Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016

TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG

(LUYỆN TẬP TỔNG HỢP)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

Giúp HS : Hệ thống các kiến thức về nghĩa cua từ, từ đồng nghĩa, từ trái ghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng .

- Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật .

2. Kĩ năng :

- Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong các văn bản.

- Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản .

3 . Thái độ :

- Giáo dục học sinh lòng tự hào và yêu quí ngôn ngữ tiếng Việt .

II. CHUẨN BỊ:

- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .

- HS chuẩn bị SGK – bài soạn .

 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Nội dung bài mới:

 

doc11 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 940 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn: 25/10/2015 
Tiết thứ: 56,57. 
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
 (Huy Cận)
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: Giúp học sinh 
- Thấy được những hiểu biết bước đầu của về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn. 
2.Kĩ năng:
- Đọc hiểu một tác phẩm thơ hiện đại. 
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ .
- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong t/p.
 3. Thái độ :
 - Giáo dục cho học sinh lòng tự hào về sự giàu đẹp của biển trời đất nước, giáo dục lòng say mê lao động, công hiến.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
 Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc thuộc lòng và diễn cảm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Em hiểu như thế nào về câu thơ: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”?
Nội dung bài mới: 
Trong khói lửa chiến tranh chúng ta bắt gặp những hình ảnh người lính với tình đồng chí, tính cách ngang tàng đoàn kết và đầy nhiệt huyết cứu nước, thì trong hoà bình chúng ta lại được gặp những con người hăng say lao động xây dựng đất nước. Những con người ấy đã được Huy Cận tái hiện trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá rất nổi tiếng của ông.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
 HOẠT ĐỘNG 1: 
GV gọi HS đọc Chú thích *
Hỏi: Giới thiệu những hiểu biết của em về tác giả Huy Cận.
Hỏi: Hiểu gì về đất nước năm 1958?
GV nhấn mạnh h/cảnh đất nước.
GV hướng dẫn HS đọc văn bản.
Hỏi: Bài thơ nên đọc như thế nào? Âm hưởng chung của bài thơ?
(Lạc quan, vui tươi, mạnh mẽ).
GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
Một số chú thích lưu ý.
GV giải thích một số chú thích.
Hỏi: Bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Dựa vào trình tự ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ ?
Hỏi: Bố cục bài thơ theo hành trình chuyến ra khơi. Hãy nêu đại ý của bài thơ?
 HOẠT ĐỘNG 2: 
Hỏi: Hình ảnh người LĐ và công việc của họ đc miêu tả trong không gian nào ? Bằng những biện pháp ngh/th gì, t/g đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của người LĐ trước thiên nhiên và vũ trụ ?
Tiết 56:
Hỏi: Cảnh biển vào đêm được t/g miêu tả ntn ở khổ thơ 1 ?
Hỏi: Em có nhận xét gì về cách miêu tả của nhà thơ về cảnh đánh cá trên biển.
Hỏi: Hình ảnh các loài cá trên biển đc t/g miêu tả ntn ?
Hỏi: Bài thơ có nhiều từ “hát”, cả bài cũng như một khúc ca. Đây là khúc ca gì và t/g làm thay lời ai ? Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ.
?Cảm nhận của em về công việc của người lao động qua các câu thơ sau :
 -Ta hát bài ca gọi cá vào 
 Gõ thuyền đã có nhịp trăng ca
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
