Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 42+43: CTĐP: Nhà văn Lê Văn Thảo + Ông cá hô - Minh Trí

Hđ2: HDHS đọc – hiểu VB.

– GV HSHD đọc VB: Đọc diễn cảm, nhịp nhàng, đúng lời thoại.

– GV đọc 1 đoạn  Gọi HS đọc tiếp.

– Yêu cầu HS tóm tắt VB.

– Câu chuyện xảy ra ở đâu?

– Mở rộng thêm ở SGK: vì sao có tên Cồn Te?

– Xác định thời gian nghệ thuật của truyện.

– Nhân vật chính là ai?

– Tác giả đã khéo léo trong việc xây dựng tình huống truyện như thế nào?

– Việc chọn nghề thả lưới bắt cá hô có ý nghĩa gì đ/v chú Sáu Dương?

– Liên hệ địa phương An Giang: ngày ngày, những người dân chài phải thả lưới đánh cá mưu sinh, kiếm sống được là do đặc điểm của vùng sông nước An Giang.

– Hình tượng cá hô đầu truyện được miêu tả như thế nào?

– Việc đánh bắt cá hô đối với chú sáu dương ra sao? Lấy ví dụ minh họa.

– Vì sao chú Sáu Dương lại chinh phục được cá hô?

– Việc chinh phục cá hô rất khó nhưng chú vẫn làm được. Vậy, theo em còn việc gì khó mà chú Sáu vẫn chưa làm được?

– Qua việc chinh phục cá hô và quan tâm đến đào Hồng Điệp em rút ra tính cách gì ở chú sáu Dương?

– Câu hỏi nâng cao: Qua nhân vật chú Sáu Dương truyện khắc họa tính cách người dân Nam Bộ với với những phẩm chất gì?

– Nhận xét của em về lối kể chuyện, cốt truyện, ngôn ngữ của truyện?

– Đặt một tên khác cho truyện?

