Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 22+23: Hoàng Lê nhất thống chí - Năm học 2014-2015

* Hoạt động 3: HD tìm hiểu bố cục

 Mục tiêu: Học sinh nắm được bố cục 3 phần của văn bản và nội dung chính của 3 phần.

H: Văn bản chia làm mấy phần ? Nêu nội dung từng phần ?

HS thảo luận nhúm 2 (3p)

Đại diện nhóm báo cáo

Nhúm khỏc chia sẻ

Người điều hành nhận xột, chốt ý kiến

Gv định hướng

+ Từ đầu.năm mậu thân 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và cầm quân dẹp giặc.

+ Tiếp . rồi kéo vào thành (cuộc hành quân của vua Quang Trung)

+ Còn lại (sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống)

* Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản

Mục tiêu: Học sinh nắm được hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh qua đoạn văn1.

- GV yêu cầu học sinh chú ý đoạn văn 1

H: Hình tượng Nguyễn Huệ được tác giả ghi lại bằng những chi tiết nào ?

- HS hoạt động cá nhân tìm chi tiết

- HS khác nhận xét

- GV nhận xét-> kết luận

H: Quang Trung lên ngôi trong hoàn cảnh nào ?

 ( Thời gian gấp gáp, giặc trong ngoài tấn công )

 GV liên hệ với lịch sử

H: Việc Quang Trung lên ngôi hoàng đế có ý nghĩa như thế nào ?

 (Nguyễn Huệ lên ngôi đã lãnh đạo phong

trào khởi nghĩa nông dân ở nước ta)