 HOẠT ĐỘNG 4: 
GV khái quát nội dung – nghệ thuật của bài thơ.
GV gọi HS đọc ghi nhớ (SGK)
 HOẠT ĐỘNG 5: 
GV hướng dẫn HS làm BT.
HS đọc Chú thích *
HS nói những hiểu biết của mình.
HS đọc bài thơ.
3 đoạn:
- Hai khổ đầu: 
- 4 khổ tiếp: 
- Khổ cuối:
HS trả lời.
Hình ảnh người LĐ và công việc của họ đc đặt vào không gian rộng lớn của biển trời, trăng sao để làm tăng thêm kích thước, tầm vóc và vị thế con người. Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp phóng đại cùng với những liên tưởng mạnh bạo, bất ngờ để s/tạo về người LĐ.
Cảnh vừa rộng lớn lại vừa gần gũi với con người.
HS nhận xét.
Các loài cá trên biển có vẻ đẹp của tranh sơn mài lung linh, huyền ảo đc sáng tạo ra bằng liên tưởng, tưởng tượng bay bổng từ sự quan sát hiện thực.
Đây là khúc ca LĐ, do t/g hóa thân vào người LĐ để thể hiện.
- Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã trở thành niềm vui cùng thiên nhiên .Biểu hiện niềm say sưa , hào hứng , và những ước mơ bay bổng của con người muốn hòa hợp với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của chính mình . 
-> Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã trở thành bài ca đầy niềm vui , nhịp nhàng cùng thiên nhiên 
HS đọc ghi nhớ.
HS làm BT.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
-Nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới.
-Thơ HC viết về thiên nhiên, về vũ trụ thường có vẻ đẹp riêng.
-HC “khi xưa hay sầu lắm” nhưng khi theo CM, thơ HC tràn đầy niềm vui tươi tình yêu cuộc sống.
2. Tác phẩm
Bài thơ đc viết năm 1958, khi đó MB đang tưng bừng phấn khởi xây dựng cuộc sống mới, thời kì tràn đầy tinh thần tự hào.
3. Đọc:
4. Giải thích từ khó:
5. Bố cục: 3 đoạn:
- Hai khổ đầu: Đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
- 4 khổ tiếp: Ngợi ca cảnh đánh bắt cá trong đêm trăng trên biển.
- Khổ cuối: Cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh lên.
6. Đại ý: 
Bài thơ miêu tả một chuyến ra khơi đánh cá của người dân chài vùng biển Quảng Ninh trong âm hướng tiếng hát lạc quan của người lao động.
II. Phân tích chi tiết:
1. Hình ảnh người lao động trong sự hài hòa với thiên nhiên, vũ trụ:
- Bài thơ là sự kết hợp giữa hai nguồn cảm hứng: về LĐ và thiên nhiên vũ trụ. Hình ảnh người LĐ và công việc của họ đc đặt vào không gian rộng lớn của biển trời, trăng sao để làm tăng thêm kích thước, tầm vóc và vị thế con người. Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp phóng đại cùng với những liên tưởng mạnh bạo, bất ngờ để s/tạo về người LĐ:
+) Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
+) Thuyền ta lái gió  biển bằng.
+) Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
- Sự hài hòa giữa con ngưòi LĐ và thiên nhiên vũ trụ còn thể hiện ở sự nhịp nhàng giữa nhịp điệu vận hành của thiên nhiên, vũ trụ và trình tự của công việc LĐ của đoàn thuyền đánh cá.
(Mặt trời xuống – ra khơi -> Mặt trời đội biển – trở về).
2. Vẻ đẹp của những hình ảnh thơ về thiên nhiên và lao động:
a) Cảnh biển ban đêm:
- Cảnh vừa rộng lớn lại vừa gần gũi với con người do một liên tưởng so sánh thú vị của nhà thơ:
 “Mặt trời  sập cửa”.
- “Câu hát căng buồm” là niềm vui, sự phấn chấn của người LĐ như đã có một sức mạnh vật chất để cùng với ngọn gió làm căng buồm cho con thuyền lướt nhanh ra khơi.
b) Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển:
Cảm hứng l/mạn đã giúp cho t/g phát hiện những vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa ban đêm, trong niềm vui phơi phới, khỏe khoắn của người LĐ làm chủ công việc của mình:
- Thuyền ta lái gió  lưới vây giăng.
- Ta hát bài ca  nhịp trăng cao.