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 4582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 42+43: CTĐP: Nhà văn Lê Văn Thảo + Ông cá hô - Minh Trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CTÑP:
NHAØ VAÊN LEÂ VAÊN THAÛO
OÂNG CAÙ HOÂ
Ñoïc theâm: THAÈNG CUNG
Tuần 9
Tiết 42, 43
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
– Nắm được những nét chính về nhà văn Lê Văn Thảo.
– Tóm tắt được cốt truyện, hiểu được những giá trị nội dung và nghệ thuật cở bản của truyện ngắn Ông cá hô.
– Qua truyện ngắn, hiểu biết thêm về vùng đất và con người Nam Bộ thời xa xưa – cụ thể là một vùng bán sông nước và một góc trung tâm chợ Long Xuyên thuở trước.
– Liên hệ địa phương An Giang.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc, tóm tắt văn bản.
3. Thái độ: Bảo vệ vùng cù lao Cồn Te, tự hào về Văn học An Giang và phát huy tính cách người Nam Bộ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, sách NVĐPAG, một số tài liệu khác.
2. Chuẩn bị của HS: Sách NVĐPAG, bài soạn, bảng phụ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới: AG – một vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra nhiều người con ưu tú cho quê hương, đất nước. Một trong số đó có nhà văn LVT với nhiều cống hiến cho văn học dân tộc. Ông đã để lại rất nhiều tác phẩm đặc sắc. Trong số đó có tác phẩm Ông cá hô – một truyện ngắn viết về quê hương AG – và đã dựng thành phim. Vậy Truyện này có nội dung gì và tiểu sử nhà văn Lê Văn Thảo ra sao chúng ta đi vào tiết học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ND ghi bài
Hđ1: HDHS tìm hiểu chung.
– GV gọi HS đọc Phần Tiểu sử và Sự nghiệp sáng tác nhà văn LVT.
– Cho biết đôi nét về nhà văn LVT?
– GV chốt.
– Ông thành công lớn ở mảng đề tài nào?
– Phần lớn các nhân vật trong tác phẩm của ông có gì nổi bật?
– Sự nghiệp sáng tác của ông chia làm mấy giai đoạn? Kể tên.
– Hãy kể tên một số tác phẩm của ông? 
– Gọi HS đọc Tiểu dẫn.
– Tác phẩm Ông cá hô ở thể loại nào?
– Truyện được sáng tác năm nào?
– Được chuyển thành phim năm nào?
Hđ1: Tìm hiểu chung.
– HS đọc
à HS trình bày (bảng phụ). 
à HS nêu.
à HS dựa vào nội dung sách trang 90 để trả lời.
à HS tìm ý, trả lời. 2 giai đoạn:
- Trước 1975.
- Sau 1975.
à HS nêu ra các tác phẩm. 
– HS đọc.
à HS phát hiện.
à HS trả lời.
à HS phát hiện.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
a. Cuộc đời:
– LVT tên thật là Dương Ngọc Huy, sinh ngày 1/10/1939. Quê ở TPLX, AG.
– 1947 vào chiến khu Đồng Tháp Mười; 1950, về học tiểu học tại Trường Nam tỉnh lị LX; 1953, vào trường Trung học TNH; 1959, học trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Ban Toán).
– 1962, thoát li vào chiến khu, được phân công công tác tại HVNGP.
– 1965 – 1967, được biệt phái về Sư đoàn 9 bộ đội chủ lực miền ĐNB và tham gia chiến dịch Mậu Thân 1968 tại SG.
– Sau 30-4-1975, ông về SG công tác ở Hội Nhà văn Tp.HCM. 
 b. Sự nghiệp sáng tác:
– Là nhà văn thành công khi viết về đề tài Nam Bộ.
– Nhân vật trong tác phẩm của ông phần lớn là những người bình thường, những người nghèo khổ, những người có thân phận hẩm hiu, bất hạnh. Được xây dựng nguyên mẫu từ con người AG.
– Sự nghiệp sáng tác của ông chia làm 2 giai đoạn: 
+ Trước năm 1975: đề tài chủ yếu là viết về nông thôn và chiến tranh du kích.
+ Sau năm 1975: đề tài chủ yếu là viết về vùng ĐBSCL.
