Giáo án Ngữ văn 9 tuần 15 tiết 71: Ôn tập phần tiếng việt

II. XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI:

1. Ôn lại các từ ngữ xưng hô hô thông dụng:

- Ngôi thứ nhất (người nói): tôi, tao, tớ, ta, mình,. (số ít); chúng tôi, chúng ta, chúng tớ, bọn mình, bọn tôi, bọn tớ, bọn tao,. (số nhiều).

- Ngôi thứ hai (người nghe): mày, mi, ngươi, ngài, người, nàng, chàng,. (số ít); bay, chúng bay, chúng mày, các người, các ngươi, các ngài, bọn bay, bọn mày,. (số nhiều).

- Ngôi thứ ba: (người được nói đến): nó, hắn, gã, y, mụ, lão,. (số ít); họ, chúng, chúng nó, bọn chúng, bọn họ,. (số nhiều).

 Phải căn cứ theo đối tượng và các đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho phù hợp .

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4600 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tuần 15 tiết 71: Ôn tập phần tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 Ngày soạn:...
TIẾT 71 Ngày dạy: 
 Tiếng Việt ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Củng cố một số nội dung của phần Tiếng Việt đã học ở học kì I
TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Các phương châm hội thoại.
- Xưng hô trong hội thoại.
- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Kĩ năng: 
Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong ôn tập.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
9A1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
9A2/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A5/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
2. Kiểm tra: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh (bài soạn ôn tập).
3. Bài mới: Nhằm bổ sung kiến thức về từ ngữ địa phương và hiểu thêm về sự phong phú của tiếng Việt, chúng ta sẽ cùng nhau học bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
@ Hoạt động 1: Ôn lại các phương châm hội thoại.
+ GV hỏi: Em hãy nêu các phương châm hội thoại đã học và những điều cần lưu ý khi giao tiếp ?
+ HS nhớ lại kết hợp với SGK trả lời:
- Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của giao tiếp, không thiếu, không thừa. 
- Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. 
- Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
- Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.
- Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
+ GV cho HS đọc mục 2. (S/190): Hãy kể một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ.
Khoảng 10 giờ tối, ông bác sĩ nhận được cú điện thoại của một khách quen ở vùng quê.
Ông khách nói, giọng hoảng hốt:
-Thưa bác sĩ, thằng bé nhà tôi nuốt cây bút bi của tôi rồi. Bây giờ biết làm thế nào?
 Xin bác sĩ đến ngay cho.
-Tôi lên đường ngay. Nhưng mưa to gió lớn thế này, đường vào làng ông lại lầy lội, phải một tiếng rưỡi nữa tôi mới đến nơi được.
-Thế trong khi chờ bác sĩ đến, tôi biết làm thế nào?
-Ông chịu khó dùng tạm bút chì vậy.
+ HS: Trong câu chuyện trên người nghe đã không tuân thủ phương châm quan hệ.
@ Hoạt động 2: Ôn lại cách xưng hô trong hội thoại.
+ GV hỏi: Các em hãy nêu những từ ngữ xưng hô thông dụng trong Tiếng Việt?
+ HS đáp:
- Ngôi thứ nhất (người nói): tôi, tao, tớ, ta, mình,... (số ít); chúng tôi, chúng ta, chúng tớ, bọn mình, bọn tôi, bọn tớ, bọn tao,... (số nhiều).
- Ngôi thứ hai (người nghe): mày, mi, ngươi, ngài, người, nàng, chàng,... (số ít); bay, chúng bay, chúng mày, các người, các ngươi, các ngài, bọn bay, bọn mày,... (số nhiều).
- Ngôi thứ ba: (người được nói đến): nó, hắn, gã, y, mụ, lão,... (số ít); họ, chúng, chúng nó, bọn chúng, bọn họ,... (số nhiều).
- Các danh từ chỉ quan hệ gia đình, họ tộc: cụ, ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, con, cháu, bác, cậu, mợ, chú, thím, dượng,...
- Các danh từ chỉ quan hệ xã hội: bạn, đồng hương, đồng nghiệp, đồng chí, thủ trưởng, cán bộ,...
- Các danh từ chỉ chức vụ xã hội: chủ tịch, bí thư, bộ trưởng, tổng giám đốc, trưởng phòng,...
- Các danh từ chỉ người làm một số nghề đặc biệt: thầy (thầy giáo, thầy thuốc, thầy cúng,..), cô (cô giáo, cô đồng), cha (cha cố), bác sĩ, luật sư,...
_ Phải căn cứ theo đối tượng và các đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho phù hợp .
+ GV hỏi: Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương châm“Xưng khiêm, hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào ? Cho ví dụ minh họa.
+ HS: “Xưng khiêm” là xưng hô một cách khiêm nhường trong hội thoại. “Hô tôn” là gọi người đối thoại một cách tôn kính.
+ GV: Thảo luận vấn đề: Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô ?
+ HS đáp:
