Giáo án Ngữ văn 9 tuần 11 chuẩn kiến thức kỹ năng
Tiếng Việt TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tt)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Vận dụng kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp và trong văn chương.
II. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ vựng.
- Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản.
- Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu tù trong văn bản.
mỗi hào hứng và hi vọng, là niềm vui lao động. + Hình ảnh ẩn dụ câu hát căng buồm thật thơ mộng, khỏe khoắn và đẹp lãng mạn. Đó là những chàng trai biển vừa chèo thuyền, đưa thuyền ra khơi, vừa cất cao tiếng hát. Tiếng hát vang khỏe, vang xa, bay cao cùng với gió, hòa với gió thổi căng buồm. Đó là tiếng hát chan chứa niềm vui của những người dân lao động được làm chủ thiên nhiên, đất nước, công việc yêu thích và gắn bó suốt đời. - Nội dung lời hát thể hiện ước mơ đánh bắt được thật nhiều hải sản, nhiều cá tôm, trong hình thức diễn đạt thật lãng mạn: đàn cá bơi ngang dọc trên biển như đan dệt vào tấm lưới của con người: Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng. Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi ! 3. Cảnh đánh cá và cảnh biển đêm: - Vẻ đẹp của lao động và người lao động được Huy Cận thể hiện trong khung cảnh kì vĩ tráng lệ của thiên nhiên vùng biển. Cảm hứng lãng mạn của nhà thơ đã tạo nên những hình ảnh rực rỡ và lộng lẫy như những bức tranh sơn mài rộng lớn và huyền ảo nối tiếp nhau trong bài thơ: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Cảnh đoàn thuyền lướt đi trên biển đêm trăng và chuẩn bị đánh cá được tả như bức tranh lãng mạn hào hùng. Lái gió với buồm trăng thì trăng, gió, mây đã hòa nhập với con thuyền. Chuẩn bị bao vây, buông lưới như đang dàn đan thế trận, khẩn trương mà phấn khởi, tự tin. - Sự giàu có, đẹp đẽ của cá biển được tác giả miêu tả hết sức duyên dáng, lấp lánh màu sắc như bức tranh sơn mài trong bể cá khổng lồ: Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. Những loài cá khác nhau được gọi tên, được tả với những đặc điểm hình dáng và hoạt động cụ thể. Cái đuôi cá được gọi một cách tình tứ là em, ánh trăng vàng chóe lên, lấp lánh cùng làn nước. Biển đêm với ánh trăng tan, in trong lòng biển. Cảnh vật thật lung linh huyền ảo như thế giới thần tiên, cổ tích. Những người dân lao động đang làm việc trong khung cảnh và niềm vui như thế. - Bài hát trên đường vừa dứt thì bài hát gõ thuyền gọi cá đã vang lên trên sóng biển: Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. Công việc đánh cá của ngư dân ở đây như một trận đánh hào hùng có sự tham gia của cả thiên nhiên. Phải chăng, vì thiên nhiên quá đẹp làm cho con người thêm hào hứng nhiệt tình say mê lao động của con người, thiên nhiên như cũng sẵn sàng hòa đồng, thâm nhập theo. Và như vậy, công việc lao động trên biển nguy hiểm, nặng nhọc cũng đã trở thành bài ca nhịp nhàng hòa điệu giữa con người và vũ trụ. - Công việc đánh cá qua cái nhìn và tưởng tượng của nhà thơ có phần đơn giản: dong thuyền ra khơi, chọn địa điểm, dàn thuyền, buông lưới, chờ đợi, kéo lưới thu hoạch hải sản lên thuyền, trở về: Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng, Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng. Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông, Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. + Cảnh buông lưới, chờ đợi, ngắm biển đêm, cảnh kéo lưới đều được tác giả hình dung đầy chất thơ. Riêng cảnh kéo lưới đã được tả khái quát sát thực và cụ thể bằng hình ảnh kéo xoăn tay chùm cá nặng. Kéo hết sức, liền tay, liên tục để cá không thể thoát được. Những con cá to, nhỏ mặc lưới, dính sát nhau như những chùm quả nặng trĩu từ dưới biển sâu đổ xuống khoang thuyền. Cứ kéo như thế suốt ngày đêm, cho đến lúc sao mờ, trời lặn. Trời vừa sáng thì lưới cá cũng vừa kéo hết lên thuyền. + Hình ảnh vẩy bạc, đuôi vàng lóe rạng đông là hình ảnh lãng mạn - ẩn dụ nhưng cũng xuất phát từ thực tế qua tưởng tượng của nhà thơ: trong ánh nắng ban mai rực rỡ tinh khiết, hiện lên hàng nghìn, hàng vạn con cá lấp lánh vẩy bạc, đuôi vàng xếp ăm ắp trên những con thuyền trĩu nặng. 4. