Giáo án Ngữ văn 9 tuần 1 chuẩn kiến thức kỹ năng

Tập làm văn SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu vai trò của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

- Tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.

II. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng.

- Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh .

2. Kĩ năng:

- Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh.

- Vân dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.

 

doc11 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2617 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tuần 1 chuẩn kiến thức kỹ năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tất cảc các nền văn hóa, tiếp thu cái đẹp, cái hay, phê phán cái tiêu cực. 
-Kết hợp hài hoà giữa văn hoá dân tộc và quốc tế giữa vĩ đại và bình dị.
-> So sánh, liệt kê, kết hợp bình luận.
à Bác là người biết thừa kế và phát triển các giá trị văn hoá, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, vĩ đại và bình dị.
CHUYỂN SANG TIẾT 2
* GV cho HS đọc lại phần 2 và phân tích:
+ GV liên hệ cách học của Bác: “học mọi lúc mọi nơi,biết chọn lọc cái hay,phê phán cái dở.”
+ GV hỏi HS: Thông qua đoạn 2 em hãy cho biết tác giả đã thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác trên những phương diện nào? Mỗi khía cạnh có những biểu hiện cụ thể nào?
+ HS: Tự bộc lộ.
+ GV liên hệ tới lối sống của các nhà hiền triết như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.
+ GV hỏi tiếp: Tác giả bình luận như thế nào về phong cách Hồ Chí Minh?
+ GV chốt đáp án: nếp sống giản dị và đạm bạc của bác đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn, thể xác. Không tự đặt mình ra ngoài nhân loại, không lập dị làm cho mình khác người, khác đời.
+ GV hỏi: Em có nhận xét gì về lối sống của Bác ?
+ HS thảo luận và trả lời: 
. Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao bởi vì cuộc sống của Người hết sức đạm bạc, không khác gì cuộc sống của một người bình thường. Nhưng Người đã tìm thấy trong lối sống đó một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc trong sạch, cao thượng cho tâm hồn và thể xác.
. Lối sống rất mực giản dị, thanh cao của Bác hoàn toàn khác biệt với lối sống xa hoa, cầu kì, đặc quyền, đặc lợi ở một số người có chức vị trong xã hội từ xưa đến nay.
GV hỏi: “Phong cách Hồ Chí Minh” có ý nghĩa gì sâu sắc đối với dân tộc ta ?
+ GV chốt ý nghĩa văn bản cho HS ghi vào vở.
+ GV hỏi: Em hãy nêu những đặc sắc nghệ thuật của văn bản ?
+ GV cho HS đọc ghi nhớ SGK/8.
2. Nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh:
- Người có một lối sống rất giản dị:
+ Nơi ở nơi làm việc đơn sơ: nhà sàn vài ba phòng, với những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ, ao cá
+ Trang phục giản dị: áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, dép lốp thô sơ
+ Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa
Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, một vị Chủ tịch nước nhưng rất giản dị, không xa hoa lãng phí.
3. Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh:
- “Phong cách Hồ Chí Minh” là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
- Phong cách, lối sống của Bác góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
=> Là bài học sâu sắc muôn đời cho các thế hệ sau học tập và noi theo.
4. Ý nghĩa văn bản: Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả đã cho thấy cốt cách văn hóa của Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hanh động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu chọn lọc và phát huy văn hóa, bản sắc dân tộc.
III. Tổng kết:
Nghệ thuật:
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng
- Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập. 
Nội dung: 
* Ghi nhớ: S/8
 “Phong cách Hồ Chí Minh” là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
IV. Luyện tập:
 Bài tập: SGK/8. Tìm đọc và kể lại những mẫu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Gợi ý: Chuyện “Cuộc sống giản dị của Bác Hồ ở phủ Chủ tịch”.
