góp vài lần là cụt vốn rồi.Nhân vật tôi kể: Anh ra đi. Mẹ tôi và tôi đều than thở, buồn cho cảnh nhà anh: con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đọa thân anh khiến anh trở thành đần độn mụ mẫm đi.

--> sự thay đổi này do cách sống lạc hậu của người nông dân từ hiện thực đen tối.

Theo em trong con người Nhuận Thổ điều duy nhất không thay đổi là gì ?

-> Tình bạn vẫn giữ nguyên vẹn. Đó là nét phẩm chất đáng quý của người nông dân.

? Điều đó có ý nghiã gì trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm?

Đến thăm bạn cũ, dù nhà rất nghèo túng, anh vẫn không quên mang theo một bọc giấy gói ít đậu xanh của nhà phơi khô để tặng bạn. Điều không thay đổi này so với những thay đổi của NT, nhất là trong cách xưng hô với bạn: Bẩm ông, cho thấy tác hại của lễ giáo PK và qua đó thấy sự phê phán sâu sắc của tác giả.

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5049 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : 10/12/2013 Tiết 76, 77, 78
Lớp dạy : 9A4
Tuần : 16 CỐ HƯƠNG
 ( Lỗ Tấn )
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : 
- Có hiểu biết về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.
	- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cố hương.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến thức :
- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
2. Kĩ năng :
 - Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể và tóm tắt được truyện.
* KNS : 
 - Suy nghĩ sáng tạo : bày tỏ nhận thức suy nghĩ của bản thân về cuộc sống, về những gì mình đang làm.
 - Tự nhận thức tình yêu quê hương ở mỗi người.
3. Thái độ : Bồi dưỡng hs tình yêu quê hương đất nước, biết trân trọng tình cảm cao đẹp. 
III/ CHUẨN BỊ :
* Phương pháp : động não, thảo luận, bình giảng.
- GV: SGK, bảng phụ, sách hướng dẫn.
- HS: soạn bài , trả lời theo câu hỏi hướng dẫn.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 
 * GV: Giới thiệu bài mới 
 Nỗi nhớ quê hương xa vời từng là đề tài cho bao nhiêu nhà thơ cổ kim, những khi có dịp trở về quê cũ ( Cố hương) sau nhiều năm xa cách, thì không phải ai cũng vui mừng, hài lòng. Bởi vì có khi như Hạ Tri Chương trong bài Hồi hương ngẫu thư :
 Dịch thơ : Trẻ đi, già ở lại nhà
 Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu
 Gặp nhau mà chẳng biết nhau
 Trẻ cười hỏi : Khách từ đâu đến làng ?
 Sau nhiều năm đi xa, khi nhân vật tôi trong truyện Cố hương của nhà văn Lỗ Tấn trở lại quê nhà, tuy không đến nỗi bẽ bàng như nhà thơ họ Hạ nhưng cũng bùi ngùi một nỗi buồn tê tái vì cảnh quê, người quê. Và tâm trạng người về thăm quê lần cuối cùng không chỉ có thế……
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HOẠT ĐỘNG 1 : Đọc và tìm hiểu chung 
- HS đọc chú thích (*) SGK 216.
- GV tóm tắt : 
 Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. Thời thanh niên ông từng học nhiều nghề như hàng hải, khai mỏ, nghề y mong muốn đem kiến thức khoa học giúp nước, giúp dân. Nhưng ông nhận thức rằng sự dốt nát, ngu muội là căn bệnh nguy hiểm nhất cần chữa đầu tiên, ông chuyển sang viết văn nhằm thức tỉnh, cải tạo đầu óc ngu muội và hèn nhát của quần chúng.
 Sự nghiệp sáng tác của ông phong phú, tác phẩm giàu giá trị hiện thực và tính chiến đấu. Giọng văn của ông bề ngoài lạnh lùng, điềm tĩnh nhưng bên trong sôi sục nhiệt huyết yêu nước và tinh thần đấu tranh. 
 - Là truyện ngắn tiêu biểu rút trong tập gào thét (1923). Lỗ Tấn phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến và đặt ra vấn đề con đường của nông dân trong toàn xã hội để mọi người cùng suy ngẫm.
 GV: HDh/s đọc : Giọng điệu chậm buồn, hơi bùi ngùi khi kể, tả, giọng ấp úng của nhân vật Nhuận Thổ, giọng chao chát của thím Hai Dương, giọng suy ngẫm, triết lí ở 1 số câu, đoạn.
- GV: Đọc 1 đoạn ® gọi h/s đọc ® nhận xét.
- GV : Tóm tắt những đoạn chữ nhỏ.
