Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 51-90

I- Mục tiêu cần đạt:

1/ Kiến thức:

- Giúp hs củng cố, vận dụng kiến thức về yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn tự sự.

2/ Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng kể chuyện, kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực hành viết văn.

3/ Thái độ:

- Giáo dục hs thái độ kính trọng biết ơn thầy cô giáo.

II- Đề bài và điểm số:

1. Đề bài:

 Nhân ngày 20 – 11, kể cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.

2. Điểm số:

 - Thang điểm: 10

III- Đáp án chi tiết và thang điểm từng phần:

1. Mở bài: (1,5 điểm)

- Giới thiệu về thầy cô giáo đã dạy mình. (1,5 đ)

2. Thân bài: (7 điểm).

- Hình dáng, đặc điểm bên ngoài. (1 đ)

- Công lao của thầy cô giáo đối với mình. (1 đ)

- Công lao của thầy cô giáo với các thế hệ học trò đã được thầy cô dìu dắt. (1 đ)

- Một kỉ niệm sâu sắc nhất với thầy cô. (2 đ)

- Những điều thấm thía, thầm ước của thầy cô đã dạy. (2 đ)

3. Kết bài: (1,5 điểm)

 - Ấn tượng sâu sắc và ghi nhớ mãi với thầy cô (0,5 đ)

 - Lòng biết ơn vô hạn của thế hệ học trò với thầy cô, lời hứa. (1 đ)

 

