Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 11 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016

NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

 - Hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

 - Mục đích của viếc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

 - Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

2. Kĩ năng :

- Nghị luận trong khi làm văn tự sự .

- Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự.

3. Thái độ :

 - Giáo dục cho học sinh lòng say mê khám phá kiến thức.

II. CHUẨN BỊ:

- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .

- HS chuẩn bị SGK – bài soạn .

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Nội dung bài mới:

Trong khi kể, chúng ta không chỉ vận dụng phương thức miêu tả mà còn sử dụng cả phương thức lập luận để làm sáng tỏ một

 

doc12 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 706 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 11 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Ngày soạn: 18/10/2015 
Tiết thứ: 51 
KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Giúp HS củng cố và nắm chắc hơn nội dung và nghệ thuật chính của văn học trung đại chủ yếu là Truyện Kiều của Nguyễn Du.
2. Kĩ năng: 
Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp viết đoạn văn trình bày cảm nhận.
3. Thái độ: 
Giáo dục học sinh lòng yêu thích và hứng thú học văn học trung đại 
II. CHUAÅN BÒ:
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp:
Ra đề kiểm tra:
I. Ma trận
Mức độ 
Nội dung 	
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Tác giả , tác phẩm ,vị trí đoạn trích (bài 5,6) 
C1,C2, C3,C4: 0,5 đ
2,0
Đặc điểm nhân vật (bài: 4 , 6, 9 ) 
C5: 1đ
 1,0 
Tóm tắt văn bản (bài 5)
C6:3đ
 3,0
Nêu cảm nghĩ về đoạn thơ ( bài 7 )
C7: 4đ
 4,0 
Tổng điểm
10
II. Đề bài
 Phần 1 : Trắc nghiệm : ( 3 điểm )	
Câu 1. Tố Như là tên chữ của nhà văn nào ?
 A. Nguyễn Dữ 	 	B. Nguyễn Du 	C. Tố Hữu D. Nhóm Ngô Gia Văn Phái
Câu 2. Tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” viết bằng chữ gì?
 A. Chữ quốc ngữ	C. Chữ Hán	
 B. Chữ Nôm	D. Chữ thuần Việt 
Câu 3. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” nằm ở phần nào của tác phẩm “Truyện Kiều’’?
 A. Gặp gỡ và đính ước B . Gia biến và lưu lạc C.Đoàn tụ 
Câu 4. Truyện “Lục Vân Tiên” được viết bằng ngôn ngữ nào ?
 A-
Chữ Hán.
 B-
Chữ Nôm.
 C-
Chữ Pháp.
 D-
Chữ quốc ngữ.
C©u 5: Nối cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp
A
B
Kết quả nối
1. Thuý Kiều	
a. Nết na, thuỳ mị, có học, có số phận hơn người
2. Thuý Vân
b. Nết na, thuỳ mị, có học, bị coi như một món hàng
3. Kiều Nguyệt Nga
c. Nết na, thuỳ mị, có học, bị chết oan uổng
4. Vũ Nương
d. Nết na, thuỳ mị, có học, gặp nạn giữa đường
Phần 2: Tự luận ( 7 điểm ) 
Câu 6: ( 3 đ): Tóm tắt ngắn gọn văn bản "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” 
Câu 7 : (4đ) . Viết 1 đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu ngưng Bích’’ ( trích Truyện Kiều , Nguyễn Du )
II.Đáp án
Phần 1 : Trắc nghiệm ( 3 điểm )
Câu 1 : B ; câu 2 : C ; câu 3 : A ; Câu 4 : B; Caõu 5: 1.b , 2.a , 3. d , 4.c 
Phần tự luận ( 7 điểm )	
 Câu 6 : ( 3,0 điểm )
Viết được đoạn văn tóm tắt tác phẩm , đảm bảo các sự việc chính sau :