- Nêu bố cục của đoạn trích?Nội dung của đoạn?
- Dựa theo trình tự thời gian chuyến về thăm quê của nhân vật tôi – hãy tìm bố cục ? Về chi tiết mở đầu và kết thúc truyện ?
- Xác định ngôi kể ? Trình tự kể như thế nào?
- Ngôi kể thứ nhất : xưng tôi 
Cho biết phương thức biểu đạt ?
? Tóm tắt truyện?
-“Tôi” trở về quê sau hơn 20 năm xa cách. Lúc này thời tiết đang độ giưã đông, trời âm u, gió lạnh lùa vào khoang thuyền, làng xóm giờ đây tiêu điều xơ xác. Hình ảnh làng quê cũ hiện lên trong ký ức làm lòng “tôi” thấy không vui, về thăm làng chuyến này, “tôi” có ý định từ giã quê lần cuối và lo việc chuyển nhà đi nơi khác.“Tôi nhớ đến người bạn cũ thủa nhỏ là Nhuận Thổ: 1 cậu bé nông dân khỏe mạnh, tháo vát, hiểu biết và hồn nhiên.Ngày ấy 2 đứa trẻ chơi thân với nhau, sau 20 năm xa cách gặp lại, nhân vật tôi thấy Nhuận Thổ đã thay đổi nhiều: Anh trở thành 1 người nông dân nghèo khổ, đần độn, mụ mẫm đi, “Tôi” buồn bã rời quê với niềm băn khoăn không biết tương lai của cháu Hoàng và Thuỷ Sinh sau này sẽ ra sao, hình ảnh con đường ở cuối truyện nói lên lòng mong mỏi hy vọng 1 sự đổi thay.
? Có ba bạn tranh luận với nhau về nhân vật chính trong tác phẩm “Cố hương” của Lỗ Tấn
Tôi là nhân vật chính.
Nhuận Thổ là nhân vật chính.
Cả hai đều là nhân vật chính.
Ý kiến của em về vấn đề này ntn? Tại sao?
Nếu nhìn theo nghĩa rộng nhất thì ta thấy cả hai đều là nhân vật chính, nhưng vai trò của nhân vật tôi quan trọng hơn. Nhân vật trung tâm hiện lên chủ yếu ở phương diện: Những lời độc thoại, suy tư day dứt.Vì thế, có thể nói tôi là nhân vật trung tâm còn Nhuận Thổ là nhân vật chính.
? Theo em, nhân vật tôi có phải là tác giả không ?
- Giữa tôi và Lỗ Lấn có nhiều điểm tương đồng : cùng tên là Tấn, có những đoạn hồi kí của tác giả...nhưng đó không phải là tác giả. Chỉ là nhân vật mà nhà văn gửi gắm tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ trong đó vì vậy có thể từ tôi để hiểu tình cảm tư tưởng của nhà văn Lỗ Tấn. 
( Tiết 2)
* HOẠT ĐỘNG 2 Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản 
- HS đọc từ Tinh mơ sáng hôm sau ...
H: Những ngày ở quê, nhân vật “tôi” đã gặp rất nhiều người quen cũ, theo em cuộc gặp với nhân vật nào được kể nhiều nhất ?
- Nhuận Thổ và chị Hai Dương. 
? Mối quan hệ giữa “Tôi” và Nhuận Thổ được kể ở những thời điểm nào ?
? Hình ảnh Nhuận Thổ trong kí ức hiện ra qua những chi tiết nào ?
? Nhuận Thổ hiện tại đã thay đổi như thế nào ?
- HS trả lời
- Lập bảng để so sánh
- GV đưa bảng phụ.
Nhuận Thổ nói: Bẩm, vất vả lắm...Không đủ ăn, lại có được sống yên ổn đâu...Chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả. Mùa lại mất. Trồng được gì là gánh đi bán tất. Chỉ đóng góp vài lần là cụt vốn rồi...Nhân vật tôi kể: Anh ra đi. Mẹ tôi và tôi đều than thở, buồn cho cảnh nhà anh: con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đọa thân anh khiến anh trở thành đần độn mụ mẫm đi. 
--> sự thay đổi này do cách sống lạc hậu của người nông dân từ hiện thực đen tối.
Theo em trong con người Nhuận Thổ điều duy nhất không thay đổi là gì ?
-> Tình bạn vẫn giữ nguyên vẹn. Đó là nét phẩm chất đáng quý của người nông dân.
? Điều đó có ý nghiã gì trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm? 
