Giáo án Ngữ văn 9 - Trường THCS Tân Hiệp

 Tiết 22 . ĐỌC THÊM

CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH.

( “ Vũ trung tuỳ bút” – Phạm Đình Hổ)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức: Buớc đầu làm quen với thể loại tuỳ bút thời kì trung đại.

- Cảm nhận được nội dung phản ánh xã hội của tuỳ bút trong Cruyện cũ trong phủ chúa Trịnh.

- Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê-Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.

 2. Kĩ năng: Thấy được đặc sắc nghệ thuật độc đáo của truyện.

 3. Thái độ: GD nhận thức về lịch sử, văn học.

B. CHUẨN BỊ.

- Thầy: SGV- SGK- Soạn giáo án.

- Trò: SGK- Soạn bài.

 

doc101 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Trường THCS Tân Hiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vị hiện tại của người học trò nên gọi vị tướng là ngài.
-> Cả hai người đều tôn trọng nhau thể hiện lối đối nhân xử thế thấu tình đạt lí
Bài tập 5: 
- Trước CM- 8 bọn thực dân xưng là quan lớn và gọi dân là bọn khó rách áo ôm; vua xưng là trẫm và gọi quan lại là khanh, gọi nhân dân là bách tính hoặc con dân-> thể hiện sự ngăn cách và miệt thị dân nghèo.
- Cách xưng hô của Bác Hồ gần gũi, thân mật và thể hiện một sự thay đổi về chất trong mối quan hệ giữa lãnh tụ với nhân dân.
4.Củng cố:
- Nhận xét về từ ngữ xưng hô trong tiêng việt
5.Hướng dẫn về nhà: 
- Bài tập 6 và hoàn chỉnh các bài tập trên.
- Học thuộc ghi nhớ và tìm hiểu nguyên tắc trong giao tiếp và hàm ý trong hội thoại để vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp.
- Xem trước: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
...............................................
Tiết 19 . 
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP.
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của một người hoặc một nhân vật.
2. Kĩ năng: Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại.
- Xác định hai lời dẫn này trong các đoạn văn, văn bản đã cho sẵn.
3. Thái độ: Đúng đắn khi sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp khi nói và viết văn bản
II CHUẨN BỊ.
- Thầy: SGV- SGK- Soạn giáo án,bảng phụ.
- Trò: SGK- Đọc và tìm hiểu bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: GV yêu cầu HS đọc lại lời của Vũ Nương khi gặp Phan Lang- từ đó giới thiệu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung.
Hoạt động 1:
? Trong đoạn trích a, bộ phận diễn tả lời nói hay ý nghĩ của nhân vật được ngăn cách với các bộ phận khác trong câu bằng các dấu hiệu gì?
? Tìm các dấu hiệu ngăn cách ý nghĩ của nhân vật với các bộ phận khác?
? Có thể đảo vị trí của phần đặt trong ngoặc kép với các bộ phận khác không? Vì sao?
? Qua hai VD trên, em rút ra bài học gì về cách dẫn trực tiếp?
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK- 54.
Hoạt động 2:
? Trong VD a, phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ ?
? Phần đó được tách khỏi phần đứng trước bằng dấu gì?
? Trong VD b, phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ?
? Giữa phần in đậm và phần đứng trước có từ nào? Có thể thay từ “ là” vào chỗ đó được không?
?Em có nhận xét gì về cách dẫn trên?
- GV : gọi đó là cách dẫn gián tiếp, em hiểu thế nào là cách dẫn gián tiếp?
? Các đơn vị kiến thức chủ yếu của bài học?
Điểm giống và khác nhau giữa lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp?
? Đọc lại phần ghi nhớ?
Hoạt động 3:
Gọi HS đọc yêu cầu BT 1
- Gọi HS đọc yêu cầu BT 1
- HS đọc và tìm hiểu mẫu.
- a: Trước bộ phận diễn tả lời của nhân vật được đánh dấu bằng từ “nói” và ngăn cách bởi dấu hai châm, được đặt trong ngoặc kép.
