Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 149: Luyện tập viết biên bản - Năm học 2015-2016
H: Người viết biên bản cần phải có trách nhiệm và thái độ như thế nào?
H: Nêu bố cục phổ biến của biên bản?
H: Lời văn và cách trình bày một biên bản có gì đặc biệt?
Học sinh khuyết tật: Đọc chép nội dung lí thuyết
Gv uốn nắn
Gọi HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 1
GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS
(Nội dung ghi chép đã cung cấp đầy đủ dữ liệu để hoàn thành một biên bản chưa? Cần thêm bớt những gì? Cách sắp xếp các nội dung đó có phù hợp với một biên bản không? Cần sắp xếp lại như thế nào?)
HS thảo luận làm bài theo nhóm bàn.
HS hoạt động cá nhân trong 1p giải quyết bài tập
GV đôn đốc
Đại diện nhóm báo cáo.
Các nhóm khác chia sẻ.
Người điều hành thống nhất ý kiến
GV nhận xét, bổ sung
* Gọi HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 2
HS viết ra nháp
GV đôn đốc, nhắc nhở
Ngày soạn: 22/3/2016 Ngày giảng: 9A: /3/2016 9B: /3/2016 Ngữ văn: Tiết 149 – Bài 29 LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN I.Mục tiêu: * Mức độ cần đạt - Ôn lý thuyết về đặc điểm và cách viết biên bản. - Rèn luyện kỹ năng viết được một biên bản hội nghị hoặc một biên bản sự vụ thông dụng * Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 1. Kiến thức - Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống. 2. Kĩ năng - Viết được một biên bản hoàn chỉnh. Học sinh khuyết tật: Rèn kĩ năng đọc viết II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu trong SGK IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học Vấn đáp, phân tích, đàm thoại/ kĩ thuật dạy học: thực hành V. Các bước lên lớp: 1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra đầu giờ (3p) H: Biên bản là gì? Bố cục của văn bản gồm những phần nào? ( Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản. Bố cục gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết thúc.) 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động (1p) Các em đã nắm được khái niệm biên bản, đặc điểm của biên bản và cách viết biên bản. Để củng cố sâu những kiến thức này tiết học ngày hôm nay cô trò chúng ta sẽ làm một số bài tập về biên bản. Hoạt động của GV và HS TG Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập Mục tiêu: HS nắm chắc được khái niệm biên bản và biết cách viết một biên bản thông thường. H: Biên bản là gì? Viết biên bản nhằm mục đích gì? H: Người viết biên bản cần phải có trách nhiệm và thái độ như thế nào? H: Nêu bố cục phổ biến của biên bản? H: Lời văn và cách trình bày một biên bản có gì đặc biệt? Học sinh khuyết tật: Đọc chép nội dung lí thuyết Gv uốn nắn Gọi HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 1 GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS (Nội dung ghi chép đã cung cấp đầy đủ dữ liệu để hoàn thành một biên bản chưa? Cần thêm bớt những gì? Cách sắp xếp các nội dung đó có phù hợp với một biên bản không? Cần sắp xếp lại như thế nào?) HS thảo luận làm bài theo nhóm bàn. HS hoạt động cá nhân trong 1p giải quyết bài tập GV đôn đốc Đại diện nhóm báo cáo. Các nhóm khác chia sẻ. Người điều hành thống nhất ý kiến GV nhận xét, bổ sung * Gọi HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 2 HS viết ra nháp GV đôn đốc, nhắc nhở Gọi 5 – 6 HS trình bày bài viết của mình Gọi HS khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét, chữa Gọi HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 4 HS chia nhóm nhỏ thảo luận và trình bày kết quả trên giấy Đại diện nhóm báo cáo. Các nhóm khác chia sẻ. Người điều hành thống nhất ý kiến GV nhận xét, bổ sung GV treo bảng phụ ghi biên bản về việc vi phạm hành chính HS đọc tham khảo cách viết 5p 30p I. Ôn tập lý thuyết - Viết biên bản nhằm mục đích: ghi lại sự việc đã hoặc đang diễn ra. - Người viết biên bản: Cần phải có trách nhiệm và thái độ: trung thực, khách quan, không suy diễn. - Bố cục gồm 3 phần: Mở đầu; nội dung; kết thúc. - Lời văn: rõ ràng, ngắn gọn II. Luyện tập: 1. Bài tập 1: Viết biên bản cho Hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn ngữ văn Hướng dẫn viết theo bố cục sau: + Quốc hiệu, tiêu ngữ +Địa điểm, thời gian, hội nghị +Tên biên bản +Thành phần tham dự +Diễn biến và kết quả hội nghị +Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận 2. Bài tập 2: Ghi lại biên bản họp lớp cuối tuần qua Hướng dẫn viết theo bố cục sau: - Tiêu đề, tiêu ngữ, quốc hiệu, thời gian, địa điểm - Thành phần tham dự: Giáo viên và học sinh - Diễn biến và kết quả cuộc họp -Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận 3. Bài tập 4: Hãy viết biên bản xử phạt vi phạm hành chính như vi phạm luật giao thông đường bộ 4. Củng cố (3p): GV khái quát, nhấn mạnh lại cách viết một biên bản thông thường 5. Hướng dẫn học tập (2p): - Học bài, nắm chắc cách viết một biên bản thông thường - Làm bài tập 3(SGK - 131) ( GV hướng dẫn bắng cách gợi ý cho HS trả lời một số câu hỏi) - Chuẩn bị bài: “Hợp đồng” + Xem trước các kiến thức của bài, tìm hiểu đặc điểm và cách viết của hợp đồng + Sưu tầm một số hợp đồng có sử dụng ở địa phương
File đính kèm:
- TIẾT 149.doc