doc136 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 51-90, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh là bình thường nhỏ bé
- Khi họa sĩ muốn vẽ chân dung của anh, anh từ chối& anh đã giới thiệu nhg ng khác xững đáng hơn: ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ đo sét.-> 
=> Chỉ bằng 1số chi tiết và chỉ cho nhân vật xuất hiện trong khoảnh khắc ngắn, t/ giả đã phác họa được chân dung n/ vật chính với những nét đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc. Nhân vật anh thanh niên là hình ảnh tiêu biểu cho những con người lao động mới: có tri thức, trình độ , say mê công việc, có tinh thần khắc phục khó khăn, có ý thức trách nhiệm, tự giác hoàn thành công việc trong bất cứ hoàn cảnh nào. -> họ là nhữhg con người hoàn toàn bình thường nhưng có lối sống thật cao đẹp: nguyện hy sinh lợi ích cá nhân, cống hiến tài năng, trí tuệ, sức lực và tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất của mình cho đất nước. -> H/a thế hệ trẻ VN những năm 70 của TK 20 -> gợi nên trong ta tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống, yêu công việc lao động quanh mình. 
IV. Củng cố: 
- GV hệ thống bài, nhận xét giờ học
V. Hướng dẫn về nhà:
- Kể tóm tắt văn bản 
- Học bài, chú ý phân tích nhân vật anh thanh niên
- Soạn tiếp tiết 2: Lặng lẽ Sa Pa
Ngày soạn: 18/11/2012
Ngày giảng:..../..../2012
Tiết 67: lặng lẽ sa pa (tiếp)
 (Nguyễn Thành Long)
A- Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức:
- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
- Giúp HS nắm được những nét chính về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của văn bản.
2/ Kỹ năng:
	- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
3/ Thái độ:
- Giáo dục thái độ tích cực tự giác trong học tập.
B- Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, đọc toàn bộ tác phẩm, chân dung nhà văn Nguyễn Thành Long.
- HS : Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK .
C- Tiến trình lên lớp: 
I. Tổ chức lớp:
- 9A:
II. Kiểm tra:
- Tóm tắt văn bản: “Lặng lẽ Sa Pa”
* Gợi ý trả lời: HS túm tắt nội dung chớnh của vb
III. Các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài: 
* Nội dung:
? Vai trò của nhân vật bác lái xe ?
? Dưới cái nhìn của hoạ sỹ, cảnh đẹp Sa pa được thể hiện trong nắng như thế nào ?
? Tình cảm và thái độ của ông như thế nào khi tiếp xúc và trò chuyện với anh TN ?
? Ông hoạ sỹ đã suy nghĩ về nghề nghiệp, về cuộc sống con người như thế nào ?
? Cảm giác của cô như thế nào sau cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh TN ?
? Ngoài ra trong t/ p còn có những nhân vật nào nữa ?
- Ngoài ra trong tác phẩm còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu qua lời của nhân vật anh TN nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm 
? Họ được nhắc đến ntn ? có đặc điểm gì ?
? Những nhân vật đó có vai trò ntn?
? Nhân vật ở trong tp này có gì đặc biệt ?
? Nhận xét về nghệ thuật đặc sắc của văn bản ?
? Nêu nội dung chính của truyện ?
I- Tiếp xúc văn bản:
II- Phân tích văn bản:
1. Hình ảnh anh thanh niên:
2. Các nhân vật khác:
a) Bác lái xe :
- Qua nhân vật này ta tiếp cận được với nhân vật chính và hiểu sơ lược về nv chính - anh thanh niên.
b) Nhân vật ông họa sĩ:
- Dưới con mắt của hoạ sỹ: Sa Pa hiện lên đẹp một kỳ lạ: “Nắng bây giờ len tới...xanh của rừng”
=> Năng lực quan sát kết hợp với trí tưởng tượng đầy cảm xúc, tha thiết với vẻ đẹp của Sa Pa.
- Khi gặp anh TN ông đã xúc động và ông đã bối rối vì ông đã bắt gặp một điều ông đã ao ước được biết.
- Chuyến đi gợi cho hoạ sỹ già những suy tư sâu sắc về nghề nghiệp, cuộc sống con người, những khó khăn nhọc nhằn của người nghệ sỹ.
c) Nhân vật cô kỹ sư:
- Cô bàng hoàng, cô hiểu thêm cuộc sống của 1 mình, dũng cảm tuyệt đẹp của người TN, của những con người như anh và quan trọng hơn nữa là con đường cô đang chọn, đang đi tới..
3. Những nhân vật xuất hiện gián tiếp:
a) Ông kĩ sư ở vườn rau: Kiên trì nghiên cứu, thực hành (ngồi trong vườn q/s cách ong lấy mật, tự tay thụ phấn…) để tạo ra được giống su hào củ to 
