Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 53: Tổng kết từ vựng - Năm học 2014-2015

* Mục tiêu: HS củng cố, khắc sâu kiến thức về Một số phép tu từ vựng( so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ).Vận dụng kiến thức lí thuyết làm bài tập 2,3.

- GV yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức cũ và trả lời câu hỏi

H: So sánh là gì ? Cho VD ?

- HS hoạt động cá nhân trả lời

- HS khác nhận xét

- GV nhận xét-> kết luận

 GV yêu cầu HS lấy VD :

 - Thân em như dải lụa đào( ngang bằng)

 - Anh ấy học giỏi hơn tôi( không ngang bằng)

 GV đưa ra VD :

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

H: Xác định biện pháp ẩn dụ qua VD trên ?

( Mặt trời 2: là ẩn dụ chỉ Bác Hồ, là người tìm ra con đường cứu nước, đem lại cuộc sống tự do cho nhân loại .)

H: ẩn dụ là gì ?

 - HS hoạt động cá nhân trả lời

- HS khác nhận xét

- GV nhận xét-> kết luận

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 53: Tổng kết từ vựng - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28/10/2014
Ngày giảng: 9A
 9B
 Ngữ văn : Tiết 53 - Bài 11
 TỔNG KẾT TỪ VỰNG
 ( tiếp theo)
I. Mục tiêu
* Mức độ cần đạt 
- Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về từ vựng và một số phép tu từ về từ vựng .
- Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh, giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản. Nhận diện các phép tu từ nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản, tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức 
- Các khái niệm từ tượng hình từ tượng thanh; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơI chữ.
- Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tư từ trong các văn bản nghệ thuật 
2. Kĩ năng
- Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản. 
- Nhận diện các phép tu từ nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Giao tiếp trao đổi về tầm quan trọng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật
- Ra quyết định lựa chọn và sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và các phép tu từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
III . Chuẩn bị.
1. Giáo viên 
2. Học sinh: 
IV. Phương pháp, kĩ thuật
- Vấn đáp, thực hành, động não, thảo luận nhóm...
V. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức(1p)
2. Kiểm tra 
3 Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1 : Khởi động (1p)
- GV yêu cầu học sinh cho biết những nội dung của tiết tổng kết hôm nay.
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
( Từ tượng thanh và từ tượng hình. Một số phép tu từ từ vựng..)
- GV dẫn dắt vào bài mới.
 Hoạt động của thầy và trò 
TG
 Nội dung 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tổng kết
* Mục tiêu: HS củng cố, khắc sâu kiến thức về từ tượng thanh và từ tượng hình. Vận dụng kiến thức lí thuyết làm bài tập 2,3.
- GV yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức cũ và trả lời câu hỏi
H: Thế nào là từ tượng thanh và từ tượng hình? Cho VD ? 
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận
H: Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh ? 
 - HS hoạt động cá nhân trả lời 
– HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> sửa chữa. 
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 3 (SGK T 146)
và xác định yêu cầu bài tập 
- GVhướng dẫn HS làm bài tập 
- HS làm bài tập -> trình bày 
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét –> kết luận 
* Mục tiêu: HS củng cố, khắc sâu kiến thức về Một số phép tu từ vựng( so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ).Vận dụng kiến thức lí thuyết làm bài tập 2,3.
- GV yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức cũ và trả lời câu hỏi
H: So sánh là gì ? Cho VD ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận
 GV yêu cầu HS lấy VD :
 - Thân em như dải lụa đào( ngang bằng)
 - Anh ấy học giỏi hơn tôi( không ngang bằng)
 GV đưa ra VD : 
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
H: Xác định biện pháp ẩn dụ qua VD trên ?
( Mặt trời 2: là ẩn dụ chỉ Bác Hồ, là người tìm ra con đường cứu nước, đem lại cuộc sống tự do cho nhân loại ..)
H: ẩn dụ là gì ? 
 - HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận
GV đưa ra VD : Ông trời
 Mặc áo giáp đen ra trận 
H: Những thuộc tính và hành động nào của con người được gán cho trời ?
 ( Ông , mặc áo, ra trận )
H: Thế nào là nhân hoá ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận
GV đưa ra ví dụ:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
H: Chỉ ra hình ảnh ẩn dụ trong câu thơ trên ? 
( Trái tim)
