Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 28: Chị em Thúy Kiều - Minh Trí

Hđ2: Đọc – hiểu VB.

– Gọi HS đọc lại 4 câu đầu  Tìm nội dung chính.

– Vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều được giới thiệu bằng hình ảnh nào?

– Gv: Mai là vẻ đẹp bên ngoài, tuyết nói về tân hồn, thường người ta dùng h/ảnh liễu để nói lên vẻ yểu điệu, mỏng manh của các cô gái nhưng ND lại dùng mai.

– Em có nxét gì về câu thơ “Mỗi người một vẻ mời phân vẹn mười”?

– GV: “mười phân vẹn mười” sử dụng thành ngữ: đẹp từ ngoại hình đến bên trong tâm hồn,. đã là phụ nữ đẹp phải đẹp hoàn hảo.

– Nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong các câu thơ?

– Qua cách giới thiệu đó, em thấy bức chân dung của chị em Thuý Kiều có gì đặc biệt?

– Gọi HS đọc 4 câu thơ tiếp theo.

– Các em hãy suy nghĩ và cho biết tại sao t/g lại miêu tả TV trước?

– GV: Đây chính là dụng ý của t/g dùng NT sóng đôi, đòn bẩy; Tả bức chân dung Vân để làm nền cho vẻ đẹp tươi thắm, mặn mà của Kiều.

– Từ “trang trọng “gợi vẻ đẹp nh¬ư thế nào? Hãy tìm từ ngữ miêu tả vẻ đẹp TV?

– Hãy phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng miêu tả Thuý Vân?

– Trước vẻ đẹp đó, thiên nhiên có thái độ ntn?

– Với cách giới thiệu như vậy, tác giả muốn dự báo gì về số phận của Thuý Vân?

– Em học tập được gì ở cách miêu tả chân dung n/v của tg?

– Các em hãy thảo luận và cho biết vậy TV có hạnh phúc không?

