Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 138+139: Hướng dẫn đọc thêm: Bến quê - Năm học 2015-2016

 H¬ướng dẫn đọc thêm văn bản: BẾN QUÊ

 - NGUYỄN MINH CHÂU -

I. Mục tiêu:

* Mức độ cần đạt.

Như tiết 138

*Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.

1. Kiến thức

- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.

- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều quý giá xung quanh ta.

2. Kĩ năng.

- Đọc – hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.

- Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tam lí nhân vật.

Học sinh khuyết tật: Rèn kĩ năng đọc viết

II. Các kĩ năng sống cơ bản được GD trong bài

-Tự nhận thức, ứng phó, giao tiếp.

III. Chuẩn bị:

1. Giao viên

2. Học sinh

IV. Phương pháp, kĩ thuật

-Phân tích, thuyết trình. KT động não, trình bày 1 phút.

IV. Các bước lên lớp

1. Ổn định tổ chức: (1p)

2. Kiểm tra đầu giờ: 5p

H: Tóm tắt đoạn trích “bến quê”?

Hs: Tóm tắt văn bản

3.Tiến trình tổ chức các hoạt động:

*HĐ 1: Khởi động: (1P)

Gv: Tiết tr¬ước, các em đã tìm hiểu về tình huống của nhân vật Nhĩ - đặt trong tình huống nghịch lí. Trong hoàn cảnh đặc biệt nh¬ư thế, Nhĩ có những suy nghĩ và cảm xúc như thế nào?

 