+ Dặn dò: Soạn trước bài : Các phương châm hội thoại.
 TUẦN 1 Ngày soạn: 
 TIẾT 3 Ngày dạy:. 
Tiếng Việt 	CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được các phương châm hội thoại về lương và về chất để vận dụng trong giao tiếp.
TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức: Nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng những phương châm này trong giao tiếp xã hội.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số:	
9A1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
9A2/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A5/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
2. Kiểm tra: Em có thể nhắc lại cho các bạn hiểu một lần nữa: hội thoại là gì? Ví dụ?
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, căn bản phổ biến của ngôn ngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hình thức căn bản này. VD: phát thanh truyền hình.
3. Bài mới: 
 Khi giao tiếp, người nói phải tuân thủ những qui định. Những qui định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại. Phương châm hội thoại thuộc môn học chuyên nghiên cứu phần nội dung của ngôn từ trong mối quan hệ với ngữ cảnh, với tình huống giao tiếp. Vậy có những phương châm hội thoại nào thì chúng ta lại phải học bài hôm nay mới có thể hiểu phần nào được.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ1: Tìm hiểu phương châm về lượng. 
+ GV gọi 1HS đọc VD1/tr8.
An: - Cậu có biết bơi không?
Ba: - Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa.
An: - Cậu học bơi ở đâu?
Ba: - Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.
+ GV hỏi: Câu trả lời của Ba có làm cho An thỏa mãn không? Vì sao?
+ GV gọi 1HS trả lời: Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Điều mà An muốn biết là một địa điểm cụ thể nào đó.
+ GV hỏi tiếp: Từ đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp ? 
+ HS trả lời và GV chốt: khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp. 
+ GV gọi 1HS đọc VD2/tr9.
 Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả có ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
 Đang tức tối, chợt thấy một anh tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to :
-Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không ?
 Anh kia liền giơ tay vạt áo ra, bảo:
-Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)
+ GV hỏi HS: Lẽ ra người có lợn cưới và người có áo mới cần hỏi và trả lời như thế nào? 
+ HS trả lời, GV chốt đáp án: 
- Lẽ ra cần:
.Hỏi: “Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?”
.Trả lời: “Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua cả.”
+ GV hỏi: Từ VD2, em rút ra bài học gì khi giao tiếp ?
+ HS trả lời: Khi giao tiếp, không nên nói hơn những điều cần nói.
+ GV chốt: Ghi nhớ: S/9. Khi giao tiếp cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng nhu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa không thiếu.
HĐ2: Tìm hiểu phương châm về chất. 
+ GV gọi 1HS đọc VD/tr9-10.
Hai anh chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy quả bí to, kêu lên :
- Chà, quả bí kia to thật !
Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:
- Thế thì đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.
Anh kia nói ngay:
-Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.
Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi:
- Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy?
Anh kia giải thích:
- Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.
Anh nói khoác biết bạn chế nhạo mình bèn nói lảng sang chuyện khác.
+ GV hỏi: Truyện cười nhằm phê phán điều gì? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh ?
+ HS trả lời, GV chốt đáp án: 
- Truyện cười phê phán tính nói khoác.
- Điều cần tránh: không nên nói những điều mình không tin là đúng sự thật.
* GV cho HS một bài tập nhanh: Giả sử không biết vì sao bạn mình nghỉ học thì em sẽ trả lời với thầy (cô) như thế nào? Từ đó, rút ra yêu cầu gì trong giao tiếp ?
