Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 62,63: Làng (Kim Lân)

GV - HS kết hợp đọc kể tóm tắt từng đoạn đến hết. Cần chú ý từ ngữ địa phương lời ăn tiếng nói của người nông dân, những đoạn đối thoại sinh động của một số nhân vật.

GV: đọc một đoạn sau đó gọi hs đọc tiếp.

+ Phần đầu truyện tác giả giới thiệu về hoàn cảnh phải rời làng đi tản cư và tính hay khoe làng của ông Hai. Trước CM ông khoe làng ông giàu, đẹp. Sau CM ông khoe làng ông là làng kháng chiến -> Tình yêu làng và tinh thần kháng chiến.

 + Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Cuộc đấu tranh nội tâm giữa niềm tự hào kiêu hãnh với sự thất vọng đau xót, tủi hổ, nhục nhã về làng. Nỗi ám ảnh nặng nề khiến ông Hai rơi vào tình trạng nơm nớp, hoảng sợ, bế tắc và tuyệt vọng

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 13801 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 62,63: Làng (Kim Lân), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : 18/11/2013 Tiết 62-63
Lớp dạy : 9A4
Tuần : 13 LÀNG
 ( Kim Lân )
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : 
- Có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân – một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công từ giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Làng.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến thức :
 - Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
- Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Kĩ năng : 
- Đọc – hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân pháp.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.
* KNS : 
- Kĩ năng tự nhận thức quan niệm của tác giả về tinh thần yêu làng quê của nhân vật ông Hai.
 - Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo : nêu vấn đề, phân tích, nhận xét vấn đề.
3. Thái độ : 
 Yêu quý, trân trọng và tự hào về phẩm chất của người nông dân Việt Nam. 
 Giáo dục tình yêu làng xóm, yêu quê hương đất nước. 
III/ CHUẨN BỊ :
- GV: SGV, SGK 
- HS: sgk, bài soạn .
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1/ Kiểm tra bài cũ :
 1/ Đọc thuộc bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy và cho biết trong cuộc sống hiện tại tác giả đã nhìn nhận về ánh trăng như thế nào?
 2/ Khổ thơ cuối trăng đựơc miêu tả như thế nào ?
- Cảm xúc tác giả đựơc thể hiện bằng hình ảnh nào ?
- Tại sao sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng khiến tác giả phải giật mình?
2/ Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm 
- Nêu hiểu biết của em về nhà văn Kim Lân ?
Tác phẩm được viết trong khoảng thời gian nào?
GV: Truyện thuộc loại có cốt truyện tâm lí, không xây dựng trên các biến cố, sự kiện bên ngoài mà chú trọng đến các tình huống bên trong nội tâm nhân vật, miêu tả diễn biến tâm lí. Vì vậy nổi rõ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.
- HS đọc chú thích * SGK- 171: 2, 6. 10, 11
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc 
GV - HS kết hợp đọc kể tóm tắt từng đoạn đến hết. Cần chú ý từ ngữ địa phương lời ăn tiếng nói của người nông dân, những đoạn đối thoại sinh động của một số nhân vật...
GV: đọc một đoạn sau đó gọi hs đọc tiếp.
+ Phần đầu truyện tác giả giới thiệu về hoàn cảnh phải rời làng đi tản cư và tính hay khoe làng của ông Hai. Trước CM ông khoe làng ông giàu, đẹp. Sau CM ông khoe làng ông là làng kháng chiến -> Tình yêu làng và tinh thần kháng chiến.
 + Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Cuộc đấu tranh nội tâm giữa niềm tự hào kiêu hãnh với sự thất vọng đau xót, tủi hổ, nhục nhã về làng. Nỗi ám ảnh nặng nề khiến ông Hai rơi vào tình trạng nơm nớp, hoảng sợ, bế tắc và tuyệt vọng 
 + Tin làng Chợ Dầu phản bội được cải chính, tâm trạng vui mừng phấn khởi của ông Hai 
GV: yêu cầu hs chia bố cục...
- Từ đầu .... không nhúc nhích :Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Việt gian.
- Phần 2 : tiếp theo .... đôi phần : Tâm trạng xấu hổ, buồn bực đau khổ của ông Hai
- Phần còn lại : Tâm trạng vui sướng của ông Hai khi biết tin làng chợ Dầu không theo Việt gian.
* HOẠT ĐỘNG 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản 
Để khắc hoạ nổi bật chủ đề của truyện, tính cách của nhân vật, tác giả đã đặt nhân vật chính vào một tình huống truyện như thế nào?
- Việc tạo tình huống trong tâm trí nhân vật nhằm mục đích gì?
