Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 34,35

Câu 1: (1đ) - Các yếu tố miêu tả sd trong vb tự sự góp phần làm nổi bật cảnh, người cần tả và làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm sinh động.

Câu 2:

a (1.5đ) Yếu tố miêu tả trong đoạn trích Cảnh ngày xuân

Cỏ non xanh, cành lê trắng.dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước.như nêm, ngổn ngang gò đống, thoi vàng vó rắc

b, Gợi tả khung cảnh ngày xuân với bầu trời trong xanh thoáng đãng, cây cỏ vươn mầm xanh, sự vật tràn trề sức sống con người đông vui vừa tảo mộ tưởng nhớ người thân vừa trẩy hội du xuân rộn ràng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2462 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 34,35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/9/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 34,35
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về văn tự sự và yêu cầu kết hợp với miêu tả
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
 2. Kĩ năng
- Rèn luyện các kĩ năng diễn đạt, trình bày, nhất là kĩ năng sử dụng từ ngữ đã được rèn luyện ở bài trau dồi vốn từ 
3. Thái độ
 - GD ý thức, trách nhiệm đối với việc học tập của HS
 B. Chuẩn bị: 
* GV: Xây dựng ma trận, ra đề bài, đáp án. 
* HS : Ôn tập 
C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 
 * KN : Tư duy sáng tạo, lựa chọn, ra quyết định, làm việc độc lập
D.Tiến trình dạy và học:
1. Ổn định lớp: 9A :…………………….9B :………………
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
* Thiết lập ma trận:
Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
1. Miêu tả trong văn bản tự sự 
Nhận diện được yếu tố miêu tả đã được sử dụng trong một đoạn văn tự sự cụ thể
Hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
Phân tích được vai trò của yếu tố mieu tả trong một đoạn trích
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:0.5
Số điểm: 1.5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:0,5
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 2
Số điểm: 4
Tỉ lệ:40%
Làm bài văn Tự sự
Viết hoàn chỉnh bài văn thuyết minh
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm:6 
Tỉ lệ: 60%
Số câu:1
Số điểm:6
Tỉ lệ: 60%
Tổng số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu:1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu:1
Số điểm:6 
Tỉ lệ: 60%
Số câu: 3
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%
 * Đề bài 
Câu 1. Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn tự sự? (1đ)
Câu 2. a/ Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (1,5đ)
 b/ Cho biết vai trò của các yếu tố đó trong đoạn trích? (1,5 đ)
Câu 3:(6đ) Học sinh chọn một trong hai đề
 Đề 1: Tưởng tượng sau 20 năm sau vào một ngày hè em trở về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. 
Đề 2: Kể lại một giấc mơ gặp lại một người thân xa cách đã lâu ngày
 Đáp án 
Câu 1: (1đ) - Các yếu tố miêu tả sd trong vb tự sự góp phần làm nổi bật cảnh, người cần tả và làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm sinh động.
Câu 2: 
a (1.5đ) Yếu tố miêu tả trong đoạn trích Cảnh ngày xuân
Cỏ non xanh, cành lê trắng...dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước...như nêm, ngổn ngang gò đống, thoi vàng vó rắc
b, Gợi tả khung cảnh ngày xuân với bầu trời trong xanh thoáng đãng, cây cỏ vươn mầm xanh, sự vật tràn trề sức sống con người đông vui vừa tảo mộ tưởng nhớ người thân vừa trẩy hội du xuân rộn ràng.