H*: Hoán dụ là gì? Cho ví dụ? So sánh giữa ẩn dụ và hoán dụ có gì giống và khác nhau?
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận
(- Giống nhau: gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác .
- Khác nhau: có quan hệ gần gũi chứ không giống nhau)
 “ Áo nâu liền với áo xanh
 Nông thôn cùng với thị thành đứng lên”
H: Nói quá là gì ? Cho VD ? 
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận
 Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối
GV đưa ra ví dụ.
Bác đã đi rồi sao Bác ơi !
H: Đi ở đây có nghĩa là gì ? Qua đó cho biết thế nào là nói giảm nói tránh ? Cho VD ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận
H: Thế nào là điệp ngữ ? Lấy ví dụ về nghệ thuật điệp ngữ trong các văn bản đã học ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận
( Buồn trông cửa bể chiều hôm
.ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi)
GV đưa ra VD trên bảng phụ : 
 “ Bà già đi chợ cầu Đông 
 Lợi thì có lợi ..còn”
H: Tác giả đã lợi dụng đặc sắc về đặc điểm nào của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước ?
 ( Đặc sắc về ngữ âm về nghĩa )
H: Em hiểu chơi chữ là gì ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 2(T147 ) 
- HS xác định yêu cầu bài tập 
- GV chia lớp làm 3 tổ mỗi tổ làm một phần 
Trong tổ HS hoạt động cá nhân ( 3 phút )
Tổ 1 : Làm phần a
Tổ 2 : Làm phần b
Tổ 3 : Làm phần c
Đại diện các nhóm trình bày 
Nhóm khác nhận xét 
GV nhận xét –> sửa chữa 
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 3(T147 ) 
- HS xác định yêu cầu bài tập 
- GV chia lớp làm 3 tổ mỗi tổ làm một phần 
Trong tổ HS hoạt động cá nhân (3p)
Tổ 1 : Làm phần a
Tổ 2 : Làm phần b
Tổ 3 : Làm phần c
Đại diện các nhóm trình bày 
Nhóm khác chia sẻ 
Người điều hành kết luận
GV nhận xét –> sửa chữa 
5p
34p
I .Từ tượng thanh và từ tượng hình 
1. Lí thuyết.
- Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người. 
VD : Ào ào, choe choé
- Từ tượng hình : Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, sự vật
VD : Gập gềnh, liêu xiêu, lảo đảo 
2. Bài tập
a. Bài tập 2 
 Tên loài vật là từ tượng thanh: bò (chim) cu, mèo, tắc kè, 
b. Bài tập 3 ( T- 146 )
Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng :
- Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng , lồ lộ 
-> Tác dụng : Miêu tả hình ảnh đám mây mội cách cụ thể sinh động 
II. Một số phép tu từ vựng 
1. Lí thuyết. 
a. So sánh
- Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm trong biểu đạt.
b. ẩn dụ 
- Là gọi tên sự vật, hiện tượngnày bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
c. Nhân hoá 
- Là gọi hoặc tả sự vật ..bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người. 
d. Hoán dụ 
- Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi.
đ. Nói quá 
- Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng, để nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.
e. Nói giảm, nói tránh :
- Dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn ghê sợ nặng nề
g. Điệp ngữ : 
- Là những từ ngữ được dùng lặp lại để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh trong diễn đạt. 
h. Chơi chữ :
- Là lợi dụng những từ ngữ có đặc sắc về ngữ âm, nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước 
2. Bài tập 
* Bài tập 2 ( T147)
Vận dụng một số phép tu từ đã học phân tích nét nghệ thuật độc đáo
a, Phép ẩn dụ 
- Hoa, cánh : Dùng chỉ Thuý Kiều và cuộc đời nàng 
- Cây, lá: Chỉ gia đình ( Cha, mẹ ) Kiều và cuộc sống của họ.
b, Phép tu từ so sánh 
- So sánh tiếng đàn của Thúy Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa.
c, Biện pháp nói quá : 
- Cái đẹp của tự nhiên (Hoa, liễu) tưởng đã hoàn mĩ, nhưng vẫn có thể thua cái đẹp của con người, con người ấy quả là đẹp siêu phàm 
-> Thúy Kiều là một nhân vật tài sắc vẹn toàn.
* Bài tập 3 ( SGK T 147 ) 
Phân tích nét nghệ thuật độc đáo.
a. Phép điệp ngữ ( còn ) 
và phép chơi chữ ( say )
- Say rượu hay say cô bán rượu 
b. Phép nói quá 
- Dùng “ Đá núi cũng mòn” “ Nước sông phải cạn”để nhấn mạnh sự trưởng thành và khí thế của nghĩa quân Lam Sơn 
c. Phép so sánh 
- Để miêu tả không gian thanh bình thơ mộng đang tồn tại ngay trong lòng cuộc kháng chiến lâu dài gian khổ thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng của một tâm hồn thi sĩ. 
4. Củng cố ( 3p )
H: Kể tên các biện pháp tư từ từ vựng đã học ? cho VD ?
GV củng cố kiến thức toàn bài
5 .Hướng dẫn học bài ( 2p )
- Học bài hiểu và biết cách vận dụng một số phép tu từ từ vựng đã ôn tập
- Chuẩn bị bài : “ Tổng kết về từ vựng ” (tiếp )
+ Làm một số bài tập phần luyện tập tổng hợp .

File đính kèm:

  • doctiet 53.doc
Giáo án liên quan