- Vì từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú (tên riêng, chức vụ, nghề nghiệp, ...)
- Xưng hô thể hiện thái độ tình cảm.
@ Hoạt động 3: Ôn lại kiến thức về hai cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.
+ GV: Làm sao ta có thể phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
+ HS nhớ lại và trả lời.
+ GV cho HS đọc yêu cầu mục 2. (S/190-191): Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu bên dưới:
 Vua Quang Trung tự mình đốc thúc đại binh, cả thuỷ lẫn bộ 
cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi:
 - Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào?
 Thiếp nói:
 - Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không biết thế nên đánh hay giữ ra sao. Chúa công ra đi chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan. 
	(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí)
Hãy chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp. Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại?
+ HS thảo luận 3’ và trả lời.
I. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI:
1. Ôn lại nội dung của các phương châm hội thoại:
Các phương châm hội thoại
Phương
Châm
về 
lượng
Phương
Châm
về 
chất
Phương
Châm
quan
 hệ
Phương
Châm
cách
 thức
Phương
Châm
lịch
sự
- Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của giao tiếp, không thiếu, không thừa. 
- Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. 
- Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
- Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.
- Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
2. Tình huống giao tiếp mà phương châm hội thoại không được tuân thủ:
Sơn vừa nghếch mắt nhìn lên tấm bản đồ vừa nghe chị Hương kể chuyện Cô-Lôm-Bô tìm ra châu Mỹ.Chị Hương say sưa kể rồi kết thúc :
- Chuyện này đã xảy ra từ năm trăm năm trước.
Sơn bổng nghệt mặt ra rồi trầm trồ :
- Sao mà chị có trí nhớ tốt thế ? 
II. XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI:
1. Ôn lại các từ ngữ xưng hô hô thông dụng: 
- Ngôi thứ nhất (người nói): tôi, tao, tớ, ta, mình,... (số ít); chúng tôi, chúng ta, chúng tớ, bọn mình, bọn tôi, bọn tớ, bọn tao,... (số nhiều).
- Ngôi thứ hai (người nghe): mày, mi, ngươi, ngài, người, nàng, chàng,... (số ít); bay, chúng bay, chúng mày, các người, các ngươi, các ngài, bọn bay, bọn mày,... (số nhiều).
- Ngôi thứ ba: (người được nói đến): nó, hắn, gã, y, mụ, lão,... (số ít); họ, chúng, chúng nó, bọn chúng, bọn họ,... (số nhiều).
_ Phải căn cứ theo đối tượng và các đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho phù hợp .
2. “Xưng khiêm, hô tôn” trong Tiếng Việt:
- “Xưng khiêm” là xưng hô một cách khiêm nhường trong hội thoại. “Hô tôn” là gọi người đối thoại một cách tôn kính.
Ví dụ: - Thưa quí ông, quí bà! 
 Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hiện diện của quí ông, quí bà trong buổi lễ trọng thể này. 
3. Lựa chọn từ ngữ xưng hô:
Vì mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp(thân mật hay xã giao) và mối quan hệ giữa người nói với người nghe(thân hay sơ, khinh hay trọng)
ð Lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ đạt được kết quả giao tiếp.
III. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP:
1. Phân biệt hai cách dẫn:
- Lời dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc của nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép (“”).
- Lời dẫn gián tiếp: Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc của nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp;lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
2. Bài tập:
- Chuyển lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp: Vua Quang Trung tự mình đốc thúc đại binh, cả thuỷ lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào. Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào. Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quan ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh hay giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không qua mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
- Những thay đổi từ ngữ:
Trong lời đối thoại
Trong lời gián tiếp
Từ ngữ xưng hô
Tôi (ngôi thứ nhất) Chúa công (ngôi thứ hai)
Nhà vua (ngôi thứ ba) Vua Quang Trung(ngôi thứ 3)
Từ chỉ ĐĐ
đây
(tỉnh lược)
Từ chỉ TG
bây giờ
bấy giờ
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Học phần tổng kết từ vựng ( kiến thức từ vựng từ lớp 6 đến lớp 9).
- Ôn lại các phương châm hội thoại; xưng hô trong hội thoại; cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết phần Tiếng Việt.

File đính kèm:

  • docGiao_an_Ngu_Van_9_Tuan_15_s_Thanh_Nguyen_20150725_032435.doc