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh: - Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh rực rỡ: Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. Vẫn tiếng hát vang lên căng buồm - tiếng hát trở niềm vui thắng lợi sau một chuyến đánh bắt may mắn, tôm cá đầy khoang. Đoàn thuyền hào hứng chạy đua tốc độ với thời gian, với mặt trời và một ngày mới đã bắt đầu. - Hình ảnh mặt trời đội biển nhô lên trên sóng nước xanh lam thật đẹp hùng vĩ và tráng lệ. Còn hình ảnh mắt cá huy hoàng muôn dặm chủ yếu là bắt nguồn từ tưởng tượng, sáng tạo của nhà thơ. Mắt cá huy hoàng là thành quả lao động, huy hoàng ánh sáng mặt trời, sáng rực tự hào, lộng lẫy muôn dặm khơi của đoàn thuyền đánh cá đang nối đuôi nhau trở về. 5. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn, ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp. Mở ra một ngày mới với bao niề vui, hy vọngvà chờ đợi một kết quả thắng lợi. III. Tổng kết: Nghệ thuật: - Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hoá, phóng đại. Khắc hoạ những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, khi bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá. Miêu tả hài hoà giữa thiên nhiên và con người. - Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng. Nội dung: * Ghi nhớ: S/142. IV. Luyện tập: Bài tập: SGK/142 . Viết một đoạn phân tích khổ thơ đầu hoặc khổ thơ cuối của bài thơ. ”Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi” Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ được Huy Cận sáng tác vào năm 1958, nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hồng Gia - Cẩn Phả - Quảng Ninh. Bài thơ đã dụng được một không khí khẩn trương, hăng say của những người lao động đánh cá trong một đêm trên biển, với tư thế làm chủ thiên nhiên, biển cả. Bốn câu thơ đầu diển tả cảnh ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”, mở đầu cho một đêm đánh cá trên biển. Hai câu thơ đầu diển tả thời điểm ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”. Thời gian ở đây là lúc ngày tàn, được miêu tả bằng những chi tiết, hình ảnh cụ thể, giàu giá trị gợi cảm: ”Mặt trời xuống biển như hòn lửa-sóng đã cài then đêm sập cửa”. Ơ câu thơ này, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Màu đỏ của “mặt trời” được so sánh với “hòn lửa”. Viết về cảnh biển đêm, ngày tàn, nhưng cảnh vẫn không hoang vắng nhờ hình ảnh rực sáng này. Trong cản quan của Huy Cận, vũ trụ là một ngôi nhà khổng lồ. Khi ngày đã tàn, “Mặt trời xuống biển”, màn đêm buông xuống “Đêm sập cửa” thì sóng biển như “then cài” đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy. Những hình ảnh ẩn dụ này chứng tỏ nhà thơ có trí tưởng tượng phong phú. Đối với thiên nhiên thì một ngày đã khép lại, nhưng với đoàn thuyền đánh cá thì đây lại là thời điểm bắt đầu cho công việc đánh cá trên biển trong đêm. “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi” Từ “lại” nói lên rằng hằng ngày vào cái thời điểm ấy, khi trời yên biển lặng, đoàn thuyền ra khơi đã thành một cảnh quen thuộc. Hình ảnh thơ “Câu hát căng buồn cùng gió khơi” là một hình ảnh được xây dựng nhờ một trí tưởng tượng phong phú. Huy Cận đã miêu tả, đã cụ thể hoá tiếng hát của những người lao động. Những người lao động đánh cá ra khơi cùng với tiếng hát khoẻ khoắn đến mức tạo nên một sức mạnh (cùng với gió khơi) làm căng những cánh buồm. Họ ra khơi với một niềm phấn khởi, niềm tin vào thành quả lao động. Bốn câu thơ mở đầu miêu tả