b) anh cán bộ nghiên cứu sét: Hiểu rõ ý nghĩa của việc mình làm, say mê n/c KH quên cả hạnh phúc bản thân (11 năm túc trực chờ sét…lập bản đồ sét tìm tài nguyên cho đất nước)
-> Họ tạo thành cái thế giới những con người miệt mài lao động khoa học trong lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống con người.
 Họ ko có tên cụ thể kể cả nhân vật chính -> Đó là dụng ý của t/ giả: Muốn nói về những con người vô danh, lặng lẽ say mê cống hiến cho đời gồm đủ mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực.
III- Tổng kết: 
1. Nghệ thuật:
- Câu chuyện đậm chất trữ tình 
- Tình huống hợp lý. Cốt truyện đơn giản, các nhân vật vô danh, nhân vật chính được giới thiệu qua nh/ vật phụ. 
- Cách kể chuyện tự nhiên, kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận .
- Ngôn ngữ trong sáng giàu chất thơ.
2. Nội dung: 
 Hình ảnh những con người lao động bình thường, tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên núi cao. Qua đó , truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. 
IV. Củng cố: 
- Tên truyện gợi cho em điều mà tác giả muốn gửi gắm là gì ?
- Tìm những suy nghĩ của các nhân vật gây ấn tượng đậm nét cho em ? 
- GV hệ thống bài, nhận xét giờ học
V. Hướng dẫn về nhà:
- Hướng dẫn HS làm bài tập SGK (190) 
- Học bài và làm các bài tập. Đọc Bình giảng NV 9
- Chuẩn bị tốt cho giờ viết bài tập làm văn số 3 (tham khảo đề SGK- chú ý nghị luận và miêu tả nội tâm)
- Soạn bài: Chiếc lược ngà.
Ngày soạn: 18/11/2012
Ngày giảng:..../..../2012
Tiết 68, 69: Viết bài tập làm văn số 3
I- Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức:
- Giúp hs củng cố, vận dụng kiến thức về yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn tự sự.
2/ Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng kể chuyện, kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực hành viết văn.
3/ Thái độ:
- Giáo dục hs thái độ kính trọng biết ơn thầy cô giáo.
II- Đề bài và điểm số: 
1. Đề bài:
	Nhân ngày 20 – 11, kể cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.
2. Điểm số:
	- Thang điểm: 10
III- Đáp án chi tiết và thang điểm từng phần:
1. Mở bài: (1,5 điểm)
- Giới thiệu về thầy cô giáo đã dạy mình. (1,5 đ)
2. Thân bài: (7 điểm).
- Hình dáng, đặc điểm bên ngoài. (1 đ)
- Công lao của thầy cô giáo đối với mình. (1 đ)
- Công lao của thầy cô giáo với các thế hệ học trò đã được thầy cô dìu dắt. (1 đ)
- Một kỉ niệm sâu sắc nhất với thầy cô. (2 đ)
- Những điều thấm thía, thầm ước của thầy cô đã dạy. (2 đ)
3. Kết bài: (1,5 điểm)
 - ấn tượng sâu sắc và ghi nhớ mãi với thầy cô (0,5 đ)
 - Lòng biết ơn vô hạn của thế hệ học trò với thầy cô, lời hứa. (1 đ)
*Hình thức: 
- Bố cục rõ ràng 3 phần, chặt chẽ. 
- Chữ viết sạch sẽ, không sai lỗi chính tả, không viết tắt, viết số. 
- Bài viết trình bày khoa học, vận dụng kiến thức về yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn tự sự.
IV- Tổ chức kiểm tra:
1. Tổ chức:
- Sĩ số: 9A:
2. Tiến hành kiểm tra:
- Giáo viên đọc, chép đề lên bảng.
- Học sinh đọc kỹ đề bài, làm bài theo yêu cầu của đề. Thời gian: 90’ 
3. Nhận xét giờ:
- Giáo viên nhận xét thái độ, ý thức làm bài của học sinh.
V- Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập văn tự sự và các yếu tố trong văn tự sự
- chuẩn bị bài mới: Người kể trong văn bản tự sự
Ngày soạn: 18/11/2012
Ngày giảng:..../..../2012
Tiết 70: tự học có hướng dẫn: Người kể chuyện trong văn bản tự sự 
A- Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức:
- Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Đặc điểm của mỗi hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
2/ Kỹ năng:
	- Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.
- Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc – hiểu văn bản tự sự hiệu quả
3/ Thái độ:
- Giáo dục thái độ tích cực tự giác trong học tập.
B- Chuẩn bị:
- GV: bài soạn + các đoạn văn mẫu. 
- HS: chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
C- Tiến trình lên lớp: 
I. Tổ chức lớp:
- 9A:
II. Kiểm tra:
? Trong văn bản tự sự thường có những ngôi kể nào ? 
* Gợi ý trả lời:
- Trong văn bản tự sự thường có những ngôi kể thứ nhất và thứ ba
III. Các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài: 
* Nội dung:
- HS đọc đoạn văn trích trong VB: “Lặng lẽ Sa Pa”.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu.
? Chuyện kể về ai và những việc gì ?
? Trong đoạn trích, ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên ?
? Những dấu hiệu nào cho ta biết là các nhân vật không phải là người kể chuyện ?
? Trong văn bản tự sự có những hình thức kể chuyện nào?
HS trả lời- rút ra một ý trong ghi nhớ.
? Những câu: “ Giọng cười như đầy tiếc rẻ”
- “Những người con gái sắp xa ta không bao giờ ta gặp nữa.........như vậy” là nhận xét của người nào, về ai? 
- GV: Người kể chuyện như nhập vào anh TN để nói hộ suy nghĩ tình cảm của anh ta, câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ anh TN mà là tiếng lòng trong tình huống đó. Nếu là câu nói của anh TN thì tính khách quan sẽ bị hạn chế.
? Căn cứ vào đâu để có thể nhận xét: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, hoạt động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.
? Vậy người kể chuyện có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự ?
- GV gọi HS đọc to phần ghi nhớ, GV nhấn mạnh.
- Yêu cầu HS đọc trích trong BT1.
HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
? So với đoạn trích ở mục I có gì khác ? Người kể chuyện ở đây là ai ? Ngôi kể này có ưu điểm và hạn chế gì ?
- Yêu cầu HS chọn 1 trong 3 nhân vật (Người hoạ sỹ già, anh TN, cô kỹ sư nông nghiệp) là người kể chuyện. Chuyển đoạn văn trích mục I thành 1 đoạn khác.
I- Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự:
1. Ngữ liệu:
2. Nhận xét:
- Đoạn trích kể về phút chia tay giữa người họa sỹ già, cô gái và anh TN.
- Người kể giấu mặt (vô nhân xưng) không xuất hiện trong câu chuyện. Cả 3 nhân vật đều là đối tượng miêu tả.
- Dấu hiệu: Nếu người kể là 1 trong 3 nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi (VD: xưng tôi hoặc xưng tên trong cả 3 nhân vật)
- Những câu: “ Giọng cười như đầy tiếc rẻ”
- “ Những người con gái sắp xa ta....như vậy” 
-> Là nhận xét của người kể chuyện về anh TN và suy nghĩ của anh ta.
- căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn.
=> Người kể có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện giới thiệu nhân vật, tả người và tả cảnh..
3. Kết luận:
* Ghi nhớ: SGK (193)
II- Luyện tập:
Bài tập:
a) - Người kể chuyện trong đoạn văn của Nguyên Hồng là nhân vật “Tôi” (ngôi thứ nhất) trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách.
- Ưu điểm: Miêu tả những diễn biến tâm lý sâu sắc, phức tạp, những tình cảm tinh tế, sinh động của nhân vật “Tôi”.
- Hạn chế: Không miêu tả được diễn biến nội tâm của nhân vật “ Người mẹ”, tính khách quan không cao, lời văn trần thuật dễ nhàm chán, đơn điệu.
b) Người kể chuyện là cô kỹ sư nông nghiệp.
- Nghe tiếng chàng trai kêu to: “trời ơi chỉ còn có 5 phút” và sau đó là một giọng cười đầy tiếc rẻ, tôi cũng cảm thấy giật mình bâng khuâng.....Tôi chợt nhớ câu nói của ai đấy: “ Cái gì đến sẽ đến!”. Cuộc chia tay của chúng tôi đã đến rồi đấy ư ? Sao nhanh thế ? Tôi và chàng trai đã nói được gì với nhau và cả nhà hoạ sỹ đáng kính nữa!
IV. Củng cố: 
Ngày 19 thỏng 11 năm 2012
Duyệt tổ CM
Phan Tất Thành
- GV hệ thống bài, nhận xét giờ học
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài
- Hoàn thành các bài tập SGK, SBT 
- Soạn VB: “Chiếc lược ngà”
Ngày soạn: 25/11/2012
Ngày giảng:..../..../2012
Tiết 71: chiếc lược ngà (t1)
 (Nguyễn Quang Sáng)
A- Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiên, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.
- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Sự sáng tạo nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.
- HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, bố cục của văn bản.
2/ Kỹ năng:
	- Đọc - hiểu văn bản hiện sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
3/ Thái độ:
- GD tình cảm gia đình, tình cảm cha con.
B- Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài.