 H: Em có nhận xét gì về lối viết văn của tác giả ? tác dụng của lối viết đó

doc9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 22+23: Hoàng Lê nhất thống chí - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/8/2014
Ngày giảng: 9A
 9B 
Ngữ văn. Tiết 22. Bài 5
Văn bản: Hoàng Lê nhất thống chí
(Hồi thứ mười bốn)
	 - Ngô gia văn phái-
I. Mục tiêu
* Mức độ cần đạt
- Bước đầu làm quen với thể loại tiểu thuyết chương hồi
- Hiểu được diễn biến truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
 - Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ. 
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi
- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi
2. Kĩ năng
- Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ
- Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
- Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan
 II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
	III. Chuẩn bị 
	1. Giáo viên. 
2. Học sinh. 
IV. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thảo luận nhúm 
V. Cỏc bước lờn lớp
1. Ổn định tổ chức (1p) 
2. Kiểm tra đầu giờ 
	3. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy và học 
*Hoạt động1: Khởi động (1p)
 Trong văn học Việt Nam trung đại, Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt được những thành công xuất sắc về nghệ thuật tiểu thuyết. Một trong những hồi chung điểm của tiểu thuyết là hồi thứ 14, kể chuyện vua Quang Trung Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh mùa xuân 1789. Vậy hình ảnh người anh hùng quang trung Nguyễn Huệ được khắc hoạ cụ thể ra sao..
 Hoạt động của GV và HS
Tg
 Nội dung 
 * Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc và thảo luận chú thích
 Mục tiêu: Học sinh biết cách đọc với giọng khẩn trương, phấn chấn. Nắm được một vài nét về tác giả- tác phẩm và nghĩa của một số chú thích: Chạy trạm, cáo cấp, Phú Xuân
- GV hướng dẫn học sinh đọc
(giọng khẩn trương phấn chấn.)
- GVđọc mẫu một đoạn
- HS đọc tiếp
- GV nhận xét, uốn nắn.
H: Trình bày hiểu biết của em về tác giả ? tác phẩm ? 
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét-> kết luận
 H: Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm ? 
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét-> kết luận
- Tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của Vương triều nhà Lê. Viết theo lối chương hồi (gồm 17 hồi)
GV giải thích nhan đề :
Hoàng Lê: Vua Lê
Nhất thống: Thu phục đất nước về một mối
Chí: Ghi chép 
->Ghi chép việc vua Lê thu phục đất nước về một mối.
H*: Em hiểu thế nào về thể loại chí ?
(chí (Là thể văn thuộc loại tiểu thuyết chương hồi, vừa có tính chất văn học, vừa có tính chất lịch sử)
- GV yêu cầu học sinh giải thích nghĩa của 3 chú thích bên.
* Hoạt động 3: HD tìm hiểu bố cục
 Mục tiêu: Học sinh nắm được bố cục 3 phần của văn bản và nội dung chính của 3 phần.
H: Văn bản chia làm mấy phần ? Nêu nội dung từng phần ?
HS thảo luận nhúm 2 (3p)
Đại diện nhúm bỏo cỏo 
Nhúm khỏc chia sẻ
Người điều hành nhận xột, chốt ý kiến
Gv định hướng 
+ Từ đầu...năm mậu thân 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và cầm quân dẹp giặc.
+ Tiếp ... rồi kéo vào thành (cuộc hành quân của vua Quang Trung)
+ Còn lại (sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống)
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
Mục tiêu: Học sinh nắm được hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh qua đoạn văn1.
- GV yêu cầu học sinh chú ý đoạn văn 1
H: Hình tượng Nguyễn Huệ được tác giả ghi lại bằng những chi tiết nào ?
- HS hoạt động cá nhân tìm chi tiết
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét-> kết luận
H: Quang Trung lên ngôi trong hoàn cảnh nào ?
 ( Thời gian gấp gáp, giặc trong ngoài tấn công )
 GV liên hệ với lịch sử 
H: Việc Quang Trung lên ngôi hoàng đế có ý nghĩa như thế nào ? 
 (Nguyễn Huệ lên ngôi đã lãnh đạo phong 
trào khởi nghĩa nông dân ở nước ta)
 H: Em có nhận xét gì về lối viết văn của tác giả ? tác dụng của lối viết đó ? 
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS chia sẻ 
- GV nhận xét-> kết luận
GV giảng- bình
Nguyễn Huệ là con người hành động một cách xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. Nghe tin giặc đã đánh chiếm đến tận Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng.
- Rồi chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: Tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc, gặp gỡ người cống sỹ ở huyện La Sơn, tuyển mộ quân lính và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sỹ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
15p
5p
19p
I. Đọc - thảo luận chú thích
1. Tác giả:
 Ngô gia văn phái một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì . Nổi tiếng đỗ cao, có tài học văn
2. Tác phẩm
Đoạn trích viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh.
II. Bố cục: 3 phần
III. Tìm hiểu văn bản
1. Đoạn1.
“ Bắc Bình Vương được tin báo định thân chinh cầm quân đi ngay.
Tế cáo trời đất ...lên ngôi Hoàng đế”
-> Lối văn trần thuật. Cho thấy Quang Trung là người hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
4. Củng cố (3p)
H: Qua đoạn trích em nhận thức được điều gì về phẩm chất của vua Quang Trung ?( kĩ thuật động não)
- GV hệ thống lại kiến thức bài học.
5. Hướng dẫn học bài (2p)
- Học bài nắm được một vài nét về thể loại văn bản. Hình ảnh vua Quang Trung qua đoạn văn 1
- Chuẩn bị bài: Hoàng lê nhất thống Chí (tiếp theo)
+ Tìm hiểu cuộc hành quân của vua Quang Trung
+ Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Ngày soạn: 14/9/2014
Ngày giảng: 9A
 9B 
Ngữ văn. Tiết 22. Bài 5
Văn bản: Hoàng Lê nhất thống chí ( tiếp ) 
(Hồi thứ mười bốn)
	 - Ngô gia văn phái-
I. Mục tiêu
* Mức độ cần đạt
 Như tiết 22
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
 - Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ. 
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi
- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi
2. Kĩ năng
- Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ
- Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
- Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan
 II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
	III. Chuẩn bị 
	1. Giáo viên. 
2. Học sinh. 
IV. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	- Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, giảng - bình/kĩ thuật động não, trình bày 1phút, thảo luận nhúm
