Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016

I. MỤC TIÊU:

1- Kiến thức:

 - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống TD Pháp của dân tộc ta.

 - Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.

 - Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : ngôn ngữ bình dị , biểu cảm , hình ảnh tự nhiên, chân thực. tự nhiên

2. Kỹ năng:

 - Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại .

 - Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ

 - Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ

3. Thái độ :

- Giáo dục cho học sinh lòng yếu quý, kính phục các chiến sĩ cách mạng.

- Giáo dục tinh thần vượt khó, đoàn kết và lòng yêu nước.

II. CHUẨN BỊ:

- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .

- HS chuẩn bị SGK – bài soạn .

 

doc12 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Ngày soạn: 11/10/2015 
Tiết thứ: 46,47:
TỔNG KẾT TỪ VỰNG (TT)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: 
 - Một số khái niện liên quan đến từ vựng (từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa).
2. Kĩ năng: 
 - Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc - hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
- Rèn kĩ năng ghi nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức.
- Rèn kỹ năng sử dụng từ Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
 Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra sự chuẩn bị của HS) 
Nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: 
+ GV cho HS định nghĩa từ đồng âm, nêu ví dụ.
+ Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa khác với hiện tượng từ đồng âm.
Hoạt động 2: GV cho HS định nghĩa khái niệm từ đồng nghĩa?
- Cho HS nêu ví dụ.
GV cho HS đọc lại câu hỏi.
HS phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa khác với hiện tượng từ đồng âm.
+ HS cho biết từ đồng nghĩa.
- Máy bay = phi cơ – tàu bay.
+ HS trả lời.
I. Từ đồng âm
1. Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
*) Hiện tương nhiều nghĩa: một từ có chứa nhiều nét nghĩa khác nhau (một hình thức ngữ âm có nhiều nghĩa).
2. 	a) Từ “lá” à nhiều nghĩa. Vì nghĩa của từ “lá” trong “lá phổi” có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ “lá” trong “lá xa cành”.
	b) Từ “đường” à đồng âm. Vì hai từ “đường” có vỏ âm thanh giống nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
II. Từ đồng nghĩa:
1. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
2. Chọn cách hiểu đúng : d.
 3. Từ “xuân”: mùa thay 1 năm = 1 tuổi à hoán dụ, tác dụng .
Hoạt động 3: 
+ GV cho HS định nghĩa từ trái nghĩa.
+ Rồi cho các em lựa ra cặp từ trái nghĩa.
Hoạt động 4: 
GV cho HS nêu khái niệm, cho ví dụ.
GV dùng bảng phụ cho HS viết lên bảng phụ để củng cố.
+ HS nêu khái niệm.
VD: mực ¹ đèn.
 Sống 	¹ 	chết
Chiến tranh	¹	hòa bình
Đực	¹	cái
 Chẵn 	¹	lẽ
+ HS nêu định nghĩa.
VII. Từ trái nghĩa:
1. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
2. Những cặp từ có nghĩa trái ngược: xa ¹ gần, xấu ¹ đẹp, rộng ¹ hẹp.
3. Nhóm 1: sống ¹ chết, đực ¹ cái, chiến tranh ¹ hòa bình, chẵn ¹ lẻ.
VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
1. Nghĩa một từ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ khác.
Từ
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép ñaúng laäp
Từ láy
Từ ghép đẳng lập
Từ ghép chính phụ
Từ láy 
bộ phận
Từ láy
hoàn toàn
Từ láy âm
Từ láy vần
Hoạt động 5
GV cho HS định nghĩa về trường từ vựng.
GV giợi ý cho HS tìm từ vựng trong đoạn văn: 
Nước 	bể nước
	tắm nước
+ HS nêu định nghĩa, có thể cho ví dụ.
+ Thảo luận.
 Bàn tay
Tay Tay nhỏ
 Taynắm,sờ
+ HS có thể lập bảng trường từ vựng của vài từ.
mỗi từ chỉ có một nghĩa.
IX. Trường từ vựng:
1. Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
VD: Trường từ vựng về “tay”:
-Các bộ phận của tay: bàn tay, cổ tay
-Hình dáng của tay: to, nhỏ, dày,
-Hoạt động của tay: sờ, nắm, cầm,
