Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 44: Văn bản Đồng chí

Gv tích hợp với môn GDCD lớp 7: thế nào là một tình bạn đẹp. em học được gì từ tình bạn của những người lính.

Gv : Những câu thơ mộc mạc, tự nhiên như lời thăm hỏi. Họ là những người lính nông dân trên mọi nẻo đường của Tổ Quốc. Họ về đây gắn bó với nhau vì mục đích, lí tưởng chung. Như vậy trong tình đồng chí có tình cảm giai cấp, tình cảm bạn bè, tình cảm của những người cùng chung chí hướng, lí tưởng.

Gv tích hợp với môn Ngữ văn 7 về câu đặc biệt ? Tình cảm ấy kết đọng trong dòng thơ cuối, em hiểu câu thơ ấy như thế nào

 

doc14 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 6700 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 44: Văn bản Đồng chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 44 văn bản Đồng chí
A. Mục tiêu
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng người lính bộ đội cụ Hồ được khắc họa trong thơ- những người đã viết nên trang sử bằng thơ thời kì kháng chiến chống Pháp.
 - Thấy đặc điểm nghệ thuật nổi bật qua bài thơ
 - Phát triển năn lực: giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mỹ, giao tiếp tiếng Việt.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
 1. Kiến thức
 - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu kháng chiến chốn Pháp của nhân dân ta.
 - Lý tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn, gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ trong bài thơ.
 - Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: Ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm; hình ảnh tự nhiên, chân thực.
 2. Kĩ năng
 - Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
 - Bao quát toàn bộ tác phẩm để thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
 - Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu để thấy giá trị của chúng trong bài thơ.
C. Thiết bị dạy học
 - GV: giáo án, sách giáo viên, sách giáo khoa, máy chiếu.
 - HS: sách giáo khoa, tranh ảnh minh họa, giấy khổ to, bút dạ.
D. Tiến trình các hoạt động dạy- học
 1. Ổn định lớp
 Kiểm tra sĩ số
 2. Khởi động
 ? Đọc thuộc lòng đoạn trích Kều ở lầu Ngưng Bích? Qua đoạn trích em cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn nào ở Thúy Kiều?
 GV cho hs theo dõi đoạn vi deo
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
Phát triển năng lực
Hoạt động hình thành kiến thức mới
Gv gọi HS nhóm 1 trình bày phần chuẩn bị ở nhà
? trình bày những hiểu biết của em về tác giả: Chính Hữu.
GV gọi Hs nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV tuyên dương, nhận xét, kết luận.
GV chiếu ảnh Chính Hữu 
giới thiệu: Chính Hữu học tú tài ở Hà Nội trước cách mạng tháng Tám. Từng làm chính trị viên đại đội trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. ông bắt đầu sáng tác từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
Gv chiếu bài thơ
GV hướng dẫn cách đọc: giọng chậm rãi, chú ý câu đặc biệt giọng lắng sâu suy nghĩ.
GV đọc mẫu, gọi hs đọc tiếp
Gv nhận xét
Gv gọi phần chuẩn bị của nhóm 2
? Trình bày những hiểu biết của em về hoàn cảnh ra đời, thể thơ, mạch cảm xúc.
GV tích hợp với kiến thức lịch sử
: ? Em biết gì về chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
? Bố cục của văn bản
Gv nhận xét, kết luận( máy chiếu)
GV chuyển ý: Bài thơ Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng, thẻ hiện sâu sắc những tình cảm của tác giả với những người đồng đội của mình.
Gv chiếu hai câu thơ đầu( tranh minh họa) 
? Hai câu thơ đầu giới thiệu cho chúng ta biết điều gì về hoàn cảnh xuất thân của những người lính
? Hai câu thơ đầu giới thiệu cho chúng ta biết điều gì về hoàn cảnh xuất thân của những người lính
? Em hiểu như thế nào về hình ảnh “ Nước mặn đồng chua” và “ Đất cày lên sỏi đá”
Gv tích hợp với môn Ngữ văn lớp 7
? Đó là hai hình ảnh sử dụng phép tu từ gì
? Em có nhận xét gì về cấu trúc trong hai câu thơ đầu
? Vậy ở các anh có điểm gì tương đồng về hoàn cảnh xuất thân.