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 28: Chị em Thúy Kiều - Minh Trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VAÊN BAÛN: 
CHÒ EM THUÙY KIEÀU
(Trích Truyeän Kieàu)
– Nguyeãn Du –
Tuần 6
Tiết 28
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
– Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.
– Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể.
2. Kĩ năng:
– Đọc - hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại.
– Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện
– Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật.
– Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của ND trong văn bản.	
3. Thái đô: GDHS lòng tự hào và cảm phục thi hào dân tộc Nguyễn Du 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, Sgk
2. Chuẩn bị của HS: SGK, bài soạn, bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt Truyện Kiều? Nêu những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều?
3. Bài mới: Ở tiết trước chúng ta đã được biết sơ lược về giá trị ND+NT của truyện Kiều. Trong truyện ND đã miêu tả nhiều bức chân dung nhân vật đặc sắc, đặc biệt ông luôn dành nhiều ưu ái cho những con người mà ông yêu quí, trong đó nổi bật hơn cả là chân dung TK - nv chính của tp. Chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của họ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ND ghi bài
Hđ1: Tìm hiểu chung
– GV hướng dẫn HS đọc: giọng vui tươi trong sáng, nhịp nhàng, trân trọng (2/2/2) à Gọi HS đọc VB
– GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 12.
– Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm?
– Nhận xét các phương thức biểu đạt?
– Xác định kết cấu của đoạn trích?
– Theo em kết cấu đó có liên quan gì đến trình tự miêu tả nhân vật của tác giả?
Hđ1: Tìm hiểu chung
– HS đọc VB theo HD của GV
– HS tìm hiểu
à HS trả lời: Nằm ở phần thứ nhất của truyện (từ câu 15 à câu 38)
à HS trả lời: Kết hợp nhuần nhuyễn TS với MT và BC
à HS phát hiện: 
+ 4 câu đầu: Tả chung hai chị em.
+ 4 câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân.
+ 12 câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều.
+ 4 câu cuối: Nếp sống của hai chị em.
à HS trả lời: Kết cấu chặt chẽ, bố cục có dụng ý nghệ thuật, giới thiệu theo trình tự từ chung đến riêng.
I. Tìm hiểu chung
1. Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần thứ nhất của truyện (từ câu 15 à câu 38)
2. Kết cấu: Chặt chẽ, theo trình tự từ chung đến riêng.
 Hđ2: Đọc – hiểu VB.
– Gọi HS đọc lại 4 câu đầu à Tìm nội dung chính.
– Vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều được giới thiệu bằng hình ảnh nào?
– Gv: Mai là vẻ đẹp bên ngoài, tuyết nói về tân hồn, thường người ta dùng h/ảnh liễu để nói lên vẻ yểu điệu, mỏng manh của các cô gái nhưng ND lại dùng mai...
– Em có nxét gì về câu thơ “Mỗi người một vẻ mời phân vẹn mười”? 
– GV: “mười phân vẹn mười” sử dụng thành ngữ: đẹp từ ngoại hình đến bên trong tâm hồn,... đã là phụ nữ đẹp phải đẹp hoàn hảo.
– Nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong các câu thơ?
– Qua cách giới thiệu đó, em thấy bức chân dung của chị em Thuý Kiều có gì đặc biệt?
– Gọi HS đọc 4 câu thơ tiếp theo.
– Các em hãy suy nghĩ và cho biết tại sao t/g lại miêu tả TV trước?
– GV: Đây chính là dụng ý của t/g dùng NT sóng đôi, đòn bẩy; Tả bức chân dung Vân để làm nền cho vẻ đẹp tươi thắm, mặn mà của Kiều.
– Từ “trang trọng “gợi vẻ đẹp như thế nào? Hãy tìm từ ngữ miêu tả vẻ đẹp TV?
– Hãy phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng miêu tả Thuý Vân?
– Trước vẻ đẹp đó, thiên nhiên có thái độ ntn?
– Với cách giới thiệu như vậy, tác giả muốn dự báo gì về số phận của Thuý Vân?
– Em học tập được gì ở cách miêu tả chân dung n/v của tg?
– Các em hãy thảo luận và cho biết vậy TV có hạnh phúc không?
–Gọi HS đọc 12 câu thơ tiếp.
– N.xét về số lượng câu thơ mà t.g’ dành m.tả Kiều so với Vân?
– Nguyễn Du giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Thuý Kiều khác với Thuý Vân như thế nào?
– Khi gợi tả nhan sắc của Thuý Kiều tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mạng tính ước lệ, theo em có điểm nào giống và khác so với tả Thuý Vân?
– Vì sao tác giả đặc tả “đôi mắt”?
– GV giải thích tích của thành ngữ: lấy từ ý thơ của Diên Niên đời Hán-TQ. Ở phương Bắc có người con gái đẹp vô song đến nỗi nàng nhìn1 cái thì xiêu thành luỹ, nhìn 2 cái nước bị nghiêng.
– Cách miêu tả trên cho thấy Kiều có vẻ đẹp như thế nào?
– Bên cạnh việc gthiệu vẻ đẹp nhan sắc, tg còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào của Kiều?
– TK đã đặt tên cho khúc nhạc do mình sáng tác là “Bạc mệnh”có ý nghĩa gì?
– Những vẻ đẹp ấy cho thấy Kiều là người như thế nào?
– Chân dung của Thuý Kiều dự cảm số phận của nàng như thế nào? Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện ntn trong khi miêu tả chân dung chị em Thuý Kiều.
– Qua 20 câu thơ trên, em thấy tác giả nói điều gì về hai chị em Thúy Kiều?
– Gọi HS đọc 4 câu thơ cuối.
– Nd của 4 câu thơ này là gì?
– GV: Những câu thơ cuối khái quát về cuộc sống đức hạnh của chị em Thuý Kiều:
“Êm đềm trướng rủ màn che, 
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Hai chị em sống trong môi trường gia giáo, nề nếp, tránh xa những chuyện thị phi ong bướm ngoài đời. Cuộc sống “cấm cung” của các thiếu nữ thường được biểu hiện bằng mô típ quen thuộc trướng rủ, màn che khiến cho các trang nam tử phải “Du đông lân nhi lâu kì xử tử” (Trèo qua tường nhà phía đông dụ dỗ co gái nhà người- Mạnh Tử)”- (Đặng Thanh Lê - Giảng văn Truyện Kiều- trang 29 )
Hđ2: Đọc – hiểu VB.
– HS đọc à Giới thiệu vẻ đẹp của hai chị em TK.
à HS trả lời: Tố nga – cô gái đẹp, hai chị em có cốt cách thanh cao, duyên dáng như mai trong trắng như tuyết.
Mai cốt cách | tuyết tinh thần
dáng vẻ ngoài | p/c bên trong 
à HS trả lời: Vẻ đẹp mỗi người mỗi khác: “mỗi người một vẻ” nhưng đều hoàn hảo: “mười phân vẹn mười” à Cách giới thiệu ngắn gọn nhưng nổi bật đặc điểm của hai chị em Thúy Kiều.
à HS trả lời: 
- Hình ảnh ẩn dụ, ví ngầm à vẻ đẹp của hai chị em TK.
- Bút pháp ước lệ (dùng hình 
tượng đẹp của thiên nhiên à nói về con người).
à HS đánh giá
– HS đọc.
à HS trả lời: Vì t/g muốn làm nổi bật vẻ đẹp TK.
à HS trả lời: Vẻ đẹp cao sang, quý phái, khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc, thốt...
à HS trả lời:
- Bút pháp nghệ thuật ước lệ, với những hình tượng thiên nhiên: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc à vẻ đẹp đoan trang của Thuý Vân. Tuy nhiên, Nguyễn Du lại tả Thuý Vân cụ thể hơn lúc tả Thuý Kiều.
- Nghệ thuật so sánh ẩn dụ à vẻ đẹp trung thực, phúc hậu, quý phái của Thuý Vân.
- Bút pháp nghệ thuật ước lệ, miêu tả chi tiết,thủ pháp liệt kê, so sánh, ẩn dụ.
à HS trả lời: Mây thua, tuyết nhường à Một thái độ vui vẻ, tự nguyện.
à HS trả lời: Suôn sẻ, bình lặng.
à HS trả lời: Tả chân dung mang tính cách, số phận
à Hs thảo luận – phát biểu suy nghĩ: không thể hp khi lấy người mình không yêu, không yêu mình.Trong trái tim KT chỉ có TK “Bấy lâu đáy bể mò kim/Là điều vàng đá phải tìm trăng hoa”...
– HS đọc.
à HS trả lời: 12 câu thơ, nhiều gấp 3 lần số câu thơ miêu tả TV.
à HS trả lời: Tác giả dùng nghệ thuật so sánh đòn bẩy à khẳng định vẻ đẹp vượt trội của TK: 
 sắc sảo mặn mà
 trí tuệ tâm hồn
à HS trả lời: Dùng bút pháp ước lệ tượng trưng: “thu thuỷ”, “xuân sơn”, “hoa”, “liễu” à gợi tả vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế.
à HS trả lời: Đôi mắt trong xanh như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Đôi mắt trong sáng thể hiện phần tinh anh của tâm hồn, mặn mà, trí tuệ (sắc sảo) đôi mắt chứa đựng cả thế giới tâm hồn đa sầu, đa cảm của nàng Kiều khiến người đọc như bị cuốn hút ngay từ những câu thơ đầu giới thiệu à Đây là điều khác biệt với TV.
à HS trả lời: Vẻ đẹp độc nhất vô nhị (thiên nhiên phải hờn, ghen)
à HS trả lời: Tài năng: Cầm, kì, thi, hoạ à đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm phong kiến.
à HS trả lời: gợi sự buồn bã sầu thương lâm li à là người có trái tim đa sầu đa cảm
à HS đánh giá
à HS trả lời: tạo hoá hờn ghen à Khẳng định nhân phẩm, tài năngtrân trọng, đề cao vẻ đẹp con người
à HS thảo luận.
– HS đọc.
à HS trả lời: khái quát một lần nữa phẩm hạnh 2 chị em.
II. Đọc – hiểu VB.
1. Vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều:
Hai chị em Kiều có vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng đạt tới độ hoàn mĩ “mười phân vẹn mười”
2. Vẻ đẹp Thuý Vân
– Thuý Vân có vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu thông qua bút pháp ước lệ quen thuộc.
– Từ “thua”, “nhường” dự báo một cuộc sống suôn sẻ, bình lặng của Vân sau này.
3. Vẻ đẹp của Thuý Kiều:
– Kiều đẹp cả về trí tuệ và tâm hồn.
– Vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn, đầy sức sốngvẻ đẹp của một tuyệt thế giai nhân.
– Vẻ đẹp kết hợp cả sắc – tài – tình.
à Qua từ “ghen”, “hờn”, “bạc mệnh” tác giả báo dự trước một số phận đầy sóng gió của Kiều sau này.
3. Thái độ của tác giả:
– Thái độ trân trọng ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của Thúy Vân, Thúy Kiều.
– Dự cảm về cuộc đời của chị em Thúy Kiều.
4. Cuộc sống của hai chị em:
Bằng thành ngữ, hình ảnh ẩn dụ, từ ngữ chọn lọc: ca ngợi vẻ đẹp chị em TK là những cô gái đéc hạnh với nếp sống kín đáo, giữ gìn, khuôn phép.
5. Nghệ thuật:
– Sử dụng những hình ảnh ước lệ, tượng trưng.
– Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy.
– Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình.
6. Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn, ngợi ca vẻ đẹp và tài năng của con người của Nguyễn Du.
Hđ3: Tổng kết. 
Gọi HS đọc Ghi nhớ 
Hđ3: Tổng kết.
HS đọc Ghi nhớ.
III. Tổng kết.
*Ghi nhớ (Sgk/83).
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố: 
– Tìm những phép tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều.
– Cách sử dụng tiểu đối ở rất nhiều câu thơ miêu tả chị em Thúy Kiều có tác dụng gì?
– Dựa vào đoạn trích em hãy viết một bài văn xuôi miêu tả sắc đẹp của hai chị em Thúy Kiều.
2. Dặn dò: 
– Học bài.
– Chuẩn bị bài: “Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều)”.

File đính kèm:

  • docBai_6_Chi_em_Thuy_Kieu.doc