à Đáp án: - “Thưa thầy (cô), em cũng không biết vì sao bạn ấy nghỉ học nữa ạ.” => Trong giao tiếp tùy tình huống, có cách nói phù hợp, nhất là những điều mà mình chưa có bằng chứng xác thực.
Ghi nhớ: S/10. Khi giao tiếp đừng nói điều mà mình không tin la` đúng hay không có bằng chứng xác thực.
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập. 
* GV cho HS đọc yêu cầu BT1 trong SGK/tr10.
Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong những câu sau :
a) Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà
b) Én là một loài chim có hai cánh
* GV cho HS đọc yêu cầu BT2 trong SGK/tr10-11.
Chọn những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống : 
a) Nói có căn cứ chắc chắn là . . . . . . . . . . . . . 
b) Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là . . . . . . . . . 
c) Nói một cách hú hoạ, không có căn cứ là . . . . . . . 
d) Nói nhảm nhí, vu vơ là . . . . . . . . 
e) Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là . . . . . . . 
* GV cho HS đọc yêu cầu BT3 trong SGK/tr11.
Đọc truyện cười trong SGK và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ.
CÓ NUÔI ĐƯỢC KHÔNG ?
 Một anh, vợ có thai mới hơn bảy tháng mà đã sinh con. Anh ta sợ nuôi không được, gặp ai cũng hỏi .
 Một người bạn an ủi :
 - Không can gì mà sợ. Bà tôi sinh ra bố tôi, cũng đẻ non trước hai tháng đấy !
 Anh kia giật mình hỏi lại :
 - Thế à ? Rồi có nuôi được không ?
* GV cho HS đọc yêu cầu BT4 trong SGK/tr11.
Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như :
a) như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là . . . . . . . 
b) như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết.
* GV cho HS đọc yêu cầu BT5 trong SGK/tr11. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết các thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
+ ăn đơm nói đặt :
+ ăn ốc nói mò : 
+ ăn không nói có:
+ Cãi chày cãi cối :
+ Khua môi múa mép:
+ Nói dơi nói chuột:
+ Hứa hươu hứa vượn:
I. PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG:
VD1: S/8. Đọc đoạn đối thoại trong SGK và trả lời các câu hỏi:
Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. 
Điều mà An muốn biết là một địa điểm cụ thể nào đó.
Khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp. 
VD2: S/9. Đọc truyện cười “Lợn cưới, áo mới” trong SGK/tr9 và trả lời các câu hỏi:
- Lẽ ra cần:
+ Hỏi: “Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?”
+ Trả lời: “Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua cả.”
Khi giao tiếp, không nên nói hơn những điều cần phải nói.
* Ghi nhớ: S/9.
II. PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT:
VD: S/9-10. Đọc mẫu truyện “Quả bí khổng lồ” trong SGK và trả lời câu hỏi:
- Truyện cười phê phán tính nói khoác.
- Điều cần tránh: không nên nói những điều mình không tin là đúng sự thật.
III. LUYỆN TẬP:
BT1. 
* Đáp án: Vi phạm phương châm về lượng:
a. Thừa cụm từ “Nuôi ở nhà”.
b. Thừa cụm từ “ Có hai cánh”.
BT2.
* Đáp án: 
Nói có sách mách có chứng.
Nói dối 
Nói mò.
Nói nhăng nói cuội.
Nói trạng.
BT3. 
* Đáp án: Trong truyện cười, phương châm về lượng không được tuân thủ bởi: bà tôi phải nuôi được bố tôi thì bây giờ mới có tôi (bạn của người có vợ vừa sinh con thiếu tháng).
BT4.
* Đáp án: 
a) Khi sử dụng các cụm từ : “ như tôi được biết,tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là . . . . . . . người nói thể hiện thái độ thận trọng với những thông tin họ nói chưa chắc chắn,chưa hoàn toàn xác thực.
b) Khi sử dụng các cụm từ : như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết người nói muốn báo cho người nghe biết việc nhắc lại nội dung đã cũ là có chủ ý.
BT5.
+ ăn đơm nói đặt : chê những kẻ bịa chuyện, vu khống, đặt điều để nói xấu người khác.
+ ăn ốc nói mò : phê phán những kẻ chỉ phỏng đoán, nói không chính xác, không có căn cứ chắc chắn.
+ ăn không nói có: điêu toa không thật thà, dựng chuyện, bịa đặt, vu khống hoàn toàn.
+ Cãi chày cãi cối : cố tranh cãi cho bằng được mặc dù không có lí lẽ thuyết phục.
