Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 14 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

 Giúp HS :

- Hiểu được từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái đặc điểm, tính chất.

 - Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương.

2. Kĩ năng :

 - Nhận biết một số từ ngữ thuộc các phương ngữ khác nhau.

 - Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong một số văn bản.

3. Thái độ :

 - Giáo dục học có ý thức sử dụng từ ngữ địa phương phù hợp để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ:

- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .

- HS chuẩn bị SGK – bài soạn .

 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 

doc10 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 14 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14 Ngày soạn: 08/11/2015 
 Tiết thứ 66,67:
LÀNG 
 (Kim Lân)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
 Giúp HS : - Nhân vật, sự việc, cốt truyện, trong một tác phẩm truyện hiện đại.
- Đối thoại, độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêo tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
 - Thấy được tình yêu làng, yêu nước tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
2. Kĩ năng :
- Đọc hiểu một văn bản truyện hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Vận dụng kiến thức về thể loai và sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại .
3. Thái độ :
 - Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc pháp xâm lược.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng bài thơ Anh trăng của Nguyễn Duy.
- Chủ đề của bài thơ là gì ?
 Nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: 
GV gọi HS đọc chú thích *
Nêu những hiểu biết của mình về t/g Kim Lân.
Truyện ngắn Làng đc viết vào năm nào ?
GV cho HS đọc những đoạn quan trọng.
GV giải thích một số Chú thích SGK.
Đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn ? Nội dung từng đoạn ?
Hoạt động 2: 
Để khắc họa nổi bật chủ đề của truyện, tính cách của n/v, Kim Lâm đã đặt n/v chính vào một tình huống truyện ntn ? Tình huống ấy có tác dụng gì ?
Khi nghe tin do những người tản cư từ Gia Lâm cho biết: cả làng chúng nó Việt gian theo Tây, thái độ và tâm trạng ông Hai ntn ? (p/t cử chỉ và những câu nói của ông).
Về đến nhà, nằm vật ra giường như bị cảm, nhìn lủ con chơi sậm, chơi sụi với nhau, tâm trạng của ông Hai diễn biến ntn ?
HS đọc đoạn trò chuyện của ông Hai với vợ, qua đó p/t tiếp tục tâm trạng và thái độ của ông Hai ?
Qua câu chuyện với mụ chủ nhà, vợ chồng ông Hai đã bị đẩy đến tình thế khó xử ntn ? Tâm trạng của ông Hai ?
HS đọc diễn cảm đoạn trò chuyện với thằng Húc. Cảm nhận của em về đv này ?
Đến đỉnh điểm của câu chuyện, t/g tìm cách giải quyết mâu thuẩn và tâm trạng n/v ông Hai ntn ? Tâm trạng, thái độ và cử chỉ, lời nói của ông sau khi biết đc sự thật về cái làng của mình ra sao ?
? Câu chuyện hấp dẫn ở những điểm nào? Vì sao?
 Gv chốt các ý chính cho hs nắm.
Học xong văn bản giáo dục em điều gì?
 Cho hs đọc ghi nhớ.
HS đọc chú thích *
Truyện ngắn Làng đc viết năm 1948, trên chiến khu VB.
HS lắng nghe.
a) Từ đầu đến “ không nhúc nhích”:
b) => “ đôi phần”:
c) Đoạn còn lại:
Tình huống ông Hai tình cờ nghe đc tin dân làng Chợ Dầu yêu quí của ông đã trở thành Việt gian theo Pháp, phản lại k/c, phản lại cụ Hồ.
Ông nghẹn giọng, lạc giọng đến khó thở khi nghe tin đột ngột. Vì ông vốn yêu và tự hào về làng quê của mình.
HS đọc đv: “Nhìn lũ trẻ sự này chưa” và phát biểu.
HS đọc và p/t.
Khi bị mụ chủ nhà khó tính đẩy đến chỗ không biết sẽ sống nhờ ở đâu, tâm trạng của ông Hai lại càng trở nên u ám hơn.
HS đọc, cảm nhận.
HS trả lời.
