Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 60: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

GV : Những ý kiến của em đã thuyết phục không

GV : Mọi người có cái nhìn về Nam ntn sau khi nghe lời phát biểu của em.

GV : yêu cầu hs viết thành đoạn văn ( trong 10 phút) theo gợi ý .

GV: yêu cầu hs phát biểu trước lớp các nhóm đã phân công.

HS : nhận xét – GV bổ sung. Cho điểm.

GV hướng dẫn HS làm bài tập 2( 161)

GV: Cho hs đọc bài tham khảo sgk Bà nội .

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 13843 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 60: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : 15/11/2013 Tiết 60
Lớp dạy : 9A4
Tuần : 12 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
 CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : 
 Thấy rõ vai trò kết hợp của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự và biết vận dụng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến thức :
- Đoạn văn tự sự.
- Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng : 
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ.
- Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.
 - Kĩ năng giao tiếp, trình bày, trao đổi .
* KNS : 
- Kĩ năng ra quyết định .
- Kĩ năng đặt mục tiêu, quản lí thời gian .
3. Thái độ : 
 Có ý thức sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 
III/ CHUẨN BỊ : 
- GV: SGK, SGV, bảng phụ
- HS : soạn bài theo nội dung SGK
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1/ Kiểm tra bài cũ :
 Vai trò, tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự là gì ?
2/ Bài mới : Giờ trước các em đã được tìm hiểu thế nào là yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và vai trò của nó .Vậy để biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lí, hôm nay các em sẽ luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HOẠT ĐỘNG 1 : GV hướng dẫn HS nhận diện về yếu tố nghị luận 
- HS đọc “Lỗi lầm và sự biết ơn” ? (SGK- 160)
- Gọi 1, 2 HS đọc đoạn văn.
? Nội dung của đoạn văn trên là gì .
HS : kể về hai người bạn đi trên sa mạc và câu chuyện xảy ra với họ.
? Trong đoạn văn trên yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào? 
- HS nhận diện trả lời
GV : Nếu tước bỏ yếu tố nghị luận trong đoạn văn trên đi có được không? Vì sao?
- Hs: Không. Vì tính tư tưởng của đoạn văn sẽ giảm, ấn tượng về câu chuyện cũng nhạt nhoà đi.
? Vậy vai trò các yếu tố nghị luận trên là gì.
? Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên.
GV:Như vậy nhờ các yếu tố nghị luận mà bài học về sự biết ơn, lòng bao dung được thể hiện khá sâu sắc qua câu chuyện .
-H:Trong cuộc sống, em đã từng bao dung tha thứ cho người khác chưa. Đó là khi nào,em hãy kể ngắn gọn câu chuyện ấy cho cô và các bạn cùng nghe?
HS : kể ngắn gọn..
* HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận .
GV gọi hs đọc yêu cầu BT 1...
- Kể về buổi sinh hoạt lớp có sử dụng yếu tố nghị luận ?
- Với đề bài trên theo em cần phải nêu những nội dung gì?
- Về hình thức : 
+Viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
+Cách trình bày nội dung đoạn văn: đoạn diễn dịch, quy nạp hoặc tổng- phân- hợp.
+ Có yếu tố nghị luận
- Về nội dung : Kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.
+ Buổi sinh họat lớp diễn ra ntn ? ( Thời gian, đại điểm, ai là người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt đó ra sao ?)
+ Nội dung của buổi sinh hoạt là gì ? Em đã phát biểu vấn đề gì ? Tại sao em lại phát biểu về vấn đề đó. 
+ Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn tốt ntn ? ( lí lẽ, dãn chứng, lời phân tích của em )
GV : Những ý kiến của em đã thuyết phục không 
GV : Mọi người có cái nhìn về Nam ntn sau khi nghe lời phát biểu của em...
GV : yêu cầu hs viết thành đoạn văn ( trong 10 phút) theo gợi ý .
GV: yêu cầu hs phát biểu trước lớp các nhóm đã phân công.
HS : nhận xét – GV bổ sung. Cho điểm. 
GV hướng dẫn HS làm bài tập 2( 161)
GV: Cho hs đọc bài tham khảo sgk Bà nội ...
Hs : chỉ ra các yếu tố nghị luận trong đoạn trích.
VD : Người ta bảo : “ Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được. U tôi như thế, chúng tôi không nỡ hư nỡ hỏng