Gv: Hai câu thơ đầu với lối cấu trúc sóng đôi, đố ứng: Quê anh- Làng tôi cùng giọng điệu tâm tình như lời kể chuyện đã diễn tả sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính. Trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại người lính không nai khác chính là những người nông dân nghèo. Cái nghèo có lẽ chỉ họ mới hiểu. dù vùng núi hay trung du thì vẫn là đất ấy: đất không nuôi nổi người
? Vì sao từ những người xa lạ trên mọi miền đất nước họ lại trở nên thân thiết
? Câu thơ nào diễn tả điều đó
? Em hiểu như thế nào về hình ảnh “ súng” “ đầu”
? Tình đồng chí còn nảy sinh từ cơ sở nào nữa
? Em hiểu như thế nào là “ đôi tri kỉ” 
Gv tích hợp với môn GDCD lớp 7: thế nào là một tình bạn đẹp. em học được gì từ tình bạn của những người lính.
Gv : Những câu thơ mộc mạc, tự nhiên như lời thăm hỏi. Họ là những người lính nông dân trên mọi nẻo đường của Tổ Quốc. Họ về đây gắn bó với nhau vì mục đích, lí tưởng chung. Như vậy trong tình đồng chí có tình cảm giai cấp, tình cảm bạn bè, tình cảm của những người cùng chung chí hướng, lí tưởng.
Gv tích hợp với môn Ngữ văn 7 về câu đặc biệt ? Tình cảm ấy kết đọng trong dòng thơ cuối, em hiểu câu thơ ấy như thế nào
Gv: Bảy dòng thơ đầu là sự phát triển của tình đồng chí, đồng đội qua hình ảnh cụ thể: anh và tôi. Từ sự song đôi anh và tôi trong từng dòng thơ đến sự gần gũi anh với tôi trong một dòng thơ, từ đôi người xa lạ đến đôi tri kỉ rồi kết đọng lại trong câu thơ Đồng chí! Câu thơ thứ 7 vừa như một nốt nhấn, một tiếng gọi thiết tha xúc động vừa như bản lề khép lại cơ sở hình thành tình đồng chí mở ra những biểu hiện của tình đồng chí. Đồng chí! Hai tiếng ấy mới mẻ biết chừng nào vừa mới cất lên đã rung động, xốn xang. Đồng chí! Hai tiếng đơn sơ mà xúc động đến nao lòng. Nó vừa là tiếng gọi vừa là tên gọi nhắn gửi, kí thác tình cảm thiêng liêng, sâu nặng.
Gv chuyển ý: Chính Hữu không dừng lại ở việc biểu hiện những cảm xúc về quá trình hình thành tình đồng chí. Trong 10 câu thơ tiếp nhà thơ nói với chúng ta những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí.
Gv: 3 dòng thơ đầu là những tâm sự của tôi về hoàn cảnh của anh
? Người lính biết gì về hoàn cảnh của nhau
? Hình ảnh “ Gian nhà không” gợi cho em suy nghĩ gì về gia tài của người lính
? Các hình ảnh “ gian nhà”, “ ruộng nương” có vai trò như thế nào với người nông dân mặc áo lính
? Vậy mà người lính lại “ mặc kệ” em hiểu thái độ đó như thế nào
? Em hiểu câu thơ: “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” như thế nào
? Như vậy qua 3 câu thơ đầu gợi cho em biểu hiện nào của tình đồng chí
Gv: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày” câu thơ đã lắng vào trong nỗi nhớ, nỗi nhớ của anh vì sao đọc lên tôi cứ thấy rưng rưng? Thì ra nỗi lòng của anh cũng chính là nỗi lòng của tôi. Ba dòng tơ đầu với 3 hình ảnh: “ ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa” hình ảnh nào cũng ăm ắp một nỗi nhớ. Nhắc đến nỗi nhớ da diết ấy, Chính hữu đã nối đến sự ra đi không mấy dễ dàng của người lính.tình đồng chí đã được tiếp thêm sức mạnh từ tình yêu quê hương đất nước. 