- HS Thảo luận - trả lời.
- Suy nghĩ trả lời.
- Hs đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
Kim Lân (1920) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê Bắc Kinh (Bắc Ninh). Ông là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, am hiểu và gắn bó với nông thôn và nd MB, chuyên viết về những phong tục VH cổ truyền đồng bằng Bắc Bộ. Những t/p nổi tiếng của ông: Làng, Vợ nhặt, Ông cản ngủ, Đội chim thành
2. Tác phẩm:
Truyện ngắn Làng đc viết năm 1948, trên chiến khu VB.
3. Đọc:
4. Giải thích từ khó:
5. Bố cục:
a) Từ đầu đến “ không nhúc nhích”: tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cả lang Chợ Dầu làm Việt gian theo Pháp.
b) => “ đôi phần”: tâm trạng xấu hổ, đau khổ buồn bực của ông trong ba bốn ngày sau đó.
c) Đoạn còn lại: Tình cờ, ông Hai mới biết đó là tin đồn nhảm. Ông vô cùng sung sướng, lại yêu, lại tự hào về cái làng mình hơn xưa.
III. Phân tích chi tiết:
1. Tìm hiểu tình huống truyện:
Tình huống ông Hai tình cờ nghe đc tin dân làng Chợ Dầu yêu quí của ông đã trở thành Việt gian theo Pháp, phản lại k/c, phản lại cụ Hồ.
=> giải quyết chủ đề của t/p: phản ánh và ca ngợi t/y làng - yêu nước chân thành, giản dị của người nd VN trong cuộc k/c chống Pháp.
2. Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:
- Ông nghẹn giọng, lạc giọng đến khó thở khi nghe tin đột ngột. Vì ông vốn yêu và tự hào về làng quê của mình.
Cử chỉ đầu tiên của ông là “lảng chuyện, cười cái cười nhạt thếch” của sự bẽ bàng, dời quán về nhà (ở nhờ).
- Ông Hai nghĩ đến sự hắt hủi, khinh bỉ của mọi người dành cho những đứa trẻ của cái làng Việt gian. Ông khó tin chuyện tày đình này nhưng ông đành chấp nhận sự thật. Ông nghĩ tới sự tẩy chay của mọi người, tới tương lai chưa biết sinh sống, làm ăn ntn.
- Trò chuyện với vợ trong gian nhà ở nhờ, thái độ của ông Hai vừa bực bội, vừa đau đớn, cố kìm nén, trằn trọc thở dài, mấy ngày sau đó không dám ra khỏi nhà.
3. Tâm trạng của ông Hai mấy ngày sau đó:
Khi bị mụ chủ nhà khó tính đẩy đến chỗ không biết sẽ sống nhờ ở đâu, tâm trạng của ông Hai lại càng trở nên u ám hơn: bế tắc và tuyệt vọng. Những câu hỏi liên tiếp cuộn trào trong đầu ông già khốn khổ.
(đv rất chân tình và cảm động)
4. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính:
Sau khi biết đc sự thật đó chỉ là một tin đồn nhảm, thái độ của ông Hai rất vui mừng, hớn hở. Ông dường như không tiếc ngôi nhà, lại đi khoe tin nhà mình bị đốt.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Xây dựng cốt truyện theo diễn biến tâm lý nhân vật, tình huống truyện gay cấn -> bộc lộ tư tưởng, tình cảm của nhân vật.
- Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế.
- Ngôn ngữ sinh động giàu tính khẩu ngữ.
- Trần thuật linh hoạt, sinh động , giàu tính biểu cảm.
2. Ý nghĩa: Đoạn trích thể hiện tình yêu làng, yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
* Ghi nhớ: Sgk
4. Củng cố: 
GV cho HS đọc lại Ghi nhớ.
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Học bài cũ, chuẩn bị tiết sau hoc: Lặng lẽ Sa Pa.
IV: RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết thứ 68:	 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :	
 Giúp HS : 
- Hiểu được từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái đặc điểm, tính chất.
 - Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương.
2. Kĩ năng :
 - Nhận biết một số từ ngữ thuộc các phương ngữ khác nhau.
 - Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong một số văn bản.
3. Thái độ :
 - Giáo dục học có ý thức sử dụng từ ngữ địa phương phù hợp để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: 
Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc phương ngữ mà em biết những từ ngữ:
 a/ Chỉ các sự vật hiện tượngkhông có tên gọi trong các phương nhữ khác và ngôn ngữ toàn dân ?
 b/ Đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân?
c/ Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác ?
Hoạt động 2 : 
Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như bài tập 1a không có những từ ngữ tương đương trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân?
Điều trên thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta như thế nào?
Hoạt động 3: 
Quan sát 2 bảng mẫu ở BT 1 và cho biết những từ ngữ nào ở trường hợp b và cách hiểu nào ở trường hợp c được coi là ngôn ngữ toàn dân ?
Hoạt động 4: 
 Gọi HS đọc yêu cầu đề bài và xác định lại các nội dung yêu cầu , sau đó cho HS suy nghĩ 3 phút và gọi HS trả lời.
HS phát biểu ( VD : nhút, bồn bồn)
HS phát biểu.
Hs phát biểu. 
HS đọc và làm BT2.
Phương ngữ lấy làm chuẩn của TV là phương ngữ Bắc.
Học sinh lên ghi bảng.
Bài tập 1:
 a) Sự vật hiện tượng chỉ dùng riêng ở một địa phương 
(không có tên gọi ở phương ở phương ngữ khác ): 
* Nghệ - Tĩnh: - nuộc chạc: mối dây.
- chẻo: một loại nước chấm.
* Nam Bộ: - mắc: đắt.
- reo: kích động.
* Thừa – Thiên Huế: - sương : gánh.
- bọc: cái túi áo.
 b) Các từ đồng nghĩa nhưng khác âm đọc:
VD: quả (Bắc)
 trái (Nam)
 lợn (Bắc)
 heo(Nam, Trung)
 mũ (Bắc)
 nón (Trung, Nam)
 c) Các từ đồng âm khác nghĩa :
VD:ốm:bệnh (Bắc)
 ốm:gầy Trung
 Nam
Bắc: hòm (đựng đồ đạc).
Trung: hòm (quan tài).
Nam: hòm (quan tài).
Bài tập 2:
- Có những từ ngữ chỉ xuất hiện ở địa phương này mà không xuất hiện ở địa phương khác chứng tỏ có sự khác biệt giữa các vùng về điều kiện tự nhiên, tâm lý, phong tục ở nước ta.
- Tuy nhiên điều này không xảy ra nhiều bởi các từ thuộc nhóm này không nhiều.
Bài tập 3:
Không có từ nào trong hai mục (b), (c) đc coi là ngôn ngữ toàn dân bởi vì trong vốn từ vựng của ngôn ngữ toàn dân đã có những từ ngữ có nghĩa tương đương.
Bài tập 4:
- Xác định những từ ngữ địa phương: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ.
Các từ ngữ trên thuộc phương ngữ Trung được dùng phổ biến ở Bắc trung Bộ: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Việc sử dụng các từ ngữ địa phương có tác dụng thể hiện chân thật hơn hình ảnh một vung quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách, của một người mẹ trên vùng quê ấ, làm tăng sự sống, gợi cảm của tác phẩm.
4. Củng cố: 
GV nhắc lại nội dung bài học.
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Chuẩn bị tiết sau: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong VB TS.
IV: RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết thứ 69:
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
Giúp HS : - Hiểu thế nào là đối thoại, thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự,
- Thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng :
- Phân biệt được đối thoại , độc thoại và đọc thoại nội tâm.
- Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
3. Thái độ :
 - Giáo dục học sinh có ý thức đưa yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm khi viết văn bản tự sự.
II. CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Nội dung bài mới: 
Để khắc họa nhân vật, nhà văn thường chú ý miêu tả những phương diện nào ? Ở các lớp dưới, các em đã học về miêu tả nhân vật ở những mặt như ngoại hình, hành động, trang phục . Hôm nay, chúng ta sẽ xem xét nhân vật ở phương diện ngôn ngữ qua đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: 
GV cho HS đọc đoạn trích.
- Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai ? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người ? Dấu hiệu nào cho thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại ?