2.a) Hai từ “tắm” và “bể” cùng nằm trong trường từ vựng là “nước nói chung”:
+ Nơi chứa nước: bể, ao, hồ
+ Công dụng của nước: tắm, rửa
+ Hình thức của nước: trong, xanh.
+ Tính chất của nước: mềm mại, mát mẻ.
b) Tác dụng: tác giả dùng 2 từ này khiến cho câu văn có hình ảnh sinh động, có giá trị tố cáo mạnh mẽ.
4. Củng cố: 
GV cho HS nhắc lại các kiến thức vừa tổng kết.
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: 
Về nhà làm các BT còn lại.
Chuẩn bị tiết sau học tiếp.
IV: RÚT KINH NGHIỆM
.
Tiết thứ: 48:
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức :
 Giúp HS: - Nhận ra được ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình, biết sửa các lỗi sai về diễn đạt và lỗi chính tả, lỗi câu...
 - Thấy được khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh về viết tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả.
 - Phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế trong các bài viết tiếp theo.
2. Kĩ năng : 
 - Rèn luyện các kĩ năng dùng từ, diễn đạt, trình bày.
3. Thái độ :
 - Giúp HS hiểu có trí tưởng tượng phong phú.
II. CHUẨN BỊ :
+ GV chuẩn bị bài soạn + bài chấm + tỉ lệ điểm
+ HS chuẩn bị SGK + xem lại bài nháp.
 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Hoạt động 1: 
+ GV gọi HS đọc lại đề và ghi bảng.
Đề bài:
Tưởng tượng 20 năm sau , nhân dịp 20/11, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
+ GV đặt câu hỏi xác định lần nữa yêu cầu của đề.
+ GV tổ chức cho HS thảo luận sau khi phân tích đề.
+ Xây dựng đáp án cho bài viết (dàn ý).
Hoạt động 2: 
+ GVcho HS tự nhận xét bài của mình (ưu điểm, nhược điểm) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu.
+ GV nêu nhận xét đánh giá của mình về bài viết của HS (ưu, khuyết điểm) các lỗi cần khắc phục.
Hoạt động 3: GV nêu nhận xét chung và thống kê điểm số 
Lớp 9a1 tổng số học sinh: 31
Điểm
Giỏi
Khá
TBình
Yếu
Kém
Số bài
Lớp 9a2 tổng số học sinh: 30
Điểm
Giỏi
Khá
TBình
Yếu
Kém
Số bài
+ GV cho HS trao đổi sửa chữa các lỗi về nội dung (ý, sắp xếp ý, kết hợp miêu tả) về hình thức (bố cục, cách diễn đạt, chính tả, ngữ pháp)
+ GV bổ sung, nêu hướng sửa chữa.
Hoạt động 4: 
+ Cũng cố, hướng dẫn hs tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà. 
Chuẩn bị tiết sau học: Nghị luận trong văn bản tự sự.
IV: RÚT KINH NGHIỆM:
.
Tiết thứ: 49: 
ĐỒNG CHÍ
 (Chính Hữu)
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: 
 - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống TD Pháp của dân tộc ta.
 - Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ. 
 - Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : ngôn ngữ bình dị , biểu cảm , hình ảnh tự nhiên, chân thực. tự nhiên 
2. Kỹ năng: 
 - Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại .
 - Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ 
 - Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ
3. Thái độ : 
- Giáo dục cho học sinh lòng yếu quý, kính phục các chiến sĩ cách mạng.
- Giáo dục tinh thần vượt khó, đoàn kết và lòng yêu nước. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: 
 GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS.
Nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: 
Cho biết vài nét về tác giả.
Bài thơ được Chính Hữu viết trong hoàn cảnh nào?
GV hướng dẫn cách đọc: chậm rải, tình cảm GV đọc mẫu.
GV giải thích kĩ từ “đồng chí”.
GV giới thiệu về thể loại.
Sau khi đọc xong bài thơ, em hãy cho biết bài thơ có thể phân đoạn dựa trên mạch cảm xúc như thế nào?
Hoạt động 2: 
GV gọi HS đọc diễn cảm 6 câu đầu.
Sáu câu đầu nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Các em hãy cho biết cơ sở ấy là gì ?
Tại sao câu thơ thứ 7 lại chỉ có 2 tiếng “Đồng chí” và dấu chấm cảm (!)? Bình giảng vẻ đẹp của câu thơ đặc biệt ấy.
GV gọi HS đọc 10 câu thơ tiếp.
3 câu: “Ruộng nương  ra lính”, gợi cho em thấy biểu hiện gì của tình đ/c? Từ “mặc kệ” có phải chứng tỏ người lính rất vô tâm, vô tình, vô trách nhiệm với g/đình ? Ý kiến của em?