Đến thăm bạn cũ, dù nhà rất nghèo túng, anh vẫn không quên mang theo một bọc giấy gói ít đậu xanh của nhà phơi khô để tặng bạn. Điều không thay đổi này so với những thay đổi của NT, nhất là trong cách xưng hô với bạn: Bẩm ông, cho thấy tác hại của lễ giáo PK và qua đó thấy sự phê phán sâu sắc của tác giả.
H: Từ đó, Nhuận Thổ của hiện tại là người ntn? 
- HS trả lời
- GV chốt
H*: Em có nhận xét gì về lời than thở của “tôi” dành cho Nhuận Thổ ? ( Con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đầy đoạ thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi). 
? Trong kí ức “Tôi” chị Hai Dương được mệnh danh “ Nàng Tây Thi đậu phụ”.
? Nàng Tây Thi? 
? Chị Hai Dương trong kí ức của “tôi” hiện lên qua những chi tiết nào?
? Sau 20 năm chi đã có gì thay đổi?
Lập bảng so sánh.
GV : Chị đã thay đổi hoàn toàn khác hẳn ngày xưa-> trở thành người đàn bà đanh đá, tham lam và ích kỉ. Nhân cách của con người cũng thay đổi.
H: Người kể chuyện muốn ta hiểu gì về c/s đang diễn ra nơi cố hương của ông ?
- HS nêu ý kiến
- GV chốt
Trong việc chỉ rõ sự thay đổi của con người và cảnh vật làng quê, tác giả nói đến sự sa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của nông dân do nạn áp bức, tham nhũng nặng nề. Song trọng điểm vẫn là làm nổi bật sự thay đổi về diện mạo tinh thần qua nhân vật Nhuận Thổ, thím Hai Dương, rồi thể hiện qua tính cách của khách mượn cớ mua đồ gỗ, mượn cớ đưa tiễn mẹ con nhân vật “tôi” để lấy đồ đạc.
 Chính vì vậy, trong mọi thay đổi, điều làm tác giả đau xót nhất, đau xót đến “điếng người đi”là mối quan hệ giữa “tôi” và Nhuận Thổ. Như vậy để làm nổi bật sự thay đổi của làng quê tác giả không chỉ đối chiếu từng nhân vật quá khứ với hiện tại mà tác giả còn có sự đối chiếu nào khác ?
- Nhân vật này trong hiện tại với nhân vật kia trong quá khứ ( Nhuận Thổ trong quá khứ đối chiếu với Thuỷ Sinh trong hiện tại. Trong quá khứ Nhuận Thổ cổ đeo vòng bạc, ở hiện tại : Thuỷ Sinh cổ không đeo vòng bạc. Rồi Nhuận Thổ trong quá khứ thì “khuôn mặt tròn trĩnh”. Thuỷ Sinh hiện tại “ vàng vọt, gầy còm”.
? Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?
(Tiết 3 )
GV: cho hs đọc “ Tôi nằm xuống ……… cho đến hết”
? “Tôi” rời xa quê trong thời điểm nào? Việc lựa chọn thời điểm ấy nhằm mục đích gì?
- Việc lựa chọn thời điểm là nhằm dụng ý nghệ thuật rõ nét, bố cục đầu cuối tương ứng.
Một con người đầy tâm trạng suy tư trở về quê trong một buổi chiều khi hoàng hôn buông xuống trên một chiếc thuyền dưới bầu trời vàng úa, và cũng rời xa quê vào buổi chiều khi hoàng hôn buông xuống trên một chiếc thuyền, khi những dãy núi xanh sẫm lại…cách sử dụng thời gian không gian nghệ thuật độc đáo.
H: Khi rời xa cố hương nhân vật “tôi” cảm thấy ntn ?
H: Vì sao, khi rời cố hương nhân vật “tôi” lại không chút lưu luyến, vô cùng lẻ loi, ngột ngạt?
H: Vậy khi rời cố hương nhân vật “tôi” mong ước điều gì ? Em hãy nêu nhận xét của mình ?
? Qua đó thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
GV: Hiện tại đau buồn, quá khứ tươi đẹp không bao giờ trở lại. Cố Hương bây giờ chỉ còn là xơ xác nghèo hèn xa lạ từ cảnh vật đến con người.
Trên đường đi, trước mắt tôi hiện ra cảnh tượng một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển, trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vầng trăng tròn vàng thắm. 
? Chi tiết đó có ý nghĩa gì?
- Mơ về một c/s khác: tươi đẹp, hạnh phúc hơn lúc này.
GV chốt: Một cánh đồng cát, màu xanh biếc.....
H*: Em có nhận xét gì về chi tiết trên ?
