Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 154: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang - Năm học 2015-2016
Mục tiêu: HS biết cách đọc văn bản, thấy được một vài nét chính về tác giả và hoàn cảnh sáng tác văn bản, hiểu nội dung các từ khó trong văn bản.
GV hướng dẫn cách đọc văn bản giọng hài hước, có phần tếu táo thể hiện tinh thần lạc quan của nhân vật
GV đọc một đoạn : Đọc chép 3 câu đầu của văn bản
GV uốn nắn
Gọi 2 HS đọc tiếp
GV uốn nắn nhận xét
HS khuyết tật
H: Dựa vào chú thích, em hãy tóm tắt vài nét về tác giả?
HS quan sát kênh hình
GV giới thiệu, nhấn mạnh
H: Em biết gì về đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”?
GV tóm tắt tiểu thuyết (SGV - 134)
H: Thế nào là chín hoặc mười độ miền xích đạo?
H: Xác định ngôi kể, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
HS: Kể theo ngôi thứ nhất
- Phương thức: Tự sự, miêu tả (phương thức chính), Biểu cảm.
H: Em có nhận xét gì về giọng điệu của truyện và cho biết tác dụng của giọng điệu đó?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bố cục
Mục tiêu: HS biết cách chia bố cục và có kĩ năng chia bố cục văn bản
H: Nêu cách chia bố cục của văn bản ?
Ngày soạn: 2/4/2016 Ngày giảng: 9A: 9B: Ngữ văn: Tiết 154 – Bài 29: Văn bản RÔ - BIN – XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG - Đ. ĐI – PHÔ - I. Mục tiêu: * Mức độ cần đạt - Hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô bin xơn một mình ngoài đảo hoang bộc lộ gián tiếp qua bức chân dung tự họa của nhân vật * Trọng tâm kiến thức, kĩ năng. 1. Kiến thức. - Nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. 2. Kĩ năng. - Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện. - Vận dụng để viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả. Học sinh khuyết tật: Rèn kĩ năng đọc viết II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: 2. Học sinh: IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học Phân tích, bình, tổng hợp/ kĩ thuật dạy học: trình bày, động não V. Các bước lên lớp: 1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra đầu giờ( 3p) H: Văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đề cập đến vấn đề gì? ( Nói về tâm hồn trong sáng mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.) 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động (1p) Tiểu thuyết phiêu lưu kể những chuyện li kì, lạ lùng, đầy bất ngờ và hấp dẫn mà các nhân vật trải qua trong cuộc sống. Nếu Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài là lời Dế mèn tự kể chuyện phiêu lưu của cuộc đời mình thì trong tiểu thuyết Rô - Bin -Xơn -Cru Xô, Đi- Phô đã để nhân vật chính Rô - Bin - Xơn kể lại đoạn đời gian truân suốt gần 30 năm (28 năm, 2 tháng, 19 ngày) sống một mình trong đảo hoang mà đoạn trích học là bức chân dung tự hoạ sau hơn 10 năm kể từ ngày tàu đắm... Hoạt động của GV và HS TG Nội dung Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, thảo luận chú thích: Mục tiêu: HS biết cách đọc văn bản, thấy được một vài nét chính về tác giả và hoàn cảnh sáng tác văn bản, hiểu nội dung các từ khó trong văn bản. GV hướng dẫn cách đọc văn bản giọng