V. Cỏc bước lờn lớp
1. Ổn định tổ chức (1p) 
2. Kiểm tra đầu giờ 
	3. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy và học 
*Hoạt động1: Khởi động (1p) Sau khi Quang Trung lên ngôi ông đã làm gì ? những việc làm của ông có ý nghĩa như thế nào ? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong tiết học này.
 Hoạt động của GV và HS
TG
 Nội dung
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
 Mục tiêu: Học sinh hiểu được hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu thống qua đoạn văn 2,3
- GV yêu cầu HS chú ý đoạn 2 SGK T- 65, 66
H: Tìm những chi tiết thể hiện việc làm của Quang Trung khi lên ngôi vua ? 
- HS phát hiện chi tiết trả lời
– HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận 
H: Quang Trung đã dụ lính như thế nào ?Lời dụ đó gợi cho em nhớ đến bài thơ nào ?
 (Khẳng định chủ quyền dân tộc của ta và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của giặc, nêu bật dã tâm của giặc, nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ xưa, kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực, ra kỉ luật nghiêm.
Gợi nhớ đến bài thơ Sông núi nước Nam) 
H:Em có nhận xét gì về cách nói của vua Quang Trung ? Lời dụ của Quang Trung đã tác động như thế nào đến binh lính ? 
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét-> kết luận
H: Em đã được học văn bản nào cũng nói đến lời kêu gọi và khích lệ các tướng sỹ ? 
 ( Văn bản Hịch Tướng Sỹ ) 
H: Em hãy tìm những chi tiết thể hiện thái độ của Quang Trung đối với Sở và Lân ?
( Khi Sở và Lân mang gươm trên lưng đến chịu tội, ông thẳng thắn chỉ ra tội của họ nhưng lại cho mọi người hiểu họ cũng là người đã có công lớn trong việc bảo toàn được lực lượng, chờ thời cơ)
H: Từ những chi tiết đó em thấy Quang Trung là người như thế nào ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận
GV giảng- bình
Những lời nói, việc làm của vua Quang Trung thật hợp tình hợp lí, hợp với lòng người. Vừa mềm dẻo vừa kiên quyết, xét đúng công đúng tội, đặt lợi ích của quốc gia và của dân chúng lên trên hết, ông khiến binh sĩ thêm cảm phục, càng quyết tâm chống giặc
 H: Tìm những chi tiết thể hiện ý chí quyết thắng của Quang Trung ?
 - HS hoạt động cá nhân tìm chi tiết
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận
( Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng)
H: Cuộc hành quân của Quang Trung đã diễn ra như thế nào ?
(Từ Sông Gianh -> Thanh Quyết -> Ngọc Hồi.)
GV giảng
Ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất quân ở Phú Xuân, một tuần lễ sau ra đến Tam Điệp, vậy mà đêm 30 tháng chạp đã lập tức lên đường, tiến quân ra Thăng Long mà tất cả đều đi bộ
H*: Trong đoạn văn đó tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?Qua đó cho thấy Quang Trung là người như thế nào ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét 
 - GV nhận xét-> kết luận 
 GV yêu cầu HS chú ý vào đoạn 3 từ lại nói cho -> hết 
H: Tìm những chi tiết về sự thảm bại của nhà Thanh?
 - HS hoạt động cá nhân tìm chi tiết
- HS khác nhận xét 
 - GV nhận xét-> kết luận 
H: Vì sao quân tướng nhà Thanh lại thất bại ? 
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận 
H: Chi tiết nào nói lên sự thảm bại của Lê Chiêu Thống?
- HS hoạt động cá nhân tìm chi tiết
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận 
 GV mở rộng : 
Sau khi thoát sang Trung Quốc, Lê Chiêu Thống phải cạo đầu tết tóc ăn mặc giống như người Mãn Thanh 
H: Biện pháp nghệ thuật và nội dung của đoạn 3 là gì ?
HS thảo luận nhúm 4(3p)
Đại diện nhúm bỏo cỏo 
Nhúm khỏc chia sẻ
Người điều hành nhận xột, chốt ý kiến
Gv định hướng 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết rút ra ghi nhớ: 
H: Cho biết giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm ?( Kĩ thuật trình bày 1phút)
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ ( T -72 )
- GV khắc sâu kiến thức
*Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
 Mục tiêu: Học sinh biết cách viết một đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc của Quang Trung.
- GV yêu cầu HS lấy giấy nháp.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS làm bài tập - > trình bày.
- HS khác nhận xét.
 - GV nhận xét -> sửa chữa.
27p
2p
6p
III Tìm hiểu văn bản ( tiếp ) 
2. Đoạn 2 
“ Quang Trung tự mình đốc suất đại binh , kén lính, mở cuộc duyệt binh, dụ lính ”
- Cách nói có sức thuyết phục, khéo léo vừa mềm mỏng, vừa rất kiên quyết hợp tình hợp lí. Lời phủ dụ của Quang Trung như lời hịch ngắn gọn, kích động lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc.
- Quang Trung là người sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người rất hiểu sở trường, sở đoản của các tướng sỹ, khen chê đúng người đúng việc.
“ Lần này ta ra, ... chờ mười năm nữa”
- Quang Trung có ý chí quyết thắng và có tầm nhìn xa trông rộng.
=>Tác giả trần thuật trận đánh, miêu tả cụ thể từng lời nói, hành động, mưu lược của Quang Trung. Cho thấy Quang Trung được khắc hoạ đậm nét với tính cách quả cảm, mạnh mẽ, mưu trí, tài dụng binh như thần, là người tổ chức và là linh hồn của 2 chiến công vĩ đại.
3. Đoạn 3:
“ Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật.. tan tác bỏ chạy”
- Tướng bất tài, lại kiêu căng, tự mãn chủ quan khinh địch, quân không có kỷ luật, hèn nhát.
“ Vua Lê đưa thái hậu ... oán giận chảy nước mắt ”
- Sự thất bại thảm hại của Lê Chiêu Thống.
=> Bằng lối kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động cụ thể, giọng điệu hả hê, vui sướng. Đoạn 3 cho thấy sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và sự nhục nhã của bọn Vua tôi phản nước Lê Chiêu Thống.
IV. Ghi nhớ ( SGK T.72 )
V. Luyện tập:
Viết một đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc của Quang Trung.
Vua Quang trung truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền 3 tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín..sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước
 4. Củng cố (3p)
 H: Vì sao vua Quang Trung đại phá được quân Thanh?( Kĩ thuật động não)
 GV hệ thống lại kiến thức bài học
 5. Hướng dẫn học bài (2p)
- Học bài nắm được nội dung nghệ thuật của văn bản.
- Chuẩn bị bài : Truyện Kiều của Nguyễn Du.
 + Tìm hiều những nét chủ yếu về cuộc đời, Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
 + Cốt truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của Truyện Kiều.

File đính kèm:

  • doctiết 22.doc