doc10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 138+139: Hướng dẫn đọc thêm: Bến quê - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/03/2016 
Ngày giảng: 9A
Ngữ văn: Tiết 138- bài 26
Hướng dẫn đọc thêm văn bản: BẾN QUÊ
 - NGUYỄN MINH CHÂU -
I. Mục tiêu:
* Mức độ cần đạt.
- Thấy được ý nghĩa triết lý mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, nhận ra vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình.
- Thấy và phân tích được những đặc sắc của truyện: Tạo tình huống nghịch lý, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng
*Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức
- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều quý giá xung quanh ta.
2. Kĩ năng.
- Đọc – hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.
- Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tam lí nhân vật...
Học sinh khuyết tật: Rèn kĩ năng đọc viết
II. Các kĩ năng sống cơ bản được GD trong bài
-Tự nhận thức, ứng phó, giao tiếp...
III. Chuẩn bị:
1. Giao viên
2. Học sinh
IV. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
-Phân tích, thuyết trình... KT động não, trình bày 1 phút...
IV. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra 5 phút
Đề bài
Câu 1: "Tổng kết phần văn bản nhật dụng"
Văn bản nhật dụng có thể sử dụng các phương thức biểu đạt:
a. Miêu tả c. Biểu cảm
b. Tự sự d. Tất cả các ý trên
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy, học:
*HĐ 1: Khởi động: (1p)
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn khá nổi tiếng của văn học Việt Nam, Ông có rất nhiều truyện ngắn nổi tiếng,một trong những tác phẩm được bạn đọc chú ý là truyện ngắn “Bến quê”.
 Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
*Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – thảo luận chú thích.
Mục tiêu: HS nắm được cách đọc văn bản, nắm nội dung chính của tác phẩm,vài nét về tác giả Nguyễn Minh Châu, vài chú thích đáng chú ý trong SGK.
- GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu một đoạn.
- Học sinh khuyết tật: Đọc chép 5 câu đầu của văn bản
Gv: yêu cầu học sinh đọc chú thích
Hs: đọc chú thích, sgk (106, 107)
H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Minh Châu ?
Hs: vào bộ đội năm 1950, và bắt đầu viết văn năm 1954...
 (Những tác phẩm tiêu biểu của ông thời kì chống Mĩ: Mảnh trăng cuối rừng, dấu chân người lính, cửa sông ... năm 2000 ông được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật)
H: Bến quê được rút từ tập truyện nào ?
Hs: từ tập truyện ngắn cùng tên của tác giả...Dùng ngôi kể: thứ 3. Phương thức biểu đạt; kể tả, trữ tình xem triết lí...
- GV hướng dẫn hs tìm hiểu các chú thích sgk.
HĐ 3: HD tìm hiểu văn bản.
Mục tiêu: HS nắm được tình huống bất ngờ,
trớ trêu của truyện.
H: Tình huống truyện là gì?
HS trả lời
HS khác chia sẻ
GV nhận xét kết luận
- Là hoàn cảnh xảy ra và điều kiện cho câu chuyện phát triển, cũng là hoàn cảnh sống, và hoạt động của nhân vật chính để bộc lộ tính cách nhân vật...
H: Trong bến quê, nhân vật Nhĩ ở trong hoàn cảnh như thế nào?
Hs: Nhĩ từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, về cuối đời lại mắc bệnh, chỉ di chuyển được trên giường, mọi sinh hoạt đều phải...
Gv: Cũng như lúc nằm liệt giường nhận sự chăm sóc từng miếng ăn, ngụm nước của vợ Nhĩ mới cảm nhận hết được nỗi vất vả, sự tần tảo, tình thương yêu và sự hi sinh của người vợ.
H: Qua đó em thấy nhân vật Nhĩ ở trong trong hoàn cảnh như thế nào ?
Hs: trớ chêu nghịch lý..
H: Tại sao nói là tình huống trớ trêu, nghịch 
lí ? 
Hs: “Nhĩ từng đi khắp mọi nơi trên trái đất... trên giường”.
H: Xây dựng tình huống ấy tác giả nhằm thể hiện điều gì ?
Hs: cuộc sống bất ngờ, nghịch lý vượt ra ngoài dự định...
Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 nhóm 4p
H: Ý nghĩa triết lý của truyện là gì ?
- HS hoạt động cá nhân trong 1p
