Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 95: Khởi ngữ - Năm học 2014-2015
H: Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ (về vị trí) ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Những từ in đậm có quan hệ với vị ngữ như thế nào ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- GV nhận xét-> kết luận
H: Những từ in đậm trên có vai trò (nhiệm vụ )gì ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
H:Trước các từ in đậm có (hoặc có thể thêm) những quan hệ từ nào ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- GV chuẩn kiến thức
H: Em hãy thêm quan hệ từ vào trước những từ in đậm trong bài tập trên ?
- H/s đứng tại chỗ làm.(a: đối với; b: về. Giáo viên cho học sinh đọc cả câu khi thêm vào quan hệ từ)
H: Em nhận xét gì về vai trò của những từ in đậm ?
- HS hoạt động cá nhân nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
Ngày soạn: Ngày giảng: Ngữ Văn: Tiết 95. Bài 18. KHỞI NGỮ I. Mục tiêu. * Mức độ cần đạt . - Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu. - Thấy được công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó và biết đặt những câu có khởi ngữ * Trọng tâm kiến thức kĩ năng . 1. Kiến thức - Đặc điểm của khởi ngữ. - Công dụng của khởi ngữ. 2. Kĩ năng. - Nhận diện khởi ngữ ở trong câu - Đặt câu có khởi ngữ II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bảng phụ... 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sgk. IV. Phương pháp, kĩ thuật - Vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm V. Các bước lên lớp 1. Ổn định tổ chức: (1p) 2. Kiểm tra đầu giờ 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học Hoạt động 1 Khởi động: (3p) GV: Đưa VD: VD1: Tôi làm bài tập rồi. VD2: Bài tập, tôi làm rồi. Xác định thành phần câu trong 2 VD sau ? Xác định vai trò của “ bài tập” ở trong câu có gì khác nhau ?. VD 1: Làm bổ ngữ cho động từ. VD2: Không còn làm bổ ngữ, không phải là CN GV: Vậy ở VD2 cụm từ “bài tập” là thành phần gì trong câu, nó có công dụng như thế nào ta tìm hiểu bài hôm nay... Hoạt động của thầy - trò Tg Nội dung Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. * Mục tiêu: HS hiểu được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu: - GV: Treo bảng phụ có phần bài tập đ H/S đọc, nêu yêu cầu. H: Xác định chủ ngữ trong những câu chứa từ in đậm ? - HS hoạt động cá nhân xác định - GV nhận xét-> chuẩn kiến thức. H: Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ (về vị trí) ? - HS hoạt động cá nhân trả lời. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét-> kết luận. H: Những từ in đậm có quan hệ với vị ngữ như thế nào ? - HS hoạt động cá nhân trả lời. - GV nhận xét-> kết luận H: Những từ in đậm trên có vai trò (nhiệm vụ )gì ? - HS hoạt động cá nhân trả lời. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét-> kết luận. H:Trước các từ in đậm có (hoặc có thể thêm) những quan hệ từ nào ? - HS hoạt động cá nhân trả lời - GV chuẩn kiến thức H: Em hãy thêm quan hệ từ vào trước những từ in đậm trong bài tập trên ? - H/s đứng tại chỗ làm...(a: đối với; b: về. Giáo viên cho học sinh đọc cả câu khi thêm vào quan hệ từ) H: Em nhận xét gì về vai trò của những từ in đậm ? - HS hoạt động cá nhân nhận xét. - GV nhận xét-> kết luận. H: Vậy theo em hiểu thế nào là khởi ngữ ? Đặt câu có sử dụng khởi ngữ hoặc tìm câu có thành phần khởi ngữ trong một văn bản đã học ? HS đọc ghi nhớ. GV khắc sâu kiến thức Lấy VD: Quyển sách này tôi đọc rồi. Còn chị, chị làm việc ở đây à ?. Đối với các loài chim, ta không nên bắn giết. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập. * Mục tiêu: HS biết áp dụng kiến thức lí thuyết về đặc điểm và công dụng của khởi ngữ để làm bài tập 1, 2, 3 - GV: Gọi h/s đọc và nêu yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập. - HS làm bài tập-> trình bày. - HS khác chia sẻ - GV nhận xét-> kết luận. - GV: Gọi h/s đọc và nêu yêu cầu bài tập 2 - GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm 2 (3p) - Các nhóm báo cáo kết quả - Nhóm khác chia sẻ - Người điều hành kết luận - GV nhận xét-> kết luận. 26p 10p I/ Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu: 1. Bài tập: Phân biệt - Chủ ngữ trong các câu: a. Từ “anh” (thứ 2) b. Từ “tôi” c. Từ “chúng ta” - Những từ ngữ in đậm: + Vị trí: Đứng trước CN. + Về quan hệ với vị ngữ: Không có quan hệ chủ- vị với vị ngữ + Vai trò: Nêu đề tài được nói đến trong câu. - Thường có quan hệ từ: về, đối với (trước), trợ từ: thì ( sau). - Thành phần đứng trước CN để nêu lên đề tài nói đến trong câu -> Khởi ngữ. 2 . Ghi nhớ: II/ Luyện tập: 1. Bài tập 1: Tìm khởi ngữ trong những đoạn trích a. Điều này. b. Đối với chúng mình c. Một mình d. Làm khí tượng e. Đối với cháu 2. Bài tập 2: Viết lại các câu bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. b. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được. 4. Củng cố: ( 3p). H: Thế nào là khởi ngữ ? cho ví dụ ? GV yêu cầu học sinh sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút để trả lời . 5. Hướng dẫn học bài: ( 2p). - Học bài, nắm được Thế nào là khởi ngữ ? lấy ví dụ. - Chuẩn bị bài: Các thành phần biệt lập. + Thế nào là thành phần biệt lập ? + Thành phần biệt lập chia làm mấy loại ?
File đính kèm:
- tiet 95 khoi ngu.doc