GV: định hướng: ca ngợi tình yêu làng, yêu nước chân chính giản dị của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Trong văn bản tác giả nhắc đến cuộc sống của nhân vật ông Hai trong những thời điểm nào?
GV định hướng:
+ Nơi sơ tán
+ Khi nghe tin làng theo giặc
+ Khi nghe tin làng cải chính.
- Diễn biến tâm trạng ông Hai được phát triển như thế nào chúng ta tìm hiểu trong những đoạn tiếp theo?
 ( Tiết 2 )
* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai.
- GV cho HS đọc đoạn " một người đàn bà… chỉ lại…( T165)
- Trước khi nghe tin xấu về làng, tâm trạng của ông Hai được miêu tả như thế nào?
- Ông nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em, ông lại muốn về làng muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá, … Chao ôi, ông đã nhớ làng, nhớ cái làng quá!
- Khi đến phòng thông tin ông nghe được những gì?
Tâm trạng ông như thế nào? Chi tiết nào nói lên điều đó?
Những biểu hiện tâm lí đó thể hiện điều gì?
Tình yêu làng của ông Hai.
Vì sao ta có thể khẳng định như vậy?
Vì ông quan tâm nghĩ đến làng, vui mừng, hãnh điện khi nghe tin chiến thắng của quân ta… Tất cả những điều đó là bằng chứng thể hiện tình yêu làng của ông thật tha thiết.
Giáo dục HS về lòng yêu quê hương đất nước.
Hướng dẫn HS phân tích văn bản (tt).
- Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, tâm trạng của ông như thế nào ?
Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân.
Ông lão lặng đi tưởng như không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, giọng lạc hẳn đi.
- Vì sao khi nghe tin đó ông lại có tâm trạng như vậy?
Vì ông luôn tự hào, luôn nghĩ làng ông có tinh thần cách mạng rất cao. Thế mà giờ theo giặc.
Khi nghe nói làng ông theo Tây, ông đã tin ngay chưa? Chi tiết nào nói lên điều đó?
Ông không tin: “Liệu có thật không hở Bác? Hay là chỉ lại …”
Từ khi nghe tin dữ ấy thì ông Hai đã có những hành động cử chỉ như thế nào?
- Những chi tiết đó cho ta thấy tâm trạng của ông như thế nào?
Tìm những chi tiết độc thoại để thấy được tâm trạng đau buồn của ông Hai? 
- Về đến nhà nhìn lũ con ông có tâm trạng như thế nào?
+ Về đến nhà “ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con nước mắt ông tràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ?
-> vô cùng đau khổ.
+ Càng đau khổ ông càng căm tức mà chửi người làng Dầu “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ?”.
HS: đọc " này thầy nó…" nhúc nhích.
-Khi nói chuyện với vợ ông có thái độ như thế nào?
- Suốt những ngày tiếp theo ông có tâm trạng ra sao?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật thể hiện của tác giả qua đoạn trích?
Ông Hai rất yêu làng nhưng khi nghe tin làng theo giặc thì ông nghĩ gì về làng của mình?
Chi tiết này cho ta hiểu thêm về điều gì?
? Qua câu chuyện với mụ chủ nhà vợ chồng ông Hai bị đẩy vào tình thế ntn ?
HS: Ông bị mụ chủ nhà đuổi.
? Lúc bấy giờ ông đã đưa ra rất nhiều câu hỏi. Em hãy tìm những câu hỏi ấy qua đó tác giả muốn nói lên điều gì về ông Hai.
+ Biết đem nhau đi đâu bây giờ?
+ Biết người ta có chứa bố con ông không ?
+ Hay là quay về làng?
+ Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ.
+ Về làng là chịu đầu hàng thằng Tây. Và ông chỉ còn biết san sẽ với thằng con út.
- Tấm lòng của ông Hai với làng quê với kháng chiến?
GV định hướng:
 + Ông muốn con phải nhớ về làng Chợ Dầu, nhớ về quê hương -> Tình yêu sâu nặng với làng quê.
 + Ông mong anh em đồng chí biết cho tấm lòng của bố con ông -> Tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng, Bác Hồ.
- Đúng lúc ông Hai có được quyết định khó khăn ấy thì có tin gì ? Tin đó đã tác động tới ông Hai như thế nào ?
- Bên cạnh nhân vật ông Hai tác giả còn đưa vào một số nhân vật khác đó là ai ? Em có nhận xét gì về những nhân vật này?
. Đại diện trả lời.
. GV nhận xét, chốt lại.
 + Bà Hai lặng lẽ, cam chịu, tần tảo.
 +Cu Húc ngây thơ nhưng quan điểm lập trường rất vững “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm”.
 + Người đàn bà tản cư có vẻ đanh đá nhưng thái độ chính trị rõ ràng : “cái giống Việt gian thì cứ cho mỗi đứa một nhát”
 + Mụ chủ nhà ngoa ngoắt, tham lam, lắm điều hay soi mói nhưng khi biết tin Chợ Dầu không theo giặc cũng trở nên vui vẻ, rộng rãi ...
? Khi nghe làng được cải chính tâm trạng, thái độ của ông Hai ntn ?
HS : Ông vui sướng báo tin làng mình bị Tây đốt ( trong đó có nhà ông)
? Tại sao nhà bị Tây đốt mà ông lại khoe và vui sướng đến vậy .
GV: Cái nhà không quý bằng cái tiếng được trở lại trong sạch.