cảnh ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”. Cảnh ngày tàn mà vẫn ấm áp, vẫn tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan của người lao động. Không khí chung của bốn câu thơ mở đầu này chi phối không khí chung của cả bài thơ. Tham khảo " Đoàn thuyền đánh cá" lấy thời điểm xuất phát khác với lệ thường, lúc mặt trời lặn và trở về trong ánh bình minh chói lọi. Khung cảnh trên biển khi mặt trời tắt không nặng nề tối tăm mà mang vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật trong quy luật vận động tự nhiên của nó. ở đây tôi đã miêu tả tạo vật với cảm hứng vũ trụ. Nếu trước Cách mạng, " Vũ trụ ca" còn buồn thì bây giờ vui, trước là tách biệt, xa cách với cuộc sống thì hôm lại gần gũi với con người. Bài thơ của tôi là một cuộc chạy đua giữa con người và thiên nhiên, và con người đã chiến thắng. Tôi coi đây là khúc ca tráng, ca ngợi con người trong lao động với tinh thần làm chủ, với niềm vui. Bài thơ cũng là sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn. Chất hiện thực của khung cảnh lao động trên biển cả khi vùng biển đã về ta. Và chất lãng mạn thì cũng không cần phải tưởng tượng nhiều. ở giữa khung cảnh trời biển cao rộng đó, với gió, với trăng rồi bình minh và nắng hồng, và đặc biệt là sức lao động đều mang chất lãng mạn bay bổng: Thuyền ta lái gió với buồm trăng, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Cảm hứng và hình ảnh ấy rất thích hợp với lao động trên biển. Tôi nghĩ rằng trong khung cảnh đó cũng không thể viết khác đi. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đẹp của một ngày mới khi đoàn thuyền đánh cá trở về, các khoang thuyền đầy ắp cá. Mở đầu bài thơ là hình ảnh mặt trời xuống biển kết thúc là hình ảnh mặt trời đội biển nhô lên giữa sóng nước.." (Theo Huy Cận, Cuộc đời và sáng tác thơ ca, Hà Minh Đức ghi, trong Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học, Hà Nội, 1998). TUẦN 11 Ngày soạn: TIẾT 53 Ngày dạy:. Tiếng Việt TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tt) MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Vận dụng kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp và trong văn chương. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: - Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ vựng. - Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật. 2. Kĩ năng: - Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản. - Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu tù trong văn bản. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 9A1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .) 9A2/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A5/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .) 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS. 3. Bài mới: Để củng cố các kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về từ vựng , từ đó các em có thể nhận diện và vận dụng khái niệm , hiện tượng một cách tốt hơn, chúng ta cùng vào tìm hiểu giờ học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG HĐ1: Ôn lại từ tượng thanh và từ tượng hình. + GV hỏi: Từ tượng thanh, từ tượng hình là gì ? + HS nhớ lại và trả lời: - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. + GV hỏi: Em hãy tìm những tên loài vật là từ tượng thanh ? + HS đáp: Mèo; Bò; Quạ; Ve; Chích chòe; Tu hú; Tắc kè, cuốc, chéo bẻo... + GV yêu cầu HS đọc mục 3. (S/146-147). Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích sau: Đám mây lốm đốm, xám như đuôi con sóc nối nhau bay quấn sát ngọn cây, lê thê đi mãi, bây giờ cứ loáng thoáng nhạt dần, thỉnh thoảng đứt quãng, đã lồ lộ đằng xa một bức trắng toát. + GV chốt đáp án cho HS ghi vào vở. HĐ1: Ôn lại một số phép tu từ từ vựng. + GV hỏi: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ là gì ? + HS nhớ lại và trả lời. + GV yêu cầu HS đọc mục 2. (S/147). Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau (trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du): a) Thà rằng liều một thân con Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây b) Trong như tiếng hạc bay qua, Đục như tiếng suối mới sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa. c) Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một tài đành họa hai. d) Gác kinh viện sách đôi nơi, Trong gang tấc lại gấp mười quan san. e) Có tài mà cậy chi tài, Chữ tài liền với chữ tai một vần. + GV yêu cầu HS đọc mục 3. (S/147-148). Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn) sau: a) Con cò ăn bãi rau răm Đắng cay chịu vậy đãi đằng cùng ai. b) Gươm mài đá, núi cũng mòn. Voi uống nước, nước sông phải cạn. c) Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. d) Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. e) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. I. TỪ TƯỢNG THANH VÀ TỪ TƯỢNG HÌNH: 1. Ôn lại khái niệm: - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Ví dụ: lẻo khẻo, khệnh khạng, tun ngủn, nặng nề, bệ vẹ, lênh khênh, tha thướt, - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. Ví dụ : róc rách, ha hả, hềnh hệch, hu hu, sòng sọc, loảng xoảng, phì phì, ầm ầm, tí tách, 2. Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh: Mèo; Bò; Quạ; Ve; Chích chòe; Tu hú; Tắc kè... 3. Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng: - Lốm đốm - Lê thê - Loáng thoáng - Lồ lộ... - Quấn sát - Đứt quãng... Miêu tả đám mây một cách cụ thể, sinh động. è Từ tượng hình không chỉ là từ láy, mà còn có thể là từ đơn, từ ghép. II. MỘT SỐ PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG: 1. Ôn lại khái niệm: a) So sánh: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. b) Ẩn dụ: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. c) Nhân hóa: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. d) Hoán dụ: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. e) Nói quá: Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. g) Nói giảm, nói tránh: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. h) Điệp ngữ: Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. i) Chơi chữ: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,. làm câu văn hấp dẫn và thú vị. 2. Phân tích nét nghệ thuật độc đáo: a) à ẩn dụ: "hoa", "cánh"-Kiều và cuộc đời của nàng, "lá", "cây" - gia đình Kiều và cuộc sống của họ. => Tác dụng: sự hi sinh của nàng được nói đến đầy xót xa. b) à So sánh: tiếng đàn của Kiều với "tiếng hạc", "tiếng suối", "tiếng gió thoảng", "trời đổ mưa". => Tác dụng: khẳng định tiếng đàn của nàng thật có hồn như hơi thở cuộc sống. Tiếng đàn tuyệt diệu đó còn thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của tác giả. c) à ẩn dụ "làn thu thuỷ, nét xuân sơn" ý nói đôi mắt Kiều như làn nước mùa thu, đôi lông mày xanh đẹp như dáng núi mùa xuân. à Nhân hoá "hoa ghen", "liễu hờn" muốn nói đẹp như hoa, như liễu mà còn phải ghen với nàng. à Nói quá "nghiêng nước nghiêng thành". => Tác dụng : nổi bật vẻ đẹp hơn đời, hơn người của Thúy Kiều. d) à Nói quá: Gác Quan Âm, nơi Thuý Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh, rất gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy ở trong khu vườn gần nhau trong gang tấc, nhưng giờ đây hai người cách trở "gấp mười quan san". à Tác dụng: Nguyễn Du cực tả sự xa cách giữa thân phận , cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh. e) à Chơi chữ dựa vào sự gần âm "tài" (tài hoa) và "tai` (tai hoạ). => Tác dụng: hàm chứa một thái độ chua xót bất bình: cái tài ấy lại thành tai hoạ. 3. Phân tích nét nghệ thuật độc đáo: a) à §iệp ng÷ “còn” và từ nhiều nghĩa “say sưa”. b) à Nói quá: dùng “đá núi cũng mòn, nước sông phải cạn” để nhấn mạnh sự trưởng