Những câu thơ tiếp theo vẫn nói về tình đ/c một cách cụ thể. Những hình ảnh nào làm em xúc động ?
GV liên hệ bài thơ “Giá từng thước đất” của Chính Hữu.
Thảo luận: Hình ảnh “thương nhau tay nắm lấy bàn tay “ gợi cho em suy nghĩ gì về tình đồng chí.
Chuyển ý:
Bài thơ kiết thúc bằng hình ảnh rất đẹp “Đêm nay  đầu súng trăng treo”
Thảo luận: các em cảm nhận thế nào về bức tranh tình đồng chí, đồng đội mà tác giả đã vẻ nên ở đây?
Thảo luận :Qua bài thơ em biết gì về những anh bộ đội thời chống Pháp?
Hoạt động 4: 
Nên nhận xét về giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.
- Cho hs đọc ghi nhớ
Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc. Sinh năm 1926 tại Can Lộc, Hà Tĩnh. 1946 gia nhập trung đoàn Thủ Đô,hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến, làm thơ từ1947, viết đề tài người lính
Bài Đồmg chí ra đời đầu 1948 sau chiến dịch Việt Bắc-Thu đông 1947 thể hiện tình cảm sâu sắc của những người đồng chí.
HS đọc.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
6 câu đầu:sự hình thành tình đồng chí.
11 câu kế: sự thể hiện tình đồng chí.
3 câu cuối: biểu tượng của tình đồng chí.
HS đọc diễn cảm 6 câu đầu.
-Sự tương đồng về tình cảnh xuất thân nghèo khó.
-Sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh trong chiến đấu. 
-Sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao, mọi niềm vui.
Câu thơ chỉ có 2 tiếng, tạo nên một dấu nhấn, một sự phát hiện, khẳng định, như một bản lề kết dính đoạn đầu và đoạn hai.
HS đọc 10 câu thơ tiếp.
-Đồng chí là sự cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi lòng của nhau.
-Đồng chí đó là cùng chia sẻ những gian lao của đời người lính, nhất là những cơn sốt run người trán ướt mồ hôi.
HS lắng nghe.
* Hình ảnh này như một sự khái quát tình đồng chí. Hình ảnh cô đọng giàu cảm xúc và liên tưởng như một tượng đài về tình đồng chí.
HS thảo luận, nêu nhận biết:
+xuất thân từ nông dân.
+sẵn sàng hi sinh riêng tư vì nghĩa lớn.
+Gắn bó với làng quê. 
+trải qua những thiếu thốn, gian khó, hiểm nguy. 
+gắn bó với nhau bằng tình đồng chí, đồng đội sắc sâu. 
Lời thơ bình dị, giàu cảm xúc thể hiện qua những câu thơ sóng đôi có sức khái quát cao.
Hình ảnh người lính thời chống Pháp bình dị, giản đơn hi sinh, chịu đựng vì nghĩa lớn. 
Chính tình đồng chí, đồng đội thắm thiết đã giúp họ vượt qua mọi thử thách trên bước đường đi tới.
- Đọc
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
Trần Đình Đắc, sinh năm 1926. Quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh.
- Hoạt động trong quân đội suốt 2 cuộc kháng chiến, viết đề tài người lính.
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: tại nơi an dưỡng sau chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông1947.
- Tác phẩm: tập thơ “Đầu súng trăng treo” (1966) là t/p chính của ông.
3. Đọc:
4. Chú thích:
5. Thể loại:
Thơ tự do, các câu thơ với số tiếng khác nhau, chủ yếu là vần chân, nhịp thơ không cố định, theo dòng mạch cảm xúc.
6. Bố cục:
a) 6 câu đầu: Những cơ sở của tình đ/c.
b) 11 câu tiếp: Những biểu hiện và sức mạnh của tình đ/c.
c) 3 câu cuối: Hình ảnh hai người lính trong phiên canh gác.
III. Phân tích chi tiết:
1. Những cơ sở của tình đồng chí:
-Tình đ/c, đồng đội bắt nguồn sâu sa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó: “Quê hương  sỏi đá”.
-Tình đ/c được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau cùng c/đ:
 “Súng bên sung đầu sát bên đầu”.
-Tình đ/c, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui -> “Đêm rét chung chăn  đôi tri kỉ”. 
-“Đồng chí !” là câu thơ quan trọng bậc nhất của bài thơ. Nó đc lấy làm nhan đề của bài; nó biểu hiện chủ đề, linh hồn của bài thơ. Nó như một cái bản lề nối 2 đoạn thơ, khép mở 2 ý thơ cơ bản: Những cơ sở của tình đồng chí và những biểu hiện của tình đ/c.
2. Những biểu hiện của tình đồng chí:
-Đồng chí là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau.