– Tác phẩm chính: 
+ Tập truyện ngắn: (Snvđp)
+ Tiểu thuyết: (Snvđp)
2. Tác phẩm Ông cá hô:
– Thể loại: truyện ngắn.
– Được sáng tác năm 1995.
– Được chuyển thành phim năm 1998.
Hđ2: HDHS đọc – hiểu VB.
– GV HSHD đọc VB: Đọc diễn cảm, nhịp nhàng, đúng lời thoại.
– GV đọc 1 đoạn à Gọi HS đọc tiếp.
– Yêu cầu HS tóm tắt VB.
– Câu chuyện xảy ra ở đâu?
– Mở rộng thêm ở SGK: vì sao có tên Cồn Te?
– Xác định thời gian nghệ thuật của truyện.
– Nhân vật chính là ai?
– Tác giả đã khéo léo trong việc xây dựng tình huống truyện như thế nào?
– Việc chọn nghề thả lưới bắt cá hô có ý nghĩa gì đ/v chú Sáu Dương?
– Liên hệ địa phương An Giang: ngày ngày, những người dân chài phải thả lưới đánh cá mưu sinh, kiếm sống được là do đặc điểm của vùng sông nước An Giang.
– Hình tượng cá hô đầu truyện được miêu tả như thế nào?
– Việc đánh bắt cá hô đối với chú sáu dương ra sao? Lấy ví dụ minh họa.
– Vì sao chú Sáu Dương lại chinh phục được cá hô?
– Việc chinh phục cá hô rất khó nhưng chú vẫn làm được. Vậy, theo em còn việc gì khó mà chú Sáu vẫn chưa làm được?
– Qua việc chinh phục cá hô và quan tâm đến đào Hồng Điệp em rút ra tính cách gì ở chú sáu Dương?
– Câu hỏi nâng cao: Qua nhân vật chú Sáu Dương truyện khắc họa tính cách người dân Nam Bộ với với những phẩm chất gì?
– Nhận xét của em về lối kể chuyện, cốt truyện, ngôn ngữ của truyện?
– Đặt một tên khác cho truyện?
Hđ2: Đọc – hiểu VB.
– HS đọc.
à HS trình bày (bảng phụ).
Gánh hát của kép HD và cô đào HĐ một hôm ghé lại cồn Te - một cù lao nhỏ giữa sông Hậu. Sau khi diễn xong ở đây, gánh hát tuyên bố rã gánh, ai đi đường nấy. Kép HD và cô đào HĐ ở lại cồn. Chú Sáu Dương chuyển nghề bắt cá hô. Và cứ thế chú Sáu Dương hằng ngày bắt cá và luôn theo dõi tin tức về cô HĐ, khi hay cô có chuyện chú liền ra tay bảo vệ và chung thủy với tình cảm dành cho cô đào đến cuối đời.
à HS phát hiện, trả lời: Cồn Te và một góc trung tâm chợ thị xã Long Xuyên.
à Suy nghĩ, trả lời: Ngày xưa quần tụ về cồn chủ yếu là dân chài, chính cuộc mưu sinh của họ đã cho cồn cái tên Cồn Te.
à HS phát hiện: trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.
à Phát hiện: Chú Sáu Dương.
à Thảo luận nhóm, trả lời. 
Đoàn hát rã gánh, mỗi người một nơi tìm kế sinh nhai. Riêng có hai người ở lại là kép HD và đào HĐ vẫn ở lại Cồn Te. Kép HD bắt đầu nghè thả lưới bắt cá hô – gắn chặt đời mình với mảnh đất này.
à Suy nghĩ, trả lời: Là 1 nghề kiếm sống, một ước mơ đổi đời, một hi vọng để đến với đào HĐ.
– HS liên hệ
à HS nêu. Cá hô được kể như một huyền thoại. Cá lớn như tấm ván ngựa, vảy bạc, hai mắt bằng cái chén, sáng rực.
à Suy nghĩ, trả lời: Việc đánh bắt cá Hô là cực kì khó, tưởng chừng như không thể thực hiện được nhưng chú Sáu Dương vẫn chinh phục được.
à Lí giải: vì chú có quyết tâm.
à Suy luận và trả lời: một việc khó là tỏ tình với cô Hồng Điệp,
à Nhận định, trả lời: Người có ý chí, quyết tâm thực hiện bằng được những điều đã định. Chung tình, sẵn sàng hi sinh bảo vệ người mình yêu.
à Phát hiện, trả lời: tính cách người dân NB: cần cù, chịu khó, giàu ý chí nghị lực, hiền lành nhưng rất khảng khoái
à Phát hiện:
- Cốt truyện đơn giản.
- Lối kể chuyện tự nhiên.
- Ngôn ngữ đặc chất Nam Bộ.
à Ý kiến riêng: 
- Cuộc tình ông cá hô.
- Ông cá hô – một chuyện tình.
II. Đọc – hiểu VB.
ÔNG CÁ HÔ
