Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 72: Văn bản Chiếc lược ngà (Tiếp theo)

* Hoạt động 2: Tiếp tục đọc và tìm hiểu văn bản

- Gọi HS đọc: “Sáng hôm sau. ba nó nữa”- SGK/197, 198.

GV: Em có nhận xét gì về thái độ, hành động của bé Thu trong buổi sáng chia tay với ông Sáu và bác Ba?

 HS: Khuôn mặt sầm lại, đôi mắt mênh mông bỗng xôn xao. Thét gọi ba, chạy đến ôm chặt lấy cổ, không cho ba đi

GV; Theo em vì sao m b Thu lại chịu nhận ba?

 (Do b ngoại giải thích)

 GV: Những biểu hiện thái độ và hành động của bé Thu đã nói lên tình cảm gì của em?

GV diễn giảng: Tình yêu và nỗi mong nhớ cha bị dồn nén bấy lâu , nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, xen lẫn cả sự hối hận. Trong cảnh ngộ chia tay, những biểu hiện tình cảm ấy khiến mọi người không kìm nổi xúc động, còn người kể thì thấy“như có bàn tay ai nắm chặt lấy trái tim mình”.

 

doc11 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 72: Văn bản Chiếc lược ngà (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 15-Tiết 72
Tuần 15
 Văn bản
 CHIẾC LƯỢC NGÀ(tt)
 (Trích)
 (Nguyễn Quang Sáng)
1. MỤC TIÊU: 
a. Kiến thức:
Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện “Chiếc lược ngà”.
Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.
b. Kỹ năng:
Đọc – hiểu văn bản truyện ngắn hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. 
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tình cảm gia đình sâu nặng, hiểu được những nỗi đau thương mất mát của người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
2.NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Cảm nhận được tình cha con sâu sắc trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện.
- Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặt biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
3. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: Máy chiếu (projector)
b. Học sinh: - Vở bài soạn, dụng cụ học tập. 
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Oån định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra miệng:
Bài cũ:
?- Em hãy tóm tắt cốt truyện của đoạn trích.
2 Hs trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Kiểm tra vở bài soạn.
w GV: nhận xét – bình điểm.
- HS tóm tắt ngắn gọn khoảng 8 –10 câu, đảm bảo các tình tiết chính:
+ Ông Sáu đi kháng chiến, tám năm sau mới được về thăm nhà, thăm con
+ Bé Thu không nhận cha vì vết thẹo dài trên mặt làm ba không giống người cha trong ảnh.
+ Đến lúc Thu nhận ra cha thì ông Sáu phải ra đi.
+ Ở chiến khu, người cha dồn hết tình cảm nhớ thương con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con.
+ Trước lúc hi sinh, ông trao cây lược cho người bạn.
4.3/Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
*Hoạt động 1: Vào bài
2Giáo viên giới thiệu bài: Ở tiết trước , chúng ta đã đi vào tìm hiểu diễn biến tâm lí và hành động của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà. Lúc đầu bé Thu nhất định không chịu nhận cha vì trên mặt ông có vết sẹo dài, không giống người cha trong ảnh. Em đã phản ứng hết sức quyết liệt trước những biểu hiện tình cảm của ông Sáu. Khi nhận ra cha thái độ của bé Thu thay đổi ra sao? (Ghi tựa bài)
 * Hoạt động 2: Tiếp tục đọc và tìm hiểu văn bản
- Gọi HS đọc: “Sáng hôm sau... ba nó nữa”- SGK/197, 198.
GV: Em có nhận xét gì về thái độ, hành động của bé Thu trong buổi sáng chia tay với ông Sáu và bác Ba?