- Câu: “- Hà, nắng gớm, về nào”, ông Hai nói với ai ? Đây có phải là một câu đối thoại không ? Vì sao ? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không ? Hãy dẫn ra.
- Những câu như: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu” là những câu ai hỏi ai ? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu trước đó ? 
* Thảo luận: Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ ? Giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai như thế nào ? 
- Từ những tìm hiểu về đoạn trích trên, hãy tự rút ra nhận xét thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ? Mục đích của các hình thức trên là gì ? 
Hoạt động 2: 
- Cho HS lên bảng làm thực hành theo nhóm, các nhóm khác nhận xét.
GV hướng dẫn HS làm.
HS đọc đoạn trích.
Ba câu đầu đoạn trích miêu tả cuộc đối thoại của những người phụ nữ tản cư. Trong cuộc đối thoại này có ít nhất hai người phụ nữ tham gia.
- Đây không phải là câu đối thoại. Ông Hai nói với chính mình, vì nội dung lời nói không hướng tới ai, chẳng cần ai đáp lại. Trong đoạn trích còn có câu: “Ông lãonhục nhã thế này !”.
- Những câu trên ông Hai hỏi chính mình, không phát thành tiếng mà âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. 
- HS thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm trả lời. 
- HS phát biểu dựa theo Ghi nhớ.
HS lên bảng làm.
HS làm Bài tập 2.
I- Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong VB tự sự.
1. Đọc đoạn trích:
2. Trả lời câu hỏi:
a) Ba câu đầu đoạn trích miêu tả cuộc đối thoại của những người phụ nữ tản cư. Trong cuộc đối thoại này có ít nhất hai người phụ nữ tham gia.
- Dấu hiệu cho ta biết điều đó:
+) Hai lượt lời đối thoại.
+) Trước mỗi lượt lời đều có xuống dòng, gạch đầu dòng.
b) Câu: “- Hà, nắng gớm, về nào” là câu nói trống không (bâng quơ) của ông Hai. Câu nói này không hướng tới 1 người tiếp nhận cụ thể nào, cũng không có ai đáp lại; do đó nó chỉ là một lời độc thoại (mình nói cho mình nghe). Câu nói ấy chỉ là một cái cớ để ông Hai lảng tránh câu chuyện (không vui đối với ông) của những người phụ nữ tản cư.
Trong đoạn trích này còn có một câu độc thoại như thế: - Chúng mày ăn miếng cơm thế này !
c) - Những câu trên ông Hai hỏi chính mình, không phát thành tiếng mà âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. Vì không thốt thành lời, chỉ nghĩ thầm nên không gạch đầu dòng. Chúng là những câu độc thoại nội tâm. 
d) Các hình thức đối thoại tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng Chợ Dầu. Những hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm sau đó đã giúp nhà văn khắc họa sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi nghe tin cái làng mà ông luôn tự hào và hãnh diện ấy theo giặc, làm cho câu chuyện sinh động hơn. 
* Ghi nhớ.
 SGK trang 178.
II- Luyện tập.
Bài tập 1: 
Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích (SGK trang 178).
 Có 3 lượt lời trao (bà Hai) nhưng chỉ 2 lời đáp (của ông Hai):
 + Lời thoại đầu của bà, ông không đáp.
 + Câu hỏi thứ 2, ông đáp bằng một câu hỏi.
 + Lần thứ 3, đáp lại, ông lão gắt lên: “Biết rồi !”. 
* Nhận xét :
- Ông Hai bỏ lượt lời phải đáp bà Hai ở lần 1 thể hiện tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc.
- Hai lượt lời (2) và (3), ông Hai đều trả lời cộc lốc thể hiện sự miễn cưỡng, bất đắc dĩ của ông Hai khi buộc phải trả lời bà Hai...
Bài tập 2: 
	4. Củng cố: 
	Em hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ? Tác dụng của các yếu tố này trong văn bản tự sự ra sao ?
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
	- Học Ghi nhớ, làm bài tập 2 (SGK trang 179).
	- Chuẩn bị kỹ phần ôn tập Tiếng Việt.