- Sao mờ kéo lưới  chùm cá nặng.
(LĐ nặng nhọc -> vui)
c) Hình ảnh đẹp lộng lẫy và rực rỡ của các loài cá biển:
- Cá thu biển đông  luồng sáng.
- Cá song  vàng chóe.
- Vẫy bạc đuôi vàng lóe rạng đông.
- Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Các loài cá trên biển có vẻ đẹp của tranh sơn mài lung linh, huyền ảo đc sáng tạo ra bằng liên tưởng, tưởng tượng bay bổng từ sự quan sát hiện thực.
3. Âm hưởng, giọng điệu của bài thơ:
Bài thơ có nhiều từ “hát”, cả bài cũng như một khúc ca. Đây là khúc ca LĐ, do t/g hóa thân vào người LĐ để thể hiện. Âm hưởng, giọng điệu củabài thơ sôi nổi, khỏe khoắn; cách gieo vần linh hoạt tạo nên âm hưởng hào hùng của bài thơ.
IV. TỔNG KẾT
Ghi nhớ SGK
V. LUYỆN TẬP
Viết một đoạn phân tích khổ thơ đầu hoặc khổ thơ cuối của bài thơ.
4. Củng cố: 
GV cho HS đọc lại Ghi nhớ.
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Học bài cũ, học thuộc các khổ thơ 3, 4, 5, chuẩn bị tiết sau: Tập làm thơ 8 chữ.
IV: RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết thứ: 58 
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
(LUYỆN TẬP TỔNG HỢP)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
Giúp HS : Hệ thống các kiến thức về nghĩa cua từ, từ đồng nghĩa, từ trái ghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng .
- Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật .
2. Kĩ năng :
- Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong các văn bản.
- Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản .
3 . Thái độ :
- Giáo dục học sinh lòng tự hào và yêu quí ngôn ngữ tiếng Việt .
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Cách dùng từ trong văn bản
So sánh 2 dị bản của câu ca dao
Giải thích nghiã của hai từ: gật đầu-gật gù.
chọn từ nào phù hợp hơn ? Tại sao?
Hoạt động 2: Nhận xét cách hiểu từ ngữ của người vợ?
Người vợ không hiểu nghiã của cách nói một chân sút. Hiểu nhầm nghiã của từ chân sút thành chân nên ngộ nhận chân đá bóng thành chân để đi
Hoạt động 3: Học sinh xác định trong số các từ đã cho từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào chuyển nghĩa? chuyển nghĩa theo phương thức nào ? ẩn dụ hay hoán dụ ?
Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức về trường từ dựng để phân tích net nổi bật trong cách dùng từ ở bài thơ
Hoat động 5: Hoạc sinh đọc đoạn trích ở bài tập 5.
Xác định xem các sự vât hiện tượng được đặt tên theo cách nào? 
Tìm 05 tên gọi tương tự 
Cho học sinh các tổ cử đai diện lên bảng làm . Tổ nào tìm được nhiều từ hơn sẽ được điểm thưởng 
Hoạt động 6: Học sinh đọc bài tập 6
Phát hiện chi tiết gây cười?
Truyện cười này nhằm phê phán điều gì ?
- Chọn từ “gật gù”
-> “Gật gù”: gật nhẹ nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình tán thưởng. 
Cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn thôi.
-Nghĩa gốc : Miệng , chân, tay, 
Nghĩa chuyển: Vai (hoán dụ) 
Đầu(ẩn dụ)
HS phân tích.
Tên kênh rạch: Mái Giầm, Bọ Mắt, Ba Khía.
Bác sĩ – Đốc tờ
 -> Phê phán thói dùng từ nước ngoài của một số người.
Bài tập 1: Cáchdùng từ trong văn bản:
Chọn từ “gật gù”
-> “Gật gù”: gật nhẹ nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình tán thưởng. 
Bài tập 2: Sự phát triển nghiã của từ ngữ:
(một) chân sút
-> cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn thôi.
Bài tập 3: Sự chuyển nghiã của từ 
Nghĩa gốc : Miệng , chân, tay, 
Nghĩa chuyển : Vai(hoán dụ) 
 Đầu(ẩn dụ)
 -> So sánh ngầm, gợi nhiều liên tưởng 
Bài tập 4: Trường từ vựng :
Trường từ vựng chỉ màu sắc: Đỏ, xanh, hồng, 
Trường từ vựng chỉ lửa: Lửa, cháy tro.
-> Thể hiện tình yêu mãnh liệt cháy bỏng.