Chúa Trịnh ( Trịnh Sâm ) vốn ăn chơi xa xỉ đã cho xây nhiều cung điện đình đài làm hao tốn rất nhiều tiền của .
Mỗi thán ba bốn lần , Trịnh Sâm ra cung Thuỵ Liên bên bờ hồ Tây để đi chơi ngắm cảnh , binh lính , quan lại đi theo hầu đông đúc .
Chúa đi đến đâu mọi thứ chim quí , thú lạ cho đến những cây cổ thụ to lớn .đều vơ vét sạch , sai quân lính khiêng về phư bày biiện 
- Bộn hoạn quan nhờ gió bẻ măng , nửa đêm thường lẻn vào nhà dân ăn trộm , cây hoa , chậu cảnh rồi buộc họ tội “ đem giấu vật cung phụng’’ dậm doạ lấy tiền , khiến người dân phải bỏ tiền của kêu xin , hoặc phá tan vườn hoa cây cảnh ..đẻ khỏi gặp tai hoạ . 
Câu 7 : ( 4,0 điểm ) 
 - Viết đúng hình thức đoạn văn , đảm bảo yêu cầu sau :
* Nôị dung: 
 - Đoạn thơ cuối thể hiện tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều .
 - Tám câu thơ mở ra bốn cảnh , mỗi cảnh đều nhuốm màu tâm trạng :
 + Cảnh “ cửa bể chiều hôm’’ hình ảnh “ thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa’’như vời vợi nỗi nhớ cha mẹ , nỗi nhớ quê hương .
 + cảnh “ hoa trôi trên ngọn nước mới sa’’ như mang theo nỗi buồn cho thân phận trôi dạt của người con gái .
 + Cảnh “ nôị cỏ rầu rầu’’ điễn tả nỗi buồn trong cảnh ngộ ảm đạm của Kiều .
 + Cảnh cuối cùng, thiên nhiên hiện ra thật dữ dội ; chung quanh Thuý Kiều là sóng gió ầm ào . Cảnh tương ấy hé ra một dự cảm đáng sợ cho tương lai : rồi đây thân phận Thuý Kiều chỉ là cánh hoa nhỏ mỏng manh giưa sóng gió cuộc đời .
* Nghệ thuật : 
 - Tả cảnh ngụ tình , tám câu thơ với bốn lần điệp ngữ “ buồn trông’’ tạo âm điệu trầm buồn mở ra bốn cảnh . Bbón cảnh được miêu tả theo trình tự từ xa đến gần , hình ảnh màu sắc từ mờ nhạt đến rõ đậm , âm thanh từ tĩnh đến động ; tình thì từ buồn man mác đến kinh sợ hãI hùng .
* GV nhắc nhở học sinh làm bài nghiêm túc.
 * GV thu bài về nhà chấm.
Theo dõi quá trình làm bài của HS:
Hết giờ GV thu bài
Nhận xét tiết kiểm tra:
 Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Soạn trước bài Đồng chí của Chính Hữu.
IV: RÚT KINH NGHIỆM
.
Tiết thứ 52,53:
TỔNG KẾT TỪ VỰNG (TT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Học sinh nắm được các cách phát triển của từ vựng tiếng Việt .
 - Các khái niệm từ mượn, từ hán Việt , thuật ngữ, biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ.
2. Kĩ năng : - Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ.
 - Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc hiểu và tạo lập văn bản.
 3. Thái độ : - Học sinh thấy được sự phong phú của từ vựng tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: 
GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS.
 Nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 :
? Em hãy cho biết các cách phát triển cuả từ vựng
- Yêu cầu học sinh điền vào chỗ trống
- Nhắc lại những kiến thức đã học.
- Nhận xét – Bổ sung 
- Điền vào sơ đồ
I. Sự phát triển của từ vựng
1. Khái niệm
Các cách phát triển của từ vựng
Phát triển số lượng từ ngữ
Phát triển nghĩa của từ
Chuyển nghĩa
Thêm nghĩa
Tạo từ mới
Vay mượn
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về các cách phát triển từ vựng?
? Có thể có ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không? Vì sao?
- Nhận xét – Kết luận
- Nêu ví dụ
- Nhận xét 