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác chia sẻ
- Người điều hành kết luận
- GV nhận xét-> uốn nắn
 Trong cuộc đời con người thường khó tránh khỏi những điều...
H: Theo em tình huống truyện trong bến quê còn có ý nghĩa nào khác ?
Hs: Tổng kết suy ngẫm, trải nghiệm của cả đời người. Nhưng không phải lúc nào cũng sớm nhận ra có khi đến cuối cuộc đời và trong những hình ảnh cụ thể
10p
13p
I- Đọc và thảo luận chú thích:
1. Tác giả 
- Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) Quê Nghệ An, là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu thời kì kháng chiến chống Mĩ. 
2. Tác phẩm:
+ Rút từ tập truyện ngắn cùng tên của tác giả xuất bản 1985.
II- Tìm hiểu văn bản:
1. Tình huống truyện:
a, Tình huống 1:
- “Nhĩ từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, về cuối đời lại mắc bệnh, chỉ di chuyển được trên giường, mọi sinh hoạt đều phải nhờ vào người khác, chủ yếu là vợ anh”.
- “Nhĩ muốn nhích người đến bên cửa sổ, trông bến sông, việc ấy với anh khó như phải đi hết cả một vòng trái đất, anh phải nhờ sự trợ giúp của đám trẻ hàng xóm”.
b, Tình huống 2:
- “Vào thời điểm ấy, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng quyến rũ của bãi bồi bên kia sông ngay phía trước cửa sổ nhà anh, rất gần anh nhưng anh không thể đặt chân lên mảnh đất ấy”.
- “Nhĩ nhờ con trai giúp mình thực hiện điều khao khát ấy, cậu ta không hiểu được ý định của bố, lại sa vào đám chơi cờ thế trên hè phố, để lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày”.
-> Tình huống trớ trêu, nghịch lí.
- Cuộc sống bất ngờ, nghịch lí vượt ra những dự định, ước muốn, hiểu biết và toan tính của con người.
- Ý nghĩa triết lí: Trong cuộc đời con người thường khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình, hãy cố gắng tìm hiểu và cảm nhận những vẻ đẹp bình dị, quý giá ẩn chữa trong những gì quen thuộc, gần gũi của gia đình và quê hương
4. Củng cố (3p) 
H: Trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Minh Châu ?
H: Trong truyện nhân vật Nhĩ ở trong hoàn cảnh như thế nào ?
Gv: Khái quát lại bài khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài.
5. Hướng dẫn học bài (2p) 
Đọc lại tác phẩm và tóm tắt nội dung tác phẩm.
Tìm hiểu và nắm chắc vê tiểu sử của tác giả Nguyễn Minh Châu.
Bài mới: “Bến quê” (Tiếp)
Chuẩn bị: Tiếp tục trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
Ngày soạn: 12/03/2016 
Ngày giảng: 9A
Ngữ văn: Tiết 139- bài 26
 Hướng dẫn đọc thêm văn bản: BẾN QUÊ
 - NGUYỄN MINH CHÂU -
I. Mục tiêu:
* Mức độ cần đạt.
Như tiết 138
*Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức
- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều quý giá xung quanh ta.
2. Kĩ năng.
- Đọc – hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.
- Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tam lí nhân vật...
Học sinh khuyết tật: Rèn kĩ năng đọc viết
II. Các kĩ năng sống cơ bản được GD trong bài
-Tự nhận thức, ứng phó, giao tiếp...
III. Chuẩn bị:
1. Giao viên
2. Học sinh
IV. Phương pháp, kĩ thuật
-Phân tích, thuyết trình... KT động não, trình bày 1 phút...
IV. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra đầu giờ: 5p
H: Tóm tắt đoạn trích “bến quê”?
Hs: Tóm tắt văn bản
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
*HĐ 1: Khởi động: (1P)
Gv: Tiết trước, các em đã tìm hiểu về tình huống của nhân vật Nhĩ - đặt trong tình huống nghịch lí. Trong hoàn cảnh đặc biệt như thế, Nhĩ có những suy nghĩ và cảm xúc như thế nào?
 Hoạt động của thầy và trò
TG	
Nội dung 
*HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản:
-Mục tiêu: HS nắm được cảm xúc,suy nghĩ của nhân vật Nhĩ.
Gv: yêu cầu học sinh đọc từ đầu đến nhà mình
Hs: đọc sgk (100, 101)
H: Bị cột chặt vào giường bệnh, qua khung cửa sổ, Nhĩ cảm nhận được cảnh sắc thiên nhiên qua những chi tiết nào ?