 Đọc toàn bộ văn bản và các tài liệu tham khảo.
- HS: Soạn bài theo hướng dẫn.
C- Tiến trình lên lớp: 
I. Tổ chức lớp:
- 9A:
II. Kiểm tra:
- Kể tóm tắt nội dung truyện ngắn: “ Lặng lẽ Sa Pa”
	? Vì sao tất cả các nhân vật trong truyện, kể cả nhân vật chính, đều không được đặt tên ?
* Gợi ý trả lời:
- HS kể tóm tắt nội dung truyện ngắn: “ Lặng lẽ Sa Pa”
- Họ ko có tên cụ thể kể cả nhân vật chính -> Đó là dụng ý của t/ giả: Muốn nói về những con người vô danh, lặng lẽ say mê cống hiến cho đời gồm đủ mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực.
III. Các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài: 
* Nội dung:
- học sinh đọc, rõ, chính xác, thay đổi ngữ điệu cho phù hợp với từng nhân vật.
- Giới thiệu những nét chính về tác giả ?
? Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
? Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? T/dụng của ngôi kể với câu chuyện ?
- Kể theo ngôi thứ nhất đặt vào nhân vật ông Ba- người bạn thân thiết của ông Sáu-> chuyện khách quan, đáng tin cậy, bày tỏ t/cảm, sự chia sẻ, tính trữ tình của câu chuyện.
? Xác định thể loại ?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó
? Văn bản trích này được chia thành mấy phần ? Nêu ND chính của từng phần ?
Diễn biến tâm trạng và tình cảm của bé Thu trong lần cha về thăm nhà.
? Bé Thu khi mới gặp lại ba có thái độ và hành động ntn ? tìm những chi tiết chứng tỏ điều đó ?
? Nhận xét nghệ thuật kể, tả của t/ g ? 
? Nhận xét gì về thái độ và hành động của bé Thu ở đây ?
? Những ngày sau đó, bé Thu có thái độ, hành động ntn? (Tìm những chi tiết chứng tỏ điều đó)
? Những lời nói của Thu ? 
? Nhận xét gì về lời nói này ?
? Không chỉ có lời nói, Thu còn có hành động ntn ?
? Nx gì về hành động này ?
? Thái độ của Thu có gì đáng chú ý ?
? Thái độ của Thu có đáng trách ko ? 
? Em thử l‎ý giải thái độ, hành động, tình cảm của bé Thu qua những chi tiết trên ?
? Nhận xét phản ứng của bé Thu ?
I- Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc – kể tóm tắt:
(Kết hợp đọc và kể tóm tắt)	
2. Tìm hiểu chú thích:
a) Tác giả: Nguyễn Quang Sáng
- Sinh năm 1932
- Quê chợ Mới - An Giang
- Trong kháng chiến chống Pháp tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam bộ.
 - Sau 1954: Tập kết ra Bắc, viết văn.
- Những năm kháng chiến: Trở về Nam Bộ tham gia kháng chiếnvà tiếp tục sáng tác văn học.
- Ông viết nhiều thể loại nhưng chủ yếu là viết về cuộc sống và con người Nam Bộ.
- Phong cách sáng tác: Truyện thường có những tình huống bất ngờ, tự nhiên mà hợp lí. Mạch kể tự nhiên, chậm rãi, đượm chất xung đột kịch.
b) Tác phẩm: sáng tác 1966 , in trong tập truyện cùng tên.
c) Thể loại: Truyện ngắn
d. Từ khó: sgk 
3. Bố cục:
- P1: Từ đầu -> "Vừa nói vừa từ từ tuột xuống": Anh Sáu về thăm nhà gần 3 ngày, bé Thu không nhận anh là ba nó, đến lúc hiểu ra sự thật thì cha con lại phải chia tay.
- P2: Còn lại: Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lựơc ngà và hi sinh
II- Phân tích văn bản:
1. Nhân vật bé Thu
a) Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ông Sáu là cha
*Khi mới gặp:
- "Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn nó ngơ ngác,lạ lùng"
- Khi anh Sáu đến gần, giọng lặp bặp run run ?
- Ba đây con! "thì" con bé lạ quá,… , mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu lên…"
-> Cách kể, tả cụ thể, phù hợp tâm lý trẻ em. Các phản xạ, phản ứng rất tự nhiên, rất trẻ nhỏ
ị Sự ngạc nhiên, hoảng hốt, sợ hãi không hiểu chuyện gì xảy ra 
*Trong 2 ngày sau: anh Sáu hết sức vỗ về con, nhưng thái độ, tình cảm của bé Thu vẫn không thay đổi.
+ Khi má bảo gọi ba vào ăn cơm, bé Thu không gọi đến lúc mẹ doạ đánh thì bắt buộc phải gọi nhưng lại nói trống không "Vô ăn cơm", "cơm chín rồi", “con kêu rồi mà người ta không nghe”
+ Khi nấu cơm phải chắt nước, muốn nhờ nhưng vẫn nói trống không "cơm sôi, chắt nước giùm cái", “cơm sôi rồi, nhão bây giờ” rồi tìm cách tự làm.
=> Nói, gọi trống không, cố lảng, tránh tiếng ba, nhất quyết không gọi ba
+ Khi anh Sáu gặp một cái trứng cá to… để vào chén nó… “bất thần hất cái trứng ra…”