- b: Trước từ ngữ diễn đạt ý nghĩ của nhân vật có từ “ nghĩ” và được ngăn cách bởi dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- HS: Có thể thay đổi vị trí được vì đặt ở vị trí nào thì bộ phận diễn tả lời nói hoặc ý nghĩ cũng được đặt trong ngoặc kép và đứng sau dấu gạch ngang.
- HS dựa vào phần ghi nhớ để trình bày.
- HS đọc và tìm hiểu VD.
* HS thảo luận và trả lời.
- Phần in đậm là lời nói.
- Là nội dung của lời khuyên vì trước đó có từ “ khuyên” trong phần lời dẫn.
* HS thảo luận và trả lời:
- Phần in đậm là ý nghĩ, vì có từ “ hiểu” trong lời của người dẫn ở trước; giữa ý nghĩ được dẫn và phần lời người dẫn có từ “rằng”.
- Có trường hợp có thể thay bằng từ “ là”.
- HS trình bày sự hiểu biết của mình qua phân tích VD 
*Giống: Đều là dẫn lời hoặc ý nghĩ của nhân vật.
*Khác:
- Không được ngăn cách với bộ phận trước đó bằng dấu câu, bằng từ “ rằng” “ là ”.
- HS đọc ghi nhớ trong SGK/ 54.
- Gọi 1 HS trung bình lên làm bài
- HS làm bài cá nhân rồi xung phong đọc - HS khác nhận xét, bổ sung.
- Gọi 1 HS trung bình lên làm bài
- HS làm bài cá nhân rồi xung phong đọc - HS khác nhận xét, bổ sung.
I. Cách dẫn trực tiếp:
- Khi trích dẫn lời nói hoặc ý nghĩ của nhân vật -> đặt bộ phận đó trong ngoặc kép và ngăn cách bằng dấu hai chấm.
*Ghi nhớ :
II. Cách dẫn gián tiếp.
*Ghi nhớ: SGK / 54.
*Giống: Đều là dẫn lời hoặc ý nghĩ của nhân vật.
*Khác:
- Không được ngăn cách với bộ phận trước đó bằng dấu câu, bằng từ “ rằng” “ là ”.
III. Luyện tập:
Bài tập 1( nhận diện lời dẫn)
- Cả trường hợp a và b đều là dẫn trực tiếp.
- Trường hợp a là dẫn lời; b là dẫn ý.
Bài tập 2: 
a) Câu có lời dẫn trực tiếp:
Trong báo cáoHCM nêu rõ: “Chúng taanh hùng”.
b) Câu có lời dẫn gián tiếp:
Trong báo cáocủa Đảng, CT HCM khẳng định rằng chúng ta phải
4. Củng cố:
? Thế nàp là lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp?
Bài tập trắc nghiệm: Lời trao đổi của nhân vật trong tác phẩm văn học thường được dẫn bằng cach nào?
A.Gián tiếp
B. Trực tiếp
5.Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc ghi nhớ: SGK-54.
- Làm bài tập 3 SGK- 55.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập tóm tắt TP tự sự.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
IV. RÚT KINH NGHIỆM
...............................................
. Tiết 20 . 
LUYỆN TẬP TÓM TẮT TÁC PHẨM TỰ SỰ.
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
 1. Kiến thức: Biết linh hoạt trình bàyvăn bản tự sự với các dung lượng khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi hoàn cảnh giao tiếp, học tập.
- Củng cố kiến thức về thể loại tự sự đã được học.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ.
- Thầy: SGV- SGK- Soạn giáo án.
- Trò: SGK- Đọc và tìm hiểu ngữ liệu.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
? Ở lớp 8, em đã học những văn bản tự sự nào, hãy kể tên một số tác phẩm và tác giả? Vì sao em nói những văn bản đó là văn bản tự sự?
 3. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:
- GV đưa các tình huống a,b,c và yêu cầu HS tìm hiểu.
? Để em nắm được nội dung phim “Chiếc lá cuối cùng” thì bạn em phải làm gì?
? Cô giáo cho HS tóm tắt văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” trước khi học trên lớp nhằm mục đích gì?
? Để giới thiệu một tác phẩm văn học trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ, em làm thế nào?
? Qua ba tình huống trên, em hiểu gì về vai trò của việc tóm tắt văn bản tự sự?
? Khi tóm tắt văn bản tự sự cần chú ý điều gì?