Hs: Ngoài cửa sổ, những bông hoa bằng lăng cuối mùa, thưa thớt trở nên đậm sắc hơn.. Dòng sông Hồng màu đỏ
25p
II- Tìm hiểu văn bản:
2. Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật Nhĩ:
a, Về cảnh vật thiên nhiên:
- “Ngoài cửa sổ, ... xen màu xanh non; Màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”.
H: Cách miêu tả theo trình tự nào ? Tác dụng ?
Hs: cảnh vật được miêu tả qua cái nhìn của Nhĩ tạo thành không gian có chiều rộng, chiều sâu...
H: Ngoài ý nghĩa tả thực các hình ảnh thiên nhiên trên có ý nghĩa nào khác ?
Hs: Cảnh vật thiên nhiên vốn quen thuộc, gần gũi nhưng lại...
GV giáo dục kĩ năng sống
- Cảm nhận tinh tế, so sánh, miêu tả từ gần đến xa, cụ thể, chi tiết xem biểu cảm.
- Tả thực - Cảnh vật thiên nhiên vốn quen thuộc, gần gũi nhưng lại rất mới mẻ với Nhĩ.
H: Em có suy nghĩ gì về nhân vật Nhĩ? 
Hs: Từng trải, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên cảnh vật ở quê hương.
HS chia sẻ 
-> Ý nghĩa biểu tượng: Vẻ đẹp và giá trị gần gũi bình dị, bền chặt của cuộc sống, của quê hương.
H: Sáng hôm ấy, Nhĩ hỏi Liên điều gì?
Hs: - Đêm qua lúc ... nghe thấy tiếng gì không ?
- Hôm qua đã là thứ mấy rồi em nhỉ ? 
H: Em có suy nghĩ gì về câu hỏi của Nhĩ?
Hs: Nhĩ cảm nhận bằng trực giác về cái chết sắp đến với mình, anh đang đếm từng ngày tồn tại của mình...
b, Cảm xúc, suy nghĩ về Liên:
- “Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không ?:
- “Hôm qua đã là thứ mấy rồi em nhỉ?” 
- Sự sống của Nhĩ đã ở vào những ngày cuối cùng, anh chẳng còn sống được bao lâu.
- Hình ảnh có ý nghĩa thực và biểu tượng.
H: Thái độ của Liên như thế nào ? Tại sao Liên không trả lời chồng ? 
Hs: Né tránh không muốn trả lời, chị biết chồng nghĩ gì...
HS chia sẻ
H: Sự sống của Nhĩ là do được sự chăm sóc tận tình của Liên - vợ anh, Liên hiện ra qua những chi tiết nào ? 
Hs: “ngón tay gầy guộc, vất vả tón kém đến bao nhiêu.
* Nhân vật Liên:
- “ăn mặc: tấm áo vá”
- “Ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve vai chồng”.
- “Bước chân rón rén quen thuộc”
Vất vả, tốn kém bao nhiều em ...chăm lo cho anh”...
H: Biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng trong đoạn này là gì ?
Hs: miêu tả qua thái độ, hành động...
H: Em thấy vợ Nhĩ hiện lên với vẻ đẹp như thế nào ?
Hs: dịu dàng, chăm sóc chồng chu đáo...
HS chia sẻ
- Lời nói: “Vất vả, tốn kém bao nhiều em ...chăm lo cho anh được .. miễn là anh sống, có mặt anh, tiếng nói của anh trong nhà này”.
-> Miêu tả nhân vật qua: thái độ, hình dáng, cử chỉ, lời nói...
-> Dịu dàng, nhẫn nại, thuỷ chung, chăm sóc chồng chu đáo, tận tình.
H: Những từ ngữ nào thể hiện suy nghĩ, cảm súc của Nhĩ về vợ mình ?
Hs: Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm...mà em vẫn nín thinh. 
Cũng như bãi bồi ... tâm hồn Liên vẫn vẹn nguyên những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh
- Cảm xúc của Nhĩ:
+ Lời nói: “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm ...”
+ “Suy nghĩ: Cũng như bãi bồi ... tâm hồn Liên vẫn vẹn nguyên những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh ... chính nhờ điều đó sau nhiều ngày bôn tẩu tìm kiếm ... Nhĩ tìm thấy nơi nương tựa là gia đình”.
H: Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn truyện này ?
Hs: so sánh, miểu tả nội tâm nhân vật... 
H: Lời nói, suy nghĩ nào của Nhĩ cho thấy ông cảm nhận được điều đáng quí nào từ người vợ của mình ?
Hs: thấu hiểu được sự hi sinh, tình yêu thương của vợ giành cho gia đình...
-> Nghệ thuật: so sánh, ngôn ngữ suy tư, miêu tả nội tâm của nhân vật.
-> Nhĩ thấu hiểu tình yêu thương, sự tần tảo và đức hi sinh của vợ với lòng biết ơn sâu sắc, thấy được giá trị vĩnh hằng của gia đình.
H: Nhĩ nhờ con sang sông để làm gì ?
- ước nguyện của anh có thành công không ? vì sao ?
Hs: Nhĩ khát khao được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông.