+ Khi bị anh Sáu đánh :"gắp cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm… nhảy xuống xuồng… cố làm cho lòi tói khua rổn rảng, khua thật to…bỏ sang nhà ngoại.”
=> Hành động quyết liệt, kiên quyết cự tuyệt tình cảm của ông Sáu.
-> Thái độ bướng bỉnh, ương ngạnh, của 1 cô bé có cá tính. Cố tình lạnh nhạt, xa lánh, nhất quyết không nhận ông Sáu là cha.
- Sự ương ngạnh có lí do, không đáng trách và không nên trách.
ị Trong hoàn cảnh chiến tranh bé Thu còn quá nhỏ chưa hiểu được những tình thế khắc nghiệt của đời sống và người lớn cũng chưa kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường.
 - Phản ứng tâm lí của bé Thu là hoàn toàn tự nhiên, còn chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm chân thật, em chỉ yêu Ba - người chụp ảnh chung với má, em không thể yêu ai khác - vì ông Sáu có vết sẹo trên mặt không giống với ba em.
 - Trong cái cứng đầu của em còn ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về 1 tình yêu dành cho 1 người cha khác – người trong ảnh mà em hằng yêu dấu.
IV. Củng cố: 
- Đọc đoạn truyện mà em thích
- Tóm tắt cốt truyện
- Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ông Sáu là cha
V. Hướng dẫn về nhà:
- Soạn tiếp bài
- Ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
Ngày soạn: 25/11/2012
Ngày giảng:..../..../2012
Tiết 72: chiếc lược ngà (tiếp)
 (Nguyễn Quang Sáng)
A- Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiên, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.
- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Sự sáng tạo nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.
- HS nắm được những nét chính nội dung, nghệ thuật của văn bản.
2/ Kỹ năng:
	- Đọc - hiểu văn bản hiện sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
3/ Thái độ:
- GD tình cảm gia đình, tình cảm cha con.
B- Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài.
 Đọc toàn bộ văn bản và các tài liệu tham khảo.
- HS: Soạn bài theo hướng dẫn.
C- Tiến trình lên lớp: 
I. Tổ chức lớp:
- 9A:
II. Kiểm tra:
- Kể tóm tắt nội dung truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” ?
* Gợi ý trả lời:
- HS kể tóm tắt nội dung truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” 
III. Các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài: 
* Nội dung:
? Buổi sáng cuối cùng khi anh Sáu lên đường, Thu có thái độ và hành động như thế nào ?
(Thể hiện qua những chi tiết nào ? đó là sự thay đổi ra sao? )
? Nhận xét gì về NT miêu tả của tác giả, tác dụng ?
? Sự thay đổi trong tâm lý, thái độ, hành động của bé Thu có hợp lí không? giải thích ?
? Nguyên nhân vì sao có sự thay đổi đó ?
? Khi chứng kiến cảnh chia tay, thái độ của mọi người ntn ? 
? Nhận xét về nhân vật bé Thu qua toàn bộ diễn biến tâm lí và hành động đã phân tích ở trên ?
? Em hiểu được gì về tác giả qua cách miêu tả nhân vật bé Thu ?
? Tình cảm của ông Sáu với con thể hiện qua chi tiết nào trong văn bản?
? Tâm trạng, tình cảm trong buổi chia tay của anh Sáu vói con như thế nào ?
? Khi phải xa con, quay trở lại chiến trường trường, ông Sáu đã thể hiện tình cảm của mình với con như thế nào ?
(Tìm các chi tiết trong văn bản thể hiện điều đó ?)
? Em hiểu được điều gì về ý nghĩa cây lược qua như lời văn trên?
? Nỗi niềm mong nhớ con của ông Sáu có được đền đáp không? NX gì về sự việc mà tác giả xây dựng trong câu chuyện ?
? Nêu những nghệ thuật đặc sắc của truyện ?
? Nêu nội dung của văn bản này ? 
II- Phân tích văn bản:
b. Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra cha
* Lúc đầu:
- "vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác… sầm lại, buồn rầu… nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa."
- "Đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao"
*Khi ba sắp lên đường:
- "Bỗng kêu thét lên: ba..a.a..ba!
-> Tiếng kêu như xé, xé sự im lặng,xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Tiếng kêu sau bao năm dồn nén nay mới được dịp thốt lên. 
- "Ôm

File đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9 TIET 51 DEN TIET 90 (2012-2013). DUC.doc