? Dựa vào kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự đã học trong chương trinhg Ngữ văn lớp 8, em hãy trình bày lại các bước tóm tắt văn bản tự sự?
? Trong tình huống nào, cần tóm tắt văn bản tự sự?
Hoạt động 2:
- GV dùng lệnh yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập 1- SGK.
- GV dùng thiết bị đưa ngữ liệu( SGK- 58,59) lên bảng cho HS đọc và nghiên cứu.
- GV gợi ý cho HS làm bài tập 1- 58, 59.
* Bước 1: Xác định sự việc chính:
? Các sự việc chính đã nêu đầy đủ chưa?
? Cần bổ sung sự việc nào?
* Bước 2: Tóm tắt văn bản bằng lời văn của mình.
- GV chia nhóm cho các em thảo luận và sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí và viết thành văn bản tóm tắt.
* Bước 3: rút gọn văn bản.
- HS đọc các tình huống trong sách giáo khoa và trả lời.
- Kể tóm tắt nội dung bộ phim cho em nghe.
- Tóm tắt trước nội dung của truyện để nắm vững cốt truyện và các sự việc xuoay quanh nhân vật từ đó tiếp nhận nội dung và ý nghĩa văn bản sâu sắc hơn.
- Phải tóm tắt văn bản cho người nghe nắm sơ bộ tác phẩm thì mới cảm nhận được nét đẹp và cái hay của tác phẩm .
-> Tóm tắt văn bản tự sự làm cho người đọc, người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó.
- Nêu nhân vật và các sự việc chính một cách đầy đủ, hợp lí-> trình bày ngắn gọn.
* Cách tóm tắt:
- Đọc kĩ, hiểu chủ đề tác phẩm.
- Xác định nội dung chính.
- Sắp xếp nội dung chính theo một trình tự hợp lí.
- Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
- HS tự nêu tình huống.
- HS tìm hiểu bài tập 1 trong SGK và tự trình bày theo hiểu biết của mình từ ở nhà.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
HS đọc và nghiên cứu ngữ liệu.
* Bước 1: Xác định các sự việc chính.
- Tương đối đầy đủ các sự việc chính.
- Sau khi Vũ Nương tự vẫn, Trương Sinh mới hiểu ra nỗi oan của vợ mình thì dã muộn.
- HS tự viết văn bản tóm tắt truyện trên cơ sở từ các sự việc đã xác định và sắp xếp trong bài tập 1.
- HS trình bày trong nhóm.
- HS rút gọn văn bản vừa tóm tắt.
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự.
* Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự:
- Tóm tắt văn bản tự sự làm cho người đọc, người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó
* Cách tóm tắt văn bản tự sự:
- Đọc kĩ, hiểu chủ đề tác phẩm.
- Xác định nội dung chính.
- Sắp xếp nội dung chính theo một trình tự hợp lí.
- Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
II. Thực hành tóm tắt văn bản tự sự:
Bài tập 1:
- Bổ sung thêm sự việc bé Đản chỉ vào cái bóngTS hiểu nỗi oan của vợ.
Bài tập 2:
Bài tập 3: 
GV chữa bài tập 2: Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ ít lâu đã phải đi lính để lại mẹ già và người vợ trẻ đẹp người đẹp nết tên gọi Vũ Nương đang bụng mang dạ chửa. Mẹ chàng Trương vì thương nhớ con nên ốm nặng rồi qua đời, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc ta, Trương Sinh trở về, nghe lời con dại, TS nghi vợ mình không chung thuỷ. Vũ Nương không tự mình minh oan cho mình được nên trẫm mình xuống sông Hoàng Giang. Sau khi vợ mất, một đêm, TS cùng con ngồi bên ngọn đèn dầu, đứa bé chỉ chiếc bóng gọi cha và cho TS biết đó là cha nó thường đến với mẹ con nó đêm đêm khiến cho TS ân hận vô cùng. Phan Lang là người cùng làng với VN, do cứu thần Rùa nên khi chạy nạn chết đuối đã được Linh Phi đền ơn. Phan Lang gặp lại VN trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang trở về trần gian, VN gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho TS. TS nghe kể, thương nhớ vợ, bèn lập đàn giải oan bên sông. VN trở về ngồi trên kiệu hoa lúc ẩn lúc hiện. 