H: Nghệ thuật tác giả sử dụng trong đoạn là gì ?
Hs: miêu tả nội tâm nhân vật...
H: Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua ước nguyện của Nhĩ ?
Hs: Khi đã đi nhiều nơi – nay phải nằm trên giường bệnh Nhĩ mới nhận ra vẻ đẹp bình dị của quê hương mình ...
Gv: đó là mộ quy luật...
Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn 3p
H: Đứa con trai của Nhĩ sa vào trò chơi cờ thế trên đường ngoài ý nghĩa tả thực còn có ý nghĩa biểu tượng nào khác ? 
- HS hoạt động cá nhân trong 1p
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác chia sẻ
- Người điều hành kết luận
- GV nhận xét-> uốn nắn
Hs: sự cám dỗ mà trên đường đời con người khó tránh khỏi
Gv: sự chùng chình trên đường đời mà con người khó tránh khỏi...
- “Nhĩ khát khao được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông”.
- “Hoạ chăng chỉ có anh từng trải ... mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của bãi bồi ... bên kia”.
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật. 
- Sự thức tỉnh những giá trị bền vững, bình dị, mà sâu xa của cuộc sống, cuối cuộc đời Nhĩ mới nhận ra với niềm xót 
xa và nỗi ân hận.
- Đứa con không hiểu ý định của cha, đi miễn cưỡng, lại bị cuốn hút vào trò chơi phá cờ thế bên đường, có thể lỡ chuyến đò.
H: Đặc sắc nghệ thuật trong đoạn văn này là gì ?
Hs: ý nghĩa tả thực và biểu tượng, suy ngẫm và triết lý...
- Ý nghĩa tả thực và biểu 
tượng, suy ngẫm và triết lí sâu sắc qua nội tâm của nhân vật
 tư tưởng 
H: Từ đây Nhĩ rút ra một qui luật nào khác của cuộc đời con người ? Thể hiện ở câu văn nào ?
Hs: Trong cuộc đời con ngời khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc... bền vững, gần gũi quanh ta
Gv: Nhưng thường nhận thức được điều đó thì con người đã bước vào giải đoạn cuối đời như nhân vật Nhĩ.
H*: Ngoài qui luật ấy, còn có qui luật nào khác ?
Hs: Sự khác biệt giữa các thế hệ già trẻ, cha con rất yêu thương nhau, 
nhưng không hiểu nhau -> sự thật đáng buồn.
- Nhĩ rút ra qui luật: “Trong cuộc đời .... giá trị đích thực của cuộc sống gia đình giản gị, bền vững, gần gũi quanh ta”.
H: Ở cuối văn bản Nhĩ đã có hoạt động gì?
Hs: đu mình nhô người ra ngoài, giơ cánh tay...nào đó...
- Nhĩ đu mình nhô người ra ngoài, giơ cánh tay gầy guộc ... khoát khoát như đang ra hiệu cho người nào đó.
H: Cách miêu tả hoạt động của Nhĩ có gì đặc biệt ?
Hs: miêu tả nhân vật qua cử chỉ, hoạt động...
H: Hành động của Nhĩ có ý nghĩa như thế nào ?
Hs: Giục con trai nhanh chân kẻo lỡ chuyến đò
H: Bài học tác giả muốn gửi gắm qua hành động đó của Nhĩ là gì ?
Hs: thức tỉnh mọi người hãy sống có ích... 
Gv: Liên hệ: Học sinh trong việc học tập vào cuối năm không cố gắng thì kết quả thấp... mải chơi đã lỡ chyến đò sang sông duy nhất trong ngày.
*HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, rút ra ghi nhớ:
Gv: Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ 
Hs: Đọc ghi nhớ, sgk (108).
Gv: Xác định kiến thức cơ bản.
Học sinh khuyết tật: Đọc chép chính tả phần ghi nhớ
3p
- Nghệ thuật: Miêu tả nhân vật qua: cử chỉ, hành động.
- Giục cậu con trai hãy nhanh chân cho kịp chuyến đò.
-> Thức tỉnh mọi người hãy sống có ích, đừng la cà, chùng chình, dềnh dàng ở những cái vòng vèo vô bổ, dứt ra khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống vốn rất giản dị, bền vững và gẫn gũi quanh ta.
III- Ghi nhớ:
 (SGK-108) 
4. Củng cố (3p): 
H: Nhĩ có suy nghĩ và cảm xúc về cảnh vật thiên nhiên như thế nào ?
H: Cảm xúc, suy nghĩ của Nhĩ về Liên – người vợ của anh ?
Gv: Khái quát lại bài khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài.
5. Hướng dẫn học bài(2p):
- Đọc lại tác phẩm, tóm tắt nội dung chính của tác phẩm
- Học thuộc lòng nội dung ghi nhớ
- Bài mới: “Những ngôi sao xa xôi”
- Chuẩn bị: Đọc và soạn trước bài ở nhà.

File đính kèm:

  • doctiet 138,139.doc
Giáo án liên quan