Gv tích hợp môn GDCD lớp 9 bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: lòng yêu nước là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thấu hiểu điều đó các em cần ra sức học tập xứng đáng với những hi sinh , mất mát của cha ông.
? Những khó khăn trong cuộc đời người lính là gì
? Những hình ảnh đó là biểu hiện của căn bệnh nào
Gv tích hợp với môn sinh học
? Em biết gì về căn bệnh đó
Gv: sốt rét ác tính là căn bệnh diễn ra như cơm bữa. nó làm biến dạng con người trong một nghịch lí: sốt đến vừng trán ướt mồ hôi là phần da thịt bên ngoài còn bên trong thì rất lạnh. Nếu không trải qua cuộc sống nơi chiến trường ác liệt chắc chắn Chính Hữu không thể viết được những câu thơ chân thực như thế.
? Những khó khăn về vật chất được gợi tả qua những câu thơ nào
Gv tích hợp lịch sử 9 bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp( 1946- 1950)
? Tình hình Việt Nam thời kì này
Gv:Thiếu thốn, đói rét là tình trạng chung của bộ đội ta thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
? Điều gì giúp họ vượt qua khó khăn, thiếu thốn ấy
Gv: Cách biểu lộ tình thương yêu không ồn ào mà thấm thía. Cái nắm tay truyền cho nhau hưi ấm, sức mạnh vượt qua khó khăn giân khổ của cuộc đời người lính. Phải chăng đó là sự gắn bó không thể tách rời. Cái nắm tay gợi nhớ đến cái bắt tay của những anh chiến sĩ lái xe trong những năm kháng chiến chống Mỹ: Bắt tay qua của kính vỡ rồi.
? Nhận xét về cấu trúc thơ và hình ảnh thơ ở đoạn này
Gv chiếu hình ảnh và ba câu cuối
? Ba câu cuối khắc họa một khung cảnh như thế nào
Gv tích hợp với môn sinh học ở lớp ? Em hiểu như thế nào về hình ảnh “ sương muối”
? Trong hoàn cảnh đó người lính hiện lên như thế nào
? Chữ “ Chờ” gợi tư thế nào của người lính
Gv chia lớp thành 3 nhóm thảo luận theo phương pháp khăn phủ bàn
? Cảm nhận của em về câu thơ “ đầu súng trăng treo”
GVnhận xét, kết luận : Ba câu cuối là hình ảnh đẹp về tình đồng chí, đồng đội, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
? Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ
? Bài thơ ca ngợi điều gì
? Cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
HS nhóm 1 cử đại diện trình bày
HS các nhóm khác nghe.
HS các nhóm bổ sung. Hs cả lớp lắng nghe.
Hs quan sát
Hs lắng nghe
Hs đọc
Hs nghe
Hs: à chiến dịch chống lại cuộc tiến công quy mô lớn của Thực dân Pháp lên Việt Bắc.tháng 10/1947 thực dân Pháp huy động 12000 quân tinh nhuệ và hầu hết máy bay ở Đông Dương mở cuộc tấn công lên Việt Bắc. thực hiện sự chỉ đạo của Trung Ương sau 75 ngày đếm chiến đấu liên tục quân ta đã biến Việt Bắc thành “ mồ chôn giặc Pháp”
Hs trả lời
Hs nghe
Hs trả lời
Hs trả lời
 - Nước mặn đồng chua: vùng đất ven biển, đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
 - Đất cày lên sỏi đá: vùng trung du miền núi đất khô cằn, khó canh tác.