Bài tập 5: Tạo từ bằng cách đặt tên cho sư vật hiện tượng :
Tên kênh rạch: Mái Giầm, Bọ Mắt, Ba Khía.
-> Đặt tên sự vật hiện tượng dựa vào đặc điểm riêng của chúng. 
Bài tập 6: Cách dùng từ mượn và dùng đúng nghiã, hiểu nghiã của từ:
Bác sĩ – Đốc tờ
 -> Phê phán thói dùng từ nước ngoài của một số người.
4. Củng cố: 
GV nhắc lại kiến thức của tiết Luyện tập.
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Chuẩn bị tiết sau: Chương trình địa phương (Phần TV).
IV: RÚT KINH NGHIỆM:
	.
Tiết thứ 59: 
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN TRUNG ĐẠI
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: 
 - Nhằm thông báo kết quả bài làm cho học sinh.
 - Học sinh rút kinh nghiệm về bài làm của mình: Phát huy những ưu điểm và khắc phục những mặt hạn chế của mình.
 - Cung cấp thêm những tri thức về văn học trung đại cho học sinh và củng cố những kiến thức đã học.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự đánh giá, chữa lối ..
3. Giáo dục .
- Giáo dục cho học sinh lòng trân trọng những tác giả văn học trung đại, lòng tự hào về văn hoá dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án – Bài KT .
- HS chuẩn bị: 
 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động 1: 
Trả bài, tự suy ngẫm.
GV trả bài làm cho HS.
HS đọc kĩ, suy nghĩ về bài làm của mình trên cơ sở lời phê, sửa chữa và điểm số đã cho của GV.
Hoạt động 2:
* GV cùng HS xây dựng đáp án và biểu điểm của từng câu.
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1: A. Câu 2: B. Câu 3: B. Câu 4: B. Câu 5: A. Câu 6: B. 
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Hình ảnh Quang Trung- Nguyễn Huệ:
Là con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo và có tính toán trước sau, có tham khảo ý kiến những cộng sự, những người giúp việc.
Quang Trung là nhà lãnh đạo chính trị, quân sự, ngoại giao, có trí tuệ sáng suốt, nhìn xa trông rộng, biết mình biết người.
Câu 2: (4 điểm)
Vẻ đẹp của Thúy Kiều:
Số câu tả Kiều nhiều hơn 3 lần khi miêu tả Thúy Vân -> vượt trội Thúy Vân. Đặc điểm chung nhất của Kiều là sắc sảo, mặn mà. Hai từ “ghen, hờn” -> tai ương, bất hạnh.
Trí tuệ thông minh trời phú. Cầm, kì, thi, họa nàng đều giỏi.
* Dựa vào đáp án, sửa chữa, suy ngẫm tiếp tục về bài làm của bản thân.
Hoạt động 3: 
Đọc – bình.
GV lựa chọn 1 – 3 bài, đoạn khá nhất trong lớp, đọc bình ngắn gọn.
HS nhận xét về các đoạn vừa nghe.
Hoạt động 4: 
Hướng dẫn HS tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện bài làm ở nhà.
 4.Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Chuẩn bị trước bài: Luyện tập viết đoạn văn TS có sử dụng yếu tố nghị luận.
IV: RÚT KINH NGHIỆM
Tiết thứ 60: 
Hướng dẫn đọc thêm:
VĂN BẢN 
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
	Nguyễn Khoa Điềm
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: 
 - T/G Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Tình cảm của bà mẹ Tà-ôi dành cho con gắn chặt với t/y quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của CM.
- Ng/th ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của khúc hát ru thiết tha, trìu mến.
2. Kỹ năng: 
 - Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, h/a mang màu sắc dân gian trong bài thơ. 
- Phân tích mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát của bà mẹ, của t/g.
- Cảm nhận đc tinh thần k/c của ND ta trong thời kì k/c chống Mĩ cứu nước.
3. Thái độ : 
 - Giáo dục học sinh tình yêu đối với mẹ.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
GV cho HS đọc chú thích *.
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
GV hướng dẫn cách đọc cho HS.