VD : Người ta như cây .... nó gẫy .
GV: Đây là yếu tố nghị luận làm cho ta phải suy ngẫm về những nguyên tắt giáo dục của bậc làm cha mẹ, ông bà.
- GV gợi ý:
 + Người em kể là ai ? Người đó đã để lại việc làm, lời nói hay suy nghĩ cho em.
 + Hoàn cảnh diễn ra sự việc.
 + Nội dung cụ thể. Nội dung đó cảm động ntn 
 + Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện.
- GV chốt lại giờ học :
 + Mục đích xuất hiện của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự chỉ là để làm nổi bật sự việc và con người.
 + Nghị luận trong tự sự thường xuất hiện trong những lời đối thoại hoặc độc thoại khi nhân vật muốn bày tỏ một đặc điểm, 1 phán đoán, một lí lẽ về vấn đề nào đó nhằm thuyết phục người đọc hay chính mình, nghị luận trong văn tự sự mang dấu ấn cá nhân của nhân vật.
 + Nghị luận trong văn bản tự sự thường gắn với không khí tranh luận, đòi hỏi phải có đối tượng giao tiếp.
 + Chú ý một số dấu hiệu về cách diễn đạt thể hiện tính nghị luận.
* Củng cố :
 ? Dấu hiệu để nhận biết yếu tố nghị luận trong văn tự sự .
? Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn tự sự
I- Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự :
* Đoạn văn " Lỗi lầm và sự biết ơn"
- Các yếu tố nghị luận:
+ "Những điều viết lên cát.... trong lòng người".
+ "Vậy muốn chúng ta hãy... khắc ghi những ân nghĩa lên đá".
- Tác dụng : Làm cho câu chuyện giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao.
- Bài học về sự bao dung, lòng nhân ái biết tha thứ và ghi nhớ ân tình ân nghĩa.
II- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận :
Bài tập 1. Viết một đoạn văn kể về buổi sinh hoạt lớp.Trong buổi sinh hoạt đó em chứng minh Nam là một người bạn tốt.
Gợi ý: Buổi sinh hoạt lớp diễn ra ntn? Thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển...?
- Nội dung buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu điều đó?
- Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn rất tốt ntn? (Lý lẽ ví dụ, lời phân tích...)
VD 
.........
- Nam đã từng không cho Hùng xem bài trong giờ kiểm tra, nhưng lại đến tận nhà cậu ấy hướng dẫn làm những bài toán khó. Trong suốt học kì qua, có giờ tự học nào mà Nam không giải bài, chữa bài khó cho lớp. Cậu ấy còn là người đóng góp nhiều nhất cho phong trào ủng hộ bạn nghèo. Nhớ hồi đầu năm. Tuấn bị ngã gãy tay, hàng tháng trời Nam đến nhà chép bài cho bạn.
Bài tập 2 :Viết về những kỷ niệm sâu sắc đối với người bà kính yêu.
Gợi ý: 
- Người em kể là ai? 
- Người đó đã để lại một việc làm lời nói hay suy nghĩ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
- Nội dung cụ thể là gì? giản dị, sâu sắc, cảm động ntn? 
- Bài học rút ra từ câu chuyện.
* Bài làm của hs : (Tham khảo)
 Mỗi năm cứ vào cuối thu ngoài trời se lạnh thì tôi lại nhớ đến hình ảnh bà tôi ngồi đan áo ấm cho tôi. Người bà giản dị nhưng lại có một đức tính cao cả. Từ nhỏ tôi đã sống với bà vì ba mẹ phải đi làm ăn xa để lại quê nhà quạnh hiu cùng hai bà cháu. Ở với bà tôi được dạy bao nhiêu điều bổ ích. Bà thường bảo làm người phải biểt “Uống nước nhớ nguồn” cháu ạ. Bà còn bảo : Chim có tổ, người có tông và ta không nên quên đi nguồn cội của mình, nơi mà ta đã cất tiếng khóc chào đời, nơi chôn nhao cắt rúng... Tất cả những điều ấy làm tôi không thể nào quên và nó đã theo tôi trong suốt cuộc đời...
3. Hướng dẫn tự học :
- Rút ra được bài học trong việc viết đoạn văn tự sự có sử dụng kết hợp được các yếu tố nghị luận : đoạn văn được sắp xếp nhằm mục đích tự sự, các yếu tố nghị luận được đưa vào bài chỉ khi cần thiết và không làm ảnh hưởng tới việc kể chuyện.
- Viết một đoạn văn tự sự kể lại một sự việc trong một câu chuyện đã học.
4. Dặn dò :
- Tìm hiểu điểm khác nhau giữa yếu tố nghị luận trong văn nghị luận và yếu tố nghị luận trong văn tự sự.
- Xem lại các đoạn văn em đã làm – gạch dưới câu mang yếu tố nghị luận.
- Chuẩn bị tiết (tt) Từ ngữ địa phương trong sáng tác văn học.
- HS tìm từ địa phương mình sử dụng trong giao tiếp hay trong một số tác phẩm văn học mình đã được đọc có dùng từ địa phương.
 -------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTiet 60 Luyen tap viet doan van tu su co su dung yeu to nghi luannnn.doc
Giáo án liên quan