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
HS nghe
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs: đôi bạn thân thiết hiểu nhau
Hs trả lời:
Hs trả lời
Hs nghe
Hs nghe
Hs nghe
Hs trả lời
Hs : Đó là hình ảnh đầy gợi cảm vừa gợi cái nghèo nàn, xơ xác vừa gợi sự trống trải trong lòng người ở lại
Hs: đó là những hình ảnh gần gữi không thể thiếu
Hs: không phải người lính vô tâm với gia đình, quê hương, vợ con mà đó là thái độ quyết chí ra đi vì quê hương, đất nước.
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời: đó là những khó khăn từ bệnh tật, vật chất.
Hs: sốt rét ác tính
Hs
Hs nghe
Hs: Sau cách mạng tháng Tám, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Tình hình kinh tế Việt Nam hết sức khó khăn.
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs: Tả một đêm phục kích giặc tại rừng già Việt Bắc.
Hs trả lời
Hs: tư thế chủ động, bất chấp khó khăn, nguy hiểm.
Hs thảo luận cử đại diện trình bày: Súng - chiến đấu; trăng – hòa bình -> họ cầm súng là để bảo vệ hòa bình. Hình ảnh ấy còn là sự gắn kết giữa hiện thực và lãng mạn, chất chiến đấu và trữ tình.
Hs: Bài thơ không chỉ ca ngợi tình đồng chí mà qua đó đã khắc họa chân dung phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ một cách chân thực sâu sắc và cảm động. 
- Đó là anh bộ đội xuất thân từ nông dân nghèo.
- Vượt qua gian lao thiếu thốn vẫn lạc quan yêu đời.
- Đẹp nhất là tình đồng chí, đồng đội.
- Kết tinh biểu tượng là hình ảnh “ Đầu súng trăng treo”.
I. Đọc- Tìm hiểu chung
 1. Tác giả
 - Chính hữu( 1926- 2007) quê ở Can lộc- Hà Tĩnh
 - Là nhà văn quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
 - Chuyên viết về người lính.
2. Tác phẩm
 - Hoàn cảnh ra đời: viết 1948, sau khi Chính Hữu cùng đồng đội tham gia chiến dịc Việt Bắc – Thu đông năm 1947.
 - thể thơ: tự do
 - Mạch cảm xúc: đi từ cơ sở hình thành tình đồng chí đến những biểu hiện về tình đồng chí cuối cùn là biểu tượng của tình đồng chí.
- Bố cục: 3 phần
 + 7 câu đầu: cơ sở hình thành tình đồng chí.
 + 10 câu tiếp: những biểu hiện của tình đồng chí.
 + 3 câu cuối: biểu tượng của tình đồng chí.
II. Đọc- Hiểu văn bản
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí
 - Quê anh: Nước mặn đồng chua
 - Làng tôi: Đất cày lên sỏi đá.
=> Thành ngữ, cấu trúc cân xứng
=> Là những người nông dân nghèo
- Cùng chung mục đích, lí tưởng:
 + Súng bên súng, đầu sát bên đầu
=> hình ảnh ẩn dụ
 - Cùng chung cuộc sống chiến đấu gian khổ:
 + Đêm rét chung chăn
 + Đôi tri kỉ
- Đồng chí!
=> Câu đặc biệt
=> Nhấn mạnh, khẳng định tình đồng chí.
2. Những biểu hiện của tình đồng chí.
 - Ruộng nương anh: gửi bạn thân cày
 - Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
- Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
=> Vừa là hoán dụ, vừa là nhân hóa nói quê hương nhớ người lính hay người lính nhớ nhà
=> Đồng chí là sự thấu hiểu sâu xa những nỗi lòng của nhau
-Khó khăn:
+ Bệnh tật – cơn ớn lạnh
 - sốt run người
 - vừng trán ướt mồ hôi
- Thiếu thốn:
 + áo rách vai
 + quần vài mảnh vá
 + chân không giày
- Miệng cười
 - Tay nắm lấy bàn tay
=> Hình ảnh sóng đôi, chân thực
=> đồng chí là cùng nhau vượt qua những khó khăn, thiếu thốn.