Câu 3 (6 điểm)
 Đề 1
 Thể loại: tự sự ( kết hợp với miêu tả và biểu cảm ).
- Nội dung: kể về một buổi thăm trường vào một ngày hè, sau 20 năm xa cách.
- Hình thức: Một lá thư gửi bạn cùng lớp
- Yêu cầu: Người viết phải tưởng tượng mình đã trưởng thành,đóng vai một người có một vị trí, một công việc nào đó, nay trở lại thăm ngôi trường. Cần trả lời được các câu hỏi sau:
+ Lí do về thăm trường cũ là gì?
+ Thăm trường vào thời gian nào? Với ai?
+ Đến trường gặp ai? Thấy quang cảnh trường thế nào? Nhớ lại cảnh trường ngày xưa mình học ra sao?
+ Những gì gợi lại cho em những kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò, trong giờ phút đó bạn bè hiện lên như thế nào?....
* Dàn ý
a/ Mở bài:
- Lý do về thăm trường cũ
b/ Thân bài:
- Trên đường về trường
- Khi về đến trường: 
+ Cảnh sắc, không khí ra sao? 
+ Em gặp được những ai?(sự thay đổi của cảnh, người)
+ Cảm xúc của em trước sự thay đổi đó
- Khi ra về em có tâm trạng ntn?
c/ Kết bài: Nhắn, mời bạn bè về thăm trường vào dịp nào đó 
Đề 2
 Thể loại: tự sự (kết hợp với miêu tả và biểu cảm):
- Nội dung: kể lại một giấc mơ gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
- Hình thức: bố cục rõ ràng, đủ ba phần mở bài, thân bài, và kết bài.
- Yêu cầu: Đề bài đưa ra giả định em có một người thân đã xa cách lâu ngày, nay trong mơ được gặp lại. Người đó phải là người có những gắn bó sâu nặng, quen thuộc và thân thiết với em , nay đang đi công tác xa hoặc chuyển đến nơi ở khác hoặc đã mất từ lâu… Cần trả lời được các câu hỏi sau:
+ Giấc mơ ấy diễn ra khi nào?
+ Người ấy là ai? Bây giờ ở đâu? Làm gì?
+ Hoàn cảnh gặp lại là gì?
+ Hình dáng, nét mặt, cử chỉ, lời nói… của người ấy khi em gặp lại như thế nào?
+ Khi tỉnh dậy, tâm trạng của em như thế nào?
Dàn ý 
1. Mở bài
- Giới thiệu về giấc mơ, về người thân được gặp trong giấc mơ.
2. Thân bài
* Kể lại hoàn cảnh diễn ra giấc mơ:
- Giấc mơ ấy diễn ra khi nào? Vì sao lại có giấc mơ ấy (do được gợi nhớ bởi một điều gì đó, do hôm ấy là ngày có liên quan đến người thân…)? Thời gian của giấc mơ?
- Gặp ai? (Người ấy còn sống hay đã mất? Khoảng cách về địa lí? Tình cảm của mình đối với người thân ấy?Đã bao lâu không gặp?)
- Bối cảnh của giấc mơ(không gian, thời gian, màu sắc, cảnh vật chủ đạo trong giấc mơ).
- Gặp người thân như thế nào? (Người ấy bỗng xuất hiện hay tình cờ gặp nhau?).
* Kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện:
- Chào hỏi giữa mình và người thân đó.
- Miêu tả người thân: khuôn mặt, mái tóc, ánh mắt, dáng điệu, lời nói, cử chỉ ( thay đổi nhiều hay vẫn nguyên vẹn như trong tiềm thức của mình)
- Nội dung cuộc trò chuyện:
+ Hỏi về công việc, cuộc sống hiện tại của người thân ( của mình )
+ Nhắc lại kỉ niệm ( sự gắn bó ) giữa mình và người thân đó.
+ Lời động động, khích lệ, nhắc nhở, dặn dò của người thân với mình.
+ …
* Kể lại tình huống khiến mình tỉnh giấc:
- Chợt tỉnh dậy, nhận ra là mơ.
- Những hình ảnh vẫn còn đọng lại, những chi tiết về giấc mơ in sâu vào tâm trí.
3. Kết bài
- Cảm xúc, suy nghĩ ( nhớ người thân, mong gặp người ấy…)
- Hứa hẹn với bản thân, với người thân về một điều gì đó trong tương lai.
4. Củng cố: 
Gv thu bài nhận xét 
5. Hướng dẫn học về nhà: 
- Tiếp tục ôn tập văn tự sự
- Chuẩn bị bài Lục Vân Tiên cuaus Kiều Nguyệt Nga
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docVAN 9 nam 14 tiet 3435.doc
Giáo án liên quan