-> “mặc kệ” hoàn toàn không phải là người lính vô tâm, vô trách nhiệm với g/đ, với cha mẹ, với vợ con, với q/hương mà ngược lại.
-Đồng chí, đó là cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của đời người lính: “Ao anh rách vai  không giày”.
và nhất là cùng trải qua những cơn “sốt rung người vừng trán ướt mồ hôi”.
(-> những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau)
(Đồng độ ta là hớp nước uống chung, bát cơm sẻ nửa, là chia nhau một mảnh tin nhà, chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết).
-Câu thơ “Đầu súng trăng treo” đầy ấn tượng vừa cô đọng, vừa gợi hình, gợi cảm. Súng và trăng, gần và xa, thực tại và mơ mộng, hiện thực và lãng mạn. Đó là vẻ đẹp hài hòa của tâm hồn chiến sĩ-thi sĩ, vẻ đẹp của cuộc đời anh bộ đội cụ Hồ.
3. Hình ảnh người lính cánh mạng trong những năm đầu của cuộc k/c chống Pháp:
-Đó là anh bộ đội xuất thân từ nd nghèo.
-Vì nghĩa lớn sẳn sàng bỏ lại tất cả để ra đi đánh giặc nhưng vẫn không nguôi nhớ làng, nhớ nhà, nhớ g/đ thân yêu, giếng nước gốc đa.
-Vượt qua những gian khổ thiếu thốn, bệnh tật, vẫn lạc quan, yêu đời, vui đời vệ quốc.
-Đẹp nhất là tình đồng đội, đ/c sâu nặng, thắm thiết.
-Kết tinh biểu tượng là hình ảnh “Đầu súng trăng treo”.
IV. Tổng kết :
1. Nghệ thuật
Lời thơ bình dị 
Câu thơ sóng đôi
Hình ảnh gợi tả, gợi cảm 
Khắc họa vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí.
2. Ý nghĩa: ghi nhớ sgk
4. Củng cố:
GV cho HS đọc Ghi nhớ.
GV đọc tham khảo bài Một vài kỉ niệm nhỏ về bài thơ Đồng chí trong SGV.
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: 
Học bài cũ, học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị tiết sau học: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
IV: RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết thứ : 50: 
TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
 (Phạm Tiến Duật)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
 - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
 - Đặc điểm thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể : giàu chất hiện thực và tràn đầy lãng mạn.
 - Hiện thực cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm: vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm tràn đầy niềm lạc quan cách mạng... của những con người đã làm nên những con đường Trường sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ.
 2. Kĩ năng ;
 - Đọc hiểu một bài thơ hiện đại.
 - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường sơn trong bài thơ.
 - Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ. 
 - Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.
3. Thái độ : 
 - Giáo dục cho học sinh lòng cảm mến kính phục những người chiến sỹ lái xe Trường Sơn và tinh thần coi thường khó khăn, gian khổ, niềm lạc quan vui tươi, yêu đời .....
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
- Bình giảng vẻ đẹp của câu thơ “Đồng chí”.
Nội dung bài mới:
Viết về Trường Sơn và những người lính Trướng Sơn là những đề tài trong dòng văn học thời chống Mỹ cứu nước. Cùng đồng hành với nhà thơ TỐ HỮU trong suốt chặng đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” còn có biết bao nhà văn, nhà thơ  Đặc biệt là PHẠM TIẾN DUẬT. Nhà thơ trẻ nổi tiếng với những bài thơ viết về Trường Sơn, tiêu biểu là bài “Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính”
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
*HĐ 1 : 
GV gọi HS đọc Chú thích *.
Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phạm Tiến Duật ?
Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào ?
* HĐ 2 : 
GV hướng dẫn cách đọc.
-Đọc đọc tự nhiên sôi nổi tự hào.
GV đọc mẫu.
GV bổ sung thêm các từ: Tiểu đội, Chông chênh.
GV giới thiệu thể loại.
* HĐ 3 : 
Ngay khổ thơ đầu tiên ta bắt gặp hình ảnh xe không kính. Ấn tượng về xe, về các anh chiến sĩ lái xe ntn ?
Không có kính thì người lái xe gặp những khó khăn gì ? Thái độ trước những khó khăn đó ntn ? (khổ 2).