- HS nêu nhận xét
GV: Những biểu hiện khác nhau của tình yêu quê hương, gia đình sâu đậm của nhân vật “tôi”, tuy buồn đau vì sự sa sút nghèo hèn của làng quê nhưng vẫn ước mơ và hi vọng vào tương lai, vào thế hệ trẻ sẽ đem đến những đổi thay cho quê hương, sẽ được sống cuộc đời hạnh phúc trên quê hương và chính chúng sẽ tự mình làm được điều ấy.
- GV: Cho h/s đọc đoạn văn cuối cùng.
? Hình ảnh “Con đường” cần được hiểu như thế nào?
- Con đường sông, đường thủy --> (nghĩa đen): đi mãi cũng thành đường thôi. 
H: Vậy h/ả con đường” ở cuối truyện có ý nghĩa gì ?
Vì sao khi mong mỏi và hi vọng cuộc đời mới cho cố hương, nhân vật “tôi” lại nghĩ đến con đường “đi mãi thì thành” ?
Vấn đề đặt ra: Xây dựng những cuộc
đời mới, những con đường mới tốt đẹp hơn cho tương lai. Hi vọng vào thế hệ trẻ làm thay đổi quê hương.
GV: Hình ảnh con đường là biểu tượng khái quát triết lý về cuộc sống con người hiện tại đến tương lai...hp con người không tự nhiên mà có, do chính con người tự thân hành động… người đi mãi, góp phần tạo dựng nên.
? Ước vọng của tác giả có trở thành hiện thực không ? 
- HS tự bộc lộ.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tổng kết
? Một số đặc sắc nghệ thuật đặc săc của Vb
Hs : phát hiện ...
GV: cho hs đọc lại ghi nhớ SGK -219
 * HOẠT ĐỘNG 4 Hướng dẫn luyện tập
Hãy giải thích nhận định sau: Cố hương là một truyện ngắn có yếu tố hồi kí chứ không phải là hồi kí?
Hãy chỉ ra đoạn văn tiêu biểu mang tính chất hồi kí trong truyện. Tác dụng của đoạn văn ấy trong việc thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm?
I- TÌM HIỂU CHUNG :
1- Tác giả :
Lỗ Tấn ( 1881 – 1936) là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc . Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại sa sút. . 
- Sự nghiệp sáng tác phong phú, tác phẩm giàu giá trị hiện thực và tính chiến đấu.
- Năm 1981 toàn thế giới đã kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Lỗ Tấn và xem ông như một danh nhân văn hóa…
2- Tác phẩm :
Cố hương là truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập “Gào thét”.
3- Bố cục : 3 phần 
- Từ đầu -> sinh sống: Nhân vật tôi trên đường về quê.
 -Tiếp -> sạch trơn như quét: tôi những ngày ở quê .
 - Còn lại: nhân vật tôi trên đường rời xa quê. 
- Truyện có yếu tố hồi ký.
- Bố cục đầu cuối tương ứng.
=> Kể theo trình tự thời gian, không gian, có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại, giàu màu sắc trữ tình.
*Phương thức biểu đạt : 
- Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
4- Tóm tắt truyện : (SGK)
- Nhân vật “tôi”(anh Tấn) là nhân vật trung tâm .
II- ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN
1. Nhân vật “tôi” ( anh Tấn )
a. Những ngày ở cố hương - Cuộc gặp gỡ giữa tôi và Nhuận Thổ
a1. Nhân vật Nhuận Thổ : Quá khứ – hiện tại
Nhuận Thổ trong kí ức (quá khứ)
Nhuận Thổ hiện tại
- Cậu bé trạc 11-12 tuổi.
- Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật.
- Cao gấp đôi trước người co ro cúm rúm.
 Khuôn mặt vàng sạm, có nếp nhăn sâu hoắm, mi mắt đỏ húp mộng...
- Đội mũ lông chiên, cổ đeo vòng bạc.
- Đội mũ rách tươm, mặc chiếc áo bông mỏng dính.
- Bàn tay hồng hào, mập mạp, lanh lẹ -> biết bẫy chim, săn tra
- Tay nức nẻ như vỏ cây thông -> tỏ ra rụt rè …
- Tình cảm bạn bè thân thiết .
- Nói năng thiểu não, xưng hô cung kính, môi mấp mái không ra tiếng
Cậu bé khỏe mạnh, lanh lợi, tháo vát, thông minh
Người nông dân già nua, thô kệch, tiều tuỵ, trầm cảm , tư lự, nghèo khổ, đần độn, mụ mẫm, cam chịu số phận.
=> Tình bạn trong sáng, chân thành vô tư, chan hòa.
=> Tình bạn xa cách, phân biệt đẳng cấp .