 HS: Khuôn mặt sầm lại, đôi mắt mênh mông bỗng xôn xao. Thét gọi ba, chạy đến ôm chặt lấy cổ, không cho ba đi
GV; Theo em vì sao mà bé Thu lại chịu nhận ba?
 (Do bà ngoại giải thích)
 GV: Những biểu hiện thái độ và hành động của bé Thu đã nói lên tình cảm gì của em?
GV diễn giảng: Tình yêu và nỗi mong nhớ cha bị dồn nén bấy lâu , nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, xen lẫn cả sự hối hận. Trong cảnh ngộ chia tay, những biểu hiện tình cảm ấy khiến mọi người không kìm nổi xúc động, còn người kể thì thấy“như có bàn tay ai nắm chặt lấy trái tim mình”.
GV: Qua phân tích thái độ và tình cảm của bé Thu, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật?
HS: Tính cách nhất quán: có tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ nhưng vẫn hồn nhiên, ngây thơ.
GV: Cách miêu tả của tác giả có phù hợp với tâm lí trẻ thơ không?
 GV bình: Tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ em, diễn tả sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng những tình cảm trẻ thơ.
 - Gv chuyển ý: Truyện còn thể hiện cảm động tình cảm sâu nặng của người cha qua nhân vật ông Sáu.
?Lần đầu tiên gặp con, ông Sáu có hành động gì? Hành động đó chứng tỏ nỗi niềm gì của ông?
Hs tìm chi tiết trong Sgk.
GV chốt:Mong được gặp con.
?Em hãy tìm chi tiết thể hiện tâm trạng của ông khi bé Thu ngơ ngác nhìn ông và chạy kêu má?
Hs: đứng sững nhìn theo con..bị gãy, thể hiện tâm trạng đau đớn thất vọng.
?Những ngày ở nhà ông Sáu thể hiện tình cảm với con như thế nào?
Hs tìm chi tiết.
?Ơng chờ đợi điều gì ở con?
Hs phát biểu.
?Chi tiết nào về ông Sáu làm em xúc động nhất khi bé Thu đã nhận ra cha?
(Một tay ôm con , một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc của con.)
GV: Đó là những giọt nước mắt hạnh phúc của người cha.
- HS đọc thầm đoạn cuối.
GV: Khi trở về căn cứ tâm trạng ơng Sáu như thế nào?
GV: Nhớ con ơng đã làm gì?
 GV bình: Chiếc lược đã thành vật quý giá, thiêng liêng với ông Sáu, nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi đối với đứa con xa cách.
GV: Trước lúc hy sinh ơng Sáu đã làm gì?
* Thảo luận: (4 nhóm)
Nhĩm 1,2:Ý nghĩa chiếc lược ngà. Theo em đây cĩ phải là chi tiết nghệ thuật đặc sắc khơng. Tại sao?
HS trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung .
Nhĩm 3,4:Ý nghĩa của hình ảnh vết thẹo?
GV chốt ý: 
 + CLN mang bao tình yêu thương, nỗi nhớ mong của người cha với con.
 + Trở thành kỉ vật thiêng liêng, biểu tượng của tình cha con sâu nặng.
 + Là chứng tích của đau thương, mất mát do chiến tranh và kẻ thù xâm lược gây ra.
- Vết thẹo là chi tiết hay và đặc sắc.Nhờ nĩ mà ta hiểu được tính chất ác liệt của chiến tranh.Nĩ khiến cho con người ta đau về thể xác lẫn tinh thần.
GV liên hệ thực tế giáo dục cho học sinh
GV:Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả?
Hoạt động 3: Tổng kết
GV: Dựa vào nội dung phân tích, em hãy nêu ý nghĩa của văn bản.
HS: Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, truyện cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/202.
II. Đọc và tìm hiểu văn bản: (tt)
1.Nội dung
a . Diễn biến tâm lí và hành động của bé Thu trong lần cha về thăm nhà:
* Trước khi Thu nhận ông Sáu là cha:
*. Khi bé Thu nhận ra cha:
- Thay đổi thái độ và hành động đột ngột:
 + Nằm im lăn lộn, thỉnh thoảng thở dài ->ân hận nuối tiếc.
 + Cất tiếng gọi “ba”, tiếng kêu như tiếng xé.