GV đọc mẫu một lần, gọi 2–3 HS đọc.
GV giới thiệu thể loại.
Nêu bố cục bài thơ? Ý chính của mỗi đoạn? 
Hoạt động 2:
Hình ảnh người mẹ Tà ôi được gắn với những hoàn cảnh và công việc cụ thể nào?
- Em có nhận xét gì về công việc của người mẹ?
Nhận xét về kết cấu của 03 đoạn thơ
- Cách kết cấu lập lại như vậy có tác dụng gì?
Em hiểu như thế nào về hai câu thơ:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ , em nằm trên lưng 
- Hãy phân tích tình cảm của người mẹ Tà ôi qua 03 đoạn thơ.
* Học sinh thảo luận: Nhận xét mối liên hệ giữa công việc với ước mong của người mẹ qua các lời ru?
Từ tình cảm, ước mơ của người mẹ Tà ôi, em hiểu gì về tình cảm của nhân dân ta thời kỳ chống Mỹ?
Hoạt động 3: 
Qua bài thơ em hãy nêu lên những tình cảm và ước mong của người mẹ Tà ôi.
Nhận xét giọng điệu của bài thơ?
GV gọi HS đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 4: 
GV hướng dẫn HS luyện tập.
HS đọc chú thích *.
Năm 1971, kháng chiến chống Mỹ gian khổ
HS đọc.
Bài thơ đc chia làm ba khúc, mỗi khúc có hai khổ. 
-> Giã gạo, tiả bắp, chuyển lán.
-> Vất vả, gian khổ, bền bỉ, quyết tâm trong công việc.
-> Lặp cấu trúc
-> Cách lập lại , cách ngắt nhịp đều đặn ở giữa dòng tạo nên âm điệu dìu dặt, vấn vương của lời ru thể hiện một cách đặc sắc tình cảm tha thiết trìu mến của người mẹ
-> Người mẹ Tà ôi yêu con tha thiết, yêu con mẹ yêu buôn làng, yêu bộ đội. Những tình cảm ấy hoà quyện vào nhau và ngày càng phát triển rộng lớn hơn , gắn bó với tình yêu đất nước.
-> Vì giã gạo -> mơ hạt gạo trắng ngần
-> Vì tiả bắp -> mơ hạt bắp lên đều 
Giành trận cuối -> được thấy Bác Hồ
Người mẹ gởi trọn ước mơ vào giấc mơ của con. mẹ mong con ngủ ngoan, có những giấc mơ đẹp
-> Yêu quê hương đất nước, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất đất nước .
HS trả lời.
HS đọc phần ghi nhớ 
II. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
- Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong k/c chống Mĩ của DT.
- Tác phẩm: sáng tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên.
2. Đọc: 
3. Thể loại: Thơ trữ tình dựa vào khúc hát ru của dân tộc Tà ôi
4. Bố cục:
Đoạn 1 : Mẹ giã gạo - nuôi bộ đội
Đoạn 2: Mẹ giã gạo - nuôi làng đói
Đoạn 3: Mẹ chuyển lán - chiến đấu 
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Hình ảnh người mẹ Tà ôi trong công việc
- Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
 - Mồ hôi mẹ rơi. . .
 - Vai mẹ gầy
-> Hình ảnh gợi cảm, vừa địu con vừa giã gạo nuôi bộ đội
 - Mẹ tỉa bắp 
 - Lưng núi to, lưng mẹ nhỏ
 - > Vừa địu con vừa tỉa bắp, chịu đựng gian khổ sản xuất nuôi làng đói.
- Mẹ chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
Mẹ địu em đi để giành trận cuối
- Vừa địu con vừa chiến đấu.
2. Tình cảm ước mơ của người mẹ Tà ôi
a. Tình cảm :
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng 
-> Tình thương con tha thiết
 - Mẹ thương a-kay. 
 - Mẹ thương bộ đội.
 - Mẹ thương làng đói.
-> Thathiết yêu con – Yêu bộ đội – Yêu buôn làng. 
b. Ước mơ:
-Con mơ cho me: 
+ Hạt gạo trắng ngần.
+ Hạt bắp lên đều.
+ Được thấy Bác Hồ. 
- Mai sau con lớn : 
+ Vun chày lún sân.
+ Phát mười Ka-lưi.
+ Làm người tự do.
=> Tình cảm khát vọng của người mẹ ngày càng lớn rộng, hoà cùng công cuộc kháng chiến của dân tộc
III. Tổng kết: 
Ghi nhớ (SGK-trang 155)
IV. Luyện tập:
4. Củng cố: 
GV cho HS đọc lại Ghi nhớ.
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
 Học bài cũ, chuẩn bị bài Ánh trăng – Nguyễn Duy.
 IV : RÚT KINH NGHIỆM :
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	KÍ DUYỆT : 2610/2015
	 TT
	LÊ THỊ GÁI

File đính kèm:

  • docNV 9 Tuan 12.doc