- Nhuận Thổ già nua, tiều tuỵ và hèn kém.
- Sự thay đổi đến thê lương ở Nhuận Thổ có nguyên nhân từ cách sống lạc hậu của người nông dân, từ hiện thực đen tối của xã hội áp bức …
a 2. Chị Hai Dương
Trong ký ức
Sau 20 năm
-Gọi chị là nàng Tây Thi đậu phụ. 
-Xoa phấn, lưỡng quyền không cao, môi không mỏng... là người phụ nữ khá đẹp, có sức quyến rũ.
-> Xinh xắn, có duyên bán hàng
-Lưỡng quyền nhô cao
-Môi mỏng dính, chân nhỏ xíu giống chiếc compa.
-Đanh đá, tham lam. 
-> Xấu xí, kệch cỡm, tham lam, trơ tráo
=> Miêu tả cuộc sống quanh quẩn, bế tắc, nghèo khổ khiến làng quê ngày một tàn tạ. Con người ngày một khổ sở hèn kém và bất lương. Thể hiện sự xót thương, bất lực và căm ghét.
* Nguyên nhân sự sa sút của quê hương:
- Nguyên nhân khách quan: do tự nhiên mất mùa; do XH thuế nặng, lính tráng, trộm cắp, quan lại, thân hào.
- Nguyên nhân chủ quan: Do con người-con đông, đần độn, mụ mẫm...
=> Đó cũng là điều trăn trở, đau xót của nhà văn.
b. Khi rời cố hương 
- Lòng tôi không chút lưu luyến ... tôi vô cùng lẻ loi ngột ngạt.
- Cố hương không còn đẹp đẽ, ấm áp như xưa mà chỉ là xơ xác, nghèo hèn và xa lạ từ cảnh vật đến con người.
- Mong cho đến thế hệ con cháu: Không bao giờ phải cách bức nhau ... chưa từng được sống.
- Mong cho làng quê tươi đẹp, con người tử tế, thân thiện.
+ Một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển, trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vầng trăng tròn vàng thắm.
=> Ước mơ làng quê yên bình, no ấm .
2/ Hình ảnh con đường ở cuối truyện :
- “Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường đó thôi”.
-> Ẩn dụ, biểu cảm, nghị luận.
- Con đường không tự nhiên mà có, cũng không ai ban cho. Do nhiều người đi mà góp phần tạo dựng nên. Mọi thứ trong cuộc sống không tự có sẵn, nếu muốn, bằng cố gắng và kiên trì con người sẽ có tất cả.
- Con đường biểu hiện niềm tin về sự thay đổi xã hội tìm con đường mới cho người dân trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XX -> Ước mơ thay đổi xã hội tốt đẹp hơn trước cho các thế hệ tương lai.
- Thức tỉnh người dân không cam chịu c/s nghèo hèn, áp bức.
III/ TỔNG KẾT 
* Đặc sắc nghệ thuật :
- Bố cục chặt chẽ, cách sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật : hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng.
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật độc đáo góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.
- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
- Sáng tạo hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa triết lý.
* Ý nghĩa văn bản :
Cố hương là nhận thức về thực tại và là mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước Trung Quốc đẹp đẽ trong tương lai.
IV/ Luyện tập :
Cố hương có nhiều đoạn chứa yếu tố hồi kí, tuy nhiên các đoạn ấy chỉ được lồng trong dòng kể câu chuyện về quê đang diễn ra không thể xem cả tác phẩm là hồi kí. 
Đoạn văn tiêu biểu: Lúc bấy giờ trong kí ức….chúng tôi không hề gặp mặt nhau nữa. .
-> Tác giả có đk làm nổi bật tình cảm thắm thiết của tôi đối với người bạn nông dân thời thơ ấu, qua đó, cả với làng quê xưa trong kí ức, đồng thời tạo cơ sở để tô đậm sự thay đổi quá nhanh chóng của làng quê hiện nay. 
* Hướng dẫn tự học :
Đọc, nhớ được một số đoạn miêu tả, biểu cảm, lập luận tiêu biểu trong truyện.
* Dặn dò : Học bài – Chuẩn bị tiết Ôn tập tập làm văn SGK tr – 206 và 220. 
- Ở tiết 79 SGK tr 206 có 6 câu hỏi, hs tự soạn các câu hỏi ấy. 
- Các tổ chuẩn bị bảng phụ câu trả lời bằng giấy A0 - Tổ 1 câu 2 ; Tổ 2 câu 3, Tổ 3 câu 5 .
------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docCo huong Theo tinh than giam tai.doc
Giáo án liên quan