 + Chạy xô tới, thót lên, ôm chặt lấy cổ ba, không cho ba đi.
 + Hôn ba cùng khắp, hôn lên cả vết sẹo dài
-> Tình cảm yêu thương cha sâu sắc mạnh mẽ.
=> Nhà văn rất am hiểu tâm lí trẻ thơ.
b. Tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu:
*/ Khi về thăm nhà:
 - Lần đầu tiên gặp con: thuyền còn chưa cập bến,ông Sáu đã nhảy thót lên bờ,vừa gọi vừa chìa tay đón con.
- Những ngày đoàn tụ: Oâng Sáu quan tâm, chờ đợi con gái gọi mình là cha.
- Hạnh phúc khi con bé nhận mình là cha “ một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt”
*/ Lúc ở căn cứ:
- Day dứt, ân hận vì đã đánh con.
- Ông dồn hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược ngà: thận trọng, tỉ mỉ, khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”
 - Trước lúc nhắm mắt, còn kịp trao lại chiếc lược cho người bạn.
 => Tình cảm sâu nặng, thiêng liêng.
2. Nghệ thuật:
Tạo tình huống truyện éo le.
Cốt truyện mang yếu tố bất ngờ.
Chọn ngôi kể thứ nhất -> chuyện chân thực, sâu sắc.
 - Miêu tả tâm lí đặc sắc.
3.Ý nghĩa
* Ghi nhớ SGK trang 202.
 4.4/ Tổng kết:
Tổ chức cho HS chơi Trị chơi ơ chữ 
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
Bài học tiết này:
 - Học thuộc nội dung bài.
Đọc, nhớ những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích.
Viết lại đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo sự hồi tưởng của bé Thu.
Bài học tiết tiếp theo:
Ôn tập các tác phẩm thơ, truyện hiện đại đã học để chuẩn bị Kiểm tra 1 tiết.
+ Tác giả, đặc điểm thể loại, hoàn cảnh sáng tác.
+ Thuộc lòng thơ, nắm cốt truyện, nhân vật.
+ Cảm nhận giá trị nội dung và nghệ thuật
5.PHỤ LỤC
6 .RÚT KINH NGHIỆM:
.	
Bài 15-Tiết 73
Tuần 15 Tiếng Việt
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
Các phương châm hội thoại.
Xưng hô trong hội thoại.
Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp. 
b. Kỹ năng:
- Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. 
c. Thái độ:
- Lựa chọn từ ngữ trong giao tiếp; thể hiện sự tế nhị, lịch sự, tôn trọng người khác.
2.NỘI DUNG BÀI HỌC:
 - Củng cố kiến thức về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
3. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: Máy chiếu (Projector).
b. Học sinh: - Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Oån định tổ chức và kiểm diện:.
4.2/ Kiểm tra miệng:
Chẳng giúp được gì?
Cĩ ơng rỗi việc, vớ được tờ báo đăng tin cần một gia 
sư Anh ngữ thật giỏi, liền tìm đến và được chủ nhà tiếp
 rất chu đáo.Mời trà thuốc xong chủ nhà vào đề:
 -Chắc bác giỏi tiếng Anh lắm?
 - Khơng, tơi khơng biết tiếng Anh.
 - Thế thì chắc bác giỏi tiếng Pháp?
 - Tơi khơng biết tiếng Pháp.
 - Thế thì chắc bác biết tiếng Nhật, tiếng Đức hay tiếng 
Tây Ban Nha?
Cũng khơng.Tơi chẳng biết tiếng gì cả.
 - Thế bác đến đây làm gì?
Tơi đến để thơng báo cho gia đình là tơi cĩ đọc báo, biết 
gia đình cần nhưng tơi chẳng giúp được gì cả. Mong gia đình 
thơng cảm cho tơi vậy.
? Hãy nhận xét phương châm hội thoại mà nhân vật tuân thủ?
?Nhận xét về cách xưng hơ của chủ nhà và khách?
?Lời thoại của nhân vật được dẫn bằng cách nào?
4.3/ Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: GV giới thiệu bài
Ở các tiết trước chúng ta đi vào tìm hiểu các kiến thức về từ vựng.Tiết học này chúng ta tiếp tục ơn lại các kiến thức đã học trong chương trình Ngữ văn 9 học kì I.
* Hoạt động 2: Các phương châm hội thoại
GV yêu cầu các tổ lên bảng trình bày nội dung các PCHT trên bản đồ tư duy đã chuẩn bị.