3. Biểu tượng của tình đồng chí
 - Khung cảnh
 + Rừng hoang
 + Sương muối
=> Khắc nghiệt
 - Hình ảnh người lính:
 + Đứng cạnh bên nhau
 + Chờ giặc
=> Chủ động
 - Đầu súng trăng treo
=> vừa thực, vừa lạng mạn
III. Tổng kết
 1. Nghệ thuật
 - Ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, tình cảm chân thành.
 - Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn tạo nên hình ảnh đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng. 
2. Nội dung
 Bài thơ ca ngợi tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống chiến chống thực dân Pháp gian khổ.
Hợp tác
Giải quyết vấn đề
Giao tiếp tiếng Việt
Cảm thụ thẩm mỹ
Giao tiếp tiếng Việt
Hợp tác
Giải quyết vấn đề
Giao tiếp tiếng Việt
Giải quyết vấn đề
Giao tiếp tiếng Việt
Giao tiếp tiếng Việt
Giao tiếp tiếng Việt
Giải quyết vấn đề
Cảm thụ thẩm mỹ
Giao tiếp tiếng Việt
Giao tiếp tiếng Việt
Cảm thụ thẩm mỹ
Cảm thụ thẩm mỹ
Giao tiếp tiếng Việt
Cảm thụ thẩm mỹ
Giải quyết vấn đề
Giao tiếp tiếng Việt
Giải quyết vấn đề
Giao tiếp tiếng Việt
Cảm thụ thẩm mỹ
Giải quyết vấn đề
Cảm thụ thẩm mỹ
Giao tiếp tiếng Việt
Giao tiếp tiếng Việt
Cảm thụ thẩm mỹ
Tư duy
Giao tiếp tiếng Việt
Cảm thụ thẩm mỹ
Hợp tác
Cảm thụ thẩm mỹ
Giao tiếp tiếng Việt
Giải quyết vấn đề
Cảm thụ thẩm mỹ
Hoạt động thực hành
? Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ Đồng chí.
Hs làm bài
- Là biểu tượng đẹp về tình đồng chí.
- Trong đêm lạnh nơi rừng già Việt Bắc người lính sát cánh bên nhau thực hiện nhiệm vụ. Chữ “ chờ” cho thấy tư thế chủ động của họ.
- Vào đêm khuya trăng sà xuống thấp, người lính ở một góc nhìn nào đó thấy trăng như treo trên nđầu mũi súng. Đây vừa là hình ảnh tả thực vừa là hình ảnh lãng mạn.
Giải quyết vấn đề
Cảm thụ thẩm mỹ
Giao tiếp tiếng Việt
Hoạt động bổ sung
? Vì sao nhà thơ đặt nhan đề cho bài thơ viết về tình cảm đồng chí, đồng đội là : Đồng chí
Hs trả lời
- Đồng chí là tên gọi mới xuất hiện từ đầu thời kì kháng chiến chống Pháp, là tên gọi chỉ những người cùng chung chí hướng, lí tưởng, chung một đơn vị, tổ chức
- Đồng chí vừa là tên gọi vừa là tiếng gọi kí thác tình cảm thiêng liêng, sâu nặng
Giải quyết vấn đề
Cảm thụ thẩm mỹ
Giao tiếp tiếng Việt
4. Tổng kết
 Gv tích hợp với môn GĐ ở lớp 9 Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc ? Qua bài thơ em ý thức được điều gì về nghĩa vụ của mình đối với quê hương đất nước
 Hs: ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyệ sức khỏe, tham gia các hoạt động bảo về trật tự ở địa phương, sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự.
Gv cho hs hát bài hát về người lính
5. Hướng dẫn tự học
 - Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc nội dung bài học
 - Vẽ tranh về vẻ đẹp của người lính bộ đội cụ Hồ, biểu tượng của tình đồng chí qua 3 câu cuối( tích hợp môn Mỹ thuật lớp 
 - Chuẩn bị bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
 + Nhóm 1: Tìm hiểu về tác giả Phạm Tiến Duật
 + Nhóm 2: Tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời, thể thơ và mạch cảm xúc của bài.

File đính kèm:

  • docBai_10_Dong_chi.doc