+ Khua môi múa mép: bẻm mép, nói nhiều, tỏ ra hùng biện,thường ba hoa,khoác lác.
+ Nói dơi nói chuột: nói những chuyện đâu đâu,không thiết thực,không ăn nhập vào vấn đề.
+ Hứa hươu hứa vượn: hứa liều để được lòng nhưng không thực hiện lời hứa.
* Dặn dò : 
- Học thuộc lòng ghi nhớ SGK.
- Làm lại tất cả các bài tập SGK vào vở
- Tập đặt 2 đoạn hội thoại vi phạm 2 phương châm hội thoại trên
- Chuẩn bị bài: Sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
 TUẦN 1 Ngày soạn: 
 TIẾT 4 Ngày dạy:. 
Tập làm văn SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu vai trò của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức: 
- Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng.
- Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh .
2. Kĩ năng: 
- Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh.
- Vân dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số:	
9A1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
9A2/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A5/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
2. Kiểm tra: Văn bản thuyết minh là gì ? Nêu những phương pháp thuyết minh ?
- Văn bản thuyết minh là văn bản giới thiệu trình bày chính xác khách quan về cấu tạo, tính chất, giá trị của sự vật, hiện tượng một vấn đề của tự nhiên, xã hội và con người. Có 6 phương pháp thuyết minh:
- Phương pháp định nghĩa, giải thích.
- Phương pháp nêu ví dụ.
- Phương pháp nêu số liệu.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp liệt kê.
- Phương pháp phân loại, phân tích.
3. Bài mới: 
 Thuyết minh là trình bày những tri thức khách quan phổ thông bằng cách liệt kê. Khi thuyết minh người ta có thể sử dụng rất nhiều phương pháp thuyết minh đặc biệt là sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả. Tuy nhiên, không phải văn bản nào cũng sử dụng một số biện pháp nghệ thuật, Vậy người ta dùng chúng trong những trường hợp nào? Ta sẽ tìm hiểu điều đó qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ1: Ôn lại kiến thức về văn bản thuyết minh.
* GV cho 1HS đọc từng yêu cầu trong SGK và trả lời các câu hỏi:
+ GV hỏi: Văn bản thuyết minh có những tính chất gì ?
+ HS trả lời: tính tri thức, khoa học và khách quan.
+ Vậy mục đích viết văn bản thuyết minh là gì ?
+ HS phát biểu: cung cấp tri thức khách quan, chính xác về đối tượng.
+ Các phương pháp thuyết minh thường dùng? Có mấy phương thức thuyết minh?
* GV lưu ý cho HS biết phân biệt giữa phương pháp và phương thức.
+ HS trả lời: Có 6 phương pháp thuyết minh:
- Phương pháp định nghĩa, giải thích.
- Phương pháp nêu ví dụ.
- Phương pháp nêu số liệu.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp liệt kê.
- Phương pháp phân loại, phân tích.
. Có 3 phương thức thuyết minh: Trình bày, Giới thiệu, Giải thích.
HĐ2: Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
+ GV cho HS ghi tiêu đề mục 2.
+ GV gọi 1HS đọc văn bản: “Hạ Long – đá và nước” và trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ GV hỏi: Văn bản “Hạ Long – đá và nước” thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào ?
+ HS trả lời: Thuyết về đặc điểm cấu tạo của Hạ Long là do chất liệu đá và nước làm nên sự kì lạ vô tận đó.
+ GV tiếp tục hỏi: Tác giả đã vận dụng biện pháp nghệ thuật nào trong văn bản “Hạ Long – đá và nước” ?
+ HS phát biểu, GV chốt đáp án: Các biện pháp nghệ thuật được vận dụng:
- Tưởng tượng và liên tưởng: tưởng tượng những cuộc dạo chơi bằng những loại thuyền, ca nô cao tốc; khơi gợi những cảm giác có thể có.
- Nhân hóa: gọi đá bằng tên, bằng từ ngữ mô tả đặc điểm, tính nết của con người (thập loại chúng sinh đá, thế giới người bằng đá, chen chúc, già đi, trẻ lại, trang nghiêm, nhí nhảnh, tinh nghịch, buồn, vui,)
- So sánh.
- Miêu tả.
+ GV chốt: Các biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng mô tả vịnh Hạ Long như một thế giới có tri giác, có tâm hồn, làm cho bài viết giàu chất thơ, sống động, gợi nhiều hứng thú cho người đọc.
+ GV cho HS đọc ghi nhớ: S/13.
 - Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ấn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca...
 - Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập.
* GV yêu cầu 1HS đọc văn bản “Ngọc hoàng xử tội ruồi xanh” và trả lời các câu hỏi: 
+ GV hỏi:
a) Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? Những phương pháp thuyết minh nào được sử dụng?
b) Bài thuyết minh này có những nét gì đặc biệt? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?
+ HS phát biểu, GV chốt đáp án:
a) Văn bản “Ngọc hoàng xử tội ruồi xanh” (tr.14) có tình chất thuyết minh. Tính chất ấy thể hiện ở những điểm: Cung cấp kiến thức khách quan về loài ruồi. Cụ thể: chủng loài, môi trường sống, sinh trưởng, đặc điểm cơ thể, tác hại,
 Những phương pháp thuyết minh:
- Định nghĩa: “Con là Ruồi Xanh, thuộc họ côn trùng 2 cánh, mắt lưới.”
- Phân loại: “Họ hành nhà con rất đông, gồm Ruồi trâu, Ruồi vàng, Ruồi giấm”
- Liệt kê: “mắt ruồi như mắt lưới, một mắt chứa hàng triệu mắt nhỏ; chân ruồi có thể tiết ra chất dính làm cho nó đậu được trên mặt kính mà không trượt chân.”
- Dùng số liệu (con số): “Bên ngoài ruồi mang 6 triệu vi khuẩn, trong ruột chứa đến 28 triệu vi khuẩn. Một đôi ruồi, trong một mùa từ tháng 4 đến tháng 8, nếu mẹ tròn con vuông sẽ đẻ ra đến 19 triệu tỉ con ruồi.”
b) - Nét đặc biệt: yếu tố thuyết minh và yêu tố nghệ thuật kết hợp chặt chẽ (kể, miêu tả, nhân hóa).
- Tác dụng: gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vui mà học; truyền tải tri thức một cách sinh động, thú vị.
+ GV yêu cầu HS đọc đoạn văn: 
 Bà tôi thường kể cho tôi nghe rằng chim cú kêu là có ma tới. Tôi hỏi vì sao thì bà giải thích: thế cháu không nghe tiếng cú kêu thường vọng từ bãi tha ma đến hay sao??. Sau này học môn sinh học tôi mới biết là không phải như vậy. Chim cú là loài chim ăn thịt, thường ăn thịt lũ chuột đồng, kẻ phá hoại mùa màng. Chim cú là giống vật có lợi, là bạn của nhà nông. Sở dĩ chim cú thường lui tới bãi tha ma là vì ở đó có lũ chuột đồng đào hang. Bây giờ mỗi lần nghe tiếng chim cú, tôi chẵng những không sợ mà còn vui vì biết rằng người bạn của nhà nông đang hoạt động.
+ GV yêu cầu HS về tìm tư liệu: Tìm đọc bài Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn (Ngữ văn 8, tập 2, tr.33-34).
I. TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VBTM:
1. Ôn tập văn bản thuyết minh:
* Khái niệm: Văn bản thuyết minh là văn bản giới thiệu trình bày chính xác khách quan về cấu tạo, tính chất, giá trị của sự vật, hiện tượng một vấn đề của tự nhiên, xã hội và con người. 
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật:
- Thuyết về đặc điểm cấu tạo của Hạ Long là do chất liệu đá và nước làm nên sự kì lạ vô tận đó.
- Các biện pháp nghệ thuật được vận dụng:
+ Tưởng tượng và liên tưởng.
+ Nhân hóa: gọi đá bằng tên, bằng từ ngữ mô tả đặc điểm, tính nết của con người.
+ So sánh.
+ Miêu tả.
Các biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng mô tả vịnh Hạ Long như một thế giới có tri giác, có tâm hồn, làm cho bài viết giàu chất thơ, sống động, gợi nhiều hứng thú cho người đọc.
* Ghi nhớ: S/13.
II. LUYỆN TẬP:
BT1. Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
- Văn bản “Ngọc hoàng xử tội ruồi xanh” (tr.14) có tình chất thuyết minh. 
- Tính chất ấy thể hiện ở những điểm: Cung cấp kiến thức khách quan về loài ruồi. Cụ thể: chủng loài, môi trường sống, sinh trưởng, đặc điểm cơ thể, tác hại,
- Những phương pháp thuyết minh: số liệu, giải thích, so sánh phân loại, nêu định nghĩa, liệt kê.
- Nét đặc biệt: yếu tố thuyết minh và yêu tố nghệ thuật kết hợp chặt chẽ (kể, miêu tả, nhân hóa).
- Tác dụng: gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vui mà học; truyền tải tri thức một cách sinh động, thú vị.
BT2. Đọc đoạn văn trong SGK (tr.15) và nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh.
- Đối tượng thuyết minh: tiếng kêu của chim cú.
- Đoạn văn nói về tập tính của chim cú dưới dạng ngộ nhận thời thơ ấu, sau lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự 

File đính kèm:

  • docTUẦN 1 Ngày soạn.doc