Các tổ khác nhận xét.
GV nhận xét
Sau đó GV tổng kết lại nội dung các PCHT bằng bản đồ tư duy( có bản đồ tư duy kèm theo)
GV: Hãy kể một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ.
- Gọi HS trình bày- nhận xét.
GV đưa thêm VD:
Truyện “Chào hỏi” khơng tuân thủ phương châm lịch sự. Làm phiền người khác.
GV: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần tùy thuộc vào yếu tố nào? Có phải lúc nào cũng phải tuân thủ đúng các phương châm hội thoại không?
HS: Cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. Có khi không tuân thủ một phương châm nào đó là do chủ ý của người nói.
* Hoạt động 3: Xưng hô trong hội thoại
GV: - Kể các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt?
+ Đại từ: Ba ngôi, hai số.
+ Danh từ chỉ họ hàng: ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, cô, bác, dì, chú, cậu,
+ Chức vụ: giám đốc, trưởng phòng, hiệu trưởng, hiệu phó, bộ trưởng
+ Nghề nghiệp: giáo viên, bác sĩ, lái
+ Tên riêng: Lan, Hồng, Huệ,
Từ địa phương: Tớ, O, bọ, mợ
GV: Từ ngữ xưng hô tiếng Việt có đặc điểm gì so với các ngôn ngữ khác?
HS: Tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
GV: Vậy khi sử dụng từ ngữ xưng hô tiếng Việt cần chú ý điều gì?
Yêu cầu HS cho VD về cách dùng từ ngữ xưng hô.
GV:- Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho VD minh họa.
Ví dụ: Lão nô, bần đạo, hạ quan, ngài,
+ Gọi thay cho con: các anh, các bác, chị
GV:Đây không phải là phương châm xưng hô riêng trong TV mà còn là phương châm xưng hô trong nhiều ngôn ngữ phương Đông nhất là trong tiếng Hán, tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên.
? Bản thân em vận dụng “ xưng khiêm hơ tơn” như thế nào trong giao tiếp?
- Với người lớn tuởi: gọi dạ, bảo vâng như: với thầy cơ, ơng bà, cha mẹ... chúng ta phải dùng kèm tiếng ‘ thưa”( thưa cụ, thưa ơng, thưa bà, thưa thầy, thưa cơ...) mà khơng được nói cợc lớc, nói trớng khơng. Tuyệt đới khơng được dùng tiếng “ Ừ” đới với bề trên.
* Thảo luận: (2 phút)
Gv nêu câu hỏi, hướng dẫn thảo luận:
?- Tại sao khi nói và viết, người nói phải hết sức chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô?
 HS đại diện trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
Gv chốt ý:
+ Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt không có tính chất trung hòa, mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp: thân mật hay xã giao, mối quan hệ giữa người nói và người nghe là thân hay sơ, khinh hay trọng.
+ Lựa chọn từ ngữ xưng hô phù hợp với tình huống và quan hệ giao tiếp để đạt hiệu quả giao tiếp như mong muốn. 
* Hoạt động 3: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
GV yêu cầu các tổ lên bảng phân biệt lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trên bản đồ tư duy đã chuẩn bị.
Các tổ khác nhận xét.
GV nhận xét
GV: Thử cho một VD trong giao tiếp hàng ngày có sử dụng lời dẫn trực tiếp và gián tiếp.
Ví dụ:- Người xưa có câu: “Aên quả nhớ kẻ trồng cây”(dẫn trực tiếp)
 - Ông bà ta có dạy rằng ăn quả thì phải nhớ kẻ trồng cây.(dẫn gián tiếp)
Gọi HS đọc yêu cầu BT2/SGK.
GV: Khi chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp cần lưu ý điều gì?
+ Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép, thêm từ rằng hoặc từ là. .
+ Thay đổi đại từ nhân xưng cho phù hợp.
+ Lược bỏ các từ tình thái.
+ Thay đổi các từ chỉ thời gian, địa điểm cho phù hợp.