*GV chữa bài tập 3: Xưa có chàng TS, vừa cưới vợ ít lâu đã phải đi lính. Khi trở về nghe lời con dại, nghi là vợ ngoại tình. Vũ Nương bị oan nên gieo mình xuóng sông Hoàng Giang. Mọt hôm, cùng con ngồi bên đèn, thấy con chỉ chiếc bóng gọi cha, TS mới biết vợ bị oan. Phan Lang gặp VN dưới thuỷ cung khi trở về đem kỉ vật của VN trao lại cho TS cùng lời nhắn. TS lập dàn giải oan cho vợ. Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa thấp thoáng hiện lên giữa dòng sông.
? Trong những tình huống nào ta cần tóm tắt văn bản tự sự?
? Trước khi tóm tắt một văn bản tự sự ta cần tiến hành các bước nào?
? Yêu cầu cơ bản của một văn bản tóm tắt là gì? 
Hoạt động 3:
? Tóm tắt miệng trước lớp về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống ở mà em được nghe hoặc chứng kiến.
- HS đọc ghi nhớ trong SGK/ 54.
- HS tự trình bày miệng: 2 em.
- HS nhận xét và rút ra kết luận về điểm giống và khác nhau giữa văn bản tóm tắt trình bày miệng với VB viết.
* Ghi nhớ: SGK/59. 
III. Luyện tập.
Bài tập 2:
4. Củng cố.
- Nhắc lại những yêu cầu khi tóm tắt van bản tự sự?
5.Hướng dãn về nhà.
Học thuộc ghi nhớ SGK / 59.
Làm bài tập 1 / 59.
 HD: Đọc lại văn bản “ Lão Hạc” và tóm tắt ngắn gọn.
Đọc kĩ và tóm tắt văn bản “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”
Chuẩn bị tiết 21: sự phát triển của từ vựng 
IV. RÚT KINH NGHIỆM
............................................... Ký duyệt :
 Ngày soạn: 15/9/2014
 Ngày dạy: 
Tuần 5 .
Tiết 21.
 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: Nắm được một trong những cách quan trọng để phát triển của từ vựng Tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc.
 2. Kĩ năng: Phân biệt các phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.
3. Thái độ: GD nhận thức về sự phong phú, nguồn gốc sự phát triển của từ vựng.
II. CHUẨN BỊ.
- GV: SGV- SGK- SOạn giáo án.
- HS: SGK- Đọc và tìm hiểu bài ở nhà.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
H1: Xác định lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp( GV đưa 2 đoạn văn yêu cầu HS phân biệt).
H2: Chữa bài tập 3- 55 và nêu khái niệm về lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:
- GV đưa mẫu trong SGK- 55 lên bảng phụ cho HS quan sát.
? Em hiểu nghĩa của từ kinh tế trong câu thơ trên là gì?
? Từ kinh tế trong “ nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ” có được hiểu theo nghĩa trên không? nêu nghĩa của từ?
? Qua hai trường hợp trên, em hiểu thêm gì về nghĩa của từ?
- GV đưa mẫu 2.
Xác định nghĩa của từ xuân và tay trong các câu trên?
? Phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển?
? Qua các mẫu trên em có nhận xét gì về nghĩa của từ và phương thức phát triển nghĩa của từ?
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK- 56.
- HS đọc và tìm hiểu ngữ liệu.
- HS: Kinh tế trong câu thơ trên là hình thức tóm tắt từ “ kinh bang tế thế” tức là trị nước cứu đời
- HS thảo luận: Của cải vật chất do con người làm ra nhiều đáp ứng đựoc nhu cầu cuộc sống của nhân dân trên nhiều lĩnh vực 
- HS: Nghĩa của từ có thể thay đổi theo thời gian; có nét nghĩa mất đi và có nghĩa mới hình thành
- HS tìm hiểu mẫu 2.
- Chơi xuân: mùa chuyển tiếp giữa đông sang hạ.
- Ngày xuân: tuổi trẻ( chuyển nghĩa- ẩn dụ)
- Tay ( trao tay): bộ phận của cơ thể con người.
- Tay ( tay buôn): người chuyên hoạt động giỏi về một nghề
- Do nhu cầu phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ không ngừng phát triển
- Hai phương thức chủ yếu trong sự biến đổi phát triển nghĩa của từ là ẩn dụ và hoán dụ.
- HS đọc ghi nhớ SGK- 56.
I. Sự biến đổi, phát triển nghĩa của từ ngữ:
* Mẫu 1: SGK - 55
- Nghĩ của từ không phải bất biến. Nó thay đổi theo thời gian.
* Mẫu 2: SGK- 55
- Hai phương thức chủ yếu trong sự biến đổi phát triển nghĩa của từ là ẩn dụ và hoán dụ.
* Ghi nhớ: SGK / 56.
Hoạt động 2:
 Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ chân
 Nhận xét những cách dùng như: trà a ti sô, trà hà thủ ô, trà sâm , trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua.:
 Nghĩa chuyển của từ đồng hồ như sau:
 GV gọi HS đọc yêu cầu bài 4.
- HS thảo luận (bàn).
- Mỗi bàn cử 1 em lên bảng trình bày.
- HS nhận xét bổ sung. GV chốt lại.
- HS thảo luận (bàn).
- Mỗi bàn cử 1 em lên bảng trình bày.
- HS nhận xét bổ sung. GV chốt lại.
II. Luyện tập.
Bài tập 1:
- Chân (a) nghĩa gốc .
- Chân (b) nghĩa chuyển (hoán dụ)
- Chân (c) (d) nghĩa chuyển (ẩn dụ)
Bài tập 2:
- “Từ” trong các tên gọi (..) là nghĩa chuyển (ẩn dụ)
Bài tập 3:
- Đồng hồ điệnchỉ những khí cụ để đo có bề ngoài giống đồng hồ (nghĩa chuyển) (ẩn dụ).
Bài tập 4:
- Từ “mặt trời” ở câu 2 (ẩn dụ tu từ) (nghĩa lâm thời).
4. Củng cố.
 Có những phương thức chuyển nghĩa nào chủ yếu?
5. Hướng dẫn về nhà.
Học thuộc ghi nhớ trong SGK.
Hoàn chỉnh các bài tập trên.
Làm bài tập 5.
Chuẩn bị bài Tiết 22: Soạn bài chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh .
IV RÚT KINH NGHIỆM
.
,.
..
.
 Tiết 22 .	ĐỌC THÊM
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH.
( “ Vũ trung tuỳ bút” – Phạm Đình Hổ)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
 1. Kiến thức: Buớc đầu làm quen với thể loại tuỳ bút thời kì trung đại.
- Cảm nhận được nội dung phản ánh xã hội của tuỳ bút trong Cruyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
- Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê-Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
 2. Kĩ năng: Thấy được đặc sắc nghệ thuật độc đáo của truyện.
 3. Thái độ: GD nhận thức về lịch sử, văn học.
B. CHUẨN BỊ.
- Thầy: SGV- SGK- Soạn giáo án.
- Trò: SGK- Soạn bài.
C. CÁC1 BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, chi tiết Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn có ý nghĩa gì?
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS tìm hiểu sơ lược về tác giả ?
? Nêu những nét khái quát về Phạm Đình Hổ và những tác phẩm tiêu biểu của ông?
? Trình bày hiểu biết của em về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
? Thuộc thể loại gì? hãy nhắc lại đặc điểm của thể loại tuỳ bút?
? Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?
? Đoạn trích ghi lại điều gì?
? Đọc như thế nào để thể hiện được nội dung văn bản và thái độ của tác giả?
? Giải thích nghĩa của các từ thuộc chú thích 3,5,7,11,14?
? Chuyện trong phủ chúa được kể theo ngôi thứ mấy?
? Tác giả tập trung vào những sự việc nào? mỗi nội dung tương ứng với đoạn nào trong văn bản?
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS đọc phần 1.
? Tác giả đã diễn tả những thú ăn chơi nào của chúa Trịnh?
? Những chi tiết nào làm nổi bật lên thú chơi đèn đuốc của chúa?
? Em có nhận xét gì về thú chơi đèn đuốc của chúa?
- GV gợi ý:
? Mục đích ? ( phục vụ ai?)
? Chuẩn bị cho thú chơi đèn đuốc?
? Việc tổ chức chơi đèn đuốc?
? Từ thú chơi đó, em suy nghĩ gì về chúa Trịnh?
? Cùng với thú chơi đền đuốc, Trịnh Sâm còn có thú chơi gì?
? Em suy nghĩ gì về mục đích và cách thức thực hiện thú chơi cây cảnh của chúa?
? Em cảm nhận thêm điều gì về cách hưởng lạc của chúa?
? Qua thái độ và hành động của chúa Trịnh, em hiểu gì về vua chúa thời phong kiến?
? Từ cảnh tượng trong phủ chúa, em liên tưởng tới điều gì?