hài hước, có phần tếu táo thể hiện tinh thần lạc quan của nhân vật GV đọc một đoạn : Đọc chép 3 câu đầu của văn bản GV uốn nắn Gọi 2 HS đọc tiếp GV uốn nắn nhận xét HS khuyết tật H: Dựa vào chú thích, em hãy tóm tắt vài nét về tác giả? HS quan sát kênh hình GV giới thiệu, nhấn mạnh H: Em biết gì về đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”? GV tóm tắt tiểu thuyết (SGV - 134) H: Thế nào là chín hoặc mười độ miền xích đạo? H: Xác định ngôi kể, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? HS: Kể theo ngôi thứ nhất - Phương thức: Tự sự, miêu tả (phương thức chính), Biểu cảm. H: Em có nhận xét gì về giọng điệu của truyện và cho biết tác dụng của giọng điệu đó? Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bố cục Mục tiêu: HS biết cách chia bố cục và có kĩ năng chia bố cục văn bản H: Nêu cách chia bố cục của văn bản ? Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản Mục tiêu: HS thấy được nét độc đáo trong trang phục của Rô-bin-xơn. Gọi HS đọc lại từ: “Tôi đội...súng của tôi” H: Trang phục của Rô-bin-xơn bao gồm những gì được kể lại? H*: Những cái đó được kể theo cách nào? nêu ví dụ? HS: Nghệ thuật miêu tả để cụ thể hoá lời kể, dùng miêu tả kết hợp với nghị luận để cụ thể hoá việc kể, kết hợp gịong khôi hài. H: Em hình dung một dáng vẻ như thế nào trong trang phục ấy? HS: Bề ngoài không giống người thường. Dáng dấp của người rừng cổ xưa H: Vì sao Rô-bin-xơn phải tự tạo trang phục cho mình? Việc này cho thấy Rô-bin-xơn là người như thế nào? HS thảo luận nhóm theo bàn ( 4 phút) HS hoạt động cá nhân trong 1 phút trả lời câu hỏi Đại diện nhóm báo cáo kết quả Nhóm khác chia sẻ Người điều hành chốt ý kiến: Rô-bin-xơn sống xót sau đắm tầu, một mình hàng chục năm trên đảo hoang H: Qua các chi tiết trên em có nhận xét gì về trang phục của Rô-bin-xơn? Gọi HS đọc lại từ: “Còn về nước Anh” H: Hãy tìm những chi tiết tiêu biểu mà Rô-bin-xơn đã tự kể về nước da của mình? H: Nước da “không đến nỗi đen cháy” là nước da như thế nào? GV nhận xét, điều chỉnh: là người Anh, vốn da trắng. Nhưng sau những năm tháng ở ngoài đảo vùng xích đạo, Rô-bin-xơn đã mang màu da khác H: Điều đó cho thấy cuộc sống của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang như thế nào? HS: Cuộc sống khắc nghiệt, gian khổ. Đồng thời cho thấy Rô-bin-xơn là người chịu đựng gian khổ biết rèn luyện sức khoẻ để thích ứng với hoàn cảnh. H: Màu da ấy cho thấy Rô-bin-xơn là người như thế nào? H: Râu của Rô-bin-xơn được tả như thế nào? Vì sao có lúc Rô-bin-xơn không cắt râu? HS thảo luận nhóm theo bàn ( 5 phút) Đại diện nhóm báo cáo kết quả Nhóm khác chia sẻ Người điều hành chốt ý kiến GV nhận xét, nhấn mạnh: Lúc bi quan, có thể là chán sống nên chàng không cắt râu. Nhưng có thể vì còn hy vọng sống và muốn sống cho đàng hoàng nên chàng đã tự cắt râu cho mình H: Vậy Rô-bin-xơn đã chăm sóc hàng ria của mình như thế nào? H: Điều đó cho thấy cách sống như thế nào của con người này? HS: Lạc quan, không đánh mất hy vọng sống trở về H: Em có nhận xét gì về giọng điệu trần thuật và miêu tả trong đoạn văn này? Từ đó giúp em biết gì về cuộc sống