- Nêu nhận xét
- Nhận xét – Bổ sung 
2. bài tập 
- Dẫn chứng: kinh tế, kinh bang tế thế ( thêm nghĩa, có 2 nghĩa).
- Chuyển nghĩa: mua xuân, ngày xuân em hãy còn dài (ẩn dụ).
- Tạo từ: điện thoại + di động => ĐTĐD.
3. Không vì số lượng các sv, hiện tượng là vô hạn, số lượng từ ngữ là có giới hạn.
- Cần thêm nghĩa mới cho từ ngữ và vay mượn từ ngữ nước ngoài.
* Hoạt động 2: 
- Ôn lại khái niệm từ mượn.
- Chọn nhận định c.
- Hướng dẫn hs làm bài tập 3.
* Hoạt động 3:
Cho hs ôn lại khái niệm từ Hán Việt
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 mục III SGK
Chọn cách hiểu b
* Hoạt động 4: GV cho HS ôn lại khái niệm thuật ngữ và thảo luận về vai trò của thuật ngữ trong cuộc sống ngày nay.
- Qua phát biểu của HS, GV chốt lại các ý như sau:
+ Khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển hết sức mạnh mẽ, trình độ dân trí của người Việt Nam không ngừng được nâng cao, vì vậy thuật ngữ giữ vai trò ngày càng quan trọng hơn trong nhu cầu giao tiếp, nâng cao tri thức của mọi người.
GV giúp HS ôn lại khái niệm biệt ngữ xã hội.
Hướng dẫn hs làm bài tập 3 mục IV SGK
 * Hoạt động 5:
GV cho HS ôn lại các hình thức trau dồi vốn từ:
- Rèn luyện để biết đầy đủ chính xác nghĩa của từ và cách dùng của từ.
- Rèn luyện để biết thêm những từ mình chưa biết để làm tăng vốn từ về số lượng.
- GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa của các từ ngữ đã cho - HS có thể đặt câu hỏi với các từ ngữ này để hiểu rõ hơn về nghĩa và cách sử dụng các từ ngữ này trong cuộc sống.
Hướng dẫn HS làm bài tập 3 mục V
Từ mượn là từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ nước ngoài.
Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, nhưng đc phát âm và dùng theo cách dùng từ của TV.
Từ ngữ thể hiện khái niệm khoa học kỹ thuật công nghệ và thường đc dùng trong các VB KH-CN.
Biệt ngữ XH: chỉ được dùng trong một tầng lớp XH nhất định.
HS ôn lại các hình thức trau dồi vốn từ.
HS làm bài tập 3
II- Từ mượn :
1- Từ vay mượn nhưng đã được Việt hoá hoàn toàn:
Săm, lốp, ga, xăng,phanh
2- Từ vay mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn:
a-xít(axit), ra-đi-ô(rađiô), vi-ta-min(vitamin)
III-Từ Hán Việt
Phi cơ, phi trường.
IV. Thuật ngữ và biệt ngữ XH :
1. Thuật ngữ :
a. Khái niệm: Từ ngữ thể hiện khái niệmkhoa học kỹ thuật công nghệ và thường đc dùng trong các VB KH-CN.
b. Vai trò: Có tầm quan trọng trong thời đại KHKT phát triển mạnh mẽ.
2. Biệt ngữ xã hội:
a. Khái niệm:
Biệt ngữ XH: chỉ được dùng trong một tầng lớp XH nhất định.
b. Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ XH.
V. Trau dồi vốn từ:
1. Rèn luyện để biết rõ nghĩa của từ và cách dùng từ.
2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ về số lượng.
3. Giải thích và đặt câu với các từ : bách khoa toàn thư, bảo hộ mậu dịch, dự thảo, đại sứ quán, hậu duệ, khầu khí, môi sinh.
4. Cuûng coá: 
GV nhaéc laïi noäi dung toång keát.
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Chuaån bò tieát sau: Toång keát töø vöïng (tt).
IV: RÚT KINH NGHIỆM
...............................................
Tiết thứ 54:
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 - Hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 - Mục đích của viếc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 - Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 