- GV đọc cho HS nghe một đoạn trong “ Vào phủ chúa” của Lê Hữu Trác. và bình chuyển ý.
- GV yêu cầu HS đọc phần 2.
? Đoạn văn bản trên kể lại những sự việc gì? ở đâu? về những ai? 
? Tác giả đã dùng phương thức biểu đạt nào để diễn tả lại điều đó?
? Bằng yếu tố thuyết minh, tác giả đã làm nổi bật lên hành động gì của bọn quan lại trong phủ chúa?
? Thủ đoạn đó ảnh hưởng gì đến đời sống của nhân dân?
? Trước hậu hoạ đó, người dân đã phải đối phó như thế nào? Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?
? Theo em tại sao bọn quan lại trong phủ chúa lại lộng hành như vậy?
? Qua đó, em hiểu thêm gì về chế độ phong kiến đương thời?
? Kết thúc bài tuỳ bút tác giả ghi lại sự việc gì?
? Dụng ý của tác giả khi kể lại sự việc đó?
? Một gia đình quí tộc cũng không tránh khỏi sự sách nhiễu của nhà chúa, điều đó gợi cho người đọc nghĩ suy gì?
? Qua đó, em cảm nhận gì về thái độ và tình cảm của tác giả?
- GV bình nâng cao: Thái độ yêu ghét rõ ràng của nhà văn, ông đứng về phía nhân dân để phản ánh hiện thực xã hội -> tư tưởng tiến bộ => Tính nhân văn của tác phẩm
Hoạt động 3:
? Yếu tố nghệ thuật nào làm nên sự thành công của đoạn trích?
? Dựa vào văn bản “ Mùa xuân của tôi” trong chương trình Ngữ văn lớp 7, em hãy chỉ ra nét khác giữa tuỳ bút hiện đại và tuỳ bút cổ ?
? Đoạn trích đã giúp em hiểu gì về tình cảnh nước ta thời Lê Trịnh?
? Từ hành động của chúa Trịnh và bọn quan lại trong phủ chúa em liên tưởng tới những câu ca dao nào thể hiện thái độ phản kháng của nhân dân?
“ Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”
? Qua văn bản, em hiểu gì về Phạm Đình Hổ?
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- HS nêu vài nét khái quát về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm qua chú thích SGK- 61.62.
- Phản ánh thói ăn chơi xa hoa của chúa Trịnh và thái độ nhũng nhiễu của bọn quan lại dưới thời Lê- trịnh.
- Ghi lại sự việc con người theo cảm hứng chủ quan, không gò bó theo hệ thống kết cấu nhưng vẫn tuân thro một tư tưởng cảm xúc chủ đạo.
- Phản ánh thói ăn chơi xa hoa của chúa Trịnh và thái độ nhũng nhiễu của bọn quan lại dưới thời Lê- trịnh
- Giọng kể, như thủ thỉ tâm tình như lời oán thán và sự căm phẫn.
*HS tìm hiểu nghĩa của các từ cổ trong phần chú thích SGK.
- Kể theo ngôi thứ 3.
- Hai sự việc chính:
+ Từ đầu-> bất tường: Thú ăn chơi của chúa Trịnh.
+ Còn lại: Sự tham lam, những nhiễu của bọn quan lại.
- HS đọc.
- HS liệt kê những thú ăn chơi của chúa Trịnh.
- HS: cho xây nhiều li cung trên Tây Hồkhúc nhạc.
- Thú chơi đèn tốn kém nhiều tiền của, xô bồ.
- Trịnh Sâm ăn chơi xa hoa nhưng lại thiếu văn hoá.
- Vơ vét của quí hiếm của thiên hạ
- Tạo cho cung điện của mình một cảnh tượng uy nghiêm, sang trọng
- Chúa thực hiện mục đích chơi cây cảnh của mình bằng những hành động trắng trợn, thô bạo -> dùng quyền lực tước đoạt, không ngại tốn kém sức người
-> Sự hưởng thụ không chính đáng bởi chúa chiếm đoạt tài sản và thú vui của nhân dân.
=> Vua chúa ăn chơi xa xỉ, không lo việc nước; tham lam, dùng quyền lực để thoả mãn các thú vui thiếu văn hoá
- Hang hùm, miệng sói -> nơi đầy uy nghiêm mà không ít nguy hiểm, đồng thời nó báo hiệu ngày tận thế của một triều đại
- Thái độ nhũng nhiễu của bọn quan lại trong phủ chúa sách nhiễu nhân dân, mượn gió bẻ măng, vơ vét của dân.
- Thuyết minh.
- Lợi dụng uy quyền của phủ chúa để vơ vét của cải: “Họ dò xemkhiêng ra”
- Thiệt hại đến của cải vật chất và ảnh hưởng tới đời sống tinh thần của nhân dân.
- Phá cây 

File đính kèm:

  • docNgu_van_9_nam_20142015_20150725_030607.doc
Giáo án liên quan