của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang? H: Qua tất cả các chi tiết trên em có nhận xét gì về con người Rô-bin-xơn khi sống một mình trên đảo hoang? H: Nếu em là Rô-bin-xơn em sẽ làm gì khi phải ở vào hoàn cảnh của chàng? HS tự do phát biểu ý kiến GV nhận xét điều chỉnh GV liên hệ với thực tế cuộc sống hiện tại và giáo dục HS về đức tính tự lập, vượt khó Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết và rút ra ghi nhớ H: Đọc văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang: Em cảm nhận được điều gi khác thường và điều gì phi thường ở nhân vật Rô-bin-xơn? H: Nghệ thuật kể chuyện có gì đặc biệt? Tác dụng của cách kể chuyện này? HS suy nghĩ trả lời Gọi HS đọc ghi nhớ GV nhấn mạnh nội dung cần nhớ GV treo tranh minh hoạ HS quan sát H: Em hãy cho biết nội dung của bức tranh? HS: Chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn H: Từ việc quan sát tranh kết hợp với nội dung đã phân tích giúp em có cảm nhận gì về hình dáng và diện mạo của nhân vật Rô-bin-xơn? ( Kỳ quặc và hài hước) Hoạt động 6: Hướng dẫn luyện tập Mục tiêu: Vận dụng kiến thức từ văn bản. Học sinh viết đoạn văn. Học sinh viết bài. HS đọc bài. GV nhận xét. 8p 5p 16p 3p 3p I. Đọc – thảo luận chú thích 1. Tác giả - Tác giả: Đê-ni-en Đi-Phô (1660-1731). Là nhà văn lớn của Anh ở thế kỉ XVIII. Năm 60 tuổi ông viết tiểu thuyết. 2. Tác phẩm: Đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” kể khi Rô-bin-xơn sống trên đảo hoang khoảng 15 năm. II. Bố cục - Chia 2 phần: +“Từ đầukhẩu súng của tôi”: trang phục của Rô-bin-xơn + Còn lại: Diện mạo của Rô-bin-xơn III. Tìm hiểu văn bản 1. Trang phục của Rô-bin-xơn + Gồm có: Mũ, áo quần, ủng, thắt lưng, dây đeo, túi đựng đồ, gùi, súng - Nghệ thuật miêu tả kết hợp với nghị luận để cụ thể hoá việc kể, kết hợp gịong khôi hài + Tất cả bằng da dê. Do người mặc tự tạo, kỳ cục, ngộ nghĩnh - Là người lao động, sáng tạo. Không khuất phục trước hoàn cảnh -> Trang phục của Rô-bin–xơn rát kỳ lạ, ngộ nghĩnh, không thể tưởng tượng nổi 2. Diện mạo của Rô-bin-xơn + Nước da: “Nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ” + Bộ râu: “Có lúc tôi để mặc cho nó mọc dài đến hơn một gang tay; nhưng vì tôi có cả kéo và dao cạo đủ dùng, nên tôi cắt đi khá ngắn gọn” “ Xén tỉa thành ....chúng cũng khiến cho mọi người phải khiếp sợ” - Giọng điệu dí dỏm khôi hài - Cuộc sống hết sức thiếu thốn, khó khăn, gian khổ đối với một con người đơn độc -> Rô-bin-xơn là người biết chấp nhận và cải biến hoàn cảnh. Lạc quan. Không tuyệt vọng. Có ý chí sống mãnh liệt IV. Ghi nhớ: V. Luyện tập: 1. Bài tập: Viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Rô-bin-xơn. 4. Củng cố (3p) H: Em thấy trang phục của Rô-bin-xơn có giống với trang phục ngày nay không? vì sao? HS suy nghĩ trả lời - GV nhận xét, nhấn mạnh, khái quát kiến thức của bài 5. Hướng dẫn học bài (2p) - Đọc lại toàn bộ văn bản, nắm được cốt truyện, nắm được các nội dung đã phân tích, nắm nội dung phần ghi nhớ - Chuẩn bị bài: “ Bố của Xi - mông” + Đọc văn bản, chia bố cục, tìm hiểu tác giả, tác phẩm + Đọc và trả lời các câu hỏi phần đọc, hiểu văn bản (SGK - 143)
File đính kèm:
- TIẾT 154.doc