2. Kĩ năng :
- Nghị luận trong khi làm văn tự sự .
- Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự. 
3. Thái độ :
 - Giáo dục cho học sinh lòng say mê khám phá kiến thức.
II. CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới: 
Trong khi kể, chúng ta không chỉ vận dụng phương thức miêu tả mà còn sử dụng cả phương thức lập luận để làm sáng tỏ một quan điểm, một ý kiến. Đó chính là mục tiêu cần đạt và là nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: 
GV gọi HS đọc các đoạn trích.
Hãy tìm và chỉ ra những câu, chữ thể hiện rõ t/c nghị luận trong hai đoạn trích trên.
Từ việc tìm hiểu hai đoạn trích, hãy trao đổi trong nhóm để hiểu nội dung và vai trò của yếu tố nghị luận trong VB TS. Yếu tố nghị luận đã làm cho đoạn văn sâu sắc ntn ?
GV gọi HS đọc Ghi nhớ.
* Hoạt động 2: 
GV gọi HS đọc BT 1 – Hướng dẫn HS làm.
GV gọi HS đọc BT 2 – Hướng dẫn HS làm.
GV: cho bt bổ sung thêm.
GV hướng dẫn cho hs làm.
HS đọc các đoạn trích.
Đoạn trích (a):
Đoạn trích (b):
Đoạn trích (a):
- Nêu vấn đề: không tìm hiểu người xung quanh thì luôn có cớ tàn nhẫn với họ.
- Phát triển vấn đề: Vợ không ác nhưng tàn nhẫn, ích kỷ là vì quá khổ.
- Kết thúc vấn đề: Biết vậy, chỉ buồn chứ không giận.
HS đọc Ghi nhớ.
HS đọc, làm BT 1.
HS đọc, làm BT 2.
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự :
1. Đọc các đoạn trích:
2. Trả lời câu hỏi:
a) Đoạn trích (a):
Đoạn trích truyện ngắn Lão Hạc có những câu văn sau mang t/c nghị luận:
- “Đối với những người ta thương”
- “Một người đau chân được nữa.”
Đoạn trích (b):
Đoạn trích Kiều xử án Hoạn Thư có những câu văn sau mang t/c nghị luận:
Dễ dàng  trái nhiều.
Rằng:  thường tình.
Lòng riêng  cho ai.
Trót gây  nào chăng.
b) Đoạn trích (a):
- Nêu vấn đề: không tìm hiểu người xung quanh thì luôn có cớ tàn nhẫn với họ.
- Phát triển vấn đề: Vợ không ác nhưng tàn nhẫn, ích kỷ là vì quá khổ. Vì sao?
+ Đau thì chỉ nghĩ đến chân đau; khi người ta khổ thì không nghĩ đến ai (quy luật tự nhiên).
+ Những bản tính tốt đẹp bị lo lắng, buồn đau, ích kỷ che lấp.
- Kết thúc vấn đề: Biết vậy, chỉ buồn chứ không giận.
- Câu ngắn khẳng định, câu hô ứng “sở dĩ... là vì”, “khi... thì...”
Đoạn trích (b):
Đây là phiên tòa trong đó Hoạn Thư là bị cáo, Kiều là quan tòa buộc tội.
+ Kiều chào hỏi mỉa mai, kết tội xưa nay có mấy ai ghê gớm cay nghiệt như Hoạn Thư và càng cay nghiệt thì càng chuốc lấy oan trái.
+ Hoạn Thư trong cơn “hồn xiêu phách lạc” vẫn biện minh bằng lập luận xuất sắc:
- Đàn bà ghen tuông là thường tình.
- Đối xử tốt với Kiều.
- Chồng chung, không ai nhường ai là thường tình.
- Trót gây tội nên nhờ lượng khoan dung.
- Câu khẳng định ngắn gọn, lập luận chặt chẽ.
* Ghi nhớ: (sgk)
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
Ông giáo muốn thuyết phục mọi người hãy biết quan tâm đến những người xung quanh.
Bài tập 2: Tóm tắt ND lí lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư:
- Lí lẽ:
+ Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình (nêu một lẻ thường).
+ Ngoài ra tôi cũng đã đối xử rất tốt với cô khi ghác viết kinh, khi trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo (kể công).