	IV: RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết thứ 70:
LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI 
NGHỊ LUẬNVÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : 
Giúp HS : - Hiểu được vai trò của tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Biết kết hợp tự sự với nghị lụân và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
2. Kĩ năng :
 - Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong một văn bản.
 - Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
3. Thái độ :
 - Giáo dục học sinh ý thức sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm khi làm bài văn kể chuyện. 
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
(Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS)
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động 1: 
GV cho các tổ báo cáo sự chuẩn bị bài nói của các thành viên trong tổ.(tuyên dương các thành viên chuẩn bị tốt đồng thời phê bình những thành viên chưa chuẩn bị bài). 
Hoạt động 2:
Cho HS thảo luận nhóm.
GV chia lớp ra làm 6 nhóm :
Nhóm 1,2 chuẩn bị đề 1.
Nhóm 3,4 chuẩn bị đề 2.
Nhóm 5,6 chuẩn bị đề 3.
Các nhóm thảo luận 5 – 7 phút. HS đã chuẩn bị bài ở nhà vì thế thời gian này chủ yếu là trao đổi trong nhóm để có một đề cương nói thống nhất hợp lí.
Hoạt động 3: 
Tổ chức cho HS nói trước lớp.
GV yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện của mình lên bảng, quay xuống phía các bạn và trình bày bài nói của nhóm mình. Yêu cầu cả lớp theo dõi và chuẩn bị nhận xét.
GV cần chú ý nhắc nhở HS mấy điểm sau:
- Không viết thành bài văn, chỉ nêu ra các ý chính sẽ nói.
- Khi trình bày trước các bạn mở đầu nên nói gì, sau đó lần lượt nói về các nội dung gì và kết thúc ra sao.
- Nói tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc; tư thế ngay ngắn, mắt hướng vào người nghe.
- Nội dung chuyện có tình huống, có lời thoại và có suy nghĩ nội tâm của nhân vật.
Hoạt động 4: 
Tổ chức cho HS nhận xét về ưu, nhược điểm trong việc trình bày miệng của mỗi HS vừa nói trước lớp. GV tổng kết và nhắc nhở những lỗi cần tránh trong việc nói trước tập thể, cho điểm biểu dương các em nói tốt.
Dàn bài tham khảo.
Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.
Mở bài :
 Giới thiệu chuyện kể, tâm trạng của em khi gây ra một chuyện không hay cho bạn.
Thân bài:
1/ Diễn biến câu chuyện.
 - Giới thiệu nhân vật:
 + Tôi bản thân: học giỏi, thương bạn.
 + Bạn:học trung bình, rất tốt với tôi.
 - Mối quan hệ tình cảm:
 + Luôn giúp đỡ bạn trong học tập.
 + Lo lắng, quan tâm sợ bạn điểm thấp.
 - Những việc đã làmtrong thời gian qua để giúp bạn:
 + Chỉ bài tập.
 + Cho xem bài khi làm bài kiểm tra.
 - Suy nghĩ đã làm được việc tốt là giúp bạn ( nội tâm nhân vật ).
 2/ Tình huống : Sự việc xảy ra.
 + Hôm ấy có tiết kiểm tra.
 + Tôi bị ốm không đến lớp được.
 + Bạn không có người chỉ bài nên làm không được.
 + Tôi nằm nhà lo lắng và suy nghĩ hình dung bạn ở lớp không có ai cho xem bài cảm thấy không yên tâm (nội tâm).
 + Kết quả bạn bị điểm kém.
 + Cô giáo bộ môn tìm hiểu nguyên nhân, trước những câu hỏi của cô bạn không trả lời được. Tôi rất ân hận vì những sai lầm của mình trong thời gian qua. Tôi phải thú nhận việc làm của mình với cô giải thích và chỉ ra những sai sót của tôi.
 + Tôi nhận ra lỗi lầm, rút ra bài học: thương và giúp bạn không đúng cách sẽ thành ra hại bạn (nội tâm).
Kết bài:
 - Không để sai lầm nữa.
 - Đó là những sai lầm mà bản thân không quên và trở thành bài học nhớ đời.
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
 	 Chuẩn bị tiết sau: Người kể chuyện trong VB TS.
 IV: RÚT KINH NGHIỆM:
	KÍ DUYỆT: 09/11/2015
	 TT
	 LÊ THỊ GÁI

File đính kèm:

  • docNV 9 Tuan 14.doc