1. Không gian, thời gian của truyện: 
– Không gian: Cồn Te (cồn Phó Ba thuộc ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Hòa Hưng, TPLX) và một góc trung tâm chợ thị xã Long Xuyên.
– Thời gian: trước 30/4/1975.
2. Tình huống truyện và ý nghĩa của việc chọn nghề thả lưới bắt cá hô.
a. Tình huống truyện: 
– Đoàn hát rã gánh.
– Hai người ở lại cồn Te là Kép Hoàng Dương và đào Hồng Điệp. 
– Kép Hoàng Dương bắt đầu nghề thả lưới bắt cá hô – gắn chặt đời mình với mảnh đất này.
b. Ý nghĩa: nghề kiếm sống, ước mơ đổi đời, hi vọng có tiền để ngõ lời với Hồng Điệp.
3. Hình tượng cá hô.
– Cá hô được kể như một huyền thoại.
– Việc đánh bắt cá Hô là cực kì khó, tưởng chừng như không thể thực hiện được nhưng chú Sáu Dương vẫn chinh phục được.
4. Tính cách nhân vật chú Sáu Dương: 
– Có ý chí, quyết tâm thực hiện bằng được những điều đã định.
– Chung tình, sẵn sàng hi sinh bảo vệ người mình yêu.
à Tính cách người dân Nam Bộ.
5. Nghệ thuật.
– Cốt truyện đơn giản.
– Lối kể chuyện tự nhiên theo diễn biến của tình tiết.
– Ngôn ngữ đặc chất Nam bộ.
6. Ý nghĩa VB: Khắc hoạ tính cách chú Sáu Dương, VB thể hiện những phẩm chất cao đẹp, đáng quý của con người AG nói riêng, người dân NB nói chung.
Hđ3: HDHS tổng kết. 
GV gọi HS đọc Ghi nhớ
Hđ3: Tổng kết.
HS đọc Ghi nhớ.
III. Tổng kết.
*Ghi nhớ (SĐP/106).
HDĐT: THẰNG CUNG
– Gọi HS đọc Tiểu dẫn.
– Gọi HS VB.
– Yêu cầu HS tóm tắt VB.
– Chú Cung có đặc điểm gì về ngoại hình? 
– Công việc chủ yếu của chú Cung là gì.
– Chú Cung có tính cách như thế nào?
– Vì sao chú Cung phải vá chiếc quần trong bụi tầm vông? Chú Cung vừa vá quần vừa khóc gợi cho em suy nghĩ gì?
– Rút ra bài học cho bản thân sau khi em học xong Truyện ngắn: Thằng Cung?
– HS đọc.
– HS đọc.
– Tóm tắt:
+ Nhân dịp về thăm nhà, nhân vật tôi hay tin chú Cung mất.
+ Nhân vật tôi hồi tưởng về chú với những kỉ niệm tuổi thơ: Chú Cung là người nghèo khổ, không nhà cửa, không họ hàng thân thích, sống bằng việc gánh nước cho các nhà trong xóm.
+ Một hôm đám giỗkhóc.
à Phát hiện và liệt kê: Lưng cong, người ốm ròm, mặt đen xạm, tóc để dài búi lại thành búi nhỏ sau ót, dáng đi tất bật, lầm lũiQuanh năm chỉ mặc một bộ đồ bà ba đen bạc phéch mạng vá cẩn thận.
à HS phát hiện: Đổi công gánh nước lấy bữa cơm thừa của các gia đình trong làng.
à Suy nghĩ, trả lời: hiền lành, ít nói
à Cảm nhận riêng: Một con người hiền lành, bên ngoài có vẻ ngớ ngẩn, ít nói nhưng lại là một con người rất có ý thức về thân phận mình, sống lương thiện, không làm mếch lòng, không làm phiền và không gây ác cảm với mọi người xung quanh.
à Rút bài học
1. Nhân vật Chú Cung:
– Ngoại hình: Lưng cong, người ốm ròm, mặt đen xạmdáng đi tất bật, lầm lũi Quanh năm chỉ mặc một bộ đồ bà ba đen bạc phếch mạng vá cẩn thận.
– Công việc: Đổi công gánh nước lấy bữa cơm thừa.
– Tính cách: hiền lành, ít nói, sống lương thiện
2. Ý nghĩa chi tiết chú Cung vừa vá chiếc quần vừa khóc:
– Một việc làm không nên của Hữu Sún.
– Hình ảnh chú Cung vừa vá chiếc quần vừa khóc làm chúng ta sót xa, thấy thương cho thân phận của nhân vật.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố: Qua văn bản Ông cá hô, em cảm nhận như thế nào về tính cách người dân Nam Bộ?
2. Dặn dò:
	– Học lại bài. Tóm tắt VB Ông cá hô.
	– Chuẩn bị bài mới: “Trả bài TLV số 2”.

File đính kèm:

  • docBai 9 Ong ca ho.doc