+Tôi với cô cúng chung cảnh chung chồng- chắc gì ai nhường cho ai.
+ Nhưng du sao tôi cũng đã trot gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông chơ vào lượng khoan dung của cô (nhận tội và đề cao tang bốc Kiều).
-> kiều phải tha bổng HT “ Tha ra thì cũng may đời – làm ra thì cung ra người nhỏ nhen”.
BT3: Kể về một lần em mắc lỗi với thầy (cô) giáo.
Lỗi gì..
Suy nghĩ, bàn đánh giá về những việc đã làm.
	4. Củng cố: 
GV cho HS đọc lại Ghi nhớ.
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Học bài cũ, làm các BT còn lại. Tiết sau học: Luyện tập viết đv TS có sử dụng yếu tố nghị luận.
 IV: RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết thứ: 55 
TỔNG KẾT TỪ VỰNG (TT)
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
 - Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình, phép tu từ vựng; So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ) .
- Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình , từ tượng thanhvà phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật 
2. Kỹ năng: 
- Nhận diện từ tượng hình , từ tượng thanh . Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong VB.
- Nhận diên các phép tu từ , nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ) trong một văn bản . Phân tích tác dụng của phép tu từ trong văn bản cụ thể .
3. Thái độ : 
Giáo dục cho học sinh lòng tự hào và yêu quý về sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS.
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
 HOẠT ĐỘNG 1: 
GV cho HS nhắc lại các khái niệm về từ tượng thanh, tượng hình.
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Gợi ý 1, 2 ví dụ về cách gọi động vật có tên mô phỏng âm thanh.
Bài 2: HS phát hiện từ tượng hình.
 HOẠT ĐỘNG 2:
HS nhớ lại, kể tên và nêu đặc điểm của 8 biện pháp tu từ từ vựng đã học.
Phân tích nét ngh/th độc đáo của những câu thơ trích từ Truyện Kiều của Ng Du.
Phân tích nét ng/th độc đáo trong những câu (đoạn) sau (SGK).
HS nhắc lại các khái niệm về từ tượng thanh, tượng hình.
HS làm bài tập.
So ánh.
Ẩn dụ.
Nhân hóa.
Hoán dụ.
Nói quá.
Nói giảm nói tránh.
Điệp ngữ.
Chơi chữ.
HS phân tích.
HS phân tích.
I. Từ tượng thanh và từ tượng hình.
1. Khái niệm:
2. Bài tập
Bài 1: Loài vật có tên gọi là từ tượng thanh như: mèo, bò, tắc kè, chim cu.
Bài 2: Những từ tượng hình: Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ.
Þ Mô tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể và sống động.
II. Một số phép tu từ từ vựng:
1. Khái niệm:
So ánh.
Ẩn dụ.
Nhân hóa.
Hoán dụ.
Nói quá.
Nói giảm nói tránh.
Điệp ngữ.
Chơi chữ.
2. Bài tập
Bài 1
a. Ẩn dụ: Hoa, cánh (chỉ Thúy Kiều)
 Cây lá (chỉ gia đình Kiều và cuộc sống của họ)
b. So sánh: Tiếng đàn Kiều.
c. Nói quá: Hoa ghen, liễu hờn ® sắc đẹp Kiều ® ấn tượng nhân vật tài sắc vẹn toàn.
d. Nói quá: Sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Kiều với Thúc Sinh.
Bài 2
a. Biện pháp điệp từ “còn” và dùng từ nhiều nghĩa “say sưa”.
b. Nói quá
c. So sánh
d. Nhân hóa
e. Ẩn dụ.
 4. Củng cố: 
 GV nhắc lại nội dung chính của tiết Tổng kết.
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Chuẩn bị tiết sau: Tổng kết từ vựng (Luyện tập tổng hợp).
IV: RÚT KINH NGHIỆM
	 KÍ DUYỆT: 19/10/2015
	 TT

File đính kèm:

  • docNV 9 Tuan 11.doc