2 Hs làm bài độc lập Ž chuyển lời thoại thành lời dẫn gián tiếp.
 Gọi 1 HS trình bày, lớp nhận xét, sửa chữa.
 Gv nhận xét.
- Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp rằng quân Thanh sang đánh nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào.
- Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ nên đánh hay nên giữ ra sao. Vua Quang Trung ra Bắc không quá 10 ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
 - Gọi HS khác chỉ ra sự thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời thoại.
HS nhận xét.
GV tổng hợp kết quả.
I/ Các phương châm hội thoại:
1. Nội dung các phương châm hội thoại:
Phương châm về lượng.
Phương châm về chất.
Phương châm quan hệ.
Phương châm cách thức.
Phương châm lịch sự. 
 2. Bài tập:
Hãy kể một số tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại không được tuân thủ.
VD minh họa:
- Truyện: Sóng là bài thơ của Xuân Quỳnh.(không tuân thủ phương châm quan hệ)
- Truyện: Chào hỏi.(Không tuân thủ đúng phương châm lịch sự)
II/ Xưng hô trong hội thoại:
1. Từ ngữ xưng hô:
Đại từ xưng hô:
 Ngôi
 Số ít
 Số nhiều
 I
tôi, ta, tao, tớ
chúng ta, chúng tôi..
 II
Mày, mi
chúng mày
 III
nó, hắn..
họ, bọn họ, chúng nó 
 - Danh từ chỉ họ hàng, thân thuộc: ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, cô, bác, dì, chú, 
- Danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp: thầy giáo, bác sĩ, kĩ sư, giám đốc,
- Danh từ chỉ tên riêng: Lan, Hồng, Huệ
* Cách dùng:
 Phải phù hợp với đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp.
2. Phương châm”xưng khiêm, hô tôn”
- Là người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường(xưng khiêm) và gọi người đối thoại một cách tôn kính (hô tôn).
Ví dụ: bần đạo, hạ quan, ngài,quý cô, quý bà.
3 . Lựa chọn từ ngữ xưng hô :
- Từ ngữ xưng hô thể hiện:
+ Tình huống giao tiếp (thân mật, xã giao)
+ Quan hệ người nói với người nghe (thân, sơ, khinh, trọng)
=> Cần lựa chọn để đạt hiệu quả giao tiếp.
III/ Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
1. Phân biệt:
- Cách dẫn trực tiếp:
+ Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật.
+ Lời dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Cách dẫn gián tiếp:
+ Thuật lại lời hoặc ý nghĩ của người, nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp. 
+ Lời dẫn không đặt trong dấu ngoặc kép.
2. Bài tập: Chuyển lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp.
* Thay đổi từ ngữ:
Sự thay đổi
Trong lời đối thoại
Trong lời dẫn gián tiếp
Từ xưng hô
tôi (ngôi I)
chúa công (ngôi II)
 nhà vua (ngôi III)
vua Quang Trung (ngôi III)
Từ chỉ địa điểm
 đây
 tỉnh lược
Từ chỉ thời gian
 bây giờ
bấy giờ
4.4/Tổng kết:
s Trong nhiều trường hợp, phương châm hội thoại không được tuân thủ, việc đó xuất phát từ những nguyên nhân nào?
+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
+ Người nói ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
+ Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
Trị chơi Ai nhanh hơn
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
Bài học tiết này:
Xem lại các nội dung vừa ôn tập.
Bài học tiết tiếp theo:
Chuẩn bị: Kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt.
+ Ôn lại toàn bộ kiến thức tiếng Việt đã học (từ bài 1 Ž 15)
 + Xem lại các BT SGK liên quan đến các đơn vị kiến thức .
5.PHỤ LỤC
6. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docBai_15_Chiec_luoc_nga.doc