thành và khí thế lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn. c) à So sánh: Dùng “tiếng hát xa”,“vẽ” để miêu tả không gian thanh bình, thơ mộng đang tồn tại trong lòng cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ; nó thể hiện tinh thần lạc quan của một tâm hồn thi sĩ. d) à Nhân hoá: nhân hoá trăng, biến trăng thành người bạn tri âm, tri kỉ (trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ) à thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động, có hồn, gắn bó với con người hơn. e) à Ẩn dụ: Từ “mặt trời” ở câu 2 chỉ em bé trên lưng mẹ à Thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, là niềm tin của mẹ. BTVN: Em hãy viết đoạn văn từ 5 - 7 câu, phân tích giá trị của các biện pháp tu từ sử dụng trong 2 câu thơ: "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ , em nằm trên lưng". Gợi ý: Trong bài thơ " Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ", Nguyễn Khoa Điềm có hai câu thơ rất gợi cảm: "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, con nằm trên lưng". "Mặt trời của mẹ" là một ẩn dụ độc đáo có ý nghĩa sâu sắc. Em bé là mặt trời bé bỏng thân yêu của mẹ. Bằng hình ảnh này, nhà thơ đã nói lên tình cảm tha thiết của mẹ dành cho con. Nếu như nương bắp tốt tươi kia là nhờ mặt trời của tự nhiên, thì con cũng là nguồn hạnh phúc vừa ấm áp vừa gần gũi thiêng liêng của đời mẹ. Chính con đã sưởi ấm lòng mẹ, đã nuôi dưỡng lòng tin yêu và ý chí của mẹ trong cuộc sống. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Ghi lại đầy đủ các bài tập đã hướng dẫn tại lớp. - Nắm vững các khái niệm đã học để chuẩn bị làm bài kiểm tra. - Chuẩn bị bài: “Tập làm thơ tám chữ”. TUẦN 11 Ngày soạn: TIẾT 54 Ngày dạy:. Tập làm văn TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Nhận biết thể thơ tám chữ qua các đoạn văn bản và bước đầu biết cách làm thơ tám chữ. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: Đặc điểm của thể thơ tám chữ. 2. Kĩ năng: - Nhận biết thơ tám chữ. - Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 9A1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .) 9A2/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A5/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .) 2. Kiểm tra: Kết hợp trong tiết học. 3. Bài mới: Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng tám chữ, có cách ngắt nhịp rất đa dạng. Bài thơ viết theo thể tám chữ có thể gồm nhiều đoạn dài ( Số câu không hạn định ), có thể được chia thành các khổ( Thường mỗi khổ bốn dòng) và có nhiều cách reo vầnnhưng phổ biến nhất là vần chân( Được gieo liên tiếp hoắc gián cách) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG HĐ1: Tìm hiểu cách nhận diện thơ tám chữ. + GV cho HS đọc VD1 (S/148-149) Đọc các đoạn thơ sau: a) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ? Đâu những chiều lên láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ? - Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ? (Thế Lữ, Nhớ rừng) b) Mẹ cùng cha công tác bận không về Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học. Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc, Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? (Bằng Việt - Bếp lửa) c) Yêu biết mấy, những dòng sông bát ngát Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non Yêu biết mấy, những con đường ca hát Qua công trường mới dựng mái nhà son! Yêu biết mấy, những bước đi dáng đứng Của đời ta chập chững buổi đầu tiên Tập làm chủ, tập làm người xây dựng Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên! (Tố Hữu- Mùa thu mới) + GV cho HS đọc yêu cầu VD2. (S/149). Suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu sau: a) Nhận xét về số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ trên. b) Tìm những c
File đính kèm:
- Thạnh Nguyễn (Ngữ văn 9 - Tuần 11 cktkn).doc