GV: Địch thường hay tung tin đồn nhảm như vậy là để nhằm gây hoang man trong dân chúng, nhưng sự thật là làng của ông chiến đấu rất anh dũng.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tổng kết 
? Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện .
- Tạo tình huống truyện gay cấn : tin thất thiệt được chính những người đang đi tản cư từ phía làng Chợ Dầu lên nói ra.
- Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói (đối thoại và độc thoại).
Xây dựng tình huống hay, tạo bất ngờ.
- HS nêu ý nghĩa văn bản 
I- Tìm hiểu chung 
1. Tác giả:
- Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn.
- Ông am hiểu về nông thôn và gần gũi với đời sống người nông dân. Giọng văn của ông tự nhiên mà tinh tế.
2.Tác phẩm:
- Xuất xứ : truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.
3. Đọc -tóm tắt truyện :
- Gia đình ông Hai đi tản cư, ông nhớ làng, ông khoe về làng.
- Khi nghe tin làng ông theo Việt gian ông đau đớn, tủi hổ.
- Khi nghe tin làng được cải chính ông vui sướng, hạnh phúc. Ông khoe khắp làng Tây nó đốt nhà ông.
4/ Bố cục : 3 phần
II- Đọc – hiểu văn bản :
1. Tình huống truyện.
- Tình huống: ông Hai tình cờ nghe được tin làng chợ Dầu trở thành Việt gian theo Pháp, phản lại cuộc kháng chiến và cụ Hồ.
→ Tạo nên nút thắt của câu chuyện, tạo tâm lí diễn biến gay gắt trong nhân vật.
2- Diễn biến tâm trạng của của ông Hai 
a. Trước khi nghe tin xấu về làng :
 - Nhớ làng da diết: “nghĩ đến những ngày…nhớ cái làng quá”.
 - Ở phòng thông tin, ông nghe được nhiều tin hay, những tin chiến thắng của quân ta. Ông rất vui “ruột gan ông cứ như múa cả lên, vui quá”.
 b) Khi nghe tin làng theo Tây:
 - Cổ ông lão nghẹn ắng đến không thở được.
 à Sững sờ, bàng hoàng.
- da mặt tê rân rân, lặng đi, tưởng như không thở được. Lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái vướng ở cổ, cất tiếng hỏi, giọng lạc đi.
- Miêu tả nội tâm nhân vật qua nét mặt, cử chỉ
-> Với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, sinh động diễn tả thái độ, tâm trạng sững sờ, ngạc nhiên đến hoảng hốt.
- Ông cúi gằm mặt xuống mà đi. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân, nước mắt trào ra…, trằn trọc, không ngủ được. 
 à Đau buồn, tủi nhục.
- Nhìn đàn con nghĩ đến sự hắt hủi khinh bỉ của mọi người - > ông căm giận dân làng.
- Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ?
-> Vô cùng đau khổ.
-“Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ?”.
- Nói chuyện với vợ: Bực bội cáu gắt vô cớ.
- Không dám ra khỏi nhà, nghe ngóng tình hình, lo lắng sợ hãi, lãng tránh mọi người, trằn trọc không ngủ được, thở dài...
=> Diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi vừa đau xót vừa tủi hổ.
- Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
à Tình yêu nước bao trùm lên tình yêu làng. 
- Ông Hai bị đẩy vào tình thế bế tắt và tuyệt vọng khi mụ chủ nhà muốn đuổi ông đi.
- Ông trò chuyện với con để bày tỏ lòng mình.
-> Thể hiện tình yêu làng sâu nặng, tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng. Một nông dân có tâm hồn ngay thẳng, trọng danh dự, yêu ghét rạch ròi.
c/ Khi nghe làng được cải chính :
- Thái độ : hồ hởi, vui vẻ
- Nét mặt : tươi cười, rạng rỡ hẳn lên
- Hành động : chia quà cho các con, công khai đi báo tin nhà ông bị Tây đốt.
=> Vui sướng, phấn khởi và hạnh phúc.
Tình yêu làng quê tha thiết, có niềm tin vào kháng chiến, vào cụ Hồ.
III- Tổng kết :
* Nghệ thuật : 
- Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói (đối thoại và độc thoại).
Nghệ thuật: kết hợp kể chuyện, miêu tả tâm lí, độc thoại nội tâm, đối thoại. Diễn tả cụ thể, tinh tế tâm lí nhân vật.
Xây dựng tình huống hay, tạo bất ngờ.
- Ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ
 * Ý nghĩa văn bản:
Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
3. Hướng dẫn tự học :
 Nhớ được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc miêu tả tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện.
4/ Dặn dò : 
 - Ñoïc lại, nắm kĩ nội dung câu chuyện, nắm kĩ diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai.
 - Chuẩn bị Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự .
- Đọc kĩ đoạn trích ( SGK tr 176, 177 ) và trả lời các câu hỏi
- Tìm một số đoạn văn, đoạn thơ thể hiện đối thoại và độc thoại nội tâm.
- Xem trước phần luyện tập
 ----------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTiet 6162 Lang Kim Lan.doc
Giáo án liên quan