Khổ thơ thứ 3 triển khai hình ảnh “không kính” ntn ? Điều gì đáng chú ý về người lái xe trong khổ thơ này ?
Khi trời mưa, xe “không kính” gặp trở ngại gì ? Người lái xe đã vượt qua trở ngại đó ntn ?
Trong hai khổ thơ tiếp theo, t/g tiếp tục giới thiệu đời sống của các chiến sĩ lái xe. Ta hiểu thêm gì về các anh qua 2 khổ thơ này ?
 Ở khổ cuối, cái gì làm nên sức mạnh ở họ để coi thường gian khổ, bất chấp gian nan như vậy ?
HĐ 4:
GV tổng kết nội dung và nghệ thuật.
- Cho HS đọc ghi nhớ sgk
HS đọc Chú thích *.
HS trả lời.
HS trả lời.
HS đọc.
HS lắng nghe.
Chông chênh
Người chiến sĩ lái xe đã đối mặt với bom đạn, với thần chết. Nhưng thái độ và tư thế rất bình tỉnh, đường hoàng.
Sẽ bị gió lùa vào, sẽ bị vật thể trong kkhông gian đập vào người lái.
Khổ thơ thứ 3 nói về bụi đường khi “không kính”. Câu thơ mang hơi hướng “ngang ngang” bất cần của người lái trẻ.
Người lái ướt hết. Bụi thì chưa cần rửa, ướt thì chưa cần thay mà chạy thêm trăm cây số nữa gió sẽ làm quần áo khô.
Những chiến sĩ lái xe đã lăn lộn trên chiến trường, đã thử thách cùng bom đạn. Họ đi từ trong bom rơi ra.
Đó là ý chí để g/p MN, là tình yêu nồng nhiệt ở tuổi trẻ thời chống ĐQ Mĩ.
- Đọc ghi nhớ.
I . Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
PTD đc coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu thời chống Mỹ.
2. Tác phẩm:
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đc viết năm 1969, in trong tập “Vằng trăng-quầng lửa”.
3. Đọc:
4. Giải thích từ khó:
(- Tiểu đội: đơn vị gồm 12 người.
- Chông chênh: đu đưa, không vững chắc, không yên ổn).
5. Thể loại:
Thể thơ tự do, 4 câu một khổ.
6. Bố cục:
Cảm xúc, suy nghĩ của t/g -> không thể và không cần chia đoạn.
II. Phân tích chi tiết:
1. Những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra chiến trường:
Khổ thơ đầu tiên ta bắt gặp ngay hình ảnh xe không kính. Câu thơ đầu có tính chất giới thiệu, giải thích. Không khí ác liệt của ch/tranh thấy rõ qua nhiều từ “bom giật, bom rung, kính vỡ”. Người chiến sĩ lái xe đã đối mặt với bom đạn, với thần chết. Nhưng thái độ và tư thế rất bình tỉnh, đường hoàng.
2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe:
- Ở khổ thơ thứ 2, khi xe không có kính thì sẽ bị gió lùa vào, sẽ bị vật thể trong kkhông gian đập vào người lái. Thiên nhiên sa vào, ùa vào buồng lái nên sự nguy hiểm đã biến thành sự thân mật thú vị giữa con người với thiên nhiên.
- Khổ thơ thứ 3 nói về bụi đường khi “không kính”. Câu thơ mang hơi hướng “ngang ngang” bất cần của người lái trẻ lại như có ý đang tranh luận, chịu nhún nhường khi thừa nhận sự thật: bụi !
- Khổ thơ thứ tư khi trời mưa, người lái ướt hết. Người lái thừa nhận nhược điểm của xe không kính nhưng bụi thì chưa cần rửa, ướt thì chưa cần thay mà chạy thêm trăm cây số nữa gió sẽ làm quần áo khô. Một lần nữa ta lại thấy những người lái xe đã thắng mưa gió.
- Những chiến sĩ lái xe đã lăn lộn trên chiến trường, đã thử thách cùng bom đạn. Họ đi từ trong bom rơi ra.
Cái gia đình lái xe lấy chung bát đũa. Họ làm thành tiểu đội, thành gia đình, thành một khối. Họ vẫn đi sâu vào chiến trường với niềm phơi phới lạc quan.
 - Đó là ý chí để giải phóng MN, là tình yêu nồng nhiệt ở tuổi trẻ thời chống ĐQ Mĩ.
IV. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do, câu dài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.
- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
- Lựa chọn chi tiết đọc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đạm chất hiện thực.
- Ngôn ngữ gần gủi, nhịp điệu linh hoạt.
2. Ý nghĩa: ghi nhớ SGK
4. Củng cố: 
GV cho HS đọc Ghi nhớ.
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: 
Học bài cũ, học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị tiết sau học VB: Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
	IV: RÚT KINH NGHIỆM:
	 Kí duyệt: 12/10/2015
	 TT
	 Lê Thị Gái

File đính kèm:

  • docNV 9 Tuan 10.doc